Kỷ niệm xa nhà

Cuộc sống từ thơ ấu đến về già đời con ngời ai chẳng có những kỷ niệm vui buồn, có những kỷ niệm khắc sâu vào tâm trí khó mà phai mờ được.

Với tôi cũng vậy, kỷ niệm rất nhiều nhưng có một kỷ niệm gọi đúng hơn là một chuyến xa quê hương ra Hà Nội học làm tôi khó quên.

Năm ấy tôi vừa tròn 26 tuổi mới cưới vợ được 5 tháng vợ  có bầu được 4 tháng., Thời gian ấy tôi ra trường được 3 năm đang công tác tại TYT. Hôm ấy mới sáng ra mới bắt đầu đi làm đang giao ban công việc thì nhận được một quyết định chỉ định tôi đi học thêm tại trường YHDT Tuệ Tỉnh với thời gian 3 tháng. Cả ngày hôm ấy tôi như người mất hồn vì thứ nhất cả Huyện chỉ mình tôi được cử đi học (sau này tôi mới biết có thêm bs Thanh ở PK Quán Hàu cùng đi với tôi đợt đó), như vậy là cả Tỉnh chỉ vẹn có 2 người mà tôi đâu có biết mặt mũi anh Thanh mô tê chi cả…, Phần thì mới cưới vợ xong, vợ lại bụng mang dạ chửa, mà cơ hội đi học rất hiếm (lúc ra Hà Nội tôi mới biết mỗi Tỉnh từ Quảng Bình trở ra chỉ lấy có 2 người )chẳng biết làm sao. Hôm ấy cầm tờ giấy quyết định đi học về bàn với vợ, Tôi biết vợ không muốn để tôi đi, nhưng vẫn ra mặt bảo anh cố gắng đi học đi. Tôi phân vân lắm nhưng sau khi vợ chồng bàn bạc kỷ phân tích thiệt hơn với vợ và rồi chúng tôi nhất trí để tôi đi học.
Ngày hôm sau hầu như bạn bè và gia đình đều biết tôi chuẩn bị đi học tại Hà Nội. Sau khi bàn giao công tác chuyên môn xong tôi trở về nhà lo bữa cơm thân mật mời gia đình bên ngoại và một số bạn bè nối khố đến để dự bữa cơm chia tay. Trong tiếng cười vui chúc tụng của mọi người xen lẫn lời dặn dò của Ba mạ và nước mắt ngâm ngấm của vợ là một nỗi lòng buồn mênh mong khó tả của tôi. Không phải tôi xa quê lần đầu, nhưng đúng ra lần ra là tôi đi xa nhất ra khỏi cổng làng, hơn thế nữa chẳng có người nào thân quen ở Hà Nội, cảm giác vui buồn, lo ắng cứ xâm chiếm lòng tôi. Hôm ấy sau khi mọi người ra về vợ chồng tôi hầu như thức trắng đêm…

Sáng ra định ra bắt xe đi sớm nhưng mọi người khuyên nếu ra Hà Nội phải đi buổi chiều tối để ra đến Hà Nội là trời sáng dễ tìm đường. Vì vậy tôi lại quyết định để chiều đi. Chiều hôm ấy vợ tôi cùng tôi ra đường Quốc Lộ để đón xe, lúc ấy khoảng 16h ngày 9 tháng 4 năm 1993 tôi bắt đầu lên xe để ra Hà Nội xe vừa chuyến bánh thì vợ tôi mắt đỏ hoe vội nói:
- Anh đi gắng giữ gìn sức khỏe
Rồi vội quay mặt đi giấu những giọt nước mắt lăn dài trên má,
Tôi cũng nén lòng bảo : - Anh đi nhé.
Rồi chiếc xe tốc hành lao vút ra Hà Nội, tôi cứ đứng ở cửa nhìn bóng vợ đến khi che hết tầm nhìn rồi mới vào ghế ngồi.
Ngồi trên xe nghe tiếng xe xé gió và tiếng lốp cào mặt đường, nhìn quanh toàn người xa lạ, tiếng nói tiếng kinh lẫn tiếng dân tộc thiểu số, tôi mới giật mình nghĩ hóa ra minh bắt đúng xe của mấy người dân tộc đi làm ăn ở trong miền nam về. Thôi kệ đằng nào xe cũng ra Hà Nội, tôi nghĩ vậy và nhắm mắt ngũ.
Trong lúc ngũ mơ màng thỉnh thoảng tỉnh giấc vì xe phanh gấp hoặc tiếng còi xe làm tôi giật mình và nhìn ra ngoài ô cửa toàn thấy một màu đen của bóng đêm, thỉnh thoảng xe đi qua Thị xã, Thị Trấn hoặc Thành Phố thì mới thấy ánh sáng của đèn đường và hộp đèn quảng cáo, tôi cố rướn mắt đọc xem đã đến đất tỉnh nào, khi đọc được khi không vì xe chạy đêm rất nhanh.
- Ra đến Hà Nội rồi, dậy, dậy … xuống xe . Trong khi đang ngũ thì giọng của an lơ xe kèm theo cái đập tay vào vai tôi.
Tôi hỏi lại : - Hà Nội mô ?
Anh ấy bảo:
- Xe phải đi tiếp lên Thái Nguyên chỉ dừng lại ở đây thôi không vào bến xe được.
Tôi miễn cưỡng xách hành lý xuống xe.
Khi bước xuống xe tôi nhìn đồng hồ mới 4 giờ sáng, quanh tôi chỉ thấy nhà cửa đang im lìm, bóng đèn đường hiu hắt dọi xuống, và cột điện, mặt đường, thỉnh thoảng chỉ thấy một chiếc xe ô tô vụt qua. Tôi chợt nghĩ đã đến Hà Nội chưa ri hả trời ? chẳng có ai để mà hỏi cả. Cứ đi dọc theo men đường tôi cứ ngã mặt lên trời để đọc xem biển quảng cáo, thấy chữ công ty xây dựng TNHH..Hà Nội, à thế chắc đến Hà Nội rồi đây ( Sau này tôi mới biết đó là đoạn đường quốc lộ đi qua Văn Điển) tôi đứng tựa người vào cột điện để chờ trời sáng. Thời gian càng trôi thì bóng người và xe cộ càng nhiều, một tốp người đi xe thồ thấy tôi vội chạy đến hỏi đi đâu? Tôi đưa địa chỉ trường cho họ xem, họ bảo xa lắm 20.000 đồng , tôi nhẩm tính 20.000 đồng là bằng tiền xe từ nhà ra Hà Nội, Tôi bảo sao đắt thế, không đi. Thế là mấy anh chàng thanh niên người thì lấy va ly bỏ lên xe, hai người khác kéo tay, nâng chân lên yên xe, tôi chẳng biết làm sao nữa đàn miễn cưỡng ngồi lên xe của họ. Xe thồ chạy khoảng 10 phút là đến trường, họ bỏ tôi xuống và lấy đúng giá tiền họ đã đưa ra, Tôi căm lắm nhưng đành cắm răng chịu chứ biết kêu ai?

Lúc đến trường YHDT Tuệ Tỉnh khoảng 5h sáng ngày 10/4 năm 2010. Cổng trường đang đóng im lìm, chẳng có bóng người nào cả, vậy là phải ngồi chờ ở ghế xe buýt sát cổng trường. Lúc ấy vừa đói vừa mệt nhưng cũng cố mà chịu, thấy anh chàng đi xe đạp bán bánh mì vội mua 1 cái để ăn cho đỡ đói. Khoảng 7 giờ tôi bắt đầu làm thủ tục nhập học .
Sau khi nhận phòng ở dãy nhà cấp IV tôi mới ngỡ ngàng hoá ra mình là người đến sớm nhất lớp. sau khi đi ăn sáng xong tôi tham quan một vòng quanh trường kế đến làm một giấc ngủ ngon lành, khi tỉnh dậy thì trời cũng đã về chiều trong phòng tôi đang ở có thêm 3 ngời nữa vừa đến, 2 anh ở Cao Bằng và 1 anh ở Lạng sơn, Đến chiều tối lại có thêm anh Thanh ở Quảng Bình mới ra. Tối đó sau khi hàn huyên hỏi thăm làm quen nhau thì có thêm 2 anh ở Hòa Bình đến. như vậy phòng tôi ở đã đủ số người và gường ( Phòng chỉ có 3 gường đôi).
Ngày 11/4 bắt đầu khai giảng lớp học, lớp gồm 52 người trong khi đó đủ thành phần Bác sỹ , y sỹ, lương y đều có cả, người già nhất cỡ 54 tuổi người trẻ nhất 25 tuổi, ở phòng tôi có thằng Chúc nó ở B/V Hòa Bình làm ở khoa phục hồi chức năng được bệnh viện giữ đi học. Giáo viên chủ nhiệm là cụ lương y Nguyễn Tham Tán. ( Sau này chúng tôi mới biết do vợ chồng lương y Nguyễn Tham Tán tuổi già sức yếu lại không có người kế nghiệp nên BYT chủ tương cho các học viên đại diện cho các tỉnh tiếp thu những tinh hoa về phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp tác động cột sống của vợ chồng cụ)
Ngoài cụ giảng dạy chúng tôi còn được các giáo sư của Trường YHDT Tuệ Tỉnh dạy thêm về xoa bóp, bấm huyệt, nhĩ châm…để chữa bệnh. Thời gian lên lớp ở trường còn thời gian thực hành ở nhà vợ chồng cụ và bệnh viện khoa YHDT Hà Đông.
Thời gian đầu học lý thuyết cả ngày được cỡ 1,5 tháng còn thời gian sau đi thực tập vì ở xa phải xuống tận Chùa Bọc Hà Nội ( Nhà của 2 cụ) nên tôi phải viết thư về bảo gia đình gửi xe đạp ra để đi. Lúc ấy tôi chơi thân với thằng Chúc nhà nó ở gần Hà Nội nên đi đâu nó cũng dẫn đi, cơ bản là đi xem cho biết Hà Nội thôi, dần dần hóa ra quen về sau có xe đạp rồi thì tự đi một mình.
Xa quê, xa vợ không có người thân quen, cảm giác buồn trống trãi luôn luôn xâm chiếm lòng mình mỗi khi về đêm nhất là những ngày thứ bảy, chủ nhật anh em bạn bè đi về nhà hoặc nhà người thân lúc đó càng tạo cho mình cảm giác nhớ nhà không gì tả được. mong sao chỉ cần gặp được một người làng nghe được giọng nói người làng là tốt lắm rồi, vì vậy mà sau khi có xe đạp rồi thì chiều thứ bảy và chủ nhật nào tôi cũng đạp xe xuống bến xe Bát Cổ để chờ xe tốc hành ra họa may có gặp được ai đi buôn hoặc ra Hà Nội chơi không. Thường thì hay gặp mấy chị em đi buôn Hà Nội, Móng Cái chỉ cần gặp được là mừng rồi, hỏi thăm qua quýt vài câu tình hình quê hương rồi lại đạp xe về.
Kỷ niệm đáng nhớ về anh em trong phòng ký túc xá là có anh Chiến ở Cao Bằng, hôm ấy thường lệ chiều thứ bảy mọi người về và đi chơi hết còn lại tôi và anh trong phòng, anh ấy giăng màn để ngủ tôi nói:
- Anh Chiến, sao ngủ sớm vậy, dậy đi làm chén trà cho vui
Anh bảo: - Chú mày khóa cửa phòng lại cho anh cái, nhớ khóa chặt vào
Tôi ngỡ ngàng sao lại khóa chặt bây giờ còn sớm mà, thôi cứ làm theo xem sao
Tôi thấy anh ấy lôi ra một cái đèn nến thắp lên và một cái ống điếu rồi bắt đầu hút hít, một mù thơm nhè nhẹ lan tỏa khắp phòng, khi hút xong anh ấy vật ngã người ra, ánh mắt nụ cười tỏa lên một niền sung sướng khó tả, lúc ấy tôi rất hoảng hốt và trong bụng nghĩ rằng anh này đang hút thuốc phiện, về sau tôi có nói với thằng Chúc nhưng nó bảo chuyện nhỏ, nó biết anh ấy nghiện lâu rồi, nó chỉ nhắc tôi cẩn thận tiền bạc kẻo có ngày mất, làm tôi rất lo lắng.
Kỷ niệm tiếp theo là hôm sinh nhật tôi ngày 1/6. Trước đó một tuần tôi có nhận được thư Ba tôi viết có mấy chú, bác ở Quảng Bình ra học chuyên khoa I đang ở ký túc xá ở Giảng Võ. Hôm ngày sinh nhật tôi buồn quá chẳng biết chơi đâu thế là đạp xe xuống kí túc xá chơi, hôm đó chỉ gặp được Chú Triển, Chú cháu gặp nhau tay bắt mặt mừng hỏi han đôi điều xong tôi nói chú cháu mình ra quán nước ngồi cho thoáng, thế là lẻ ra đến quán nước tôi lại đưa chú đến quán bia, mua 5 chai bia Vạn Lực của Trung Quốc tôi bảo với chú, uống với cháu cho vui vì hôm nay là sinh nhật cháu, chú bảo:
- Thế à, sao không nói sớm cho chú. Thôi nào, chúc sinh nhật vui vẻ…cụng ly nào.
Tôi như muốn khóc, lúc ấy kỷ niệm sinh nhật hàng năm và  gia đình, vợ yêu ùa về, tôi ngã đầu làm một cái ực, ly bia như tự nhiên tuôn xuống cổ họng đắng chát của tôi.
Thời gian cứ trôi qua, thực sự 3 tháng mà tôi cứ ngỡ như 3 năm vậy, Hôm ấy ngày họp lớp chuẩn bị chia tay nhau, tôi đã cẩn thận lấy ra 50.000đồng cất vào quyển sách vừa mới mua để dành tiền đi xe về nhà, sau khi đi ăn cơm về để chuẩn bị ra tổng kết lớp thì tìm lại tôi chẳng thấy tiền đâu nữa. Lúc ấy chỉ biết kêu trời chứ biết làm sao, mượn ai ra tiền ở đất Hà Nội không người quen biết này, trong bụng dự kiến chắc phải bán cái xe đạp rồi đây. Thấy tôi lục tung đồ dùng và sách vỡ ra để tìm, thằng Chúc nói :
- Anh tìm cái gì mà tìm mãi thế
Tôi nói khẻ: - Chết tao rồi Chúc ơi, tiền tao bỏ trong quyển sách này mới đây đã biến đâu mất.
Thằng Chú bảo: - Em đã bảo anh cẩn thận rồi, khi nãy anh em mình đi ăn cơm chỉ có “con nghiện” ở nhà thôi mà.
Trời! tôi buột miệng thốt lên, như vậy tiền tao đi theo nàng tiên nâu rồi.
Chúc bảo : - Thôi bỏ đi anh, cứ xuống tập trung lớp rồi em sẻ có cách để anh có tiền về quê.
Khi cả 2 đứa chúng tôi vừa đến phòng họp bế giảng lớp thì cả lớp đông đủ hết rồi, Thằng Chúc nó bỏ tôi đúng một mình, còn nó lại nói nhỏ với anh lớp trưởng và chị lớp phó. Sau khi nhà trường làm lễ bế giáng phát chứng chỉ tốt nghiệp, đến phút cuối chuẩn bị chia tay thì anh lớp trưởng lên phá biểu cảm ơn nhà trường và nói rằng:
- Thưa các thầy cô, thưa các bạn…..không may bị kẻ trộm lấy mất tiền, không có tiền về quê, lớp ta của ít lòng nhiều mỗi người chung tay góp một ít….

Sau khi tiếng nói anh lớp trưởng vừa dứt thì mọi ánh mắt của thầy cô và của bạn bè đổ dồn về nơi tôi, làm tôi thẹn không biết chui đi đâu được, té ra thằng Chúc cũng quỷ quái thật.
Lúc ấy thầy Hiệu trưởng thông báo sẽ trích quỹ nhà trường ủng hộ 30.000 đồng, và cả lớp góp lại cho tôi được thêm 36.000 đồng tổng cộng tôi được 66.000 đồng vậy là còn nhiều hơn tiền mất 16.000 đồng. Tay cầm tiền do thầy hiệu trưởng thay mặt nhà trường và lớp trao cho mà tôi cảm kích nghẹn lời chỉ biết nói rằng cảm ơn …cám ơn tất cả mọi người.
Thế là chiều đó ngày 10/7/1993 tôi từ biệt Hà Nội, từ biệt những thầy cô và bạn bè quen biết trong 3 tháng trời, tôi đạp xe ra bến xe Bát Cổ, lên xe tốc hành về Quê Hương.

Không có nhận xét nào: