Kiểm tra thực phẩm



Ngày 7 tháng 10 năm 2011. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Bố Trạch kết hợp với TYT Hải Trạch,  tiến hành kiểm tra đột xuất và lấy mẫu xét nghiệm một số quầy kinh doanh lương thực, thực phẩm ở chợ Lý Hòa. Theo ghi nhận ban đầu phần lớn các hộ kinh doanh chế biến lương thực thực phẩm đều chấp hành tôt các quy định của Luật an toàn thực phẩm, hàng kinh doanh rỏ nguồn góc xuất xứ và các hộ kinh doanh đều khẳng định một cách chắc chắn không sử dụng hóa chất cấm để bảo quản thực phẩm ??? Đoàn cũng nhắc nhở một số hộ kinh doanh hàng tươi sống có cả  hàng thực phẩm chín phải để riêng biệt nhất là dao thớt không được dùng chung.




Lấy mẫu rau, quả


Lấy mẫu nem, chả


Lấy mẫu bún




Lấy mẫu bánh


Lấy mẫu thịt


Lấy mẫu bột bánh




Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.



Đoàn cũng tiến hành kiểm tra đột xuất nhà bếp của Trường Mầm Non Hải Trạch, tuy nhiên do nhà trường bận Đại hội chi bộ nên các cháu nghỉ học vì thế không kiểm tra trực tiếp được khẩu phần ăn của các cháu và lương thực thực phẩm nhà bếp mua về.  Khi hỏi đến mẫu lưu thức ăn của ngày hôm qua thì không có ?  Sau quan sát nhà bếp của Trường Mầm Non,  đoàn kiểm tra cũng nhắc nhở các chị em phục vụ về đảm bảo vệ sinh và khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng cho các cháu, đặc biệt phải lưu mẫu thực phẩm.
Đoàn làm việc với trường mầm non




Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.



An toàn vệ sinh lương thực thực phẩm là vấn đề nóng bỏng của nước ta và thế giới, . Kinh doanh buôn bán chế biến an toàn lương thực thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người dân.


Điều 38
1 - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm có trách nhiệm chủ động phòng ngừa và kịp thời khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2 - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm gây ra ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp khắc phục hậu quả, đồng thời phải báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nơi gần nhất và phải chịu mọi chi phí cho việc khắc phục ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật.


Thời gian đến khi có kết quả xét nghiệm của  Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Huyện Bố Trạch chúng tôi  sẽ thông tin đến bạn đọc.
In