Đại gia của dân !

Về Lý Hòa ( xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) ai cũng ngỡ ngàng vì tốc độ phát triển đến chóng mặt, ngày xưa nghèo những ngôi nhà siều lưng đèo bây giờ về thăm mọi thứ đã đổi thay, những ngôi nhà cao 2, 3 tầng, đời sống người dân được nâng lên một cách rõ rệt. Đặc biệt cở sở vật chất điện-đường-trường-trạm không khác gì một thành phố thu nhỏ.

Từ đường xá, trạm y tế, nhà tưởng niệm, chùa chiền đến các trường học, đều khang trang, sạch đẹp khác hẳn với những ngôi làng xung quanh đó, ai cũng nghĩ chắc được huyện, tỉnh đầu tư xây dựng, nhưng hỏi ra mới biết làng có một đại gia “chống lưng” mà người dân thường nôm na với nhau “đại gia của dân”, người đó không ai khác chính là “người con ưu tú của làng” ông Phan Hải.
Đi lên từ làng chài nghèo
Sinh ra và lớn lên trên mãnh đất “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” với niềm đam mê từ thủa nhỏ là trở thành thủy thủ của những con tàu viễn dương để đặt chân đến các vùng đất khác nhau, không những của tổ quốc mà còn muốn chinh phục các vùng đất trên thế giới , chính vì niềm đam mê đó nên vừa học hết cấp hai (hệ 10 năm) ông thi vào trường Trung cấp hằng hải,được nhà trường giữ lại 2 năm làm cán bộ, nhờ quá trình làm việc đạt hiệu quả cộng với thành tích học tập tốt, Nhà nước liền cử ông đi học lớp thuyền trưởng tại Ba Lan 4 năm. Từ chính mãnh đất Ba Lan ông học cách sống, cách làm việc của nước bạn. Trở về sau chuyến học tập ông được phân làm thuyền phó rồi đến thuyền trưởng những con tàu viễn dương đầu tiên của Việt Nam (Cửu Long 1 và Cửu Long 2)
Sau ngày 30/4/1975 nước Việt Nam hòa về một mối, theo đoàn tàu vận chuyển gạo từ Bắc vào Nam,ông có dịp thăm thú đất Sài Gòn-hòn ngọc viễn đông, thấy ở đây có thể làm ăn tốt nên năm 1978, ông quyết định vào lập nghiệp tại mãnh đất này, nhớ lại lời của một người bạn từ xứ xở Ba Lan “nếu có tiền sẽ mua một ngôi nhà trung tâm thành phố, rồi cho thuê” chính câu nói này đã gợi mở cho ông “cả gan” mua những mảnh đất ngay trung tâm thành phố, mà thời đó nhiều người cho rằng “không bình thường, vì với những người ưa sự an nhàn họ sẽ chọn một ngôi nhà nhỏ, có khung sắt bao quanh, để ở là đủ rồi” nhưng với tầm nhìn hơn người ông đã chọn những vị thế đắc địa mà đến bây giờ các đại gia có máu mặt về bất động sản cũng “tâm phục khẩu phục” . Với những tòa nhà lộng lẫy ngay các con phố lớn ( Nguyễn Đình Chiểu, Lý Tự Trọng, Công Trường Quốc tế) ông cho các công ty thuê lại rồi từ đó sinh lời….
Nói về điều gì đã làm nên những thành công ngày hôm nay, ông nhắc đi nhắc lại “nói thật để có được cơ ngơi như hôm ni, Bác phải cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm, nếu không có Đảng và Nhà nước cho ăn học, rồi tạo điều kiện thì răng Bác làm nên nổi cơ ngơi ni, bác mang ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm cháu à”

“Niềm vui lớn nhất của Bác là các cháu thế hệ sau thành đạt”

Vào cái độ tuổi “thất thập cổ lai hy” cái tuổi phải được an nhàn bên con bên cháu, nhưng với tấm lòng yêu quê hương tha thiết, nên đôi ba tháng một lần ông bay từ Sài Gòn ra Quảng Bình để hoàn thành nốt công trình Chùa và trường Mấu giáo cho các cháu…
Khi được hỏi tại sao lại đầu tư xây trạm xá và trường học khang trang như vậy, vẻ mặt ông tươi rói hơn bình thường “Cháu biết vì răng không, vì Bác muốn có một nơi thật sạch sẽ, an toàn cho các cháu nhỏ được sinh ra thật khỏe mạnh, còn trường học Bác mong các cháu có nơi học tập thật tốt, để rồi thành tài, thành tài để giúp đở bố mẹ các cháu, rồi nếu giúp được làng, được xã thì càng tốt, còn nếu không thì Bác chỉ mong cuộc sống của các cháu thật ổn định, chỉ thế thôi cháu à!”

Câu nói của ông làm tôi nhớ tới nhà văn Vichto-Huygo đã từng nói: “con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi’ , đúng như những gì ông đã làm, ngoài việc xây nhà tưởng niệm để con cháu nhớ về tổ tiên, ông còn xây trạm xá, trường học chỉ mong các cháu thật thành đạt…thế là bác vui. Một tấm lòng thật cao cả.
Thay lời kêt xin được dẫn lời nói của Bác sĩ Thuân, trưởng trạm y tế xã : “ làng xa ta mang ơn ông Hải nhiều lắm, ông đã giúp làng xã ta quá nhiều, từ những con kè, bờ đề, đến các công trình có vốn đầu tư mấy trăm, mấy tỉ ông nỏ nề hà chi cả, miễn là giúp được dân, bỏ ra bao nhiêu là tiền rứa mà ông chẳng màng đến sự mang ơn của người khác, chỉ mong bà con biết gìn giữ và đừng quên nguồn cội. Nói thật cả làng cả xã nở mày nở mặt vì một người con ưu tú của đất Quảng Bình”

Hà Linh

3 nhận xét:

phan chung nói...

Bài viết rất ý nghĩa! do trong vui mừng khi viết về một người con ưu tú của làng mà bạn Hà Linh nhầm ngày 30/4/1975 thành 30/4/1954, mong bạn sữa lại cho bài viết hay và hoàn chỉnh hơn!

Nặc danh nói...

ong dang tra on dat me sinh thanh that khong ho danh la nguoi con mang dong mau ho phan cua que huong ly hoa than yeu
phan thang

https://www.lyhoa.vn/ nói...

BBT xin cảm ơn bạn góp ý