Nên kiêng gì khi bị bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây, thường gặp ở trẻ em và là bệnh lành tính. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, những biến chứng của bệnh sởi rất nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ bị tử vong.
>> Dấu hiệu trẻ bị sởi
Sởi là bệnh có thể gặp ở mọi nơi và quanh năm nhưng mùa gặp nhiều nhất là vào mùa xuân, dễ bùng lên thành dịch theo chu kỳ 2-4 năm một lần. Bệnh có tốc độ lây rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Tất cả mọi người (kể cả người lớn) chưa có miễn dịch với sởi đều có thể nhiễm virus sởi, song lứa tuổi mắc nhiều nhất là 2-6 tuổi, nhất là ở những trẻ suy dinh dưỡng.
Virus sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện. Thời điểm lây lan mạnh nhất là trước giai đoạn mọc những nốt ban.
Biểu hiện khi mắc bệnh sởi đó là trên da xuất hiện các nốt màu hồng tươi, trắng nhợt, phát nhanh, mắt đỏ nhanh kèm theo ngứa ngáy, cảm giác nóng. Một số trường hợp có sốt, buồn nôn, ói mửa, đau bụng.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị bệnh sởi bệnh nhân nên kiêng các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như chấu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…

Ngoài ra, nên kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Trong gia đoạn bị bệnh sởi nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước hoa quả.Nên ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào…Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cung cấp đủ năng lượng cho bé. Nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm như: rau củ quả, bánh mỳ, bơ sữa, thịt cá...

Đồng thời, hãy cho trẻ uống từ 6-8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Khi bị sởi, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước. Không nên cho trẻ uống cafe, trà, soda.
Tránh biến chứng nguy hiểm
Để tránh biến chứng nguy hiểm, nên kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.
Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng.

Chăm sóc trẻ sau khi khỏi bệnh

- Sau 3-4 ngày, sởi đã bay thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau ... Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu có cho ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không ăn quá no.

- Nếu sởi đã bay mà sinh ra kiết lỵ, phân có mũi nhầy hoặc dính máu thì nên cho trẻ ăn trứng gà hấp lá mơ, hoặc lấy một chén nước chè tươi rất đặc, hòa vào một thìa đường đỏ cho uống. Nên kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã lớn, có thể luộc rau sam non cho ăn, nước rau sam cho uống thay nước thường.

- Luôn vệ sinh quần áo, chăn màn, ga giường của trẻ và phơi riêng. Nên giặt giũ bằng nước nóng để diệt khuẩn. Ngoài ra, quần áo của người chăm sóc cũng không được bỏ chung vào máy giặt gia đình.

- Nhớ phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, sau đó nên là quần áo và thay mới những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của trẻ như: khăn mặt, bàn chải đánh răng...để tẩy chay virus còn sót lại.

 (VB- Theo VnMedia)
Liên hệ với Admin QRCode

Không có nhận xét nào: