Ai thăm Phong Nha mời về Đá Nhảy - Lý Hòa

Nếu ai có ý định về thăm Quảng Bình chắc hẳn các bạn sẽ muốn đến thăm Phong Nha - Kẻ bàng bởi đó chính là di sản thiên nhiên thế giới đc tạo hóa tạo nên và chưa có bàn tay khai phá của con người.Với khu rừng nguyên sinh và hang động chắc hẳn các bạn sẽ rất hài lòng với những gì có trước mắt bạn.
Việt Nam rừng vàng biển bạc, và quảng bình cũng vậy.nếu các bạn đã thõa sức với rừng vàng thì mời các bạn tiếp tục cuộc hành trình ta sẽ về với biển bạc.
 Nơi tôi muốn giới thiệu cho các bạn chính là bãi tắm Đá Nhảy thuộc khu vực của làng Lý Hòa.


Đá Nhảy chính là niềm tự hào của người dân Lý Hòa chúng tôi.
Với bãi cát trắng, dòng nước trong xanh bạn có thể thỏa thích chơi đùa hay là chỉ tìm một nơi lý tưởng để ngâm mình vào dòng nước mát lạnh và tạo hóa đá đã ban cho vùng đất này.
Với bãi cát bạn còn chần chừ gì nữa mà không thử vùi mình vào trong cát, hãy thử chợp mắt khoảng 5 phút  xem sao?.Chắc chắn khi thức dậy bạn sẽ có một cảm giác sảng khoái lạ lùng, một niềm tin, niềm hi vọng, và cả những ước mơ...Bạn cứ thử đi.

Còn gì tuyệt vời hơn khi mỗi sáng thức giấc lại được ra biển, được mặc sức hít thở gió biển, được chìm mình vào tiếng gió vi vu, tiếng sóng rì rào.Một khung cảnh nên thơ.

Với không gian rộng thì đây còn là một nơi lý tưởng cho các buổi dã ngoại, chỉ cần một ít đồ ăn và thức uống nhẹ là bạn có thể cùng nhóm bạn của mình thoái mái vui chơi cả ngày mà không lo bị đói rồi đó.

Là một miền quê trước mặt là sông, sau lưng là biển, phía trên giáp núi nên người dân nơi đây từ sớm đã biết bám biển, đóng tàu thuyền để ra khơi đánh cá.



Hơn  nửa số hộ dân có nhà xây dựng kiên cố và cao tầng . Thu nhập bình quân hộ từ 20-30 triệu đồng/năm.Một làng mà có đến 24 chiếc xe tải lớn, 16 xe khách, 6 xe con và hàng chục xe vận tải nhỏ.( thống kê năm 2005) còn bây giờ thì không đếm xuể.
Đây là bức ảnh chụp về đêm của làng Lý Hòa.
     Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” được Lê Quý Đôn viết khi làm Hiệp trấn Thuận Hóa (1776) có đoạn nói về làng Lý Hòa như sau: “Làng Lý Hòa là làng đông dân cư và giàu có vào hạng nhất, nhì của tỉnh Quảng Bình. Làng ấy là làng văn vật...” (Bản dịch của Lê Xuân Giáo-Sài Gòn-trang 186).
Mặc dù là làng, nhưng ở đây không có nhà nào dám... xa xỉ có vườn, dù chỉ vài mét vuông. Tìm đất làm công viên cho người già và trẻ nhỏ chỉ còn cách... xây kè lấn sông.
Bởi chưa đầy 2 km vuông, hơn 10 ngàn người đang sống thì hơn nửa là nghĩa địa của các dòng tộc gần 300 năm nay.
Còn bây giờ mời các bạn ghé thăm đình làng của chúng tôi.


Từ xưa Lý Hòa đã được xem là một làng văn vật vì vậy đua thuyền là một lễ hội thường xuyên đc tổ chức ở đây.
 Lý Hòa còn nổi tiếng là làng học:
Sử làng có chép lại rằng, làng có cụ Tế Tửu Nguyễn Duy Miễn, sinh 5 con trai thì cả 5 đều đỗ đạt cao. 1 đỗ Hoàng giáp; 1 đỗ Phó bảng; 1 đỗ Tiến sỹ và 2 đỗ Cử nhân.Từ năm Minh Mạng thứ 10 mở đại khoa đầu tiên cho đến khoa thi cuối cùng (1919) riêng dòng họ Nguyễn Duy của làng Lý Hòa đã đóng góp 5 vị đại khoa (Tiến sỹ).
Đài tưởng niệm các anh hùng Liệt sỷ và nhà truyền thống

Đó là điều hiếm gặp trong lịch sử khoa cử Việt Nam thời phong kiến. Thống kê chưa đầy đủ của làng bây giờ, Lý Hòa có 10 người là Tiến sỹ, Giáo sư, phó Giáo sư; 140 người là Thạc sỹ, kỹ sư. Cán bộ lãnh đạo cấp Trung ương trên 20 người, cấp tỉnh 20 người; cán bộ cấp tá, cấp tướng trên 50 người. Còn doanh nhân thành đạt người gốc Lý Hòa thì không kể hết...(thống kê năm 2005).
Với sự hiếu khách của một người dân Lý Hòa, nếu có dịp xin mời các bạn ghé thăm làng chúng tôi, thăm bãi tắm Đá Nhảy với bờ cát trắng, nhâm nhi chén rượu nồng cùng với các thủy hải sản của một vùng sông nước.


                                                                            Hoàng Trường Sơn
Liên hệ với Admin

Không có nhận xét nào: