Vấn nạn dùng thuốc

Cuộc sống thời kỳ hiện đại người ta muốn cái gì cũng thật nhanh, nhưng ngược lại có cái càng nhanh chừng đâu thì chậm chừng ấy, có khi chậm cả đời người.

Từ khi tôi ra trường về nhận công tác đến nay đã tròn 20 năm, bao nhiêu chuyện vui buồn của làng xã, những điều liên quan đến chính trị tôi không muốn bàn ở đây mà chỉ bàn về góc độ nhỏ trong công việc hằng ngày đó là vấn đề xử dụng thuốc của dân.



Học thì nhiều nhưng ra đời có làm được bao nhiêu? Đúng vậy! sự lãng phí “tài nguyên” ngày càng phổ biến vì sự đào tạo không đồng bộ, kiến thức thì nhiều nhưng cơ sở vật chất có được bao nhiêu? Cái chúng tôi cần thì lại không có, cái không cần đến thì lại nhồi nhét về, thuốc cần dùng thì không cho phép trong khi đó thuốc bày bán nhan nhãn lại thiếu sự quản lý... Nhiều khi muốn hét lên nhưng rồi cũng vì những chuyện đời thường miếng cơm manh áo của gia đình mà đành câm lặng.

Một làng quê dân số chỉ hơn 10 ngàn người nhưng có đến 9 quầy thuốc tư nhân lẫn nhà nước, doanh số hàng năm gần 1,5 tỷ đồng bằng tổng ngân sách của địa phương thu chi trong 1 năm trời. Nói ra có người lại nói rằng vì Lý hòa là nơi chợ đầu mối tập trung của 4 xã Đức - Đồng - Phú - Hải nói vậy nếu cộng thêm 3 xã trên thì tổng số quầy thuốc cả tư nhân lẫn nhà nước lên đến 13 quầy thuốc doanh số bán ra hằng năm thêm số thuốc các bệnh nhân nặng chuyện viện hoặc những gia đình có điều kiện đi khám bệnh ở các nơi về phải trên 3 tỷ đồng Nếu các nhà kinh tế đưa lên phép tính chắc không phải ngạc nhiên. Tôi hay nói đùa với mọi người ngày xưa dân ta nghèo ăn cơm độn sắn khoai nhưng bây giờ có điều kiện rồi thì ăn cơm độn thuốc.

Vấn đề kinh tế thì có thể tạm thời bỏ qua, khổ nỗi là vấn đề dùng thuốc an toàn hợp lý. Dân thì cái gì cũng muốn cho nhanh, nhưng hậu quả của nó thì không lường. Cách đây 20 năm nếu nói đến Ampicillin, Cefalexin là một mặt hàng khan hiếm, nhưng bây giờ thì nhan nhãn, thẩm chí các loại thuốc kháng sinh phổ rộng thế hệ rất mới như Cephalosporin thế hệ I,II,II… cũng bày bán nhan nhãn, Người bán thuốc thường kiêm luôn cả người khám bệnh, ai mua thuốc gì cũng chiều , kể cả mua từng ngày cũng bán luôn. Người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu chứ ai nghĩ đến vấn đề sâu xa của việc vi khuẩn kháng thuốc. Tôi lấy ví dụ một bệnh nhân viêm phổi cách đây chừng 20 năm thì dùng các loại thuốc đơn giản như Penicillin, Ampicillin, erythromycin thì hầu hết bệnh đều lành, nhưng bây giờ thì nan giải rồi vì vi khuẩn hầu hết kháng lại các loại thuốc trên, cũng một bệnh tương tự nhưng phải dùng các loại thuốc thế hệ mới, kết hợp nhiều thuốc mới mong có hiệu quả. Bộ y tế có quy định rất chặt chẽ vấn đề dùng thuốc theo từng tuyến và thuốc dùng theo đơn nhưng xem ra chỉ dừng lại chừng mực nào đó ở các cơ sở nhà nước, còn cơ sở tư nhân thì hầu như mạnh ai nấy làm.


Thói quen dùng thuốc cũng là vấn đề cần bàn, thuốc nào được quảng cáo nhiều, có hiệu quả nhanh thì người ta đua nhau mua, ví dụ như một viên Paracetamol 0,5gam giá chỉ 200 đồng nhưng nếu mua 1 viên Efferalgan 0,5gam thì giá đến 2.000 đồng tính ra 2 loại đều có hoạt chất Paracetamol 0,5gam…..Chưa kể đến đơn thuốc Bác sỹ kê đơn dùng trong 7 ngày thì chỉ cần về dùng 1 đến 2 ngày cảm thấy bệnh thuyên giảm là không dùng nữa…Như vậy vô hình dung người bệnh tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc.

Trong thời buổi kinh tế thị trường, tuy biết rằng mạnh ai người ấy làm, nhưng có sự quản lý của nhà nước. Nhưng than ôi, trời còn cao quá mà dân ta ý thức còn rất dùng thuốc rất kém và rồi cái gì đến nó sẻ đến, không biết bao nhiêu chuyện đau lòng đã xảy ra do thiếu hiểu biết khi dùng thuốc. Nếu ai đã từng sinh sống làm việc ở nước ngoài thì biết nếu không có đơn thuốc của Bác sỹ khám bệnh thì không bao giờ mua được thuốc.

Biết bao giờ ý thức mọi người khá lên đây ???

Không có nhận xét nào: