Vài nét về ứng xử xã hội của người Việt


Có lẽ một trong số di sản văn hóa thuộc loại "phi vật thể" (vô thể, vô hình), nhất, được trao quyền cho đến hôm nay và trở thành hành trang cần thiết đặc biệt của người Việt Nam trong cuộc sống hiện tại, chính là truyền thống ứng xử xã hội, đã được kết tinh từ đời sống văn hóa cổ truyền của người Việt ở cái nôi văn hóa châu thổ Bắc Bộ. 

Trong những đặc tính mang đậm nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội này, thì cách thế ứng xử là nét tinh tế nhất trong các nét đặc sắc khác về mọi phương diện ứng xử của người Việt châu thổ Bắc Bộ. Và đặc biệt, nét hoa này được biểu đạt rất rõ, hoặc nói cách khác, được cô đọng đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn học dân gian Việt Nam: đó là ca dao và tục ngữ, trong kho tàng văn học dân gian phong phú của người Việt châu thổ Bắc Bộ. Thế ứng xử, trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người, và đã mặc nhiên trở thành quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống, và mặt khác, cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một cộng đồng người. Thế ứng xử, do đó, quy định các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên, ở tính chất quan thiết nhất: tính xã hội nhân văn của bản thân các mối quan hệ này. Cơ sở bản vị của thế ứng xử người Việt là gia đình, rồi từ gia đình truyền thống, ảnh hưởng cả thế ứng xử này sẽ lan truyền ra xã hội cổ truyền Việt Nam, vốn được xác định bản chất văn hóa là xã hội nông nghiệp - với những hằng số văn hóa: Nhà - làng - nước nông dân - nông nghiệp - xóm làngỨng với một chuỗi các quan hệ ứng xử xã hội như một phổ hệ rộng lớn, bao gồm: nhà - họ hàng - xóm làng - vùng miền - đất nước. Tình cảm trong giao tiếp Thế ứng xử xã hội của người Việt cổ truyền gắn liền trước hết với văn hóa ứng xử truyền thống trong gia đình Việt Nam cổ truyền, mà bao giờ và hơn hết vẫn là sự coi trọng cái cảm tình trong giao tiếp. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - Một giọt máu đào hơn ao nước lã - Máu chảy ruột mềm - Chị ngã em nâng - Tay đứt ruột xót - Lọt sàng xuống nia - Thương người như thể thương thân - Bán anh em xa mua láng giềng gần - Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau - Con hơn cha là nhà có phúc...Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, tình nghĩa được đặt lên hàng đầu trong ứng xử văn hóa gia đình và lan tỏa từ gia đình ra xã hội. Làng là sự tràn ra của nhà, là sự tràn ra của thế ứng xử từ trong gia đình con chị đi, con dì lớn... giữa người làng với nhau. Cùng sống ở làng có nghĩa là cùng sống như một gia tộc. Nước là hình ảnh phóng to cả làng. Và người đứng đầu cả nước cũng coi là gia trưởng, là cha mẹ. Do đó, người Việt hiện đại đã gọi Bác Hồ bằng vai Cha của mình là Cha già dân tộc. Nếu gia đình người Việt cổ truyền được tổ chức tốt nhất để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sự thiết lập mối quan hệ bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần giữa hai hằng số văn hóa nông nghiệp định cư - định canh thì ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, trong tục ngữ, mối quan hệ theo kiểu này đã được cô đọng lại bằng những câu: - Chắc như đinh đóng cột - An cư lạc nghiệp - Sẩy nhà ra thất nghiệp - Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì Lấy nhà làm gốc, con cái lấy chữ hiếu làm gốc đối với cha mẹ: "thờ cha - kính mẹ", "ơn trả - nghĩa đền", "công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", thì đối với xóm giềng, trong cách đối nhân xử thế, người làng cũng lấy cái tình cảm ra để đối đãi với nhau. Vì vậy, dễ dàng nhận thấy làng Việt cổ truyền chính là một mái nhà người nông dân Việt nới rộng, với cái hạt nhân tình cảm là chữ hiếu, chữ tình, chữ nghĩa. Nét văn hóa độc đáo Từ không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ - qua ca dao, tục ngữ, có thể rút ra một số những nét văn hóa của thế ứng xử xã hội cổ truyền người Việt là: 1. Có một tinh thần nhân văn dân gian Với người Việt cổ truyền, đời sống là đi tìm cái vui trong sinh hoạt bình dị, hài hòa với gia đình và xã hội, biểu hiện rất minh bạch trong ca dao tục ngữ: - Vui xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sồng sộc nó thì theo sau. - Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon 2. Sự ứng biến của người Việt cổ truyền Một trong số những đặc tính tuyệt vời của người Việt là khả năng ứng biến, tùy trường hợp cụ thể mà ứng xử. ở bầu thì tròn, ở ống thì dàiÐó là khả năng thích nghi "trong hòa hợp và trong đấu tranh" được hun đúc qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó đã trở thành căn tính của người Việt, căn tính nông dân, với hơn 80% người Việt Nam vẫn sống ở nông thôn và bởi nước ta là một nước nông nghiệp: Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng. 3. Tính dung hợp - hòa hợp - khoan hòa Người Việt rất biết cách hòa hợp với tự nhiên. Họ nói chuyện với con trâu như nói với bạn: - Trâu ơi ta bảo trâu này: Ðồng nhất mình với cò: Cái cò lặn lội bờ sông... Tâm sự cùng ao: Hôm qua ra đứng bờ ao Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ hay cây trúc: Trúc xinh trúc mọc cầu ao Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh... Và họ mong: - Trên thuận, dưới hòa - Thuận vợ, thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn. - Thuận bè, thuận bạn tát cạn biển Ðông - Hòa cả làng.Theo cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, triết lý dân gian Việt Nam là triết lý tình thương: "Thương người như thể thương thân". Ðó là một khái quát triết học rất đáng lưu ý nghiên cứu.

Trần Thúy Anh 

1 nhận xét:

Hồ Nôốc nói...

Tiếc nuối một thời
(tặng bạn Đặng thị H.)Tân Lý

Thuở học trò, anh đã yêu em .
Nay xế chiều, anh cũng yêu em đó
Mối tình đầu anh chưa dám ngõ.
Nay chỉ còn trong nỗi nhớ mà thôi.
- - -
Tuổi học trò, đẹp nhất của đời tôi.
Một tình yêu và ước mơ cháy bổng.
Gía như lui về thời học sinh để sống.
Được Em bắt anh, mãi mãi chép bài.
- - -
Sát bên em, anh lúng túng hoài.
Bởi đôi má em luôn luôn bừng đỏ,
Anh không thuộc bài, cũng vì cái đó.
Đôi mắt bồ câu hiểu rõ lòng anh.
- - -
Thằng Bát Cải, mắt trợn tròng xanh.
Nó ghen tuông, Chúng mình hiểu ý.
Hai đứa đánh nhau, thường xuyên trừng trị.
Em chỉ cười như trang giấy trắng ngây thơ.
- - -
Gặp lại nhau, xao động những ước mơ,
Cái tuổi học trò sao mà khờ dại,
Bởi anh là trai, em là gái.
Sợ em mách rằng:( còn nhỏ mà yêu)

Hồ Nôốc 2009