HÀNH TRÌNH ĐI VỀ PHÍA ƯỚC MƠ

Sau khi http://www.lyhoa.vn đăng bài TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ HỌC GIỎI và được Cộng đồng Lý Hòa Facebook chia sẽ trên các trang mạng xã hội và tổ chức Zhishan cũng có một bài đăng tải trên trang của mình,  đến nay đã có tin mừng cho em Hương. Theo tin từ Hiền Thu Trần Một nhà tài trợ của Zhishan đã liên hệ và nhận bảo trợ cho em, ông đã liên lạc với Zhishan đóng một lúc 2 năm tiền bảo trợ, với lời nhắn nhủ: Con hãy yên tâm thực hiện ước mơ của mình nhé! 
Xin cảm ơn nhà tài trợ, xin chúc mừng em Hương!
Sau đây chúng tôi đăng tải bài "Hành trình đi vè phía ước mơ" được đăng trên trang Facebook của tổ chức Zhishan và được Hiền Thu Trần dịch ra tiếng Đài Loan.

“Ba ơi! Trái tim con đã nhiều đêm thổn thức. Nỗi nhớ ba cứ cào xé tâm can. Con còn quá bé để đối diện với cuộc sống khi không có ba bên cạnh. Nhưng con hứa sẽ thôi không khóc. Vì con không muốn mẹ lại đau khổ khi thấy lệ con rơi. Vì con muốn biến nỗi buồn thành động lực để phấn đấu. Con sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ. Con xin hứa trước ba!”.

Đó là một đoạn trong bài văn mà Hương vừa viết ở trường, đề bài yêu cầu kể về người thân yêu nhất của em. Và Hương đã kể về người ba của mình với những lời xúc động như thế.

Nhắc đến tấm gương vượt khó học giỏi ở trường THCS Hải Trạch, không ai không nghĩ đến em Phạm Thị Lan Hương, hiện đang là học sinh lớp 8B. Hương sinh ra trong gia đình thuộc diện hộ nghèo ở thôn Tân Lý, thôn khó khăn nhất của xã Hải Trạch. Đàn ông ở đây chủ yếu làm nghề khai thác đá, một công việc nặng nhọc và nhiều rủi ro. Ba Hương cũng vậy. Sáng sớm mỗi ngày đã phải cầm xà beng, búa tạ lên cạy rồi tạ đá, bốc lên xe bán. Làm lụng tối mắt tắt đèn nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Dần dà, do lao động nặng ảnh hưởng đến xương khớp, ba Hương không thể tiếp tục làm đá nữa. Không tiền chữa chạy, bệnh ngày càng nặng, may mắn ông xin được chân bảo vệ chợ Lí Hòa. Ban ngày, ông chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê làm mướn; buổi tối xuống chợ bảo vệ. Cả nhà 6 miệng ăn (bố mẹ và bốn cô con gái) sống chủ yếu nhờ vào mức lương còm cõi hai triệu mỗi tháng của ông.

Hương những tưởng mình sẽ được sống trong vòng tay yêu thương của ba như thế. Đâu ngờ một đêm, trên đường xuống chợ ba Hương bị ô tô tông, vĩnh viễn không trở về với mẹ con Hương. Tai nạn giao thông bất ngờ đó đã cướp đi người chồng, người cha, là trụ cột, là chỗ dựa của mẹ con Hương. Hai mẹ con lâm vào hoàn cảnh vô cùng khốn đốn. Sau cú sốc nặng nề đó, mẹ Hương, một phụ nữ đất khách sống trên quê chồng, vốn đã ốm yếu nhiều bệnh, giờ phải chạy vạy khắp nơi tìm việc. Làm đá, phụ hồ, làm mướn... bất cứ việc gì kiếm ra tiền chị đều cố gắng làm. Nhưng lực bất tòng tâm, hay đau ốm nên chị không thể làm việc nặng mãi được, chỉ ở nhà chăn nuôi, trồng rau, thỉnh thoảng ai thuê gì làm nấy. Ở cái làng không có đất canh tác, không có nghề truyền thống thật khó tìm được một công việc ổn định phù hợp.

Cộng đồng Lý Hòa Facebook ủng hộ nóng cho em Hương 2 triệu đồng
Tuy thu nhập bấp bênh, nhưng cái quý là chị vẫn quyết tâm cho hai con gái út được đi học theo nguyện vọng của người chồng đã khuất. Hai chị đầu của Hương lần lượt nghỉ học giữa chừng. Một chị vào Sài Gòn làm thuê đỡ đần gia đình. Một chị sớm ổn định gia thất đỡ gánh nặng cho mẹ. Cảm thấy mình may mắn được mẹ cho ăn học nên hai chị em Hương cố động viên nhau vượt qua khó khăn vươn lên học giỏi. Riêng Hương, bảy năm liền là học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. “Vẻ ngoài hiền lành, ít nói, khuôn mặt luôn đượm buồn nhưng suy nghĩ chín chắn và nghị lực” - đó là lời nhận xét của thầy cô và các bạn khi nói về Hương. Một ngày của em bắt đầu lúc 4 giờ sáng. Em dậy học bài rồi tranh thủ cho bò ăn, bóp tay chân cho mẹ những lúc trở trời mẹ đau nhức không dậy được. Sau giờ học ở trường, em lại tranh thủ đi cắt cỏ cho bò ở tận đồi xa. Rồi đạp xe đến từng nhà chở đồ thải họ cho về nấu cho heo. Lúc lại thấy em cùng mẹ cong lưng trồng rau, nhổ cỏ... Thân hình gầy guộc sớm tảo tần như thế nhưng chẳng bao giờ Hương mở miệng kêu ca. 
Chúng tôi đến thăm ngôi nhà của em, một ngôi nhà cũ kĩ, ẩm thấp, xuống cấp, tường vôi đã bong tróc. Đồ đạc quá đơn sơ, tuềnh toàng... Nhìn cảnh nhà heo hút, những đôi mắt buồn, chúng tôi càng cảm phục trước ý chí vươn lên trong học tập của các em. Chặng đường học phía trước còn dài, ước mơ của em học sinh hiếu học còn rất nhiều mà thu nhập gia đình lại bấp bênh. Mẹ nay ốm mai đau, không tiền thuốc thang. Sợ một ngày mẹ nằm xuống thì không biết tương lai các con sẽ như thế nào? Hương không dám nghĩ tới điều đó. Trong đôi mắt sáng thông minh của em, chúng tôi thấy ánh nhìn lạc quan. Em luôn nhìn về phía trước. Đó là chân trời mới. Đó là con đường học. Chỉ có con đường học mới thay đổi được cuộc đời em như ba đã từng nói. Hương đã từng chia sẻ như vậy. Và em ước mơ sẽ làm bác sĩ, để chữa bệnh cho mẹ, cho những người nghèo không còn bị hành hạ bởi những cơn đau. 
Tôi tin rằng, với những tấm lòng hảo tâm của người dân Đài Loan, sẽ giúp Hương bước tiếp chặng đường dài phía trước, đặc biệt, tổ chức Zhishan sẽ là chỗ dựa vững chắc, để em Hương thực hiện ước mơ hoàn thành việc học tập của chính mình!

 追求夢想之旅!

“爸爸!我的心總在夜晚裡哭泣,想你想得心好痛。我還這麼小,沒有了爸爸,我該怎麼面對這個世界。但我答應你,我不會再哭了。因為我不想讓媽媽再難過了。我的眼淚只會讓她更加痛苦。因為我想把痛苦轉化成力量,它將是我奮鬥的動力。為了不辜負爸媽的希望,我將會把學習學好。爸爸,我發誓!”
這是一段阿香剛寫的作文,作文題目是你最親愛的人。她以深刻感人的情愫,講述她父親。
一提到海宅國中的好學榜樣,很多人就馬上想到番氏蘭香同學,她在上國中三年級B班。
出生於新理村一個貧困家庭,該村是海宅縣最貧困村。這裡的男人主要從業於採石,一份辛苦又滿危險的工作。阿香的父親也不是例外。每天早晨帶著撬槓和鐵鎚去採石,然後運出去賣。儘管他每天辛辛苦苦,不辭辛勞地工作但收入也沒有多少。然後,因為繁重體力勞動直接影響到他的骨關節,他的父親不能再去採石了。由於沒有錢治病,導致病情越來越嚴重,她的父親得在理和菜場當一名保安。就這樣,白天, 他在家種植,牧畜,去打零工;晚上,他在菜場當保安。全家人的生活費都主要是靠他每個月90美元的工資。

還以為阿香她生活會一直這樣持續,每天生活在父親的懷抱裡。但世事無常,那天晚上和其他任何一個夜晚一樣,當她父親正在去菜市場的路上就被一輛汽車撞上。突然的車禍搶走了她的父親。她的父親永遠都不會回到阿香的母女身邊了。她們母女不只失去了一個親人還失去了全家人的頂樑柱,全家的靠山。這三年,自從父親走了以後,阿香母女的生活添加了困難。

在遭受重大打擊之後,阿香的媽媽,一個生活在他鄉的女人,原本是一個體弱多病的人,又沒有一份穩定的工作,現在為了照顧一家5個人,她奔波去找工作。她去採石,當泥水匠,還去打零工等,不管是什麼工作只要有錢賺她都乾。但力不從心,由於身體不好的原因,阿香的媽媽不能一直乾重活,只能在家牧畜,種植,偶爾打零工。在一個沒有耕地,也沒有任何傳統工藝的村子裡,找一份適合自己的工作真是很難。

雖然收入不穩定,但最值得一提的是阿香的媽媽還決心實現去世丈夫的心願,把兩個最小的女兒送上學。因為家里太窮而兩個大女兒只能停學去打工。其中,一個姐姐在胡志明市打工,減輕家庭的負擔。另一個姐姐也是為了減少媽媽的負擔早已結婚,但生活也萬分困難。感受到自己的幸運,所以阿香姐妹兩一直互相鼓勵,克服困難,自己要好好學習。特別是阿香,在7年里她一直獲得優秀成績,是胡志明主席的好學生。外表斯文,安靜,悲傷的臉龐但思維成熟,有毅力。這就是同學們和老師們對阿香的評價。
阿香的一天從早晨4點開始,起床後就馬上看書,然後爭取時間餵牛,有時媽媽起不了床,阿香還要按摩她的手腳。下課以後,她又爭取時間去山上割草餵牛。然後飛快地騎自行車到各家,收剩菜剩飯餵豬。有時還看到她和媽媽正在蹲著一起種菜,拔草。即使她的身子很單薄,她的生活如此艱難但她從來都毫無怨言。

我們去她家探訪,那是一個破舊,潮濕,嚴重損壞的房子,牆體已經剝落,家具過於簡陋。眼看著寂靜的房子,悲傷的眼睛,我們對阿香的學習毅力、克服困難的精神更加感到佩服。

她的學習之路還很長,這個好學孩童的夢想還有很多,但她家庭的收入不穩定。媽媽又經常生病,沒錢治療。恐怕如果有一天她的媽媽倒下的話,那些孩子們的未來會怎麼樣?

在她明亮聰明的眼睛理,我們看到了堅強、樂觀的眼神。她一直相信,學習會讓她的未來會更加美好,就像她父親曾經說過:“只有學習才能改變命運”她跟我們分享。她夢想是成為一名大夫,為了給媽媽和貧困人治病,幫助他們減少疼痛的折磨。

我們相信,在臺灣好心人的愛之下,阿香的夢想一定成為現實。至善會是孩童的靠山,讓她開啟了夢想之旅!