Sữa chua nha đam bị biến đổi màu


 Chiều ngày hôm nay nhận được tin báo của Anh Nguyễn Trung Lĩnh thôn Quốc Lộ I A xã Hải Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình cho biết có một sản phẩm sữa chua nha đam anh mua bị hỏng. Khi đến nhà anh thì anh có đưa hộp sữa chua nha đam số lô sản xuất 130606 của công ty CP sữa Việt Nam, nhà máy sữa Nghệ An. Ngày sản xuất 24/4/2013, hạn sử dụng 06/06/2013, sản phẩm nhìn qua cảm quang bên ngoài ở trong hộp sữa biến đổi màu, lẫn với sữa có những cặn màu xanh, đen. 

Được anh cho biết sản phẩm này anh mua của một tiểu thương ở chợ Lý Hòa trước ngày 16/5/2013. Sau khi mở hộp sữa thấy nghi ngờ bị hỏng anh có điện ra cho công ty  sữa và công ty có cho đại diện ở Đồng Hới ra lấy mẫu cũng như chụp hình lại hộp sữa bị hỏng. 2 ngày sa tức là ngày 16/5/2013 công ty có văn bản chính thức xin lỗi anh Lĩnh cùng gia đình và phía công ty cho rằng các quy trình sản xuất và kiểm tra của công ty cho lô hàng 130606 là đúng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 tuy nhiên hộp sữa mà anh Lĩnh có mua và sử dụng là do lỗi quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa.

Sau khi nhận được văn bản trên về phía gia đình anh Lĩnh vẫn chưa thỏa mãn với những gì mà phía công ty đề cập đến, anh yêu cầu cho phía gia đình anh được đi xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, và yêu công ty công bố kết quả sau khi xét nghiệm cho mọi người tiêu dùng sản phẩm của công ty có an toàn hay không ?

Hiện nay anh Lĩnh vẫn chưa có hồi âm nào thêm từ phía công ty. Tuy nhiên theo chúng tôi nguyện vọng của anh và gia đình là chính đáng vì gia đình anh là một trong những người yêu chuộng và dùng sản phẩm sữa chua nha đam của công ty trong thời gian dài.  
Trích Luật số: 59/2010/QH12    LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 Điều 8. Quyền của người tiêu dùng
1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
Liên hệ với Admin

Không có nhận xét nào: