Cá bống vân mây, gà ăn cũng… chết

Cá bống vân mây (Hình Internet)

Nghiên cứu ban đầu cho thấy, độc tố của loài cá bống vân mây này là tetrodotoxin, tương tự độc tố cá nóc nên cũng gây ngộ độc nguy hiểm như cá nóc. Cá bống vân mây được xếp vào loại sinh vật tập trung độc tố ở da. Biểu hiện nhận dạng dễ thấy nhất của loài cá này là toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây; màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen.
100g da của cá này có thể giết chết 9-10 người. Loài cá bống vân mây thường có ở Thừa Thiên Huế và các vùng nước lợ khác. Ðộc tố tetrodotoxin tác động lên thần kinh trung ương làm liệt các trung khu thần kinh khiến ngừng tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Ðiều quan trọng nữa là chất độc này không bị nhiệt phá hủy, nó chịu được nhiệt độ cao, dù có đun sôi, phơi khô hay sấy khô chất độc vẫn tồn tại, do đó cá bống vân mây được nấu chín hay phơi khô ăn đều nguy hiểm.
Sau khi ăn phải loại cá độc này, chất tetrodotoxin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá trong 5 - 15 phút, đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 20 phút và chỉ mấy giờ sau các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện.

Theo báo SKĐS

Không có nhận xét nào: