NẶNG TÌNH VỚI QUÊ HƯƠNG

Quê hương đã gắn liền với tuổi thơ của ông Phan Hải , ông sinh ra ở làng Lý Hòa xã Hải Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình, từ nhỏ đã lăn lộn theo cha đi biển, trải qua một thời gian học tập lao động bôn ba với cuộc sống để hôm nay trở thành một người thành đạt giàu có ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng lúc nào trong tâm ông cũng nhớ về quê hương. 
Ông là người con trai út trong gia đình có 8 người con ở làng Lý Hòa xã Hải Trạch mặc dù làng quê biển nghèo khó nhưng với ý chí ham học thời gian ấy đi học xa nhà phải ra tận Ba Đồn để học sau đó ông thi vào trường vào Trường Hàng hải Hải Phòng của Bộ Giao thông vận tải.
Đó là những năm 1961-1963. Nhờ học giỏi lại đã được tôi rèn sóng gió từ nhỏ, ông may mắn được nhà trường giữ lại sau khi tốt nghiệp cùng với 3 sinh viên của các tỉnh khác để đào tạo tiếp chương trình trung cao cấp. Xong việc học, ông được điều về Công ty Vận tải biển của Bộ Giao thông vận tải và trở thành thuyền phó của tàu Việt-Ba trọng tải 4.500 tấn, là con tàu vận tải biển lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Nhà tổ chức sự kiện

Năm 1968, ông nằm trong số 4 người của cả nước được chọn đi Ba Lan đào tạo thuyền trưởng cho tàu viễn dương. Những  năm ở Ba Lan, ông đã có cơ hội được cùng những chiếc tàu vận tải lớn vượt đại dương đến nhiều cảng biển trên thế giới
Khu Công viên - Văn hóa

Sau giải phóng, ông Hải được giao làm thuyền trưởng của các tàu Cửu Long và Cửu Long 2, là những tàu chở dầu trọng tải 20.000 tấn theo hải trình từ cảng Hải Phòng đi nhiều nước Đông Âu, Trung Đông cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2005. Đó là quãng thời gian Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc phát triển ngành vận tải hàng hóa giao thương giữa Việt Nam và thế giới. Chính vì thế, ông Hải và thủy thủ đoàn tàu Cửu Long thường xuyên được các đồng chí lãnh đạo đến thăm sau mỗi lần cập cảng.
Điện kè sông

Nghỉ hưu, ông Hải cùng vợ con dồn vốn liếng làm kinh tế. Công việc kinh doanh của ông nhờ nắm bắt cơ hội của thương trường mà phất lên như diều gặp gió, khi đã có kinh tế đủ lo cho gia đình thì ông bà trở về quê đầu tư  xây dựng giúp đỡ cho quê hương, từ năm 2006 đến nay đã lên đến con  số hàng chục tỷ đồng.
Đài tưởng niệm

Bộ mặt của làng Lý Hòa từ năm 2006 đến nay khang trang bề thế cũng phần nào đó nhờ rất nhiều các công trình mà gia đình ông đã và đang xây dựng.  Các hạng mục trọng điểm như : Đình, chùa, Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sĩ, sân bóng, Trường Mầm non, Trường Trung Học Cơ Sở, Trường Tiểu học, Trạm Y Tế, Công viên, Nhà tổ chức sự kiện, Hệ thống đèn đường trước sông sau biển đều... in dấu ấn công sức và tiền của mà gia đình ông đã bỏ ra. 
Đài tưởng niệm- Trạm Y Tế - Trường Tiểu học

Ông đang chạy đua với thời gian, tâm niệm của ông thời gian và sức khỏe là vốn quý nhất, ông chỉ sợ đến lúc mình không còn minh mẫn nữa sẽ không giúp gì được thêm cho làng, chính vì vậy ông thường xuyên về quê cứ chạy xe máy vòng khắp thôn xóm, rồi lại về suy nghĩ ra những ý tưởng vẽ nên những công trình mới cho quê hương, dự định năm 2018 ông sẽ khôi phục lại Dinh Đá Bụt, và góp phần tu sửa lại Đình làng.
Điện Kè biển

Việc ông xây 2 ngôi nhà liền kề nhau cao nhất làng cái 5 - 6 tầng, nhiều người hỏi ông xây thế có ai ở đâu mà xây, nhưng ít ai hiểu rằng ý nguyện của ông là xây lên đó mỗi khi con cháu, bạn bè về quê thì có chỗ mà trú ngụ, ông nói về quê mà ăn ngủ ở khách sạn thì đâu phải là về quê, ông ước ao con cháu ông cũng phải luôn hướng về cội nguồn quê hương như những gì ông bà đã làm.
Chùa Lý Hòa

Có thể nhiều ý kiến này nọ nhưng chung lại một điều mà mọi người dân ở làng Lý Hòa cũng như các làng xã khác trong tỉnh Quảng Bình khi nói về ông người ta hay nói ông ấy "Nặng tình với quê hương."
Ps: Trang tin lyhoa.vn xin chúc ông gia đình ông luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt và luôn " Nặng tình với quê hương" để dân làng được nhờ. Nhân đây lyhoa.vn cũng giới thiệu đến bạn đọc một video tuyển chọn do ông Phan Hải vừa gửi về, trong đó có một số hình ảnh tư liệu khi ông đang là Thuyền Trưởng tàu Petrolimex 01 lớn nhất Việt Nam thời kì đó.

Video Tuyển chọn:


Không có nhận xét nào: