Cách xữ dụng máy đo đường huyết




(Khi đi mua máy sẽ phải mua một bộ như thế này)


Theo thứ tự từ trái qua phải sẽ lần lượt là: 
1) hộp đựng que lấy máu
2) hộp kim
3) bút bắn kim
4) máy đo
5) hộp đựng các miếng cồn


Trước tiên là chuẩn bị kim, tháo nắp bút bắn kim ra và gắn kim vào. Lưu ý lúc đẩy kim vào đồng thời sẽ làm "lên đạn" bút bắn luôn:
 Xoay cái cục tròn trên đầu kim để tháo ra và để lộ mũi kim:

Đậy nắp lại và chọn mức độ bắn của bút. Thường để mức 4 là đủ. Ở người da dày thì ta để mức 5:
 Chuẩn bị kim xong thì chuẩn bị máy đo, lấy cái que lấy máu ra gắn vào máy. Cái khe bên trái là để chút nữa thấm máu, cái phần màu đen bên phải để đút vào máy đo:

 bóc cái miếng cồn ra để sát trùng da:
 Vị trí chọn bắn kim thường là ngón áp út, ở mé sát ngón út. Lý do chọn chỗ này vì ngày xưa lấy máu thử đường huyết không có kim nhỏ như vậy mà là một mũi sắt nhọn. Nên chọn vị trí đó để sau khi làm thì khi khép bàn tay không bị đụng chạm với ngón kế bên. Đó là vị trí tránh va chạm ít nhất tạo thuận lợi cho sự lành vết thương. Nhưng với kim nhỏ như hiện nay thì vấn đề này không quan trọng nữa mà có thể làm ở đâu trên đầu ngón tay cũng được:
 Đặt bút vào chỗ đã sát trùng để bắn:
 Xong cầm cái máy đo đã gắn que chấm vào máu, chỉ cần một lượng máu nhỏ là đủ tràn đầy cái khe của que lấy máu rồi:

Rồi đợi nó hiện kết quả và so với bảng kết quả thường kèm trong bộ bán máy, sau khi xong thì nhớ xé thêm một miếng cồn để sát trùng lại lần nữa

Lưu ý:

_ Phải gắn que lấy máu vào máy đo trước rồi mới chấm máu chứ không phải chấm máu rồi mới gắn vào máy đo
_ Khi gắn que vào máy sẽ tự động bật lên và sẽ tắt sau 3 phút hoặc khi được rút que ra. Bởi vậy hoặc là gắn sẵn và nhanh chóng dùng bút bắn máu ra trong vòng 3 phút, hoặc là bắn máu ra trước rồi nhanh chóng gắn que vào máy đo rồi chấm máu. Tùy quen tay, làm sao cũng được.
_ Thường phải thử đường huyết khi đã nhịn đói được 8 tiếng trở đi. Nên tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy chưa ăn gì hết thì thử đường huyết là tốt nhất.

* Các chỉ số đường huyết bình thường khi dùng máy đo đường huyết cá nhân (tets)
Trước bữa ăn: 90-130mg/dl  (5,0- 7,2mmol/l).
Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn  180mg/dl (10mmol/l).
Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).


Trong kết quả xét nghiệm máu có bệnh viện tính theo đơn vị mg/dl, nhưng cũng có bệnh viện tính theo đơn vị mmol/l. Công thức chuyển đổi khá đơn giản. Ví dụ như xét nghiệm đường máu của bạn là 125mg/dl nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/l thì ta chỉ việc nhân với 5,5 sau đó chia cho 100. Cụ thể là: (125mg/dl x 5,5)/100 = 6,9mmol/l. Các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ mới bao gồm: Giới hạn cao của đường máu bình thường giảm từ 115mg/dl xuống 100mg/dl (5,6mmol/l). Đường máu lúc đói từ 100-125mg/dl (5,6 - 6,9mmol/l) giờ đây được coi là suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG). Tiêu chuẩn đường máu lúc đói để chẩn đoán xác định ĐTĐ giảm từ 140mg/dl (7,8mmol/l) xuống 126mg/dl (7,0mmol/l).
ST

Không có nhận xét nào: