Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương


Lý hòa- cái tên thi vị ấy đẫ đi vào tâm khảm của biết bao thế hệ người dân ở vùng quê xinh đẹp và trù phú này. Người viết bài này chỉ muốn  đề cập đến một lĩnh vực trong đời sống mà rất nhiều người đang quan tâm, đó là việc học- hành của thế hệ trẻ hôm nay. Lý Hòa là đất hiếu học và học giỏi. Từ thời vua Minh mạng đã có nhiều sĩ tử đã đỗ học vị tiến sĩ. Truyền thống học tập đã được tiếp tục phát huy đên bây giờ. Nhiều người trong số họ đã trở thành những  nhà lãnh đạo các cấp, những tướng lĩnh, những kĩ sư, bác sĩ, những thuyền trưởng tài ba và phóng khoáng, những chiến sĩ công an mưu trí dũng cảm, những doanh nghiêp thành công,những nhà giáo tận tâm với sự nghiệp giáo dục...
Thế hệ trẻ của quê hương Lý Hòa hôm nay đang nỗ lực, ra sức học tập và làm việc để tự khẳng định mình trên con đường học vấn, tiếp thu tri thức của nhân loại, vận dụng khoa học công  nghệ vào thực tiễn cuộc sống. Xin nêu một số tấm gương tiêu biểu của các em học sinh ở hai cấp học ở xã nhà. Tại kì thi học sinh giỏi huyện năm học vừa qua (2011-2012), các  em trường THCS đã đem về những thành tích đáng trân trọng. Cụ thể  em Hồ Thị Xuân Trang (8A), đạt giải nhì môn toán; em Phan Thanh Dũng (8A) đạt giải nhất môn tin học và giải khuyến khích môn toán , em Hồ Mai Linh và em Nguyễn Hoa Mai (8A) đạt giải khuyến khích môn văn;  em Phan Thị Ngọc Huyền (8A ,) đạt giải khuyến khích môn sinh học. Những thành tích đó chưa nhiều nhưng một lần nữa tiếp tục khẳng định lại truyền thống hiếu học và họ giỏi của  học sinh Hải Trạch. Những thành tích đó  của các em tuy đang còn khiêm tốn, nhưng chính các em đã làm  nức lòng thầy cô, bố mẹ, và ghi danh được vào bảng vàng học vấn của quê hương. Riêng em Hồ Thị Xuân Trang nhiều năm liền là học sinh giỏi xuất sắc, một tấm gương hiếu học đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng các thầy cô và bạn bè.
 Nhiều tấm gương vượt khó ,vươn lên tật nguyền để học tập, đạt danh hiệu HSTT trong nhiều năm liền như em Đỗ Văn Khải (8A). Em Đỗ Văn Khải bị liệt từ hai chân từ nhỏ,  nhưng bằng nghị lực và ý chí của  mình, em đẫ làm được một việc  mà  một người  bình thường có khi chưa làm được, đó là em không nghỉ một buổi học nào, dù ngày đông giá rét hay ngày hè bỏng da, e vẫn được mẹ chở đến trường bằng chiếc xe đạp cũ kỹ, hay đươc bạn cõng đến trường. Ở trường THCS 3 năm liền em được học ở lớp chọn và cả 3 năm em đều đạt danh hiệu HSTT. Đó là một cuộc đời,  một sự bứt phá trước số phận không may mắn của tuổi thơ, làm cho tất cả chúng ta phải suy ngẫm và khâm phục. Hai em Hồ Thị Nhã và Phạm Thị Nga (9A) đạt giải nhì và giải ba Olympic tiếng Anh cấp huyện, em Đoàn Nguyễn Bảo Hà lọt vào đội tuyển môn Địa lí của tỉnh... Ngoài một số tấm gương tiêu biểu như đã  nói ở trên, ở hai cấp học còn nhiều học sinh có thành tích học tập và rèn luyện đáng trân trọng
Thực tế đó đã khẳng định lại môt điều là Đất Lý Hòa-quê hương yêu dấu của chúng ta vẫn có nhiều người tài giỏi, và nhất định sẽ tiếp tục làm rạng rỡ danh nghiệp của các bậc tiền nhân trên đất Lý. Các em học sinh Hải Trạch hôm nay đang có nhiều cố gắng để gặt hái được nhiều kết quả trong học tập, thi đua để chiếm lĩnh tri thức nhân loại, phấn đấu vì ngày mai lập nghiệp. Tuy còn có điểm này, khác chưa trọn vẹn là do nhiều yếu tố và đó cũng là qui luật tất yếu của quá trình phát triển.
Một điều hết sức có ý nghĩa là thế hệ trẻ và HS Lý Hòa hôm nay vẫn vững vàng bản lĩnh, vẫn tiếp tục gìn giữ và thắp sáng thêm ngọn lửa truyền thống học tập của quê hương.
                                                                                                                              CHÍ BỀN

Liên hệ với Admin

1 nhận xét:

Quê hương nói...

Bài viết hay, chủ đề lại nóng...Tôi có một vài suy nghĩ thế này: Công lao của một số thầy cô cả làn ghi nhận. Nhưng muốn để "Thầy ra Thầy, Trò ra Trò" thì phải đổi mới 1 cách toàn diện như một cuộc cách mạng từ trên cao xuống dưới. Dân làng ta mang trong mình đức tính hiếu học, chính ngay trong những giai đoạn coi như là tối tệ nhất của nền giáo dục xã nhà thì vẫn có nhiều em đổ cao ở trường chuyên, các trường danh tiếng như Lê Quý Đôn, Quóc Học Huế....nhưng đó lại là các em học sinh học ở trường khác. Chính ngay bản thân thầy, cô và các vị quan chức trong xã vẫn không tin tưởng cách dạy và học ở Trường nhà vì thế bao nhiêu con cháu họ cho đi học trường khác thì lấy đâu ra dân đen như chúng tôi tin tưởng ...Nếu yêu quê hương thì nên nhìn nhận thật nghiêm túc vấn đề không thể cứ đua theo thành tích mải cuối cùng hậu quả mang lại hỏng hết không biết bao nhiêu thế hệ trẻ của người dân Lý Hòa.