Tản mạn chuyện làng

Lý Hòa - Đài tưởng niệm

Tôi có một anh bạn công tác tại Sở VH-TT-DL tỉnh, làm ở bộ phận Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch. Mùa hè năm qua,gặp nhau ở nhật Lệ, anh vui vẻ báo cho tôi một tin vui, rằng sắp tới sẽ mỡ một tour du lịch khép kín Đồng Hới – Phong Nha – Đồng Hới.

Trên hành trình du lịch này du khách sẽ được dừng chân nghỉ ngơi tại Lý Hòa, địa điểm mà anh cho là rất ấn tượng và có sức hấp dẫn, vì nơi đây có nhiều loại hình du lịch. Ngoài Đá Nhảy kì thú, Lý Hòa còn có cả du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh (Đình Lý Hòa là di tích lịch sử cấp quốc gia, Chùa Lý Hòa hiện đại, tôn nghiêm đang trong giai đoạn hoàn tất sắp đưa vào sử dụng). Lý Hòa còn mang dáng dấp của một đô thị của thời kì công nghiệp xanh với địa thế thiên nhiên ban tặng : trước sông, sau biển, trên núi. Người Lý Hòa chân thật, mến khách, có văn hóa. Thật không có nơi nào sắn bằng! Anh say sưa vẽ ra một viễn cảnh mà du khách sẽ rất thích thú khi dừng chân ở nơi này. Từ thành phố Đồng Hới theo đường HCM, du khách sẽ say sưa ngắm những rừng cao su bạt ngàn khi qua thị trấn Nông trường  Việt Trung, các xã Tây, Hòa Trach, Phú Định. Đến Phong Nha thưởng thức vẻ đẹp huyền bí, hoang sơ của một Di sản Thiên nhiên Thế giới, rồi quay về theo đường Tỉnh lộ 2 hiện ra trước mặt du khách những đồi thông xanh ngắt vi vu tiếng gió bên những hồ nước trong veo.
Sông Lý Hòa
Lại xuôi theo QLIA, trước khi về Đồng Hới, du khách sẽ được nghỉ ngơi tại Đá nhảy Lý Hòa. Điểm nhấn của tuor du lịch chính là nơi đây. Dọc theo đường Kè biển từ Đá Nhảy đến Đá Bụt, những khách sạn mi ni đủ các kiểu dáng hướng mặt ra biển Đông bên cạnh những quán ăn thoáng đãng. Ở đây không khí trong lành, môi trường sạch sẽ, mùa nào thức ấy. Thời nay, người ta đã ngán ngấy chất béo, chỉ ưa những món ăn mà họ cho là đặc sản biển nhưng vẫn dân giã, độ tươi hơn hớn, óng ánh lân tinh. Về mùa Xuân bao nhiêu là cá trích, thích nướng, thích làm gỏi, tùy. Mùa Hè đến, mực chớp nhiều vô kể, nướng hay nấu canh với dưa non trộn với cà chua ta. Thu sang, Đông tới, cá thu, cá bớp nấu cháo với nấm rơm, nấm bào ngư, hoặc rau mứt, rau mùng trang (loại tảo biển mọc ở các bãi đá ngầm Đá Nhảy) dầm nước mắm hay nấu canh với tôm, húp sì sà sì sụp. và chỉ nhậu với rượu cuốc lủi thôi, chẳng rượu tây, bia ngoại, không cần cao lương mỹ vị mà ăn chỉ biết no không biết chán, giá cả lại hợp với túi tiến của từng đối tượng. 

 Một góc làng Lý Hòa


Đêm nằm ngủ không mùng màn mà chẳng nghe tiếng muỗi nào vo ve. Hưng phấn, anh còn đọc tôi nghe bài thơ mà cụ Nguyễn Khuyến viết cách đây đã trên trăm năm khi cụ đi “Qua Lý Hòa” :Núi non chững lại dứt đầm ao/ Vời vợi trong xanh ngắt một màu/ Trên dưới nước liền trời biếc biếc/ Đêm ngày bờ gọi sóng xôn xao/ Nom như mảnh lá con thuyền đó/ Trông dứt làn mây xứ sở nào/ Có ai đấy cũng như ta vậy/ Cũng mổi phương trời, mỗi bãi lau. (bản dịch của Nguyễn Văn Huyền).Nghe anh trình bày cái phương án ấy mà lòng tôi rạo rực, phấn chấn. trước mắt tôi hình ảnh nay mai của quê hương Lý Hòa cứ hiện dần ra theo lời anh kể, y như là thật vậy. Tôi tràn trề hi vọng về những lời anh nói sẽ thành hiện thực trong một tương lai gần.
Góc Phố Lý Hòa
Cuối năm vừa rồi gặp lại anh, tôi nhắc lại Tuor du lịch đi qua Lý hòa có khả thi không. Vẫn giọng nói trầm trầm ấy nhưng vẻ mặt anh tỏ vẻ không vui, tôi bồn chồn, lo lắng gặng hỏi, thì ra vừa qua khi về khảo sát lại địa danh này anh thổ lộ cho tôi biết nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi Lý Hòa thành một địa danh du lịch, không rõ chính quyền và nhân dân nơi này có làm được không?
Góc làng Lý Hòa
Tôi nghĩ, thời này tất cả đều được công khai, minh bạch. Đến như người đứng đầu Đảng, Chính phủ còn công khai xin lổi trước nhân dân về những yếu kém, khuyết điểm của mình trong nhiệm vụ lảnh đạo, điều hành đất nước, huống chi những việc lặt vặt ở làng, xã. Bởi thế tôi đã xin phép anh nêu ra những vấn đề mà anh trăn trở để mọi người cùng suy ngẫm.


Chợ Lý Hòa

Môi trường có thể nói là chuyện đầu tiên và cũng là chuyện muôn thuở của làng. Mấy năm lại đây, chính quyền cùng nhân dân xây dựng được một đội VSMT mà chủ yếu là chị em phụ nữ và đã có những chuyển biến tích cực trong việc làm sạch đẹp đường thôn, ngỏ xóm thông qua hoạt động của các chị. Đã có vài nhà thơ quê sáng tác nhiều bài thơ hay về họ. Các chị là những hình ảnh đẹp rất đáng được ca ngợi.Tuy vậy một số nơi vẫn còn bừa bải rác, nhất là khu vực trên và dưới Đá Bụt. Đêm đến, rác từ các nơi chuyển về đây một cách lén lút như những chuyến hàng lậu thời tàu thuyền Lý Hòa còn buôn bán với Trung Quốc vậy. Nhìn xung quanh Đá Bụt mà thấy thảm thương quá! Mùi ô uế sặc sụa của chất bẩn lan tỏa vùng dân cư gần đó. Gặp những đợt gió Lào, gió mùa Đông bắc thổi về, các loại giấy bóng bay lả tả cả một vùng y như đang có một tổ chức phản động rãi truyền đơn chống chính quyền. Đây phải chăng là ý thức của một số hộ dân, họ không chịu nộp lệ phí rác mà còn gây ra bao hệ lụy. Chính quyền không thể thành lập ra một đội quân chuyên nghiệp để đêm đến rình bắt quả tang những người đưa rác đến vất nơi này, lấy đâu ra kinh phí để trả công cho họ. Đội quân đó phải được xây dựng trong lòng những con người vô thức ấy.
Đá Nhảy
            Lại đến những con đường chính ở làng, sạch sẽ là thế, quang đãng là thế, nhưng ngày lẫn đêm xuất hiện từng đàn bò “ hành quân” vô tổ chức, đi chạy nghênh ngang, phóng uế bừa bãi. Chúng tấn công vào công viên Trường Mầm non, trước sân Đình, ở sân vận động. Khách thập phương đến đây tỏ vẻ nghi ngờ. Một làng chài nhỏ nhắn, xinh xắn thế kia, nghề biển và nghề thương mại là chính sao lại có hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc, không biết rơm cỏ lấy đâu ra để chúng nó ăn. Tình hình vậy đã kéo dài nhiều năm. Đến lúc người có trách nhiệm có ý kiến thì chính quyền mới ra tay. Không biết lần này có dứt điểm được không. Hay sau một thời gian rồi “đội quân” ấy xuất hiện trở lại.
Sông Lý Hòa
            Còn con đường chính độc đạo vào làng đi qua chợ tạm, vào những giờ cao điểm giao thông cứ ắt tắc hoài. Đi từ Quốc lộ 1A vào làng mà thời gian dài như đi quãng đường vài ba chục km vậy. Điều đáng nói là dân “bản địa” ý thức chấp hành giao thông rất tốt, nhưng người “ngoại quốc” lại ngang nhiên coi thường cả Luật lẫn lệ. Buổi sáng, buổi chiều, những chiếc ô tô bán tải đổ chình ình ra ở đường, bóc dỡ hàng hóa hàng tiếng đồng hồ, mặc cho phía trước phía sau, các loại còi xe rú lên inh ỏi. Ấy thế mà tại công sở của chính quyền sát cạnh đấy công chức vẫn chăm chỉ làm việc. Lực lượng quản lý chợ vẫn bình thản ngồi tán ngẩu và nhậu lai nhai. Và cái Tết Nguyên đán đã đi qua hơn 1 tháng rồi, nhưng quang cảnh của cái chợ Đầu cầu vào những ngày Tết đang còn vất vưởng đâu đó, không rõ cái chợ Đầu cầu này xuất hiện từ bao giờ và ý nghĩa của nó ra sao, mà sao trong những ngày tết cảnh buôn bán diễn ra tấp nập từ Bắc cầu Lý Hòa đến trụ sở Bưu điện. Mặt đường QL 1A biến thành chợ, giao thông tắc nghẽn. Khách đi qua đoạn đường ấy vào những ngày xuân đều tỏ vẻ bực dọc. Mà phải đâu chỉ có người Lý Hòa đến họp chợ, cả một vùng bốn xã đều tràn về đây, nhưng Lý Hòa phải chịu tiếng mang lời.
Đài tưởng niệm các AHLS Lý Hòa
 Nét đẹp văn hóa, tính truyền thống và sự lợi lọc của kiểu chợ này chả thấy ở đâu,  mà chỉ cảm thấy những tai họa đang rập rình đe dọa đến tính mạng, tài sản của dân bởi những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Có lẽ cái kiểu họp chợ Đầu cầu như vậy chỉ là thói quen, một thói quen xét về nhiều khía cạnh thì chả có đẹp đẽ và hay ho gì?. Đã như vậy thì có nên dẹp bỏ không?.
Hòn Rùa - Đá Nhảy
            Rồi còn chuyện Đình Làng, Công trình lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng đã xây dựng trên 10 năm do Nhà nước đầu tư và dân làng đóng góp. Việc xây dựng Đình làng lời lỗ thế nào thì đã có nhân dân phán xét và người có trách nhiệm đã nhận lỗi, nay không bàn cãi làm gì. Điều đáng nói là hiện nay mái Đình đã có hiện tượng xuống cấp, nhiều chỗ bị dột nát. Vào những ngày mưa, ông Từ phải dùng các loại thau chậu để hứng những giọt nước mưa từ mái rơi xuống. Vì phải dùng nhiều loại thau chậu nên khi nước mưa rơi xuống gây nên những âm thanh khác nhau, đêm nằm nghe như những tiếng còng chiêng ở lễ hội Tây Nguyên hay nhưng âm thanh kỳ lạ của ngày Hội “Lòng tòng” các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc. Không biết đến lúc nào mới chấm dứt được những âm thanh đáng nguyền rủa đó tại chốn linh thiêng.
Đá Nhảy Lý Hòa
            Những chuyện anh nêu trên điều lên quan đến văn hóa du lịch cả. Thế thì không ổn rồi. Lần trước nghe anh trình bày tour du lịch này, trong tôi niềm kiêu hãnh bao nhiêu thì nay nỗi đắng đót bấy nhiêu. Nhưng rồi tôi cũng vững tin nói với anh rằng: “Tôi cứ tưởng việc gì to tát, như xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân thì quả là khó, chứ những việc ông nói trên chắc chính quyền và dân quê Tôi sẽ giải quyết được trong nay mai. Ông biết ý chí, bản lĩnh và lòng tự trọng của dân Lý Hòa rồi mà. Ông đừng có gạt bỏ tour du lịch đặc biệt này đi nhé”. Anh nhìn tôi cười và gật đầu.
Chùa Lý Hòa
            Mùa xuân mới đang chứng kiến những đổi thay bước đầu trên quê hương Lý Hòa giàu đẹp và anh hùng. Còn văng vẵng đâu đây lời chúc Tết đêm giao thừa nhân dịp đón chào xuân Quý Tỵ 2013 của người đứng đầu chính quyền xã. Mọi người tràn trề niềm tin và hy vọng. Năm nay và những năm tiếp theo chắc chắn quê hương sẽ có những bước chuyển mình trổi dậy. Đảng bộ đã trở thành một khối thống nhất.Chính quyền đã nhận rõ ra mình và đang có những nổ lực tích cực trong việc đề cao trách nhiệm phục vụ nhân dân. Ý thức của người dân ngày một nâng cao. Nghị quyết TW4 (Khóa XI) như một luồng sinh khí mới thổi vào từng cán bộ, Đảng viên, lan tỏa đến nhân dân tạo nên một sức mạnh mới, một quyết tâm cao và một niềm tin mãnh liệt về tương lai sáng lạng của quê hương. Bình minh đã thức dậy phía chân trời, một ngày mới bắt đầu đến trên quê hương Lý Hòa yêu dấu.
                                                           Lý Hòa, tháng 3 năm 2013
                                                                         HẠNH VINH




4 nhận xét:

Unknown nói...

Đúng là lời lẽ, giọng văn của
hạnh vinh không lẫn vào đâu được, vẫn là lời văn giản dị nhưng đầy thâm thúy, hi vọng mọi người hãy có ý thức hơn trong việc xây dựng quê hương, bao nhiêu việc lớn còn làm được chẳng lẽ những việc đó không làm được hay sao, mọi người hãy chung tay xây dựng làng ta ngày càng "GIÀU" hơn.

Nặc danh nói...

Quy Nguyen : Bác Hạnh Vinh ơi bài của bác viết hay đó. Nhưng câu ví von sau đây em thấy kg ổn tý nào : "Gặp những đợt gió Lào, gió mùa Đông bắc thổi về, các loại giấy bóng bay lả tả cả một vùng y như đang có một tổ chức phản động rãi truyền đơn chống chính quyền" hehehe. Kính bác.

Hồ Nôốc nói...

bài này lại là quá hay lại thực tế nữa.hoan nghênh HV !

Bông bống bay,thay truyền đơn phản động
Trâu bò tấn công vào thành phố môi sinh
Nước mưa thủng đầu tóc cả ông đình
Ông Bụt linh thiêng rùng Mình, hôi thối

https://www.lyhoa.vn/ nói...

Bài này của Hạnh Vinh rất hay, và thực tế.
Chỉ tiếc không thể đưa hình ảnh xấu xa lên vì làm bẩn cả trang tin và xấu hỗ, buồn lòng những người đã và đang có tâm huyết với làng quê.