LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ HUYỆN BỐ TRẠCH – QUẢNG BÌNH ( 1945 – 2015)

Mở đầu                                                      
I, BỐ TRẠCH – VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG      
Bố Trach một huyện của tỉnh Quảng Bình, ở vào tọa độ 17°14’39” đến 17°43’48” vĩ độ Bắc, 105°58’3” đến 106°35’573” kinh độ Đông. Huyện Bố Trạch nằm vào nơi hẹp nhất của đất nước, tính từ núi Đầu Mâu đến bờ biển Đông chỉ có 40,5 km.
Phía bắc giáp sông Gianh bên kia sông là huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, phía nam giáp thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Ninh, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 24 km, phía tây giáp tỉnh Savanakhẹt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 54 km
Bố Trạch có tổng diện tích tự nhiên 212.417,6 ha, do ở vào một địa thế sau lưng là dãy Trường Sơn hùng vĩ, trước mặt là biển cả bao la vì vậy địa hình Bố Trạch hẹp dần từ Bắc vào Nam,  thấp dần từ tây sang đông, nơi cao nhất là núi Ba Rền 1.137m, nơi thấp nhất là vùng đồng trũng giữa các xã Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch dưới âm 5o so với mặt nước biển. Với đặc điểm địa tầng, địa mạo đó chia  Bố Trạch thành 4 dạng địa hình liên quan đến nhau trong một hình thái địa lý hoàn chỉnh. Vùng rừng núi và núi cao đá vôi chiếm ½ diện tích tự nhiên chạy dài từ Tây Bắc đến Tây Nam nằm trong hệ thống dãy Trường Sơn, cắt ngang địa hình có dãy núi Bung một nhánh của Trường Sơn đâm ra tận biển mà điểm cuối cùng của nó là đèo Lý Hòa. Địa hình bị phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rữa trôi mạnh. Ở đây có dãy núi đá vôi Phong nha – Kẻ Bàng lớn nhất Đông Dương với những vách núi đá dựng đứng, chồng xếp lên nhau tầng tầng, lớp lớp kéo dài từ Cà Roong thuộc huyện Bố Trạch đến đèo Mụ Dạ của huyện Minh Hóa, chiếm trọn toàn bộ diện tích tự nhiên của hai xã miền núi rẻo cao Thượng Trạch và Tân Trạch, một phần điện tích phía tây của các xã Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch. Tại đây có một hệ thống hang động lớn như động Phong Nha, động Tên Sơn, động Thiên Đường, động Sơ Dooong, hang Én, hang Tối...và những đỉnh núi cao như Phicophi cao 2017m, Cà Roong cao1540, hòn ông Tượng, cao điểm 75 đèo Lý Hòa  không chỉ có giá trị về địa tầng, địa mạo, cảnh quan du lịch hang động mà còn có giá trị lớn về chiến lược quân sự. Giữa những dãy núi đá vôi tạo thành những “ vùng lỏm”, những thung lủng như Chà Nòi, Khe Gát, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước các lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân đã dựa vào các “ vùng lỏm”, thung lủng làm nên những con đường vận tải chiến lược: đường Hồ Chí Minh tây và đông Trường Sơn, đường 20-Quyết Thắng; sân bay dã chiến Khe Gát. Địa hình rừng núi và núi cao đá vôi, là một kho tàng vô giá về đá vôi, cây rừng, chim, thú rừng và là nơi “ rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”..còn là nơi phát triển nghề trồng rừng, chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, phần lớn địa hình ở đây là núi cao và núi đá vôi; địa hình bị chia cắt mạnh,   sông suối nhiều , độ dốc lớn làm hạn chế đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và triễn khai bố trí các lực lượng chiến đấu khi chiến tranh nổ ra.
Chiếm 1/3 diện tích tự nhiên là vùng gò đồi là phần chuyển tiếp giữa vùng rừng núi cao và núi dá vôi với vùng đồng bằng, vùng này có độ cao trung bình từ 100-200m. Đây là một vùng đất đai rộng lớn, gồm núi thấp theo dạng hình bát úp kéo dài từ  nông trường Việt-Trung và các xã Lý Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Tây trạch, Phú Định, Vạn Trạch, Hoàn Trạch, Cự nẫm, Sơn Lộc, Hưng Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch. Do trãi dài từ đầu huyện đến cuối huyện, vùng gò đồi trong lòng nó chứa nhiều loại đất có độ màu mỡ khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, thông nhựa,  các cây lấy củ, cây ăn quả...Với đặc điểm đất đai, diện tích rộng lớn, vùng gò đồi không chỉ đáp ứng cho việc phát triển kinh tế, tổ chức lại dân cư trên địa bàn mà còn là nơi vô cùng thuận lợi cho việc bố trí kho tàng, triển khai các loại vũ khí, khí tài quân sự, lực lượng chiến đấu đánh địch trong chiến tranh giãi phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Vùng đồng bằng nằm dọc hai bờ hạ lưu các con sông và các trục đường giao thông lớn. Tuy diện tích không lớn nhưng lại có một vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội và quân sự hết sức quan trọng trong tiến trình xây dựng, phát triển và bảo vệ vùng đất Bố Trạch. Vùng đồng bằng  tuy diện tích nhỏ và hẹp nhưng đây là vùng sản xuất lúa gạo, hoa màu và là địa bàn cung cấp lực lượng lao động  trong sản xuất và binh lính trong chiến tranh. Chính vì vậy, khi có chiến tranh nơi đây thường sớm trở thành chiến địa  ác liệt giữa ta và địch nhằm chiếm lấy bằng được nguồn lực lớn của cải và con người phục vụ cho chiến tranh.
Vùng ven biển trãi dài trên 24 km, từ hạ lưu sông Gianh vào đến cửa sông Dinh, được ngăn cắt giữa biển và làng mạc là những động cát kéo dài từ Bắc vào Nam còn gọi là đại Trường Sa và tiểu Trường Sa, . Bờ biển ở đây bằng phẳng còn gọi là bãi ngang, tại dưới chân đèo Lý Hòa  và bãi Rầm ở thôn Đông Đức xã Đức Trạch do núi ăn lan  ra biển  tạo nên những bãi đá còn gọi là rạn đá với hàng vạn hòn đá to nhỏ nhô lên khỏi mặt nước hoặc nằm sâu dưới biển. Trên vùng đất ven biển Bố Trạch có ba cửa sông lớn: cửa sông Gianh, sông Lý Hòa và sông Dinh, trong đó cửa sông Gianh lớn nhất và sâu nhất có khả năng tàu vận tải 1000 tấn ra, vào  và đi sâu vào nội địa hơn chục km, là nơi có đủ điều kiện để xây dựng cảng kinh tế và quân sự. Dọc bờ biển là nơi cư trú của  cư dân bốn làng biển: Thanh Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch và Nhân Trạch, tuy dân số không đông nhưng lại có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của huyệ Bố Trạch; nơi đây hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn hải sản dùng trong trao đổi buôn bán, xuất khẩu và là nguồn thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Vùng đất ven biển chủ yếu là những đồi cát trắng, đây là một sự bất lợi lớn trong việc xây dựng đường giao thông và các công trình quân sự: lô cốt, hầm hào, các trận địa pháo trong chiến lược phòng thủ bảo vệ tuyến biển.
Vùng ven biển trong chiến tranh là một hướng tấn quan trọng của kẻ địch từ biển vào, trong chiến tranh nơi đây địch thường chọn làm nơi thả bọn biệt kích người nhái, thả hàng tâm lý chiến, cho quân từ các tàu chiến ngoài khơi đổ bộ vào đất liền. Song do địa hình là biển bãi ngang, bờ biển nông đây là một bất lợi lớn đối với các kẻ địch khi cho quân đổ bộ bằng đường biển.
          Một điều khác với các huyện trong tỉnh Quảng Bình, huyện Bố Trạch có dãy núi Bung chạy vắt ngang địa hình từ Tây sang Đông là một nhánh của dãy Trường Sơn ăn lan ra biển mà điểm cuối cùng của nó là đèo Lý Hòa. Dãy núi Bung chia đất đai Bố Trạch thành hai tiểu vùng Bắc và Nam, điều này cũng gây nên những khó khăn nhất định trong việc quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai, phối hợp trong chiến đấu khi chiến tranh nổ ra.
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh Quảng bình, Bố Trạch nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lắm nắng, nhiều mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 01 đến tháng 7, mùa này thời tiết khô ráo, thường kéo theo những đợt gió tây nóng ( gió Lào) – Đây là thời gian thuận lợi cho các hoạt đông quân sự trên địa bàn. Mùa mưa phổ biến từ tháng 8 đến tháng 12 và thường tập trung vào tháng 9 và 10, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2.057mml, lượng mưa lớn nhất từ 1.169mm đến 1405mml. Mùa mưa đồng thời cũng là mùa mưa bão, lụt lội nó không chỉ gây thiệt hại cho sản xuất mà còn làm hư hỏng đường giao thông, cầu cống, kho tàng, nhà cửa gây trở nại cho cuộc sống và hoạt động của con người. Về quân sự, đây là mùa đầy khó khăn, gian khổ nhất đối với bộ độ ta, vùa chiến đấu vừa chống bão, lũ bảo vệ dân. Trong chiến tranh xâm lược, kẻ địch thường lợi dụng, mưa bão, lũ lụt để phản kích đánh bật bộ đội, du kích ta ra khỏi  trận địa, làng mạc hòng mỡ rộng vùng chiếm đóng...Do ở vào vùng khí hậu khắc nghiệt lắm mưa, nhiều nắng cucng đã tác động mạnh và ảnh hưởng lớn đến hệ thống giao thông thủy, bộ trên địa bàn Huyện.
Nhìn chung địa lý tự nhiên của Bố Trạch sau lưng là núi trước mặt là biển, bị chia cắt nhiếu bởi sông suối, núi đồi, là nơi hiểm yếu của đất nước. Bốn vùng địa hình kết hợp, xen kẻ với nhau tạo thành thế cài răng lược, là địa thế thuận lợi choviệc xây dựng các căn cứ, khu hậu cần, thuận lợi trong việc triển khai lực lượng tiến đánh địch ở vùng đống bằng, đồng thời rút quân về vùng trung du, miền núi xây dựng củng cố lực lượng nhờ mạng lưới giao thông đường bộ, đương thủy. Do đặc điểm địa hình ở vào nơi hẹp nhất của đất nước, trong các cuộc chiến tranh, Bố Trạch sơm trở thành chiến trường ác liệt giữa lực lượng chống chia cắt và chia cắt.
Bố Trạch ở vào nơi hẹp nhất của đất nước lại ở sát nước bạn Lào và ở sát biển nên hệ thống giao thông tương đối phát triển và đa dạng, có giá trị cao về kinh tế và quốc phòng. Trên địa bàn Huyện ngoài hệ thống đường liên thôn, liên xã, có đường sắt, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh nhánh đông và tây,  đường 15A, đường 20-quyết thắng  nối Việt Nam với Lào, đường hàng không, đường biển, đường sông...Quốc lộ 1A chạy dọc trung tâm của huyện dài 31km bắt đầu từ nam cầu Gianh đi qua nhiều vùng đông dân cư, qua cầu Thanh Ba, Khe nước, đèo Lý Hòa, cầu Lý hòa, cầu Chánh Hòa đến  xã Lý Trạch đi vào thành phố Đồng Hới. Đường Hồ Chí Minh gồm hai nhánh, nhánh đông dài 1.676km, nhánh tây dài 510km cả hai nhánh đếu đi qua huyện Bố Trạch.
Ngoài những tuyến đường chính, ở Bố Trạch còn có đường 15A, đường 20-quyết thắng nối đường Hồ Chí Minh nhánh đông với nhánh tây và vượt đại ngàn Trường Sơn sang Lào, đường tỉnh lộ 2B ( tỉnh lộ 560), tỉnh lộ 3 ( tỉnh lộ 566), tỉnh lộ 11( tỉnh lộ 565) nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh nhánh đông, đường Ba Trại nối cầu Gianh với đường tỉnh lộ số 2; trong đó phải kể đến tỉnh lộ 2 ( tỉnh lộ 561) dài nhất từ ngã ba thị trấn Hoàn Lão đi qua ngã Ba Thọ Lộc, làng chiến đấu Cự Nẫm,  nối đường Hồ Chí Minh nhánh đông đến cầu Bùng, Xuân Sơn – Phong Nha, Troosoc, sân bay Khe Gát, đèo Đá Đẻo lên huyện Minh Hóa miền tây tỉnh Quảng bình là những địa danh nỗi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Ngoài hệ thống đường giao thông  dùng cho xe cơ giới còn có các đường mòn dân sinh khi chiến tranh nổ ra đóa là những tuyến đường giao liên vô cùng quan trọng; ở tuyến ven biển có đường từ Quang Phú ra Nhân Trạch chạy xuyên qua các động cát Trung Trạch, Đức Trạch ra Lý Hòa, lên Hỷ Duyệt qua Cự Nẫm đến Troosoc, đường giữa từ Nam Trạch qua Đại Trạch ra Hoàn Trạch Đến Phú Trạch vượt Khe Sắn ra các xã Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch ...đường núi từ bến Triêm ( Quảng Ninh) qua U Bò ra Bồng Lai, Cổ Giang theo đường tỉnh lộ 2 lên Troosoc hoặc vượt sông Son sang Gia Hưng...đây là con đường huyết mạch nối chiến khu phía Tây tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị và vùng tự do Thanh – Nghệ - Tỉnh trong kháng chiến chống Pháp.  Cùng hệ thống đường bộ, Bố Trạch có tuyến đường sắt thống nhất chạy qua Bố Trạch dài 30 km có 4 ga: Ngân Sơn, Thọ Lộc, Hoàn Lão, Phúc Tự đủ sức vận chuyển, tiếp nhận các loại binh khí kỷ thuật, phương tiện chiến tranh hạng nặng.  Bên cạnh tuyến đường bộ, đường sắt, Bố Trạch có tuyến giao thông đường thủy nội địa từ cảng Gianh  theo sông Son lên lên các xã miền Tây, đặc biệt cóa tuyến giao thông đường biển mà điểm đầu nối với các cảng trong cả nước là cảng Gianh và 4 làng biển Thanh Trạch, Lý Hòa, Đức Trạch Nhân Trạch..                                                                             Hệ thống sông ngòi ở Bố Trạch phân bố tương đối đều từ phía Bắc đến phía Nam, cứ khoảng 5km có một con sông,tất cả đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển. Bố Trạch có các con sông lớn: sông Gianh dài 150km,  đây là con sông đã từng đi vào lịch sử dân tộc bỡi lẽ vào thế kỷ XVIII nơi đây đã từng xả ra những cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt giữa hai dòng họ phong kiến Trịnh – Nguyễn và để đến năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước ra hai xứ Đàng trong và Đàng ngoài gần một thế kỷ lam cho “ sông gianh nước chảy đôi dòng/ Đèn chông đôi ngọn, biết trong ngọn nào”, hạ lưu rộng và sâu tàu 1000 ra vào dể dàng. Sông Lý Hòa dài 25km,  do đầu nguồn có hồ thủy lợi Vực Nồi chặn mất nguồn nước đổ vào sông nên vào mùa khô tàu thuyền ra vào khó khăn, mùa mưa tàu trọng tải dưới 50 tấn vào ra khá dể dàng. Sông Dinh, dài 15km, đầu ngưồn có đập thủy lợi Đá Mài lượng nước ít nên mùa hè thương khô cạn, mùa mưa tàu thuyền dưới 30 tấn vào trú bão. Ngoài ra, Bố Trạch còn có một số con sông vừa và nhỏ:  sông Thanh Ba, sông Bùng  nhất là sông Son một chi lưu của sông Gianh, đi qua các xã Phúc Trạch, Phong Nha – Sơn Trạch,  Hưng Trạch, Cự Nẫm,  Liên Trạch, Mỹ Trạch đổ vào lưu vực sông Gianh. Cùng với lưu vực sông Gianh, sông Son trong lịch sử chứa đựng trong mình nó biết bao oán hờn, tủi nhục của nạn chia cắt đất nước và những vinh quang chói lọi trên mặt trận giao thông vận tải.
Địa lý tự nhiên Bố Trạch núi rừng chiếm hơn 2/3 diện tích, sông suối dày đặc không phải vì thế mà không có những khoảng “ đất bằng phẳng” để xây dựng sân bay dã chiến phục vụ chiến tranh. Trước năm 1954, để mỡ rộng chiến tranh đánh chiếm vùng tự do phía Tây Bố Trạch, thực dân pháp đã cho xây dựng sân bay dã chiến ở Thọ Lộc và Thanh Khê . Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa, để trừng trị tàu chiến Mỹ, bộ đội, thanh niên xung phong và nhân dân xã Xuân Trạch đã bất chấp bom đạn Mỹ, lao động không kể gian khổ, hy sinh biến thung lũng Khe Gát thành sân bay dã chiến cho máy bay Mic 17 vào đánh tàu chiến Mỹ.
Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường không...trên đất Bố Trạch ngang dọc như ô bàn cờ. Một điều khẳng định rằng, vùng đất Bố Trạch là nơi hội tụ và là nơi xuất phát của các tuyến đường giao thông chiến lược quan trọng của đất nước vào Nam, ra Bắc, sang Lào... Chính trên các tuyến đường giao thông này, chúng ta vận chuyển hàng vạn  lượt bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và hàng triệu tấn hàng hóa lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng vũ khí đạn dược, khí tài quân sự phục chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ cho đến ngày đất nước toàn thắng, non sông thu về một mối. Ngày nay hệ thống giao thông trong chiến tranh đang góp phần quan trọng việc phát triển kinh tế - xã hội sớm đưa vùng đất Bố Trạch nghèo khó, bị chiến tranh tàn phá nặng nề tiến kịp các địa phương khác trong cả nước và hội nhập quốc tế sâu sắc để xây dựng quê hương Bố Trạch giàu mạnh.
Địa lý tự nhiên, bốn vùng địa hình kết hợp, xen kẽ nhau tạo thành thế cài răng lược  là một thuận lợi to lớn bổ trợ cho nhau không chỉ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà cả trong chiến lược quân sự. Là vùng đất không giàu có về tài nguyên nhưng ở vào vị trí địa lý nơi hẹp nhất của đất nước, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả và một hệ thống giao thông chiến lược xuyên Việt và đi sang Lào vì thế Bố Trạch luôn nằm trong ý đồ của kẻ xâm lược. Do cấu tạo địa hình mang tính đặc thù và phức tạp, nên Bố Trạch luôn có một vị trí chiến lược trong kế sách bảo vệ đất nước của ông cha ta trước đây cũng như của Đảng và nhà nước ta hiện nay; mặt khác cũng vì thế mà có những khó khăn trong việc thế trận phòng thủ địa bàn, phòng thủ đất nước cũng như trong việc triễn khai các hoạt động quân sự.
Trong lịch sử hình thành, phát triển dân tộc và đất nước, Bố Trạch luôn là phần đất thiêng liêng Tổ quốc Việt nam. Từ thời Vua Hùng dựng nước, vùng đất Bố Trạch nằm trong bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời kỳ Bắc thuộc, nhà nước Âu Lạc bị chia làm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam; vùng đất Bố Trạch thuộc huyện Tượng Lâm quận Nhật nam. Vào năm 912 dưới thời nhà Hán, Khu Liên ( người huyện Tây Quyển) cùng nhân dân Chăm Pa nỗi dậy đánh đuổi bọn phong kiến phương Bắc ra khỏi đất Nhật Nam, dựng nên nước Lâm Ấp có 5 châu: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chinh, châu Ô và châu Lý; vùng đất Bố Trạch thuộc châu Bố Chinh. Năm 1069, để phá tan âm mưu cấu kết giữa quân xâm lược nhà Tống và nhà nước Chăm Pa “ ...Một đạo quân Đại Việt do vua Lý Thánh Tông cầm đầu và đại tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy, đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm Pa ( thành Phật – Thệ). Để chuộc tội, vua Chăm Pa đã cắt dâng 3 châu: Bố Chinh, Địa Lý, Ma Linh ( vùng đất Quảng Bình – Quảng Trị ngày nay) cho nhà Lý * ( Lịch sử Việt Nam tập 1, nxbkhoa học xã hội, Hà Nội 1976, tr172). Bố Trạch lúc này trở về với đất nước Đại Việt. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, đời hậu Trần, Bố Trạch thuộc phủ Bố Chính* ( Sdd)  Đến thế kỷ XV sau khi đoạt ngôi nhà Trần, nhà Hồ gọi phủ Bố Chính thành quận Tân Bình* ( Sdd) .
Sau khi quét sạch quân xâm lược nhà Minh, dưới triều Lê vào đời Lê Thánh Tông (1460) quận Tân Bình thưộc châu Thuận Hóa. Đến thời niên hiệu Hồng Đức thừ 21 (1490) mới định bản đồ thiên hạ, Thừa tuyên Thuận Hóa có hai phủ Tân Bình và Triệu Phong. Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ đất Thuận Quảng, đặt lại phủ Bố Chính ( Hà Tỉnh, Quảng Bình) thuộc Thuận Hóa* Sdd . Đầu thế kỷ XVII, sau khi đã cát cứ vùng Thuận Quảng, chúa Nguyễn chia Bố Chính thành hai phủ: Hà Tỉnh và Quảng Bình, sau đổi gọi là dinh Quảng Bình. Cuối thế kỷ XVIII, năm 1788 Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh _ Nguyễn thống nhất đất nước, đặt tên mới là châu Thuận Chính. Đầu thế kỷ XIX, năm 1801sau khi đàn áp phong trào Tây Sơn giành được chính quyền, Nguyễn Ánh trở lại gọi vùng đất Quảng Bình hiện nay là Bố Chính nội nhằm phân biệt với vùng đất Bố Chính Ngoại ở bờ Bắc sông Gianh vốn thuộc đất chúa Trịnh củ. Năm 1831 đời vua Mệnh Mạng thứ 12, sau định lại địa giới hành chính tỉnh, huyện trong cả nước, vùng đất Bố Trạch ngày nay chính thức được mang tên huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. Dưới thời thực dân Pháp cai trị, để đảm bảo quản lý chặt chẽ mọi hoạt động trong xã hội, chính quyền Pháp ở Việt Nam đã cho tổ chức lại bộ máy hành chính cấp Huyện gồm có ba cấp: Huyện – Tổng – Làng( làng, xã, phường..). Năm 1937, huyện Bố Trạch có 56 làng, xã phường và 5 tổng: Cao Lao -  Hoàn Lão -  Hoàn Phúc - Liên Phương - Hà Bạc * ( Lương Duy Tâm  Lecon de Gesographie  du QUẢNG BÌNH – 1937. IMPRIMERIE  AN – THINH – HA NOI)    .  Năm 1947, sau khi Quảng Bình bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2, theo quyết định của Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh, tháng 7 – năm 1947, huyện Bố Trạch tiếp nhận thêm thôn Đá Mài của thị xã Đồng Hới và các phường: Khe Gát, Vực Trô, Đá Chác, Đồng Nghẹn, Khe Ngang, Cây Lim,              của tổng Thuận Thị, thuộc huyện  Quảng Trạch. Toàn huyện Bố Trạch lúc này có 8 xã: xã Bắc Trạch, Hải Trạch, Trung Trạch, Nam Trạch, Tây Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch và Thượng Trạch.* ( xã Bắc Trạch gồm: Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch; xã Hải Trạch gồm: Hải Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch; Hoàn Trạch, Vạn Trạch;  xã Trung Trạch gồm: Trung Trạch, Đại Trạch; xã Nam Trạch gồm: Nhân Trạch, Nam Trạch; Lý Trạch; xã Tây Trạch gồm: Đông Trạch( Hòa Trạch), Tây Trạch; xã Sơn Trạch gồm: Cự Nẫm, Liên Trạch, Hưng Trạch, Sơn Trạch; xã Phúc Trạch gồm:Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch và xã Thượng Trạch.)  Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ,  miền Bắc hoàn toàn giãi phóng, để phù hợp với tình hình mới của cách mạng miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, tháng 5 – 1955 thực hiện chủ trương của Tỉnh, huyện Bố Trạch điều chỉnh lại địa giới hành chính các xã trong kháng chiến chống Pháp. Từ 8 xã được chia tách, điều chỉnh thành 24 xã: Mỹ Trạch, Hạ Trạch, Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch, Lý Trạch, Đông Trạch, Tây Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch, Sơn Trạch, Liên Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch, Thượng Trạch. Năm 1961, Bộ đội Biên phòng phát hiện một nhóm đồng bào Rục sống trên núi cao, trong các hang đá, sau khi vận động và đưa đồng bào Rục ra sống định canh, định cư và thành lập xã Tân Trạch; cũng trong thời gian này, thực hiện chủ trương của Bộ quốc phòng, nông trường Phú Quý ( sau đổi tên thành nông trường Việt - Trung) được thành lập và trên cơ sở đó thành lập thị trấn nông trường Việt - Trung. Năm 1968, để tránh sự nhầm lẫn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trong giao dịch hàng ngày của nhân dân giữa hai xã: Đông Trạch và Đồng Trạch; xã Đông Trạch được đổi thành xã Hòa Trạch. Năm 1986, trước yêu cầu thành lập trung tâm hành chính của Huyện và một số xã thuộc vùng kinh tế mới, Chính phủ đã có quyết định thành lập thị trấn Hoàn Lão ( tách từ một phần đất đai của xã Tây Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch và một phần dân số của xã Trung Trạch...) và hai xã Phú Định, Sơn Lộc. Hiện nay, toàn huyện Bố Trạch có 28 xã, 2 thị trấn trong đó có 11 xã miền núi và rẻo cao. Trãi qua hàng trăm năm thành lập, xây dựng và phát triển với biết bao thăng trầm của lịch sử, huyện Bố Trạch luôn luôn ổn định về mặt địa giới hành chính so với nhiều huyện, thành phố khác trong tỉnh Quảng Bình. Bố Trạch là một huyện ở vào nơi hẹp nhất của đất nước, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng đối với cả nước trong mọi cuộc chiến tranh giãi phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Chính điều đó đã tạo dựng cho người dân Bố Trạch luôn ở trong trạng thái của “người lính khoác áo nông dân” họ luôn được tôi luyện và trưởng thành. Từ trong  khó khăn, gian khổ ác liệt của mưu sinh cuộc sống và đấu tranh sinh tồn đã tạo dựng nên con người Bố Trạch có một bản chất anh dũng,  kiên cường, vững vàng, luôn lạc quan đạp lên trên mọi khó khăn, gian khổ hy sinh,  không khuất phục trước bất cứ kẻ thù hung bạo nào, sống có trách nhiệm với dân tộc và Tổ quốc.                                                                                                                                                                                                         
            Dân số ở Quảng Bình, theo số liệu thống kê năm 2010 toàn huyện có178. 603 người* ( Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bố Trạch đến năm 2020 tr 28). Dân số phân bố giữa các vùng trong huyện không đồng đều. Vùng đồng bằng ven biển, thị trấn mật độ dân số cao hơn nhiều so với vùng miền núi. Dân cư ở Bố Trạch chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra có một số dân tộc ít người Bru-Vân kiều, Chứt gồm các nhóm Khùa, Mày, Rục, Mã Liềng...sống tập trung ở hai xã  miền núi Tân Trạch và Thượng Trạch và bản Rào Con của xã Sơn Trạch, bản Khe Ngát thuộc thị trấn Nông trường Việt Trung. Một điều khẳng định dân cư Bố Trạch  chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tỉnh di cư vào dưới thời phong kiến. Sau năm 1945, do yêu cầu của chiến đấu chống quân xâm lược Pháp và đế quốc Mỹ, hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã đến vùng đất Bố Trạch chiến đấu và phục vụ chiến đấu, chiến tranh kết thúc nhiều người đã ở lại đây thành lập gia đình sinh cơ lập nghiệp... Dù định cư ở vùng rừng núi hay sống ở đồng bằng, dù trình độ văn hóa, kinh tế phát triển không đồng đều nhưng các dân tộc ở Bố Trạch từ lâu đã sống gắn bó với nhau thành một cộng đồng dân cư thống nhất, thương yêu, đùm bọc, sống chết có nhau trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất xây dựng và bảo vệ quê hương làm tròn nghĩa vụ với Tổ quốc.
        Vùng đất Bố Trạch vốn là đất nước Chiêm Thành xưa, sau khi cư dân Đại Việt vào định cư, nơi đây trở thành nơi hội tụ của hai nền văn hóa Việt – Chăm. Tuy vậy, trãi qua hàng trăm năm định cư nền văn hóa Đại Việt ngày càng được định hình và phát triển rực rỡ trở thành văn hóa chủ đạo. Ngày nay đến với Bố Trạch, người ta dể dàng nhận thấy trên vùng đất này đâu đâu cũng hiện hữu rõ một nền văn hóa Việt từ phong tục tập quán, lễ nghi, tiếng nói, ăn, ở, đi lại, sinh hoạt hàng ngày, quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm...được bảo tồn rõ nét như sách Đại Nam nhất thống chí viết: Làng nào cũng có đình, tế lễ vào mùa xuân, mùa thu, ngày rằm tháng giêng, tháng bảy, tháng mười gọi là tam nguyên, các nhà đêu cúng tổ tiên. Đi cùng với các phong tục tập quán trên đây, ở mỗi làng, thôn Việt các đình làng, đền miếu, chùa được dựng lên, những nơi này vừa thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị vừa là nơi để người dân lao động gữi gắm tâm nguyện và chính những nơi này lưu giữ, bảo tồn những nét văn hóa làng xã Việt. Chính nền văn hóa Việt đó đã tạo nên cội nguồn sức mạnh để nhân dân các làng xã có đầy đủ sức mạnh  để chống chọi với thiên tai, thú dữ, chiến đấu chống kẻ thù xâm lược; điều đó đã được lịch sử dân tộc khẳng định: “nước mất nhưng làng không mất”, “còn làng, còn nước”.
               II- TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
         Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, vùng đất và con người Bố Trạch luôn gắn liền với mỗi bước thăng trầm và phát triển của lịch sử đất nước Việt Nam. Trong những thế kỷ đầu tiên dựng nước, đất nước chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, không chịu cảnh  sống trong cảnh “ nước mất, nhà tan” vào năm 40 – 43, Hai Bà Trưng đã nỗi dậy phất cờ khởi nghĩa, trong cuộc đấu tranh vũ trang giành độc lập đầu tiên cuardaan tộc ta đã có sự đóng góp của người dân vùng đất nam Hoành Sơn, sách Đại Việt sử lược đã ghi : Dân ở Cửu Chân và Nhật Nam đều hưởng ứng cả. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược cuối thế kỷ XIII (1285), Bố Trạch là một trong những “ phên dậu” vững chắc ở phía nam nước Đại Việt. Nhân dân Bố Trạch cùng với nhân dân trong vùng đã tích cực tham gia cùng quân đội Đại Việt chiến đấu mũi tấn công vu hồi của quân Nguyên do tướng Toa Đô chie huy từ Chăm Pa đánh ra, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề, góp phần bảo vệ vững chắc bờ cõi phía nam Đại Việt.
          Năm 1425, dưới cờ khởi nghĩa của Lê Lợi, nhân dân vùng Hà Khương huyện Bố Trạch đã nhất loạt nỗi dậy tham gia cùng nghĩa quân Lam Sơn do tướng Lê Hãn chỉ huy chiến đấu đánh tan quân Minh ngay tại trên dòng sông Gianh góp phần giãi phóng Tân Bình ( Quảng Bình và bắc Quảng Trị) khỏi ách thống trị của nhà Minh. Sau khi quê hương được giãi phóng: “ tại đây quân Lê Lợi đã chọn lấy những người tinh nhuệ, chia cắt quân hiệu tiến ra Đông đô tiếp tục cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh” * ( Lịch sử Việt Nam – Sdd tr 246)
          Vào thế kỷ XVIII, trong cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn, trên vùng đất đôi bờ sông Gianh đã xảy ra 7 cuộc chiến tranh lớn giữa quân đội chúa Trịnh và chúa Nguyễn.  Trong cảnh “ nồi da, xáo thịt” do chiến tranh gây ra, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã nổ ra mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo.  Sau khi giãi phóng Phú Xuân, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy kéo quân ra Bắc đánh  chúa Trịnh, các tầng lớp nhân dân Bố Trạch đã “ nỗi dậy phối hợp cùng nghĩa quân Tây Sơn đập tan sự kháng cự của 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sông Gianh và tiến ra Bắc Hà đánh đổ chế độ nhà Trịnh, thống nhất đất nước.”* ( lịch sử Việt Nam Sdd tr 343).Tháng 12 năm 1788, nông dân trai tráng Bố Trạch lần nữa lại nô nức gia nhập vào quân đội Tây Sơn cùng vua Quang Trung – Nguyễn Huệ ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược làm nên chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa chấm dứt thời đại xâm lược nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
          Sau khi vua Quang Trung – Nguyễn Huệ lâm bệnh qua đời, lợi dụng tình hình này, Nguyễn Ánh cấu kết với người phương Tây lật đổ triều Tây Sơn lập nên chế độ phong kiến nhà Nguyễn...Giành được quyền thống trị, Gia Long vị vua đầu tiên của triều Nguyễn tập trung củng cố quyền lực, trà thù nhà Tây Sơn, đàn áp khốc liệt các cuộc nỗi dậy của nông dân. Chính sách đối nội phản động, đối ngoại mù quáng của triều Nguyễn đã tạo cơ hội cho thực dân pháp xâm lược nước ta. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng mở màn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Sau khi hiệp ước Pa – tơ – nốt được ký kết giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp, nước ta chính thức rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược.
            Kiên quyết chống lại hành động phản dân hại nước của nhà Nguyễn, quan thượng thư Tôn Thất Thuyết đứng đầu phe “ chủ chiến” đã lên kế hoạch tiến công quân Pháp ở thành Huế. Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã phò vư Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị) và ngày 13 – 7 – 1885 vua Hàm Nghi đã ban chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân phò vua đánh Pháp. Để tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, vua Hàm Nghi đã rời Tân Sở ra miền tây Quảng Bình. Hưởng ứng phong trào Cần vương, nhiều cuộc khởi nghĩa nỗ ra khắp nơi trong cả nước, tại Bố Trạch có cuộc khởi nghĩa của nông dân các địa phương phía bắc Huyện do tướng Lê Mộ Khởi lãnh đạo đã lập căn cứ tại Ba Trại để chống Pháp. Năm 1889, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, phong trào Cần Vương dần dần đi vào thoái trào.
          Sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta, thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa vơ vét của cải, tài nguyên của nước ta trên quy mô lớn. Do vị trí địa lý, tự nhiên của huyện Bố Trạch, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng tuyến đường quốc lộ 1A, đường sắt  đi qua Huyện nối với hệ thống đường quốc gia; xây dựng tuyến đường tỉnh lộ từ Hoàn Lão lên Troóc. Đồng thời thực dân Pháp chiếm hàng trăm héc ta đất vùng Ba Trại, Thọ Lộc để trồng  cây thông nhựa. Năm 1922, thực dân Pháp cho lập sở muối, sở kiểm lâm, sở thương chánh tại Thanh Khê nhằm quản lý chặt chẽ các vật phẩm, sản vật và tiền thuế do nhân dân ta làm ra...Chính từ chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã đưa đến người lao động bị bần cùng hóa, dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc và xuất hiện những mâu thuẫn xã hội cơ bản giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt. Các phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, phong trào yêu nước liên tục nổ ra khắp nơi trong cả nước.
         Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử dân tộc, những cuộc khởi nghĩa của nông dân, phong trào yêu nước khác do các sỹ phu yêu nước lãnh đạo nhưng vì chưa có được một đường lối chính trị đúng đắn, nên không thể đưa sự nghiệp giãi phóng dân tộc đi đến đích thắng lợi cuối cùng.
          Vào những năm đầu của thế kỷ XX, vượt qua tầm nhìn và những hạn chế của các bậc sỹ phu yêu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – người con ưu tú của dân tộc Việt Nam với lòng yêu nước thiết tha, với 10 năm bôn ba hải ngoại đi khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước. Sau cách mạng tháng Mười Nga, Người đã tìm đến với chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế. Người đã trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt Nam và Đông Dương. Cuối năm 1924, Người về Quảng Châu ( Trung Quốc) thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, viết tác phẩm Đường cách mệnh, tuyên truyền và thức tỉnh giai cấp công nhân, nông dân lao động và những thanh niên yêu nước, đầy nhiệt huyết cách mạng, bồi dưỡng, giáo dục họ thành những chiến sỹ cộng sản sẵn sàng xả thân vì giai cấp, vì nhân dân, vì nền độc lập dân tộc.
         Sau khi  Hội Việt Nam  cách mạng thanh niên thành lập, ở Trung Kỳ tổ chức Tân Việt cách mạng đảng  (Đảng Tân Việt) cũng được thành lập, trên quê hương Bố Trạch vinh dự có những người con ưu tú đầu tiên được kết nạp vào tổ chức Tân Việt cách mạng đảng  và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Năm 1929, trước sự phát triễn mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ,  tại Trung Kỳ tổ chức Tân Việt cách mạng đảng tiến hành một chuộc cải tổ sâu sắc về mặt tổ chức nhằm chọn lộc những phần tử đảng viên trung kiên có xu hướng cộng sản tiến tới thành lập một tổ chức Cộng sản. Tháng 7 – 1929, Tổng bộ Tân Việt cách mạng đảng cử đồng chí Lê Viết Lượng cán bộ của Tổng bộ, vào hoạt động và trực tiếp theo giõi, lãnh đạo phong trào cách mạng ở ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên. Tại Quảng Bình, đồng chí Lê Viết Lượng đã ga Bố Trạch (ga Kẻ Rấy)* (ga Bố Trạch lúc đó nằm trên đất xóm Kẻ Rấy, làng Hòa Duyệt nay thuộc xã Tây Trạch – năm 1986, vùng đất ga Bố Trạch của xóm Kẻ Rấy được cắt về cho thị trấn Hoàn Lão. Do ga Bố Trạch ở trên đất xóm Kẻ Rấy, nên trong dân gian gọi đó là ga Kẻ Rấy.) gặp đồng chí Nguyễn Trọng Di xếp ga ( bí danh là xếp ga) và đồng chí Dương Đình Dư thầy giáo làng Hòa Duyệt (bí danh là giáo Duyệt) những đảng viên đảng Tân Việt và các đồng chí Quách Tuân, Quách Vĩnh cơ sở của Hội Việt Nam cách mạng nhằm tìm hiểu tình hình các tổ chức cách mạng và hoạt động của đảng viên Tân Việt ở Quảng Bình. Sau khi Tân Việt cách mạng đảng chuyển hóa thành Đông Dương cộng sản liên đoàn, tháng 12 – 1929, đồng chí Lê Viết Lượng từ Huế ra ga Thuận Lý gặp đồng chí Điện ( Đèn) tiếp đó ra ga Bố Trạch gặp hai đồng chí: Nguyễn Trọng Di và Dương Đình Dư, tại cuộc gặp này đồng chí Lê Viết Lượng thông báo tình hình chuyển hóa của của Tân Việt cách mạng đảng thành Đông Dương cộng sản liên đoàn, đồng thời chính thức cộng nhận tổ chức Tân Việt cách mạng đảng ở ga Bố Trạch là chi bộ đảng của Đông Dương cộng sản liên đoàn gồm có ba đồng chí: Điện, Nguyễn Trọng Di và Dương Đình Dư do đồng chí Điện làm bí thư* ( Theo hồi ký của đồng chí Lê Viết Lượng, bản đánh máy, tr.... tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo huyện ửy Bố Trạch).
         Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào cách mạng đòi hỏi phải có một chính đảng duy nhất lãnh đạo, ngày 3 – 2 -1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản tiến hành Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng cộng sản Việt Nam, sau đổi tên là Đảng cộng sản Đông Dương. Từ đây, ở Việt Nam và Đông Dương có một tổ chức cộng sản thống nhất, một chính Đảng của giai cấp công nhân trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước, giãi phóng dân tộc. Trong chánh cương sách lược vắn tắt của Đảng xác định rõ đường lối cách mạng Việt Nam: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công nông binh.Tổ chức ra quân đội công nông* ( Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb chính trị quốc gia, H 2005, t2 tr2). Quân đội công nông là công cụ bạo lực sắc bén, nồng cốt cho toàn dân đánh giặc. Mục tiêu cách mạng của Đảng cộng sản phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tháng 10 – 1930, trong Hội nghị lần thứ nhất của Đảng, đồng chí Trần Phú đã trình bày bản luận cương chính trị quan trọng của Đảng. Bản luận cương tiếp tục khẳng định đường lối cơ bản được nêu trong chánh cương vắn tắt của cách mạng Việt Nam. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và xứ ủy Trung Kỳ về việc phát triển tổ chức Đảng trong các địa phương. Sau khi chỉ đạo thành lập Tỉnh ủy Thừa Thiên và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Viết Lượng xứ ủy viên xứ ủy Trung Kỳ tiếp tục ra chỉ đạo thành lập Tỉnh ủy Quảng Trị ( 20-4-1930), đồng chí Lê Viết Lượng ra huyện Bố Trạch chỉ đạo thành lập tổ chức Đảng ở Quảng Bình. Ngày 22 – 4 -1930, tại ga Bố Trạch ( ga Kẻ Rấy), dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Viết Lượng, chi bộ Đảng cộng sản việt Nam đầu tiên của huyện Bố Trạch và trên đất Quảng Bình được thành lập * (thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình khóa XV.......). Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Quảng bình có ba đồng chí: Nguyễn Trọng Di * (xếp ga Bố Trạch), Dương Đình Dư *(thầy giáo làng Hòa Duyệt) và đồng chí Điện *(công nhân nhà máy đèn Đồng Hới), đồng chí Đèn được bầu làm Bí thư chi bộ. Việc thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam ga Bố Trạch đã được đồng chí Lê Viết Lượng báo cáo lên Xứ ủy Trung Kỳ thông qua tỉnh ủy Quảng Trị công nhận là một bộ phận của Đảng cộng sản Việt Nam đây được xem là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu một bước chuyển mới về chất của phong trào cách mạng ở huyện Bố Trạch nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Cùng với các địa phương khác, phong trào cách mạng ở Quảng Bình diễn ra khá mạnh mẽ. Mỡ đầu là hoạt động hưởng ứng cao trào cách mạng 1930 – 1931 Xô Viết Nghệ - Tỉnh tại thị xã Đồng Hới và huyện Bố Trạch. Đỉnh cao là vào ngày Quốc tế lao động 1 – 5 - 1930, ngày 14 – 7 - 1930 ngày lễ quốc khánh nước cộng hòa Pháp, ngày 1 – 8 – 1930 ngày phản đối đế quốc chiến tranh, ủng hộ Xô Viết Nghệ - Tỉnh, ủng hộ Nga Xô, các đồng chí đảng viên chi bộ ga Bố Trạch đã phối hợp với các cơ sở cách mạng ở Đồng hới tổ chức rãi truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm ngay trên các trục đường chính từ cầu Mụ Kề, nhà thương vào đến nhà Bưu điện, hoành cung...ngay giữa trung tâm thị xã. Tại Bố Trạch, trong những ngày đầu tháng 6 – 1930 chi bộ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của nông dân làng Võ Thuận trong vụ án mạng chị Lê Thị Thận;  tháng 7 lãnh đạo cuộc đấu tranh của nông dân làng Hoàn Phúc chống tên địa chủ Bùi Huy Tín cấu kết với bọn hương lý mua đất đầm phá Hạc Hãi; tháng 8 chi bộ lãnh đạo công nhân và nông dân các làng dọc đường tỉnh lộ 2 đấu tranh chống đánh đập phu làm đường, đòi tăng lương giảm giờ làm..Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Viết Lượng, hoạt động của chi bộ Đảng ga Bố Trạch và phong trào cách mạng ở hai địa phương thị xã Đồng Hới và huyện Bố Trạch đầu năm 1930 phát triễn mạnh mẽ. Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động rãi truyền đơn, treo cờ Đảng tuyên truyền cách mạng vận động, kêu gọi và tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại ách thống trị và sự áp bức của chính quyền thực dân và phong kiến; Chi bộ đảng ga Bố Trạch còn đi sâu tuyền truyền, giáo dục giác ngộ cách mạng , xây dựng cơ sở đảng trong một số công nhân đường sắt làm việc ở ga Ngân Sơn, ga Sa Lung và trong nông dân. Tại Làng Lý Hòa, đảng viên chi bộ ga Bố Trạch cùng đồng chí Lê Viết Lượng đã tuyên truyền vận động được một số ngư dân thành cơ sở cách mạng và tháng 8 – 1930 đã thành lập tổ Nông hội đỏ, một tổ chức quần chúng cách mạng đầu tiên ở Quảng Bình dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ga Bố Trạch. Tháng 5 – 1931, phát hiện được các hoạt động của chi bộ Đảng ga Bố Trạch, chính quyền thực dân Pháp ở Quảng Bình đã điều lực lượng quận đội ở thị xã Đồng Hới ra khủng bố, lùng bắt các đồng chí đảng viên cộng sản và trấn áp phong trào cách mạng địa phương; hầu hầu hết đảng viên chi bộ Đảng ga Bố Trạch bị địch bắt và kết án tù với mức cao nhất 5 năm. Chính vì vậy hoạt động của chi bộ Đảng ga Bố Trạch và phong trào cách mạng của quần chúng tạm thời lắng xuống.
         Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố nhưng với tinh thần cách mạng của người đảng viên cộng sản dù ở trong nhà tù đế quốc hay được địch sớm thả tự do, những người đảng viên chi bộ Đảng cộng sản ga Bố Trạch vẫn luôn tin tưởng vào lý tưởng mà mình đã chọn, đợi có thời cơ là hoạt động. Từ năm 1935 trở đi, các đồng chí đảng viên có số hạn tù cao nhất được trả tự tục hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng trong điều kiện đứt liên lạc, thiếu sự chỉ đạo của Trung ương và Xứ ủy. Tuy vậy, với sự bao quát, nhạy bén trong nắm bắt tình hình và với ý chí cách mạng của người đảng viên cộng sản, các đồng chí đảng viên đã tiếp tục hoạt động xây dựng cơ sở, vận động tập hợp quần chúng đem đến phong trào  cách mạng dần dần được khôi phục và phát triển. Qua các cuộc vây ráp lùng bắt cán bộ cách mạng trong những năm 1930 – 1931, nhân dân càng thấy rõ bộ măt thật của thực dân pháp và bọn phong kiến tay sai. Do đó, sau khi Mặt trận dân chủ thành lập, đông đảo quần chúng nhân dân đã hưởng ứng tham gia cùng nhau chống Pháp. Trong các cuộc biểu tình đón phái đoàn Gô Đa,  hai lần bầu đại biểu vào Viện dân biểu Trung Kỳ, dưới sự lãnh đạo của các đồng chí đảng viên và quần chúng trung kiên, quần chúng nhân dân khắp các địa phương trong huyện đã vận động nhau đi bỏ phiếu cho các đại biểu do mặt trận phản đế giới thiệu và cử đại diện quần chúng vào Huế trình bản “ Dân nguyện” gồm 10 điều thỉnh cầu gữi lên Viện dân biểu đã  thu được những thắng lợi bước đầu.
           Tháng 9 – 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, tình hình Đông Dương và Việt Nam có những chuyển biến mau lẹ. Để nhanh chóng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, tháng 11 – 1939, Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 6, quyết định chuyển Mặt trận dân chủ thành Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương và chuyển mọi hoạt động cách mạng từ công khai, nữa công khai vào hoạt động bí mật. Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã đẩy các bên tham chiến vào vòng xoáy, nước Pháp ngày càng lún sâu vào cuộc chiến tranh và nhận lấy những tổn hại vô cùng to lớn về quân sự, kinh tế - xã hội. ở Đông Dương, lợi dụng tình hình khó khăn của Pháp, phát xít Nhật tiến vào Việt Nam, nhân dân Việt Nam trong cùng một lúc chịu cảnh sống: “ một cổ hai tròng”.
            Tháng 1 – 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5 – 1941, Trung ương Đảng họp Hội nghi lần thứ 8, quyết định chuyển trọng tâm cuộc cách mạng giãi phóng dân tộc lên hàng đầu và khẳng định: “ Trong lúc này nếu không giãi quyết được vấn đề giãi phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia , dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”* ( Nghị quyết hội nghi TW lần thứ 8 Sdd) Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tổ chức lực lượng vũ trang, chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghi cũng đề ra Điều lệ tóm tắt của Đảng và Điều lệ của các tổ chức đoàn thể cứu quốc. Trong đó có Điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc, quy định về mặt tổ chức: “ Mỗi đoàn thể cứu quốc của Việt Minh  tổ chức ra tiểu tổ du kích...có từ ba đến bảy đội viên thi tổ chức một tiểu tổ du kích cứu quốc, có một tiểu tổ  đội trưởng chỉ huy, có từ 2 tiểu tổ du kích trở lên thì tổ chức thành liên tiểu tổ, có một liên tiểu tổ đội trưởng và phó liên đội và một ủy viên chính trị chỉ huy.* ( Đảng CSVN, văn kiện Đảng toàn tập, Sdd 2000 t7, tr160 – 161).
          Năm 1940, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến quan trọng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27 – 9 -1940), Nam Kỳ ( 22-11-1940), Đô Lương ( 13-1-1941) trong cả nước nhiều tổ chức vũ trang được thành lập. Thực hiện chủ trương của Hồ Chủ Tịch, ngày 22-12-1944 đội Việt Nam tuyên truyền giãi phóng quân được thành lập. Đây là giai đoạn phong trào cách mạng trong cả nước bước vào thời kỳ hoạt động khẩn trương và sôi nổi nhất.Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. Tiếp đó Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị: “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta..” trong đó khẳng định “ cuộc đảo chính sẽ tạo ra một tình hình khủng hoảng chính trị sau sắc là cho những điều kiện của cuộc khởi nghĩa vũ trang mau chóng đi tới cổ chín muồi..”. Đồng thời với chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ từ ngày 16 đến 20-4-1945 cũng xác định “ Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật, để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ”.*( ĐCSVN văn kiện Đảng toàn tập Sdd 2000, tr391). Tại Quảng Bình do mất liên với Trung ương và Xứ ủy nên mãi đến tháng 3-1942, tỉnh ủy Quảng Trị cử đồng chí Bùi Trung Lập ra truyền đạt Nghị quyết Trung ương 8. Đồng chí Bùi Trung Lập đã đến Lệ Thủy truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 cho các đồng chí đảng viên chi bộ Mỹ Thổ-Trung Lực. Tại huyện Quảng Trạch, đồng chí Bùi Trung Lực tuyền đạt cho các đồng chí trong Ban cán sự Phủ ủy và tại Đồng Hới, đồng chí Bùi Trung Lập truyền đạt tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 cho đồng chí Hoàng Văn Diệm. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, các tổ chức Đảng ở Quảng Bình đã nhanh chóng tuyền đạt cho các cho các tổ chức Đảng, các đảng viên và quần chúng  trung kiên. Tháng 2-1942, tại hai huyện Lệ Thủy và Quảng Trạch đã thành lập Măt trận Việt Minh. Cùng với các địa phương trong tỉnh, tại huyện Bố Trạch các đồng chí Dương Đình Dư, Phan Khắc Diến *( người làng Lý Hòa) được đồng chí Hoàng Văn Diệm truyền đạt nội dung Nghị quyết Trung ương 8, cũng vào thời gian này Phủ ủy Quảng Trạch cử nhiều đảng viên vào các địa phương Hòa Duyệt, Cự Nẫm Lý Hòa, Cao Lao Hạ hoạt động dạy học để tìm bắt liên lạc với các đảng viên và xây dựng cơ sở cách mạng.......tháng 6-1945 Việt Minh huyện đã phối hợp tổ chức đêm đốt lữa trại cho 500 thanh niên hai địa phương Bố Trạch và thị xã Đồng Hới tại sân vận động Hoàn Lão. Ngay sau đốt lữa trại, tại nhà anh Nguyễn Thừa Hạ ( thôn Trung Đông xã Trung Trạch), Mặt trận Việt minh huyện Bố Trạch được thành lập, đồng chí Dương Đình Dư được bầu làm chủ tịch Mặt trận.  Thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng về công tác Đảng và Mặt trận Việt Minh: phải tổ chức những ủy ban quân sự, chính trị chỉ huy đặc biệt của các đội du kích...các Đảng bộ phải tổ chức và củng cố các độ tự vệ và tiểu tổ du kích, đồng thời phải huấn luyện quân sự cho các tổ chức ấy.* (Lịch sử Đảng bộ Quân khu 4 trong kháng chiến chống pháp (1945-1954) nxb QĐND)   Nhận thức sâu sắc vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh và vai trò đấu tranh vũ trang cách mạng trong cách mạng giãi phóng dân tộc. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp,  tại Quảng Bình, ngày 2-7-1945, đã tiến hành Hội nghị Đảng toàn tỉnh tại chùa An Xá ( Lệ Thủy) trong hội nghị này huyện Bố Trạch có đồng chí Dương Đình Dư tham dự; Hội nghị đã nhất trí bầu ra “ Ban vận động thống nhất Đảng gồm có 3 đồng chí: Đoàn Khuê ( Trưởng Ban), Võ Hồng Thanh và Võ Thuần Nho ( Lịch sử cạch mang tháng 8 tỉnh Quảng Bình ( sơ thảo) Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình biên soạn và ấn hành năm 1974 tr 44, 45, 46). Ngày 4-7-1945, tại trại xản xuất An Sinh ( xã Trường Thủy, Lệ Thủy) đã diễn ra Hội nghị thành lập Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Bình, tại Hội nghị này Bố Trạch có đồng chí Dương Đình Dư tham gia. Hội nghị đã bầu Ban chấp hành gồm 07 đồng chí, cử ra Ban thường trực gồm 3 đồng chí: Đoàn Khuê, Võ Hồng Thanh, Võ Thuần Nho, trụ sở Tỉnh bộ Việt Minh tại làng Mỹ Thổ ( Lệ Thủy), và vạch ra chương trình hành động “ Gấp rút thống nhất lực lượng Việt Minh, củng cố Ban chấp hành Việt Minh, xúc tiến việc tự vệ chiến đấu, xây dựng lực lượng vũ trang. Thành lập chiến khu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung phong”* (Lịch sử cách mạng tháng 8 Sdd). Chỉ sau một thời gian ngắn từ tháng 6 đến tháng 7-1945, ở Bố Trạch phong trào cách mạng đã có bước chuyển mới rất cơ bản. Sau chiền thắng Phát xít Đức, ngày 13-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Phát xít Nhật ở Mãn Châu ( Trung Quốc), ngày 15-9-1945, phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và quân đồng minh không điều kiện. Ở Đông Dương phát xít Nhật hoang mang cực độ...thời cơ cách mạng đã xuất hiện. Hưởng ứng lời kêu gọi “ Toàn quốc tổng khởi nghĩa” của chủ tịch Hồ Chí Minh và quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Ngày 17-8-1945, Tỉnh bộ Việt Minh Quảng Bình họp Hội nghị tiếp nhận lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng do đồng chí Tố Hữu vào truyền đạt, tại hội nghị này đại diện cho Việt Minh Bố Trạch dự họp có đồng chí Đoàn Bá Thừa. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 23-8-1945 làm ngày khởi nghĩa chung của toàn tỉnh và bầu Ủy Ban khởi nghĩa và Ủy Ban nhân dân cách mạng lâm thời của tỉnh do đồng chí Trần Văn Sớ làm chủ tịch.
         Không khí cách mạng sôi sục khắp nơi, quần chúng nhân dân bừng bừng khí thế, chỉ chờ có lệnh là vùng lên khởi nghĩa.
         Thực hiện kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, ngày 21-8-1945, Huyện bộ Việt Minh Bố Trạch triệu tập Hội nghị tại ga Bố trạch, Hội nghị thảo luận và thống nhất kế hoạch khởi nghĩa chung của huyện: Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện đường Hoàn Lão và thanh khê. Huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia lấy lực lượng tự vệ và các đội tuyên truyền xung phong làm nồng cốt. Thời gian khởi nghĩa vào lúc 5 giờ sáng ngày 23-8-1945. Hội nghị bầu Ủy ban khởi nghĩa và Ủy Ban nhân dân cách mạng lâm thời Huyện do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ tịch.
          Đêm 22 rạng sáng ngày 23-81945, các tầng lớp nhân dân các địa phương xung quanh Hoàn Lão với băng cờ, biểu ngữ, gươm, giào gậy gộc kéo về ga Bố Trạch cờ lệnh của Ủy Ban khởi nghĩa Huyện. Trước khí thế sục sôi cách mạng của đoàn người Khởi nghĩa,  vào lúc 1 giờ sáng ngày 23-8-1945,Ủy ban khởi nghĩa Huyện đã phát lệnh khởi nghĩa. Dòng người khởi nghĩa từ ga Bố trạch và các ngã đường nhanh cóng kéo về Hoàn Lão, bao vây Huyện đường, trại lính lệ, áp đảo kẻ thù ngay từ  phút đầu tiên. Tại Thanh Khê, sau khi tiếp nhận được lệnh khởi nghĩa đã nhanh chóng vượt sông Thanh Ba sang phối hợp với quần chúng ở thanh Khê bao vây sở muối, sở thương chánh, sở kiểm lâm và trại lính. Trước áp lực của cách mạng, huyện trưởng Tôn Thất Chiêm Sử, quan lại  và một số lý trưởng khét tiếng gian ác,  ngoan cố phải cúi đầu khuất phục trước sức mạnh của quần chúng nhân dân. Cùng cuộc khởi nghĩa ở Huyện đường Hoàn Lão và Thanh Khê, Ủy Ban khởi nghĩa các địa phương theo kế hoạch đã chủ động tổ chức quần chúng đứng lên khởi nghĩa thu thắng lợi lớn.
           Sáng ngày 23-8-1945, Ủy Ban khởi nghĩa Huyện tổ chức cuộc mít tin lớn, đồng chí Dương Đình Dư thay mặt Ủy Ban khởi nghĩa Huyện trịnh trọng tuyên bố với nhân dân toàn huyện: xóa bỏ bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng. Công bố chính sách của Mặt Trận Việt Minh và kêu gọi nhân dân đoàn kết cùng nhau bảo vệ nền độc lập dân tộc, sẵn sàng chiến đấu đánh bại các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, xây dựng cuộc sống mới; đồng thời tuyên bố ra mắt Ủy Ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Bố Trạch do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ tịch.
          Như vậy, chỉ trong vòng 7 ngày từ 17 đến 23, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và lời kêu gọi tổng khởi nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ đảng viên và lực lượng Việt Minh Bố Trạch đã lãnh đạo nhân dân , tự vệ, toàn huyện cùng với nhân dân cả nước nhất tề dứng dậy Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đập tan bộ máy thống trị của thực dân Pháp và phong kiến Nam triều, giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng tháng 8-1945 thành công ở Bố Trạch và các huyện trong tỉnh cùng như cả nước là cả một quá trình đấu tranh kiên cường và sự hy sinh vô cùng anh dũng của biết bao đảng viên cộng sản và chiến sỹ cách mạng trung kiên và sự hy sinh của lớn lao của nhân dân suốt thời kỳ cách mạng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cuộc  đấu tranh cách mạng giãi phóng dân tộc. Trãi qua 15 năm đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã giành được chính quyền  một lần nữa khẳng định truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta vì nền độc lập dân tộc là vĩnh cữu, và vô địch.
       Trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam, cùng với sự phát triễn ngày càng lớn mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch có sự phát triễn không ngừng. Từ các tổ tự vệ các địa phương phát triễn lên thành trung đội du kích tập trung, tiên tới thành lập đại độ bộ đội địa phương Huyện và dưới nó là hàng trăm trung đội du kích, dân quân tự vệ trong các địa phương, cơ quan, xí nghiệp...Đi cùng sự phát triễn của lực lượng vũ trang chiến đấu, tổ chức Đảng, hệ thống bộ máy chỉ huy, quản lý quân sự ra đời. Từ một đồng chí đảm nhiệm chức vụ Ủy viên quân sự nằm trong cơ quan Huyện ( gồm Huyện ủy, Ủy Ban hành chính kháng chiến, Mặt trận đoàn thể), đến Huyện đội bộ và Ban chỉ huy quân sự Huyện. Tổ chức Đảng từ chổ sinh hoạt Chi bộ Đảng cơ quan Huyện, đến thành lập chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ và Đảng bộ Ban chỉ huy quân sự Huyện.
        Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân Khu, Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh mà trực tiếp của Ban chấp hành đảng bộ  Huyện và Đảng ủy các xã, thị trấn, hệ thống tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang Huyện không ngừng được tăng cường, củng cố và hoàn thiện đúng theo yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang. Chính vì vậy, công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức, chỉ huy và các hoạt động xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu, lao động sản xuất, công tác quần chúng của Đảng bộ quân sự Huyện ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
                                     Phần thứ nhất.
        TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CƠ QUAN CHỈ HUY QUÂN SỰ VÀ ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG,  LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÙNG TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ( 1945 – 1954)
                                            Chương 1
             THÀNH LẬP CÁC ĐỘI TỰ VỆ ĐẦU TIÊN CỦA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN CÙNG THAM GIA KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC  ( 1945 – 3 – 1947).
            1* TỔ CHỨC ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG TRỰC TIẾP TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO  LỰC LƯỢNG TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.
        Trong tác phẩm Đường cách mệnh, nói về cách mạng Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: Muốn làm cách mạng thành công, phải biết dựa vào lực lượng  quần chúng nhân dân, chủ yếu là lực lượng công nhân và nông dân, phải có Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lê nin vững mạnh, thống nhất, hy sinh, gan gốc* ( Tập bài giảng lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H 1977, tr66). Ngay sau khi ra đời, với sứ mệnh là một chính Đảng nắm quyền lãnh đạo, Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định con đường duy nhất đúng để giành chính quyền là phải sử dụng cách mạng bạo lực. Trong thông báo ngày 3-1-1931, gửi các Xứ ủy, Ban thường vụ Trung ương Đảng chỉ rõ: “ Phải dựa vào sức mạnh của quần chúng mà chống khủng bố, đồng thời phải đẩy mạnh phát triển các đội tự vệ công nông để bảo vệ cho quần chúng đấu tranh...khi có đấu tranh thì các đội tự vệ phải đi đầu, đi kè quần chúng mà hộ vệ...”* (Lịch sử ĐCSVN Sdd tr145).Tại  Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ nhất ( tháng 3-1935) xã định: “ Không có một sản nghiệp nào, một làng nào có cơ sở Đảng, có Đoàn, có các hội quần chúng mà không có tổ chức đội tự vệ...”* ( lịch sử ĐCSVN  Sdd, tr 146).
      Sau khi ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta nổ ra mạnh mẽ, rộng khắp trong cả nước. Chính từ trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, các tổ chức Đảng các địa phương được thành lập. Tại ga Bố Trạch, ngày 22-4-1930 Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên của Huyện Bố Trạch và cũng là chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên trên đất Quảng Bình được thành lập.* ( lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, t1 1930-1954 sơ thảo, tr40 và thông báo...........................).
       Để thực hiện vai trò lãnh đạo của mình, ngoài các hoạt động rãi truyền đơn, treo cờ Đảng kêu gọi, vận động công nhân, nông dân, học sinh trí thức đứng dậy đi theo Đảng làm cách mạng đánh đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành độc lập dân tộc. Tổ chức Đảng và các đồng chí đảng viên chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng xây dựng những quần chúng trung kiên trở thành các cơ sở cách mạng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng quần chúng cách mạng cho việc đấu tranh chính trị và xây dựng tự vệ vũ trang cách mạng của Đảng.
         Ngày 1- 9-1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Hai ngày sau Pháp và Anh tuyên chiến với phát xít Đức. Đông Dương là thuộc địa của Pháp, nên nhanh chóng bị lôi cuốn vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh. Tháng 6-1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng. Phát xít Nhật lợi dụng cơ hội đó liền nhảy vào xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng để cho quân Nhật chiếm đóng Đông Dương.  Từ đây, nhân dân Việt Nam bị hai tầng áp bức, bóc lột hết sức nặng nề. Với truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất, kiên cường, lại được Đảng công sản giáo dục và lãnh đạo, nhân dân ta đã liên tiếp nỗi dậy chống cả Pháp lẫn Nhật. Sau hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), Nam Kỳ ( 23-11-1940) và cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941)tuy chưa giành được thắng lợi, nhưng đó là tiếng súng cho các cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương* ( Văn kiện Đảng t1 1930-1945 Sdd tr189). Thời cuộc diễn biến ngày một mau lẹ đòi hỏi Đảng phải tăng cường lãnh đạo chặt chẽ và cụ thể hơn.
           Tháng 5-1941, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 8, để ra nhiệm vụ về chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giãi phóng dân tộc và quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Hội nghị xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa, xem đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay,* (Sdd tr213)tiến hành xây dựng khu căn cứ du kích. Hội nghị nhấn mạnh “ phải luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng, nhằm vào cơ hội thuận lợi hơn cả mà đánh lại quân thù...lúc đó với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mỡ đường cho tổng khởi nghĩa to lớn hơn.*( Sdd tr 213).
            Năm 1945, Hồng quân Liên Xô quét sạch phát xít Đức ra khỏi biên giới và tiếp tục truy kích chúng đến sào huyệt Đức quốc xã. Trên mặt trận Thái Bình Dương, quân đội Nhật liên tiếp bị thất bại, vận mệnh phát xít Nhật đang từng ngày, từng giờ lung lay tận gốc. Ở nước Pháp, sau khi Pa-ri được giãi phóng và trước thế khốn quẩn của Nhật, bọn Pháp phái Đờ-Gôn ở Đông Dương âm mưu chờ đợi khi quân đồng minh vào đánh Nhật sẽ ngóc đầu dậy khôi phục quyền thống trị của của chúng. Mâu thuẫn Pháp-Nhật ngày càng gay gắt, tình thế Nhật trên mặt trận Thái Bình Dương ngày càng khốn quẩn buộc Nhật phải tính toán làm cuộc đảo chính, hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương và ngăn ngừa hậu họa khi quân đồng minh kéo vào.
              Đêm 9-3-1945, cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương, Nhật nổ súng tấn công Pháp, chưa đầy  một ngày sau quân đội Pháp đã quỳ gối đầu hàng nhục nhã. Trước tình hình thế giới và trong nước có sự chuyển hướng mau lẹ, từ ngày 9 đến 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị và ra chủ trương “ Phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc khởi nghĩa”* ( Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta; Văn kiện Đảng  (25-1-1939 đến 2-9-1945 ) NxbST H1963 tr474 ). Hội nghị cũng ra chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
          Xuất phát từ đặc điểm riêng của Quảng Bình đến lúc này toàn tỉnh chưa có một tổ chức Đảng thống nhất, các tổ chức cơ sở đảng được thành lập và chịu sự chỉ đạo từ những đầu mối khác nhau, thậm chí có địa phương chưa có tổ chức đảng, có nơi đảng viên hoạt động trong bí mật không dám bắt liên lạc với các đảng viên ở nơi khác đến hoạt động...chính vì thế  trong một thời gian dài việc tiếp nhận các Nghị quyết 6, 7 và 8,  của Trung ương Đảng và các chủ trương, chỉ thị của Xứ ủy chậm  từ đó  việc triển khai tổ chức thực hiện hoàn toàn bế tắc, đưa đến phong trào cách mạng trong các địa phương của tỉnh Quảng Bình phát triển không mạnh, không đồng đều, thiếu sự thống nhất
            Nằm trong bối cảnh phong trào cách mạng chung của cả Tỉnh, tại Bố Trạch do hậu quả của cuộc khủng bố năm 1931, một số đảng viên  “ Chi bộ ga Bố Trạch” bị địch bắt kết án tù, số còn lại bị trục xuất khỏi địa bàn.Vì vậy sau năm 1935, trong suốt một thời gian dài, tổ chức Đảng của huyện không có đủ điều kiện để  phục hồi. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc nối lại liên lạc với cấp trên để nắm bắt các Nghị quyết, chủ trương của Trung ương Đảng và của Xứ ủy. Với tinh thần cách mạng của người Đảng viên cộng sản, các đồng chí Dương Đình Dư, Quách Tuân... đảng viên “ Chi bộ ga Bố Trạch” sau khi mãn hạn tù trở về địa phương đã chủ động tự tìm hiểu nắm bắt tình hình cách mạng trong vùng, tìm bắt liên lạc với đồng chí Hoàng Văn Diệm cơ sở Đảng ở thị xã Đồng Hới, qua đó đã định hướng hoạt động, tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng củng cố lại phong trào..   ( Bổ sung sư kiện vụ bán vãi, đố lữ trại ở Đức Trạch....)
         Trong tình hình phong trào cách mạng ở một số tỉnh miền trung phần tán về lực lượng, thiếu sự lãnh đạo thông nhất của một tổ chức đảng, ngày 27-6-1945, Trung ương Đảng đã gữi thư kêu gọi những người cộng sản ở miền Trung hãy thống nhất lại “ Dưới ngọn cờ chói lọi của Đảng, tụ tập chung quanh Ban chấp hành Trung ương Đảng chuẩn bị lãnh đạo một cuộc chiến đấu quyết liệt, tống cổ giặc Nhật ra khỏi nước, đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim giành lấy độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc”. Thực hiện lời kêu gọi trong thư của Ban chấp hành  Trung ương Đảng, Ủy ban thống nhất Trung kỳ ra lời kêu gọi đoàn kết, đồng thời cử một số cán bộ đến công tác ở các tỉnh miền Trung nơi có phong trào còn yếu.
        Cuối tháng 6-1945, đồng chí Hồng Xích Tâm cán bộ Xứ ủy mang theo chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Thường vụ Trung ương Đảng, thư của Ban chấp hành Trung ương , lời kêu gọi của Ủy ban thống nhất Trung kỳ và các tài liệu của Tổng bộ Việt Minh vào Quảng Bình. Tại Lệ Thủy, đồng chí Hồng Xích Tâm đã gặp một số đảng viên cốt cán bà biện pháp chắp nối liên lạc với các tổ chức đảng và cơ sở cách mạng ở các địa phương để mở hội nghị thống nhất tổ chức Đảng trong toàn tỉnh và tiếp thu chỉ thị “ Nhật –Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Trung ương Đảng.
            Cũng trong thời gian này, phát hiện tổ chức “ thanh niên Phan Anh”  do thủ lĩnh Lê Như Quyến cầm đầu sẽ tổ chức đêm đốt lửa trại tại sân vận động Hoàn Lão. Thấy đây là cơ hội tốt để mở rộng Việt Minh và tổ chức thanh niên cứ quốc mở rộng tầm ảnh hưởng trong dân chúng, đồng chí Dương Đình Dư và các đồng chí cán bộ Việt Minh huyện đã gặp đồng chí Hoàng Văn Diệm, cơ sở đảng ở thị xã Đồng Hới cùng bàn việc tổ chức đưa thanh niên cứu quốc ra tham gia hoạt động đốt lửa trại với thanh niên Phan Anh, qua đó tuyên truyền , vận động, cảm hóa số thanh niên Phan Anh chưa có ý thức rõ rệt về chính trị nên đi theo Việt Minh.
            Trong đêm lửa trại của thanh niên Phan Anh, có hơn 500 thanh niên cứu quốc của Bố Trạch và Đồng Hới kéo về hòa lẫn với thanh niên Phan Anh cùng vui chơi, ca hát, đàm đạo về  con đường hiến thân cho lý tưởng đã chọn. Giữa lúc cuộc vui đang lên đỉnh cao, đồng chí Nguyễn Thưởng cán bộ Việt Minh huyện đã đứng lên diễn thuyết vạch trần những tội ác, âm mưu thủ đoạn của phát xít Nhật dùng thuyết “ Đại đông Á” thuyết “ Đồng văn, đồng chủng”  để ru ngủ, lôi kéo nhân dân ta nhất là từng lớp thanh niên ủng hộ chính phủ Trần Trọng kim, tham gia vào tổ chức thanh niên Phan Anh đi theo Nhật bán dân, hại nước, kêu gọi thanh niên không nên mắc bẩy của Nhật, hãy đi theo Việt Minh làm cách mạng đánh đuổi phát xít Nhật, giành độc lập đân tộc.
           Sau đêm đốt lửa trại của thanh niên, các đồng chí Dương Đình Dư, Mai Trọng Nguyên, Quách Xuân Kỳ, Phan Khắc Diến, Phan Khắc Hy, Ngô Tán, Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thừa Hạ, Nguyễn Thưởng và đồng chí Phạm Thành* ( Sau năm 1945 là Chi ủy viên chi bộ An Lão) cán bộ của Phủ ủy Quảng Trạch về họp tại nhà đồng chí Nguyễn Thừa Hạ* ( tại thôn 4 xã Trung Trạch hiện nay). Tại cuộc họp này, đồng chí Dương Đình Dư phổ biến chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”của Trung ương và bàn các biện pháp phát triển cơ sở Việt Minh, phát triển lực lượng chính trị, vũ trang, phát động quần chúng đấu tranh và chuẩn bị cho việc khởi nghĩa giành chính quyền. Tại cuộc họp, đồng chí Phạm Thành đã chuyển giao các cơ sở cách mạng ở một số địa phương Bố Trạch do các đồng chí cán bộ phủ ủy Quảng Trạch vào hoạt động xây dựng trong những năm 1943-1944. Để có một tổ chức Việt Minh lãnh đạo thống nhất trong toàn huyện, Hội nghị bầu Ủy ban Việt Minh lâm thời do Dương Đình Dư làm chủ tịch, đồng thời bầu đồng chí Dương Đình Dư làm đại biểu đi dự hội nghị Đảng và Việt Minh toàn tỉnh.
            Ngày 2-7-1945, một cuộc hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh được tổ chức tại chùa An Xá ( huyện Lệ Thủy). Dự hội nghị có 13 đồng chí đảng viên đại diện cho các tổ chức Đảng ở các phủ, huyện và thị xã Đồng Hới, dự hội nghị còn có đồng chí Đoàn Khuê * ( đồng chí Đoàn khuê quê ở Quảng Trị, bị tù ở Ban Mê Thuột) được tổ chức Đảng ở nhà tù Ban Mê Thuột phân công về hoạt động ở Quảng Bình. Sau khi nghe đồng chí Trần Hữu Dực phổ biến tình hình, nhiệm vụ trước mắt và sự cấp thiết phải chuẩn bị mọi điều kiện để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Hội  nghị được  nghe quán triệt chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Thường vụ Trung ương Đảng, bản hiệu triệu của Trung ương Đảng, lời kêu gọi của Ủy ban thống nhất Trung Kỳ. Hội nghiddax thống nhất quyết định: Củng cố tổ chức Đảng ở những nơi đã có, mỡ rộng và phát triển Đảng vào các vùng trọng yếu, nhất là thị xã Đồng Hới, vùng nông thôn, trong từng lớp công nhân. Thống nhất lực lượng Việt Minh trong toàn tỉnh. Chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị  đã cử ra Ban vận động thống nhất Đảng bộ gồm 3 đồng chí,do đồng chí Đoàn Khuê làm trưởng Ban, đồng thời ra lời kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đoàn kết nhất trí, thống nhất hành động, đẩy mạnh cao trào kháng Nhật, cứu nước.
            Như vậy trong một thời gian dài các tổ chức cơ sở Đảng trong tỉnh ta hoạt động độc lập, thiếu sự lãnh đạo tập trung, thống nhất nay Quảng Bình đã có cơ quan Đảng lãnh đạo thống nhất. Việc mở hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh và bầu cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh là một bước ngoặt lịch sử quan trọng mở ra thời kỳ mới-thời kỳ thống nhất tổ chức, thống nhất lãnh đạo, thống nhất lực lương, thống nhất hành động trong toàn tỉnh; tạo ra sức mạnh mới, niềm tin mới đối với cán bộ, đảng viên và các từng lớp nhân dân từ đó vượt qua mọi gian nan, thử thách, đứng lên cùng toàn Đảng, toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
             Sau thành công hội nghị Đảng ở An Xá, ngày 4-7-1945 hội nghị Việt Minh,  toàn tỉnh được triệu tập họp tại trại sản xuất An Sinh ( xã Trường Xuân, Lệ Thủy)  tham dự có 30 đại biểu đại diện cho các huyện, thị trong toàn tỉnh. Sau khi quán triệt  các văn kiện của Trung ương, Xứ ủy, tổng bộ Việt Minh và tinh thần nội dung hội nghị Đảng toàn tỉnh ở An Xá, hội nghi thảo luận, bàn bạc và nhất trí: Thống nhất lực lượng Việt Minh trong toàn tỉnh lấy tên gọi “ Việt Minh cô Tám” , củng cố Ban chấp hành Việt Minh các huyện, thị, giãi tán tổ chức “ Thanh niên Phan Anh”, phát triễn mạnh các tổ chức đoàn thể cứu quốc. Xúc tiến tự vệ chiến đấu, xây dựng lực lượng vũ trang, lập một số chiến khu và căn cứ cách mạng, mua sắm và rèn đúc vũ khí để trang bị cho lực lượng tự vệ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung phong để kịp thời phổ biến chương trình, Điều lệ Việt Minh xuống tận các địa phương, coi trọng công tác tuyên truyền, vận động binh lính, công chức, thương gia ở thị xã Đồng Hới và các huyện lỵ. Đẩy mạnh phong trào chống Nhật thu thốc, chống bắt phu, bắt lính, đòi nhà cầm quyền xuất gạo cứu đói cho nhân dân. Pát hành tín phiếu, vận động nhân dân quyên góp để lập quỷ Việt minh. Quyết định xuất bản tờ báo “ Vì Nước” làm cơ quan ngôn luận của “ Việt Minh cô Tám”.
      Hội nghị bầu Ban chấp hành Việt Minh tỉnh gồm có 7 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Đồng  ( tức Đồng Sỹ Nguyên) làm chủ nhiệm.
            Sau thành công của hai hội nghị cán bộ Đảng và cán bộ Việt Minh toàn tỉnh, đánh dấu những mốc lịch sử quan trọng của phong trào cách mạng ở Quảng Bình trong tiến trình phát triển cách mạng nước ta. Chính điều đó có ý nghĩa quyết định trực tiếp tạo ra những chuyển biến về chất trong việc vận động, tập hợp lực lượng quần chúng cách mạng chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương.
             Để hổ trợ cho lực lượng đấu tranh chính trị, thực hiện chủ trương của hội nghị cán bộ Đảng ở An Xá và hội nghị cán bộ Việt Minh ở An Sinh, ngày 4-7-1945 lực lượng vũ trang nhân dân Quảng Bình chính thức được thành lập. Đây là bước phát triển tất yếu của phong trào cách mạng ở Quảng Bình, là nhân tố không thể thiếu của bạo lực cách mạng trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 và trong suốt cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, quê hương.
             Thực hiện chủ trương của hội nghị Việt Minh tỉnh, trung tuần tháng 7-1945, Ủy ban mặt trận Việt Minh lâm thời huyện triệu tập họp tại tại thôn võ Thuận ( xã Tây Trạch) nghe đồng chí Dương Đình Dư thông báo chủ trương của hội nghị  cán bô Đảng và hội nghị cán bộ Việt Minh toàn tỉnh. Hội nghị thảo luận, bàn bạc thống nhất đề ra chủ trương: Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, phổ biến chương trình, Điều lệ Việt Minh rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức tự vệ chiến đấu ở các địa phương. Phát triển các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh. Đẩy mạnh phong trào chống Nhật, xây dựng lực lượng chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
     Hội nghị bầu Ban chấp hành Việt Minh huyện, do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ tịch.
               Dưới sự lãnh đạo thống nhất của của Mặt trận Việt Minh từ Tỉnh xuống Huyện, ngay sau hội nghị Mặt trận Việt Minh huyện, theo sự phân công các đồng chí cán bộ Việt Minh huyện đi về các địa phương cùng các đồng chí cán bộ Việt Minh thôn, xóm thống nhất lực lượng Việt Minh, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng. Các đội tuyên truyền xung phong của huyện được thành lập. Các đội tự vệ chiến đấu ở các làng, xã được tổ chức. Phong trào luyện tập quân sự diễn ra sôi nỗi khắp nơi, nhất là trong lực lượng thanh niên cứu quốc. Nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm, vũ khí để xây dựng các đội tự vệ chiến đấu và các đội tuyên truyề xung phong. Nhiều cuộc mít tin được tổ chức thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
           Quần chúng được phát động, phong trào cách mạng trong các địa phương phát triển ngày càng mạnh. Các làng Hoàn Lão, Phúc Tự, Lý Hòa, Thanh Khê, Ba Đề, Cao Lao, Phú Kinh, Phú Hữu, Cự Nẫm, Khương Hà, Hòa Duyệt, Vạn Lộc đã thành lập được Mặt trận Việt Minh. Dưới sự lãnh đạo của Việt minh, nhiều cuộc  Mặt trận Việt Minh vận động phụ nữ không basb bạc trắng, đồng , nhôm vụ cho Nhật, nhân dân Hoàn Phúc, Vạn Lộc, Hòa Duyệt đấu tranh chống lại việc kiểm kê lúa gạo, đóng thóc tạ, mua gom thóc gạo của bọn tay sai phát xít Nhật...
            Nhìn chung chỉ sau một thời gian ngắn từ khi tiếp nhận chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”  đến đầu tháng 8-1945, công cuộc chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Bố Trạch đã được tiến hành tích cực, khẩn trương, chu đáo, toàn diện cả về tổ chức bộ máy lãnh đạo, lực lượng đấu tranh chính trị, lực lượng vũ trang, sẵn sàng cho một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ cách mạng xuất hiện.
            II- LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG LÀM NÒNG CỐT TRONG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ TÍCH CỰC CHUẨN BỊ KHÁNG CHIẾN.
                Ngày 16-4-1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tiến công lớn vào Beclin-sào huyệt cuối cùng của Đức quốc xã, chỉ trong vòng hai tuần lễ, 45.000 quân phát xít Đức bị tiêu diệt. Ngày 30-4-1945, lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô phấp phới tung bay trên nốc nhà quốc hội Đức. Ngày 9-5-1945, Đức ký hiệp ước đầu hàng Liên Xô và phê đồng minh không điều kiện. Lò lửa chiến tranh thế giới thứ hai bị dật tắt ở châu Âu, tại châu Á giờ tận số của phát xít Nhật cũng sắp điểm. Thừa thắng xông tới, ngày 9-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Chỉ trong vòng một tuần lễ, quân đội Xô Viết anh hùng đã tiêu diệt hoàn toàn đội quân Quan Đông gồm hơn 1 triệu tên, buộc chính phủ Nhật phải ký hiệp định đầu hàng không điều kiện.
               Sự thất bại của đạo quân Quan Đông đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ quân Nhật ở Đông Dương. Sau một thời gian dài làm mưa, làm gió bọn Nhật ở Đông Dương hoang mang, rệu rã như rắn mất đầu, tại Việt Nam chính phủ tay sai Trần Trọng kim hoàn toàn bị tê liệt từ Trung ương đến làng xã.
              Trước thời cơ ngàn năm có một đã xuất hiện,  Hội nghị toàn quốc của Đảng họp đêm 13-8-1945 tại Tân Trào. Hội nghị nhận định “ Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi...quân Nhật tan rã, mất tinh thần, hàng ngũ chỉ huy Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, bọn việt gian thân Nhật hoảng sợ, toàn dân tộc ta đang sôi nổi đợi chờ giờ khởi nghĩa giành độc lập”*( NQ toàn quốc hội nghị Đảng cộng sản Đông Dương- văn kiện Đảng 1930-1945- tậ III- Ban NCLSĐ TW 1977, tr413).
                 Ngày 17-8-1945, tại thị xã Đồng Hới một hội nghị cán bộ Việt Minh của tỉnh được triệu tập để tiếp nhận lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương do đồng chí Tố Hữu vào truyền đạt*( tại hội nghị này, đại biểu huyện Bố Trạch có đồng chí Đòan  Bá Thừa tham dự). Sau khi tiếp nhận lệnh tổng khởi nghĩa, hội nghị đã thảo luận, bàn bạc kế hoạch, phương pháp tổ chức thực hiện và đi đến thống nhất:
              -Lấy ngày 23-8-1945 làm ngày tổng khởi nghĩa chung của toàn tỉnh.
              -Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Đồng Hới và các Phủ, Huyện trong cùng một ngày, cùng một lúc sau đó giãi quyết hệ thống chính quyền tổng, xã
               -Huy đông các từng lớp nhân dân có lực lương vũ trang và các đội tuyên truyền xung phong làn nồng cốt, khi đi khởi nghĩa quần chúng mang theo cờ đỏ sao vàng, băng khẩu hiệu và vũ khí tự tạo.
              Đối với quân Nhật, Mặt trận Việt Minh có nhiệm vụ giữi tối hậu thư buộc chúng không được can thiệp vào công việc của Việt Minh, đồng thời bố trí lực lương tự vệ theo giỏi chặt chẽ các hoạt động của chúng, nếu có hành động chống đối, cản trở thì kịp thời trừng trị. Đối với ngụy quân, ngụy quyền, Mặt trận Việt Minh cử người đến yêu cầu chúng phải giao lại chính quyền, vũ khí cho Việt Minh.
               Thực hiện kế hoạch của Việt Minh tỉnh, tối ngày 21-8-1945, tại ga Bố Trạch ( ga Kẻ Rấy) Mặt trận Việt Minh huyện triệu tập cuộc họp cán bộ Việt Minh toàn huyện để nghe đồng chí Đoàn Bá Thừa * ( đồng chí Đoàn Bá Thừa, quê xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) truyền đạt kế hoạch  và lệnh tổng khởi nghĩa của tỉnh. Hội nghị đã bàn bạc, thống nhất kế hoạch hành động: Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện đường Hoàn Lão và ở Thanh Khê. Về lực lượng khởi nghĩa, huy động mọi từng lớp nhân dân tham gia, thành lập các đội tự vệ tập trung, lấy lực lượng tự vệ và các đội tuyên truyền xung phong làm nồng cốt.* (.........) Đối với lực lượng ngụy quyền, ngụy quân ở tổng, xã, thôn, Ủy ban khởi nghĩa các địa phương cử người gặp trực tiếp yêu cầu họ chuyển giao chính quyền cho Việt Minh.
           Để nhanh chóng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hoàn Lão trung tâm của huyện, hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng khởi nghĩa khu vực Hoàn Lão phải chiếm được công đường, trại lính, thu toàn bộ hồ sơ, ấn triện ( con dấu),chiếm khu nhà ở của các gia đình quan lại bắt toàn bộ những người làm việc trong chính quyền địch.
            Lực lượng khởi nghĩa ở Thanh Khê gồm có tự vệ và nhân dân các làng Bồ Khê, Thanh Hà, Ba Đề, Cao Lao Hạ, Cao Lao Thượng, Phú Kinh, Phú Hữu... đặt dưới sự chỉ đạo khởi nghĩa vùng Bắc, do đồng chí Trần Quyền phụ trách chung đánh chiếm sở thương chánh, sở kiểm lâm, sở muối, và khu nhà đoan.
           Hội nghị quyết định phát lệnh khởi nghĩa toàn huyện vào lúc 5 giờ sang ngày 23-8-1945. Hội nghị bầu Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ tịch.
              Ngay sau Hội nghị, cán bộ Việt Minh theo kế hoạch lập tức lên đường về các địa phương với một tinh thần hết sức phấn khởi và cũng rất khẩn trương  nhanh chóng bắt tay vào công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Thực hiện quyết định và kế hoạch của Ủy ban khởi nghĩa huyện, để chuẩn bị tốt cho việc khởi nghĩa thắng lợi có nhiều vấn đề đặt ra cấp thiết, trong đó vấn đề lớn nhất là thành lập lực lượng vũ trang cách mạng. Vì vậy, vấn đề cấp bách lúc này ở các địa phương là phải xây dựng tổ, đội tự vệ  tập trung. Vũ khí trang bị cho các đội tự vệ chủ yếu là vũ khí thô sơ giáo mác, đại đao, mã tấu..Để làm nồng cốt cho các đội tự vệ , Ủy ban khởi nghĩa tỉnh tăng cường cho Bố Trạch 5 nghĩa binh và 9 khẩu súng. Công tác luyện tập  cho tự vệ do một số cán bộ Việt Minh có biết ít nhiều về kiến thức quân sự phối hợp với số nghĩa binh do tỉnh bộ Việt Minh tăng cường cùng tham gia hướng dẫn tập luyện. Nhờ gấp rút chuẩn bị, nên chỉ sau hơn một ngày tuyển chọn, các địa phương đã thành lập được các tổ, đội tự vệ và đi vào tập luyện. Đến đêm 22-8-1945, đội ngũ các đội tự vệ đã chỉnh tề, tinh thần phấn khởi, đội lệnh sẵn sàng làm nhiệm vụ. Các đội tuyên truyền xung phong bám sát thôn, xóm, đi sâu vào quần chúng tuyên truyền, giãi thích chương trình công tác, Điều lệ Việt Minh, vận động kêu gọi nhân dân đoàn kết xung quanh Mặt trận Việt Minh, hăng hái tham gia vào các phong trào do Việt Minh phát động, đồng lòng cùng nhau đứng lên chống Nhật, cứu nước.
             Mặc dù hết sức bí mật, nhưng tin khởi nghĩa vẫn nhanh chóng được lan truyền trong nhân dân. Các hội phụ nữ cứu quốc, nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc...vận đông hội viên đóng góp tiền bạc, lương thực, thực phẩm phục vụ lực lượng khởi nghĩa, nhiều chị em phụ nử các xã thức trắng đêm để may cờ. Tại các địa phương, lực lượng tự vệ triển khai chiếm giữ các vị trí quan trọng ở ga Bố Trạch, Thanh Khê, cầu Bùng, cầu Chánh Hòa....tuần tra dọc sông son. Khắp nơi trong làng, ngoài ngõ một không khí  bừ bừng khí thế cách mạng đang chuyển mình mạnh mẽ. Một cuộc đổi đời thật sự khong phải trong ước mơ mà sắp diễn ra thật sự ngay trong đời sống hiện tại.
             Tối ngày 22-8-1945, tại  khu vực huyện đường Hoàn Lão, lực lượng khởi nghĩa các địa phương Hoàn Lão, Hòa Duyệt, Võ Thuận, Hoàn Phúc, Vạn Lộc đi đấu là các đội tự vệ kéo về tập kết ở nhà ga Bố Trạch (ga Kẻ Rấy), tại hướng Bắc, đội tự vệ làng Lý Hòa gồm 16 hội viên do đồng chí Phan Khắc Diến chỉ huy đã  nhanh chóng vượt gần chục cây số lên tập kết tại khu nghĩa địa làng Hoàn Lão chờ lệnh. Tại khu vực khởi nghĩa phía Bắc, các đội tự vệ và lực lương khởi nghĩa các làng Bồ khê phường, Thanh Hà, Bồ Khê... xã tập kết về xóm Lim, tự vệ và lực lượng khởi nghĩa các làng Ba Đề, Thanh Ba, Cao Lao Hạ, Cao Lao Thượng, cao Lao Trung, Phú Kinh, Phú Hữu...tập tung về tại bến đò Thanh Ba. Tại bến đò ngang Thanh Ba hàng chục chiếc đò, thuyền câu được Ủy ban khởi nghĩa điều động về chuẩn bị sẵn sàng chở lực lượng khởi nghĩa qua sông sang Thanh Khê.
       Trước khí thế cách mạng, bọn ngụy quyền từ huyện đến cơ sở hoang mang, lo sợ tin thần lung lay tận gốc rể, hầu hết chánh, phó tổng, lý tưởng, hương lý bỏ việc, đem đồng triện, hồ sơ  giao nộp cho Ủy ban khởi nghĩa. Bọn lính lệ ở huyện đường Hoàn Lão và đồn Thanh Khê án binh bất động không dám phản ứng, nằm im trước khí thế cách mạng của quần chúng.
              Trong đêm 22-8-1945, trong lúc nhân dân toàn huyện đang tập trung lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa, một tiểu đội tự vệ Bố Trạch do đồng chí Lưu Đức Huân* ( cán bộ lão thành cách mạng, quê ở xã Hạ Trạch) chỉ huy đã hàn quân cấp tốc vượt gần 15 km đường bộ từ Hoàn Lão vào Đồng Hới tham gia cùng nhân dân thị xã khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh.
             Đúng 1 giờ sáng ngày 23-8-1945, lệnh khởi nghĩa được ban hành. Tại Hoàn Lão, lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng rời khỏi địa điểm tập kết theo 4 hướng tiến thẳng về bao vây huyện đường, theo sự phân công tự vệ trên các hướng nhanh chóng bao vây khu nhà làm việc, khu lính lệ, khu gia đình quan lại...Bọ địch bị bao vây bốn phía, hoảng hốt lo sợ, nhiều tên lợi dụng lúc lộn xộn trà trộn vào đoàn người khởi nghĩa chạy vào trốn trong nhà dân. Tại khu lính lệ, được cơ sở ta chỉ dẫn, tự vệ ập vào thu gọn 7 khẩu súng. Chỉ trong một thời gian ngắn, tự vệ và lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ huyện đường Hoàn Lão, bắt tri huyện Tôn Thất Chiêm Sử và toàn bộ bọn quan lại, lính lệ, thu toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, đồng triện.
           Tại khu vực Thanh Khê, sau khi tiếp nhận lệnh khởi nghĩa, tự vệ và lực lượng khởi nghĩa nhanh chóng xống đò vượt qua sông Thanh Ba sang phối hợp với lực lượng khởi nghĩa ở Thanh Khê bao vây, đánh chiếm khu nhà đoan, sở thương chánh, sở muối, sở kiểm lâm, bắt gọn toàn bộ bọn quan lại, lính lệ làm việc tại Thanh Khê.
               Rạng sáng ngày 23-8-1945, tin khởi nghĩa thắng lợi ở Hoàn Lão và Thanh Khê về đến các địa phương, nhân dân vô cùng phấn khởi. Ủy ban khởi nghĩa các địa phương nhanh chóng tổ chức lực lượng kéo đến bao vây công đường, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bọn quan lại chánh, phó tổng, lý trưởng, hương lý không dám kháng cự nhanh chóng giao nộp đồng triện, hồ sơ cho lực lượng khởi nghĩa.
             Như vậy cuộc khởi nghĩa ở Huyện và các địa phương diễn ra đồng loạt, nhanh gọn, đúng thời gian và kiên quyết đã giành được thắng lợi to lớn, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hố Chí Minh cùng với lực lượng đấu tranh chính trị, lực lượng vũ trang Bố Trạch tuy mới hình thành nhưng đã tỏ rõ vai trò nồng cốt, là chổ dựa vững chắc cho lực lượng chính trị trong cuộc khởi nghĩa giàng chính quyền tháng Tám năm 1945 thắng lợi
               Căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương, sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Ủy ban khởi nghĩa  và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời các cấp nhanh chóng chuyển thành Ủy ban nhân dân cách mạng, đảm nhiệm mọi công việc của nhà nước. Sáng ngày 23-8-1945, trước hàng trăm người dân từ các địa phương tập trung về sân vận động Hoàn Lão đón mừng thắng lợi, Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Bố Trạch do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ tịch ra tuyên bố: Từ đây xóa bỏ bộ máy chính quyền của địch, thực hiện chính sách của Mặt trận Việt Minh và của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mọi người dân đoàn kết cùng nhau góp sức bảo vệ nền độc lập dân tộc, ổn định trật tự trị an xã hội, cảnh giác sẳn sàng chiến đấu đánh bại các âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ địch. Đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, chống đói, giúp đỡ trương trợ nhau trong cuộc sống. Thủ tiêu mọi mọi tàn dư của chế độ củ, tôn trọng tự do tín ngưỡng, bình đẳng, phát triển nền giáo dục nhân dân, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đối với tri huyện Tôn Thất Chiêm Sử và những người trước đây làm việc cho Pháp, chiếu theo chính sách khoan hồng của chính Phủ, nay trả tự do cho về quê hương..
               Trong đêm 22-8-1945, chấp hành chủ trương của Mặt trận Việt Minh tỉnh, một tiểu đội tự vệ Bố Trạch do đồng chí Lưu Đức Huân chỉ huy đã cấp tốc hành quân vượt gần 20 km vào tham gia cùng nhân dân thị xã Đồng Hới khởi nghĩa giành chính quyền.
               Sau khi giành được chính quyền, các đội tự vệ tham gia khởi nghĩa trở về địa phương cùng quần chúng nhân dân làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ công sở nơi là việc của chính quyền cách mạng và sẵn sàng trấn áp bon phản cách mạng. Vận động nhân dân than gia các hoạt động đoàn thể cứu quốc, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, cứu đói...
                 Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, vệnh mệnh đất nước ta như ngàn cân treo đầu sợi tóc. Nạn đói, nạn dốt hoành hành,  thù trong, giạc ngoài cấu kết với nhau uy hiếp khắp nơi trong Nam, ngoài Bắc. Ở phía Bắc, 4 quân đoàn quân Tưởng Giới Thạch với gần 20 vạn quân, do tướng Lư Hán chỉ huy vượt biên giới, lũ lượt kéo vào Hà Nội với danh nghĩa quân đồng minh vào giãi giáp quân Nhật, nhưng thực chất thực hiện âm mưu “...tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho chúng” * ( Hồ Chí Minh: báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ II, tháng 2/1951- tập1 NxbSt, H 1980, tr471). Đi theo chân quân Tưởng là một lũ tay sai  người Việt trong các tổ chức Việt Nam quốc dân đảng ( Việt Quốc) và Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách).  Ở Nam Bộ, quân Anh cũng mượn danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, đã hậu thuẩn cho quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, đánh chiếm thành phố và các tỉnh xung quanh mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Lúc này trên đất nước ta còn có 6 vạn lính Nhật chờ được  giải giáp, trong đó có một nữa quân lính thực hiện lệnh của quân Anh, đánh vào lực lượng vũ trang của ta, dọn chổ cho quân Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam nước ta. Trong lúc đó, nước cộng hòa non trẻ mới ra đời, nền kinh tế taì chính bị kiệt quệ, hàng triệu người dân mù chử lại  phải chịu hậu quả nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 hết sức nặng nề. Hệ thống tổ chức Đảng nhiều nơi chưa được củng cố, chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập chưa có kinh nghiệm quản lý nhà nước. Đặc biệt lực lượng vũ trang chủ yếu lực lượng tự vệ lại quá non yếu về số lượng đội viên và chất lượng chiến đấu, thiếu cán bộ, thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm chiến đấu và vận động quần chúng.
       Nằm trong bối cảnh chung của đất nước, ngày 6-9-1945 quân Nhật ở huyện Bố Trach rút vào thị xã Đồng Hới chuẩn bị về nước, thay vào đó một đại đội quân Tưởng kéo vào Quảng Bình. Đây là một đội quân ô hợp, đói rách, vô tổ chức, chúng đi đến đâu quấy phá, cướp bóc đến đó. Tại các ga Ngân Sơn, Cồn Tro, Thọ Lộc, Bố Trạch, Phúc Tự quân Tưởng giỡ đủ trò khiêu khích, cướp bóc làm cho nhân dân ta vô cùng điêu đứng. Chúng tung tiền quan kim mua vét hàng hóa, thóc gạo, thực phẩm gây rối loạn trên thị trường, làm đảo lộn cuộc sống thường ngày của hàng trăm gia đình. Chúng ngang nhiên cướp giật tài sản của nhân dân, bắt bớ  cản trở  hoạt động của cán bộ của ta trong lúc làm nhiệm vụ, gây nên cảnh xáo trộn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
       Núp dưới bóng quân Tưởng, bọn phản động  trong tổ chức Việt cách, Việt quốc và bọn phản động đội lốt tôn giáo cấu kết với địa chủ, cường hào phản động ở một số địa phương  Hoàn Lão, Lý Hòa, Thanh Khê xây dựng cơ sở trong một số  học sinh, trí thức, công chức chế độ củ còn đang mơ hồ về thời cuộc. Chúng dùng báo “ Nhật Lệ” làm phương tiện tuyên truyền, tại các vùng có đông đồng bào theo đạo, thành lập các “ Liên tôn chống cộng” để tập hợp lực lượng tín đồ chống lại chính quyền nhân dân.
        Nhận rõ âm mưu và hành động của quân Tưởng và bọn phản động, thực hiện chủ trương của Ban vận động thống nhất Đảng bộ tỉnh và Mặt trận Việt Minh Cô Tám; Mặt trận Việt Minh và Ủy ban nhân dân cách mạng huyện Bố Trạch phát động quần chúng theo giõi, giám sát các hoạt động của quân Tưởng và bọn tay sai. Các đội tự vệ cử các trinh sát về các thôn, nơi có các hoạt động của địch để nắm tình hình và cảnh cáo những người có hành động chống lại chính quyền cách mạng.
      Về kinh tế, hậu quả nạn đói đầu năm 1945 vẫn còn tiếp tục đe dọa nhiều gia đình...hàng ngàn héc ta ruộng đất canh tác bị bỏ hoang hóa do bão lũ, do thiếu sức kéo, thiếu lao động, thiếu giống...Về tài chính cũng gặp khó khăn lớn, ngân quỹ của Huyện chỉ có 2000 đồng bạc Đông Dương rách nát.
       Đời sống xã hội làng xã chịu nhiều tác động và sự xáo trộn trong nhận thức, nếp ăn, nếp nghĩ, việc làm do chế độ thực dân, phong kiến đem lại, trong đó nặng nề nhất là hơn 90% nhân dân sống trong cảnh mù chử.
        Trước tình hình trên, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc tăng cường vai trò lãnh đạo của  các tổ chức Đảng địa phương, công tác quản lý nhà nước của chính quyền nhân dân, ngày 31-8-1945, Hội nghị đại biểu Đảng 18 tỉnh Trung Bộ họp tại Huế đã quyết định thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Đông Dương ở Trung Bộ, bầu Ban cấp hành Xứ ủy do đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng làm Bí thư. Hội nghị đề ra những nhiệm vụ:
Gấp rút thành lập cấp ủy các cấp, trước hết là các tỉnh ủy đến huyện ủy, cấp cơ sở và tương đương.
Ra sức kiện toàn Đảng những nơi đã có tổ chức đảng, phát triển đảng những nơi chưa có, đưa ra khỏi đảng những phần tử cơ hội.
Nhanh chóng phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến từng cơ sở và đảng viên.
Tích cực bồi dưỡng đào tạo cán bộ, đảng viên bằng cách mở các lớp đào tạo từ Xứ ủy đến các huyện.
Lãnh đạo các tổ chức quần chúng và lãnh đạo chính quyền.(1- Bước qua đầu thù- Hồi ký của đồng chí Trần Hữu Dực NXB chính trị quốc gia, H 1996, tr 251
Trong những khó khăn chung của các tỉnh Trung Bộ, đối với tỉnh Quảng Bình còn có những khó khăn riêng mang tính đặc thù đó là Đảng bộ tỉnh chưa thành lập, Ban vận động thành lập Đảng chỉ có ba đồng chí, toàn tỉnh số lượng đảng viên đã ít lại phân bố không đều, chính quyền tuy đã đã được thành lập từ tỉnh, huyện đến tận cơ sở làng, xã nhưng chưa đủ mạnh cả về cơ cấu tổ chức đến đội ngũ cán bộ, vừa yếu về năng lực vừa thiếu kinh nghiệm quản lý nhà nước. Các đơàn thể quần chúng trong Mặt trận Việt Minh chưa được kiện toàn...Về quân sự, tuy ở tỉnh có quân giãi phóng, nhưng ở huyện, thị chưa có lực lượng vũ trang tập trung .
           Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng.  Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, ngày 7-10-1945, Ban vận động thống nhất Đảng tỉnh Quảng Bình họp Hội nghị cán bộ toàn tỉnh tại thị xã Đồng Hới để quán triệt chủ trương của Xứ ủy, bàn biện pháp thực hiện 6 nhiệm vụ cấp bách do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong phiên họp đầu tiên ngày 3-9-1945 của chính phủ. Hội nghị đã quyết định một số nhiệm vụ quan trọng: xây dựng Đảng, củng cố chính quyền nhân dân, Mặt trận Việt Minh, phát triển các đoàn thể quần chúng nhất là việc xây dựng lực lượng vũ trang... thành lập ngay các Huyện ủy, Thị ủy nơi chưa thành lập để kịp thời lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng và chuẩn bị kháng chiến chống Pháp ở địa phương...Đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, Hội nghị chủ trương xây dựng mỗi huyện, thị một đại đội tự vệ chiến đấu tập trung, mỗi xã một trung đội; phát động phong trào ủng hộ quỹ nuôi quân, rèn sắm vũ khí, tổ chức huấn luyện quân sự, gữi quân Nam tiến.
       Để tập trung củng cố và xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến các địa phương cơ sở, Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí tỉnh ủy viên về các huyện cùng cán bộ, đảng viên sở tại tập trung triễn khai chủ trương của Tỉnh ủy.
       Bố Trạch là một huyện giàu truyền thống cách mạng, ngay sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời được 2 tháng vào ngày 22-4-1930, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Huyện được thành lập. Song trong thực tế từ tháng 5-1931 đến đầu năm 1945, tổ chức Đảng ở Bố Trạch bị địch theo giõi, khủng bố, đảng viên bị địch bắt kết án tù đày. Hoạt động của các đồng chí đảng viên (sau khi mãn hạn tù) chủ yếu đơn tuyến; tổ chức Đảng trong một thời gian dài không được củng cố, vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với phong trào cách mạng địa phương chỉ tập trung vào cá nhân một số đảng viên và cán bộ Việt Minh. Trước tình hình đó ngay sau Hội nghị cán bộ Đảng toàn tỉnh, Tỉnh ủy lâm thời đã cử đồng chí Hồng Xích Tâm (1- đồng chí Hồng Xích Tâm tên thật là Dương Đình Đệ, ở xã Xuân Thủy huyện LệThủy, tỉnh Quảng Bình.)tỉnh ủy viên lâm thời về Bố Trạch trực tiếp chỉ đạo củng cố lại tổ chức Đảng, và xây dựng chính quyền, các đoàn thể quần chúng. Tại Bố Trạch, đồng chí Hồng Xích Tâm đã  trực tiếp cùng các đồng chí  Dương Đình Dư, Quách Tuân, Đoàn Bá Thừa, Nguyễn Thưỡng  tập trung củ soát lại đội ngũ cán bộ Việt Minh và đã chọn lựa được các anh Quách Xuân Kỳ, Phan Khắc Hy, Mai Trọng Nguyên, Đặng Gia Tất, Trần Quyền, Nguyễn Thị Hường, Phan Khắc Diến, Nguyễn Thừa Hạ... những quần chúng trung kiên, hăng hái trong cuộc Tổng khởi nghĩa và những ngày đầu xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng  để kết nạp vào Đảng. Đây là lượng cán bộ nồng cốt chuẩn bị tiến tới tổ chức Đại hội củng cố lại tổ chức Đảng của Huyện.
       Cuối tháng 10-1945, dưới sự chủ trì của đồng chí Hồng Xích Tâm, hội nghị Đảng viên toàn Huyện được triệu tập họp tại trụ sở Mặt trận Việt Minh huyện ( ở Hoàn Lão). Về dự Hội nghị có 15 đảng viên, trong đó có đồng chí Nguyễn Thành (Nguyễn Thại) cán bộ đảng, Phủ ủy Quảng Trạch được Tỉnh ủy lâm thời giới thiệu vào sinh hoạt và trực tiếp tham gia cấp ủy* 1( theo bản tự thuật của đồng chí Nguyễn Thành năm 1985 bản viết tay lưu trử tại Ban Tuyên giáo huyện ủy Bố Trạch). Hội nghị đã  thảo luận, đánh giá lại phong trào cách mạng trước, trong và sau ngày Khởi nghĩa giành chính quyền, củ soát lại đội ngũ  cán bộ, đảng viên thừa nhận đảng viên chính thức, quyết định kết nạp lại các đồng chí đảng viên từng hoạt động trong chi bộ ga “ Kẻ Rấy” nhưng do bị địch khủng bố  mất liên lạc với tổ chức Đảng cấp trên nhưng vẫn giữ được bản chất giai cấp công nhân, tiếp tục hoạt động trong điều kiện bí mật, Hội nghị chu trương củng cố lại chi bộ Đảng của Huyện với tên gọi mới Chi bộ Đảng An Lão, xem đây là tổ chức Đảng cao nhất của Huyện. Hội nghị quyết định một số nhiệm vụ quan trọng: Tập trung phát triển đảng viên, thành lập các chi bộ Đảng cơ sở, xây dựng củng cố chính quyền, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở thôn, xã và nhất là xây dựng lực lượng vũ trang làm chổ dựa cho chính quyền cách mạng; Phát động nhân dân hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.... Hội nghị đã bầu Ban chấp hành của Chi bộ  Đảng huyện gồm 3 đồng chí: Hồng Xích Tâm, Dương Đình Dư, Nguyễn Thành, do đồng chí Hồng Xích Tâm làm bí thư Chi bộ.
          Để nhanh chóng xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở  nhằm đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền  và các thành quả cách mạng, chi ủy huyện đã phân công đảng viên về các làng, xã tập trung xây dựng, củng cố chính quyền và các tổ chức quần chúng, thông qua phong trào cách mạng phát hiện những quần chúng tích cực, trung kiên giới thiệu vào Đảng. Chính từ đó nhiều quần chúng tốt được kết nạp vào Đảng, ngay sau Hội nghị đảng viên toàn Huyện, một số chi bộ Đảng cơ sở được thành lập như chi bộ Đảng Quý Hòa ( 8-1946). Mặc dù số lượng đảng viên còn quá ít, chất lượng chưa cao, số tổ chức Đảng cơ sở chưa nhiều. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các địa phương đã trở thành lực lượng nồng cốt, đi đầu trong mọi phong trào, gương mẫu trong công tác, việc làm đã trở thành hạt nhân lãnh đạo chính quyền và phong trào cách mạng  và là  tấm gương sáng cho biết bao quần chúng noi theo.
       Sau khi giành được chính quyền các đội tự vệ của các làng, xã tiếp tục làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ công sở và trấn áp những phần tử ngoan cố có hành động, việc làm chống lại cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
          Trong điều kiện tổ chức Đảng cấp huyện vừa được củng cố, để đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Chi bộ Đảng đối với lực lượng vũ trang địa phương trong tình mới; Chi bộ An Lão đã thống nhất giao cho đồng chí Hồng Xích Tâm bí thư chi bộ phụ trách công tác quân sự
         Tháng 9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị mở rộng giải phóng quân, đổi tên gọi thành vệ quốc đoàn. Lực lượng bộ đội tập trung được biên chế thành các chi đội ( tương đương cấp trung đoàn), mỗi tỉnh có một chi đội. Sau khi thành lập chi đội Lê Trực- chi đội giãi phóng quân dầu tiên của tỉnh được kiện toàn và củng cố về tổ chức, lực lượng quân số, trang bị vũ khí...chi đội có 4 đại đội nam giới và một trung đội nữ. Ở mỗi huyện, thị tùy theo tình hình cụ thể thành lập một đại đội hoặc một trung đội tự vệ chiến đấu tập trung, mỗi xã có một trung đội hay một tiểu đội.
        Trong quá trình chuẩn bị cũng như khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra và sau khi giành được chính quyền, lực lượng vũ trang tập trung  từ Tỉnh đến các địa phương, việc tổ chức về lực lượng, biên chế quân số, vũ khí trang bị .. đặt dưới sự lãnh dạo trực tiếp của cấp ủy địa phương; người chỉ huy do cấp ủy đảng cử ra. Tại Bố Trạch trước, trong và sau ngày giành được chính quyền, hệ thống tổ chức đảng từ huyện đến làng xã chưa hình thành, do đó, việc phụ trách công tác quân sự do một ủy viên là thành viên của Ủy ban nhân dân cách mạng đảm trách. Đầu năm 1946, để đảm bảo sự thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện chủ trương của chính phủ và sự chỉ đạo của tỉnh Đảng bộ và Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh, các Ban Dân quân trực thuộc Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp từ tỉnh, huyện đến các làng, xã được thành lập. Ban Dân quân được đặt dưới sự lãnh đạo tổ Chi bộ Đảng, người phụ trách chỉ huy là đồng chí đứng đầu cấp ủy. Tại huyện Bố Trạch, Ban Dân quân  của huyện được thành lập đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy Chi bộ An Lão, do đồng chí Bí thư Chi bộ phụ trách; cán bộ, đảng viên Ban Dân quân tham gia sinh hoạt tại cơ quan Huyện ủy.( *1 –từ sau cách mạng tháng 8 đến đầu cuối năm 1946,cán bộ, đàng viên khối cơ quan cấp huyện đều sinh hoạt tại cơ quan Huyện ủy). Đối với các làng xã, toàn Huyện chỉ có làng Trung Nẫm, Lý Hòa, Thanh Khê có chi bộ Đảng, Ban Dân quân chịu sự lãnh đạo của chi ủy, người phụ trách là đồng chí đứng đầu cấp ủy; các địa phương còn lại chưa có tổ chức Đảng thì Ban Dân quân trực thuộc Ủy ban nhân dân cách mạng và do một ủy viên Ủy ban  phụ trách.
        Nhiệm vụ của Ban Dân quân chủ yếu tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh thôn xóm, phát hiện những người lạ mặt, các hoạt động chống đối cách mạng của phần tử phản động.. xây dựng kế hoạch, tổ chức tự vệ huấn luyện quân sự và thông qua phong trào cách mạng tuyển chọn những quần chúng thanh niên tích cực tham gia lực lượng tự vệ, dân quân, du kích. Đối với lực lượng tự vệ có nhiệm vụ luyện tập quân sự kết hợp với việc tuần tra bảo vệ công sở nơi làm việc của Ủy ban nhân dân cách mạng, các cơ sở kinh tế, văn hóa, quân sự, đầu mối giao thông...giữ gìn trật tự trị an thôn, xóm, bảo vệ các thành quả cách mạng.
         Công tác quân sự là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong cuộc cách mạng “ Dân tộc, dân chủ” do Đảng ta lãnh đạo công tác quân sự và nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng càng hết sức quan trọng. Chính vì vậy từ năm 1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã trực tiếp có chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giãi phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Tại Quảng Bình, trong quá trình chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, công tác quân sự và xây dựng lực lương vũ trang các cấp đều do tổ chức Đảng và cấp ủy Đảng, chính quyền cách mạng cùng cấp nắm giữ, trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy. Chính từ đó công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang từng bước định hình và phát triễn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đối với lực lượng vũ trang là trực tiếp, toàn diện về mọi mặt. Đây là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển hệ thống tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang.
         Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi ủy, Chi bộ Đảng An Lão và chi ủy, chính quyền các địa phương làng xã , bộ máy quân sự và lực lượng vũ trang Bố Trạch trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám đã có những bước phát triển vững chắc. Trong khởi nghĩa chỉ có một số làng nơi có phong trào Việt Minh mạnh: Hoàn Lão, Lý Hòa, Thanh Khê, Hòa Duyệt, Trung Nẫm, Khương Hà thành lập được tổ tự vệ nhưng cũng chỉ có 7 đến 10 người. Sau ngày chính quyền về tay nhân dân ta, Ban Dân quân được thành lập; lực lượng tự vệ, dân quân, du kích phát triển đến từng làng, xã, thôn, xóm và tùy vào thực tế số lượng người tham gia và yêu cầu của chính quyền cách mạng để tổ chức thành tiểu đội, trung đội.
         Trước yêu cầu về trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang, nhân dân Bố Trạch đã hưởng ứng tích cực phong trào “ Tuần lễ đồng”, “Tuần lễ vàng”, “ Quỹ độc lập” do Chính phủ phát động nhằm mục đích “ Để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng” (* Hồ Chủ tịch tuyển tập, Nxb Sự thật, H 1960, tr 211,221). Nhiều gia đình, bà mẹ, chị em phụ nữ đem cả bộ “ Tam sự”, “ Ngũ sự” vật thờ cúng tổ tiên, ông bà, đem mâm thau, nồi đồng, tháo cả nhẫm vàng, dây chuyền vàng... những kỷ vât của cuộc đời ra ủng hộ cách mạng. Trong các thôn, xóm, chính quyền cách mạng đã trưng dụng các lò rèn để rèn dao, mác, đại đao, mã tấu kịp thời trang bị cho tự vệ, dân quân, du kích làm vũ khí tuần tra, canh gác.
        Phong trào tình nguyện tham gia lực lượng tự vệ, dân quân, du kích đã cuốn hút hàng trăm nam, nữ thanh niên tham gia. Các đội tự vệ không quản trời mưa hay nắng, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi tổ chức học chính trị, luyện tập quân sự, học tập đánh du kích, đào hố đặt chông, gài mìn,  lựu đạn. Ban Dân quân huyện còn mời võ sư ở Quảng Trạch về dạy võ cho tự vệ. Việc  tổ chức luyện tập quân sự, học võ không chỉ có  lực lượng thanh niên, tự vệ mà có cả những người trung niên, phụ lão, trẻ em cũng tham gia trở thành phong trào rộng lớn, sôi động trong các làng, xã, thôn, xóm. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn từ những người nông dân quen  cầm cày, cầm cuốc nay đã biết cầm súng, ném lựu đạn, đào hố đặt chông, biết tuần tra bảo vệ làng xóm...Từ những người nông dân không biết chử, nay dã có được những nhận thức chính trị, hiểu biết về Mặt trận Việt Minh, về kỷ thuật quân sự, kẻ thù xâm lược, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Việt Minh, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Qua học tập, rèn luyện nhiều cán bộ, chiến sĩ tự vệ đã được kết nạp vào Đảng và trở thành những cán bộ nòng cốt lãnh đạo các đội tự vệ, dân quân, du kích và đơn vị vũ trang chính quy sau này.
          Tháng 11-1945, thực hiện chủ trương của Trung ương về “ tự giãi tán”, Đảng ta ra tuyên bố tự giãi tán nhưng thực chất trong thực tế Đảng ta rút vào hoạt động bí mật trên danh nghĩa Hội “ đoàn thể” nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng: “ Về Đảng phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai của Đảng; cần tuyển thêm đảng viên...các tổ chức Đảng phải sinh hoạt cho đều và không vì lẽ gì để cho nó rời rạc, loạc choạc. Tổ chức các chi bộ trong cơ quan hành chính hay trong các Hội hợp pháp; củng cố đảng đoàn, trong đó thành lập chi bộ trong quân đội, phối hợp sự hoạt động bí mật với sự hoạt động công khai, điều hòa hai sự hoạt động ấy, coi công tác bí mật vẫn là gốc...” (* Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 8. Nxb chính trị quốc gia. H 2000, tr 21). Chính vì thế, trong những năm đầu sau khi tuyên bố “ tự giãi tán” cũng như suốt cả cuộc kháng chiến  9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta vẫn giữ vững hệ thống tổ chức và thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, vẫn giữ vững quyền lãnh đạo đối với nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị và trong lực lượng vũ trang.
        Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng ta rất chú trọng đến công tác xây dựng lực lượng chính trị quần chúng,  phát triển Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc, lực lượng vũ trang. Trong công tác chính trị, tư tưởng, Đảng ta tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cách mạng nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ nhận thức chính trị cho cán bộ và nhân dân về cách mạng dân tộc, dân chủ, về Đảng cách mạng, tổ chức Mặt trận Việt Minh... Các đội tuyên truyền xung phong mà nồng cốt là đội viên tự vệ được thành lập đi về các thôn xóm tuyên truyền chủ trương chính sách của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều lệ Việt Minh; vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước; kêu gọi nhân dân đoàn kết  tham gia các đoàn thể cứu quốc, cùng nhau xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Chính từ các hoạt động tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động cách mạng, nhận thức chính trị của nhân dân được nâng lên, toàn thể nhân dân trong các địa phương  tin tưởng vào công cuộc cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, một lòng ủng hộ cách mạng, ủng hộ Việt Minh, vậnđộng mọi người tham gia Việt Minh, các Hội cứu quốc, tích cực, hăng hái tham gia các hoạt động do các tổ chức đoàn thể phát động. Từ trong phong trào cách mạng, các tổ chức Đảng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ cốt cán, quần chúng trung kiên để tiếp tục giáo dục, rèn luyện, đào tạo thành những cán bộ của Đảng và quân đội làm nồng cốt trong các lực lượng chính trị và vũ trang của Đảng
          Nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang và chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức, chỉ đạo chiến đấu khi kasng chiến bùng nổ, cuối tháng 12-1945 Tỉnh ủy Quảng Bình cử đồng chí Nguyễn Chánh Nhì một cán bộ người miền Nam có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức chiến đấu về làm Bí thư  và Chủ nhiệm Việt Minh huyện thay đồng chí Hồng Xích Tâm đi nhận nhiệm vụ mới. Cũng trong thời gian này để đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước trong tình hình mới, Huyện có chủ trương tổ chức lại các đơn vị hành chính trên địa bàn, toàn Huyện từ chổ có trên 70 làng xã, thôn xóm được xắp xếp lại thành 22 làng xã. Ủy ban nhân dân cách mạng theo đó cũng được tổ chức lại hợp lý hơn và được đổi thành Ủy ban nhân dân, vai trò quản lý nhà nước từ đây ngày càng được tăng cường hơn.(* Trước Cách mạng tháng Tám, chính quyền cấp Huyện có ba cấp: Huyện-Tổng-xã, cấp tổng là cấp trung gian, sau Cách mạng tháng Tám, cấp Tổng được bãi bỏ, chính quyền luac này chỉ có cấp Huyện và cấp Xã)
           Vào những ngày cuối năm 1945, công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I và Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra sôi nỗi rộng khắp trong các địa phương trong toàn huyện Bố Trạch, vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng thụ quyền dân chủ của mình...Ngày mai quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chống bọn thực dân, kiên quyết tranh quyền độc lập” (* Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1,tr374). Trước sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, cùng với nhân dân toàn huyện, lực lượng tự vệ các địa phương, vừa tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, vừa tích cực triễn khai thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối các điểm bỏ phiếu và vận động nhân dân đi bầu cử, làm tròn nghĩa vụ của người công dân cầm lá phiếu lựa chọn  những người đại biểu xứng đáng bầu vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Từ việc quán triệt chặt chẽ nhiệm vụ của tự vệ trong công tác bầu cử, triển khai đưa cán bộ, đội viên tự vệ về cùng tham gia với các tổ chức quần chúng tuyên truyền, vận động nhân dân đi bầu cử, tổ chức tuần tra, canh gác, bảo vệ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những ngày ngày bầu cử. Lực lượng tự vệ các địa phương đã góp phần tích cực làm cho ngày bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần đầu tiên trỡ thành ngày hội toàn dân đi bầu cử. Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 1-6-1946 ở huyện Bố Trạch đã giành được thắng lợi to lớn, một trăm phần trăm cử tri đi bỏ phiếu, các đại biểu: Đồng Sỹ Nguyên, Võ Văn Quyết, Võ Thuần Nho, Trần Hường, Hoàng Văn Diệm được trúng cử vào Quốc hội với đa số phiếu tuyệt đối.
           Đứng trước âm mưu của thực dân pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai, để tăng cường vai trò lãnh đạo  tuyệt đối toàn diện của Đảng đối với lực lượng vũ trang chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Đầu năm 1946, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập Trung ương Quân ủy, đồng chí Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư. Trung ương Quân ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong quân đội và lực lượng vũ trang. Sự ra đời của Trung ương Quân ủy đưa đến sự hình thành hệ thống tổ chức đảng trong quân đội từ Trung ương xuống cấp chi bộ. Tuy nhiên ở Khu VI nói chung, Quảng Bình nói riêng, Xứ ủy, Tỉnh ủy  và Huyện ủy vẫn trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang. Với những quyết định của Đảng về hệ thống tổ chức đảng và cơ quan chính trị trong quân đội đã tác động đến vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy và tạo nên hiệu quả ngày một lớn trong công tác xây dựng lực lượng, công tác chính trị của lực lương vũ trang trong toàn tỉnh Quảng Bình.
          Sau cách mạng tháng Tám, trong điều kiện Huyện nhà gặp rất nhiều khó khăn, được sự lãnh đạo trực tiếp chủa Chi ủy, Chi bộ Đảng An Lão, các đội tự vệ các địa phương được sự giúp đỡ, cưu mang, đùm bọc của chính quền và nhân dân đã không quản ngại vất vả, mưa nắng tổ chức học tập chính trị, huấn luyện quân sự, tuần tra canh gác; Các đội tự vệ còn tích cực tham gia khai hoang phục hóa đất dai bỏ hoang đưa vào tăng gia sản xuất, thành lập trại sản xuất ở Lâm Trạch (Phú Định) cử các đồng chí Mai Trọng Nguyên, Phan Khắc Hy, Quách Xuân Kỳ và nhiều thanh niên, chiến sỹ tự vệ lên trực tiếp phát cây, cày đất trồng khoai, sắn, bắp(ngô) góp phần cùng nhân dân chống “ Giặc đói”, chuẩn bị lương thực, thực phẩm  cho cuộc kháng chiến. Lực lượng tự vệ còn tích cực tham gia vào công tác dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân để diệt “Giặc dốt”. Đặc biệt lực lượng tự vệ còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao động viên kịp thời khí thế cách mạng của quần chúng.
           
             Trong lúc nhân dân ta đang ra sức tập trung trí tuệ, sức lực, của cải để xây dựng chế độ mới, chống  “giặc đói”, “giặc dốt” thì thực dân Pháp lại âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Cả dân tộc lúc này cùng một lúc phải đương đầu với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Lợi dụng việc giãi giáp quân đồng minh, gần 2 vạn quân Tưởng Giới Thạch, quân Anh cùng lực lượng tiếp phòng của Pháp ở Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế ráo riết đẩy mạnh các hoạt động móc nối với bọ phản động trong các tổ chức: Việt quốc, Việt cách uy hiếp, tấn công chống phá chính quyền nhiều địa phương.
         Ngày 23-9-1945, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp nổ súng tiến đánh Sài Gòn- Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai. Nhân dân Nam Bộ một lần nữa cầm súng đứng lên chiến đấu. Trước tình hình đó, Chính phủ ta đã ra lời kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ,  khắp nơi trong toàn huyện Bố Trạch chính quyền cách mạng cho thành lập phòng “Nam Bộ” và tổ chức ngày “ Nam Bộ kháng chiến” nhằm tuyên truyền, vận động thanh niên đến đăng ký tình nguyện vào Nam chiến đấu. Phong trào “Nam tiến” đã cuốn hút hàng trăm thanh niên đăng ký, ghi tên xin được nhập ngũ. Ngày 27-12-1945, nhân dân Bố Trạch lưu luyến tiễn đưa hơn 30 người con yêu quý tham gia vào đoàn quân “Nam tiến” của tỉnh vào Nam đánh giặc, chỉ riêng làng Lý Hòa đã có 10 thanh niên: Nguyễn Lai ( Cộc), Đặng Gia Ủy, Hoàng Hin, Nguyễn Dật, Phạm Chán, Nguyễn Duy Cò, Nguyễn Cang, Hồ Xuân, Hoàng Tít, Phạm Xoa lên đường Nam tiến chiến đấu. Trung đội tình nguyện Nam tiến của Bố Trạch vinh dự được tham gia trong đội hình bộ đội Nam tiến của tỉnh Quảng Bình vào chiến đấu ở chiến trường Nam Trung Bộ góp phần cùng chia lữa với đồng bào Nam Bộ ruột thịt trong ngày đầu kháng chiến.
         Để đáp ứng nhanh về đội ngũ cán bộ quân sự trong tình hình mới, Xứ Ủy  Trung Bộ đã cấp tốc xây dựng các trường đào tạo cán bộ chính trị và cán bộ quân sự cho lực lượng vũ trang chủ lực và vũ trang các tỉnh. Tháng 2-1946, Xứ Ủy quyết định chuyển trường Quân sự  của Xứ ủy thàng trường Quân chính khu IV và chuyển trường từ Huế ra Nhượng Bạn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh (* Ngày 15-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập cá chiến khu trên cả nước. Chiến khu IV gồn có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,  Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, do đồng chí Lê Thiết Hùng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hồ Tùng Mậu làm chính ủy viên bộ chỉ huy chiến khu). Ở Quảng Bình, đầu năm 1946 trường quân sự Lê Trực được thành lập tại thị xã Đồng Hới. Trong khóa học đầu tiên của trường Quân sự tỉnh, huyện Bố Trạch có đồng chí Phan Khắc Hy  đi học và cũng chính từ đây nhiều cán bộ chính trị, quân sự của huyện được cử đi học tại trường Quân chính khu IV và trường Quân sự tỉnh trở về trưỡng thành những cán bộ nồng cốt trong lực lượng vũ trang.
         Trong bối cảnh “ thù trong, giặc ngoài” bao vây bốn phía, để có thêm thời gian, điều kiện xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng và đối phó với thực dân Pháp và những kẻ thù nguy hiểm khác. Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ ta ký Hiệp định sơ bộ với Xanhtơni đại diện Chính phủ Pháp. Với Hiệp đinh này Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp, có Chính phủ, quân đội và tài chính riêng.
         Ngày 9-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị lịch sử “ Hòa để tiến” Bản chỉ thị vạch rõ  hòa với Pháp là nhằm: “ Bảo tòa lực lượng lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới đã chiếm được, chấm chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và cũng cố phong trào. Tóm lại để chuẩn bị đầy đủ, nhằm cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới” (* Đảng csVN: Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd, 2000, t8,tr49).
         Cuối tháng 4-1946, toàn bộ quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi các tỉnh thuộc Chiến khu IV. Như vậy trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và Hồ chủ tịch quân và dân huyện Bố Trạch cùng nhân dân các tỉnh trong Chiến khu IV đã bình tỉnh, khôn khéo, kiên quyết đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh ngăn chặn và từng bước làm thất bại âm mưu “...Tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh...”  của quân Tưởng đi đến đuổi quân Tưởng và bọn tay sai ra khỏi đất nước ta, bảo vệ vững chắc Chính quyền cách mạng non trẻ.
           Nhằm tiến tới xây dựng Quân đội quốc gia hùng mạnh đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến. Ngày 22-5-1946, Chính phủ ra sắc lệnh số 71 quy định Vệ quốc quân chính thức trở thành Quân đội quốc gia nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chính từ đây dù đất nước gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng nhờ biết dựa vào dân, dược nhân dân che chở, đùm bộc, giúp đỡ và được sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Chính phủ và của Chủ tịch Hồ chí Minh; Phát huy ý chí tự lực tự cường vừa xây dựng vừa đánh giặc, vừa  đánh giặc vừa xây dựng , Quân Đội quốc gia Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả ba lực lượng: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
           Để tăng cường vai trò lãnh đạo của chức Đảng cấp Huyện và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Bình. Hạ tuần táng 10-1946, Đại hội Chi bộ An Lão lần thứ nhất được tổ chức, dự Đại hội có 75 đảng viên. Đại hội đánh giá lại hoạt động kể từ Hội nghị cũng cố Chi bộ An Lão, công tác phát triển đảng viên, xây dựng hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền cách mạng,  Mặt trận Việt Minh và các tổ chức đoàn thể cứu quốc. ..Đại hội đề ra nhiệm vụ: Nâng cao hơn nữa nhận thức về Đảng cho cán bộ, đảng viên. Phát triển Đảng viên mới. Củng cố phát triển Mặt trận Việt Minh, các đoàn thể cứu quốc. Chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến chống thực dân Pháp.Đại Hội bầu Ban chấp hành Chi bộ gồm có 7 đồng chí; đồng chí Nguyễn Chánh Nhì được bầu làm Bí thư .(* Chi bộ An Lão lúc này đóng vai trò như một cấp Ủy Huyện)
        Nhằm đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo  công cuộc kháng chiến kịp thời, sát thực triển tình hình các địa phương trong vùng Trung Bộ. Tháng 11-1945, sau khi giãi thể Xứ ủy Trung Bộ, Trung ương Đảng quyết định chia Trung Bộ thành hai khu: Khu IV và khu V; khu IV gồm sáu trnh Bắc Trung bộ đó là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Đi cùng với việc thành lập khu, cuối tháng 11-1946, Đảng ủy khu IV được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đại diện Trung ương ở Trung Bộ làm Bí thư. Đảng ủy khu IV xác định nhiệm vụ: Quân sự là chủ yếu và xem chiến khu là ở trong lòng dân, phải dựa vào dân. Để thực hiện được nhiệm vụ, Đảng ủy khu chủ trương tập trung lựa chọn các đồng chí có khả năng về quân sự đưa vào đội ngũ lãnh đạo. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Khu IV, ngày 22-11-1946, Trung ương Quân ủy quyết định khu ủy quân sự IV trực thuộc Đảng bộ Khu IV. Hệ thống tổ chức Đảng có Khu ủy, trung đoàn ủy, tiểu đoàn ủy, chi bộ đại đội, tổ đảng. Các chi bộ đại đội du kích thường trực tỉnh, huyện đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng địa phương.(* Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Quảng Bình-1945-2010 Nxb Qđnd 2010, tr71)
         Vào những tháng cuối năm 1946, tình hình nước ta ngày càng căng thẳng. Thực dân Pháp ngày càng trắng trợn vi phạm các điểu khoản đã ký kết tại các Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, chúng cho quân đánh vào các tỉnh Nam Trung bộ và thành phố Hải Phòng, khiêu khích Hà Nội và tăng cường đư quân từ Pháp sang Đông Dương.
           Trước tình hình diễn biến ngày càng  phức tạp, để chủ động đối phó với địch. Cuối tháng 12-1946, Tỉnh ủy mở Hội nghị quân, dân, chính đảng bàn kế hoạch chuẩn bị kháng chiến. Hội nghị đề ra nhiệm vụ cần kíp trước mắt là: Lực lượng vũ trang và các địa phương, các ngành tăng cường nắm tình hình hoạt động của địch, tổ chức động viên chuẩn bị kháng chiến. Các kế hoạch tác chiến, bố phòng, chuẩn bị cắm cọc ở các bờ sông, các bãi bằng để phòng dịch tiên quân bằng đường thủy và đổ bộ bằng đường không, chuẩn bị tiêu thổ kháng chiến, kế hoạch sơ tán, tản cư dân...phải gấp rút bổ sung và hoàn chỉnh. Các lực lương vũ trang được bố trí sẵn sàng đánh địch và ráo riết luyện tập theo kế hoạch tác chiến đã dự kiến. Từng bước thực hiện chủ trương quân sự hóa toàn dân, tất cả nam, nữ trong độ tuổi đều đưa vào dân quân. Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban chuẩn bị kháng chiến tỉnh và các cấp.
      Sau khi đánh chiếm Hải Phòng, ngày 17-12-1946, quân Pháp liên tục khiêu khích ta ở Hà Nội. Trong các ngày 18 và 19, quân Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta, đòi tước vũ khí của tự vệ, đòi chiếm các công sở của ta ở Hà Nội.
        Trước tình hình nghiêm trọng đó, trong hai ngày 18 và 19 năm 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp Hội nghị tại làng Vạn Phúc ( Hà Đông) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hội nghị nhận định: Thực dân Pháp đã chấm dứt đàn phán, cố trình gây chiến tranh xâm lược nước ta, Vì thế, dân tộc Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên tiến hành kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc.
      Ngày 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “...Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
       Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
        Hỡi đồng bào!
         Chúng ta phải đứng lên.!..(* Hồ Chí Minh, toàn tập, Sdd, t4, tr480)
        Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lời hịch của non sông đất nước, là mệnh lệnh của cách mạng giục giã mọi người dân Việt Nam đoàn kết đứng lên đánh giặc cứu nước, bảo vệ Tổ quốc.
         Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấp hành mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Chiến khu IV và kế hoạch chuẩn bị kháng chiến của Tỉnh ủy, Ủy ban  chuẩn bị kháng chiến Tỉnh, cùng với nhân dân cả nước, quân và dân huyện Bố Trạch khẩn trương chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến trên tinh thần: Toàn dân, toàn diện, kháng chiến lâu dài.
         Huyện Bố Trạch ở vào vị trí hẹp nhất của đất nước, nằm trên các trục đường giao thông chiến lược Bắc-Nam và sang Lào. Phía Tây có núi cao lèn đá hiểm trở, có đường thông qua lào, phía đông có biển...đây là những khó khăn, trở ngại lớn đối với lực lượng kháng chiến trong việc triển khại lực lượng chiến đấu, trong tiến công, phòng thủ và chống chia cắt trong chiến tranh  chống xâm lược. Xác định là một địa bàn chiến lược của tỉnh Quảng Bình, là cầu nối giữa vùng tự do Thanh-Nghệ -Tỉnh với mặt trận Bình-Trị-Thiên, Cấp ủy Huyện Bố Trạch đã chỉ đạo Ủy ban chuẩn bị kháng chiến Huyện và các địa phương nhanh chóng đổi thành Ủy ban kháng chiến có nhiệm vụ cùng với Ủy ban hành chính điều hành mọi hoạt động chuẩn bị kháng chiến, huy động sức người, sức của phục vụ tốt công cuộc kháng chiến. Các Ban  di cư, tản cư dân chúng khẩn trương được thành lập chuẩn bị sẵn sàng đưa dân tạm lánh xa các vùng chiến sự tránh giảm bớt thương vong, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài. Để chuẩn  bị cho cuộc kháng chiến, Cấp ủy Huyện mà trực tiếp là đồng chí Bí thư chi bộ Nguyễn Chánh Nhì, phối hợp với chỉ huy trung đội bộ đội vệ quốc đoàn đi khảo sát các tuyến đường giao thông ở vùng núi, vùng trung du, đồng bằng ven biển, đường từ Đồng Hới lên Thuận Đức ra Đồng Lê, Sen Bàng, Thọ Lộc lên Cự Nẫm, Gia Hưng, Phú Hữu đến Đức Hóa ( Tuyên Hóa) đường từ Phú Hội ra Lý Nhân Nam, đến Lý Hòa qua Hỷ Duyệt  lên Cự Nãm và từ Lý Hòa qua khe Sắn đến Ba Đề lên Cao Nguyên sang Quảng Minh ( Quảng Trạch) hoặc theo sông Son lên Phong Nha-Tróc. Đường biển từ Lý Nhân Nam ra Lý Hòa, Thanh Khê sang Mỹ Hòa ra Ròn.....và  một số địa điểm:  Hòa Duyệt, vùng núi Lâm Trạch (Phú Định), làng Cự Nẫm, Bồng Lai, khe Ồ Ồ, thôn Phong Nha  để xây dựng thành các căn cứ kháng chiến và làng chiến đấu.
      Về lực lượng chiến đấu, trong lúc huyện Bố Trạch chưa thành lập được lực lượng tự vệ tập trung, nhưng để đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất trong công tác chính trị, công tác tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang. Cấp ủy Huyện quyết định thanh lập Ban tự vệ huyện do đồng chí Đặng Rợ phụ trách trưởng ban, đồng chí Hoàng Đống phụ trách chính trị. Để nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang nồng cốt trong thời gian chuẩn bị kháng chiến, Ủy ban kháng chiến tỉnh đã tăng cường cho Bố Trạch một trung đội bộ đội vệ quốc đoàn của Chi đội Lê Trực do đồng chí Nguyễn Văn Thứ chỉ huy về tham gia tổ chức nghiên cứu, xây dựng các đội tự vệ, dân quân, du kích và xây dựng làng chiến đấu Cự Nẫm. Chi bộ Đảng chỉ đạo Ủy ban khàng chiến Huyện và các địa phương gấp rút tuyển chọn thanh niên bổ sung vào các đội tự vệ và lực lượng dân quân, du kích. Vũ khí trang bị lúc này ngoài số súng, lựu đạn của trung đội vệ quốc đoàn, số vũ khí tại chổ có 12 khẩu súng trường có được trong khởi nghĩa tháng Tám, ngoài ra mỗi chiến sỹ tự vệ, dân quân, du kích đều có ít nhất một loại vũ khí như: Đại đao, mã tấu, mác lào, gươm, giáo...Hàng ngày, các đội viên tự vệ, dân quân, du kích vừa sản xuất, vừa thay phiên nhau tuần tra canh gác, luyện tập quân sự học cách bắn súng, ném lựu đạn, đào hầm đặt chông...Một số đội viên đi về các thôn xóm vận động nhân dân thực hiện chủ trương” Vườn không, nhà trống”, “Tiêu thổ kháng chiến”. Với lòng căm thù quân xam lược, nhân dân tự giác phá vườn, chặt cây, tháo nhà cho tự vệ làm hầm chiến đấu. Nhân dân, đội viên tự vệ, dân quân du kích góp hàng ngàn ngày công đào hầm, đắp ụ, đào phá đường giao thông, lập các chướng ngại vật trên đường, dựng chòi canh. Nhân dân, tự vệ , dân quân, du kích các địa phương ở dọc các đường quốc lộ 1A, đường tỉnh lộ 2, đường sắt  khẩn trương đào hào, đắp ụ, phá cầu cống,  đường tàu lập các chướng ngại vật xây dựng nhiều phòng tuyến chiến đấu cản giặc đánh vào làng.  Nhiều đình, chùa, công sở  nơi địch có khả năng biến thành đồn bốt, trại lính,nơi đóng quân, đều kịp thời được tháo dở xuống làm hầm, hào...cả Bố Trạch trở thành một mặt trận của chiến tranh nhân dân, sẵn sàng cho cuộc chiến đấu sống mái với quân thù.
        Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946 là một thời kỳ lịch sử đặc biệt đối với cách mạng Việt nam nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh,  nhân dân Bố Trạch đứng lên cách mạng và đã giành được chính quyền, từ đó tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận các đoàn thể quần chúng, lực lượng tự vệ từ Huyện đến làng, xã được thiết lập. Tự vệ, dân quân, du kích là lực lượng bán vũ trang được thành lập theo yêu cầu của phong trào cách mạng ở địa Phương. Là công cụ bạo lực cách mạng của Đảng, tự vệ, dân quân, du kich tuy ra đời sau lực lượng chính trị nhưng lại có một vị trí hết sức quan trọng là bà đỡ của cách mạng. Chính vì vậy suốt cả quá trình vận động xây dựng và phát triển, dù trãi qua biết bao khó khăn của năm đầu sau khi cách mạng thành công, lực lượng tự vệ, dân quân, du kích dù nhiệm vụ có khác nhau nhưng tất thảy đều vì một mục tiêu chung là xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Vì vậy, lực lượng tự vệ, dân quân, du kích từ Huyện đến làng, xã luôn đoàn kết, thống nhất chấp hành nghiêm túc mọi nhiệm vụ do tổ chức Đảng, chính quyền giao cho, xung kích, đi đầu trong mọi nhiệm vụ trở thành lực lượng nồng cốt của phong trào cách mạng.
        Đội viên tự vệ, dân quân, du kích xuất thân từ nông dân, trình độ văn hóa thấp, nhận thức chính trị còn hạn chế, nhưng tuyệt tất cả đều chó chung một chí hướng tuyệt đối trung thành với Đảng, với cách mạng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh dám chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh tham gia một cách tích cực cùng tổ chức Đảng, Mặt Trận và các tổ chức doàn thể quần chúng xây dựng, củng cố và bảo vệ chính quyền và các thành quả cách mạng. Đây là tiền đề, là cơ sở vững chắc để lực lượng vũ trang Huyện tự tin bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần quyết đánh và quyết thắng
                                            CHƯƠNG  II
                  XÂY DƯNG, PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HUYỆN, LÃNH ĐẠO LỰC LƯƠNG VŨ TRANG XÂY DỰNG THẾ TRẬN CHIẾN TRANH NHÂN DÂN, TIẾN HÀNH KHÁNG CHIẾN ( 3-1947 – 10-1950)
           I- TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ, PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN, TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG CƠ QUAN QUÂN SỰ, ĐƠN VỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG.
         Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối kháng chiến “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến” của Đảng, quân và dân Bố Trạch cùng nhân dân cả nước lần thứ hai đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
         Sau nhiều lần gây hấn đánh vào Hà Nội,  ngày 19-12-1946, quân Pháp tập trung lực lượng đánh Hà Nội. Cuộc chiến đấu của của nhân dân ta chính thức nổ ra ở Hà Nội và các thị xã, thành phố Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Vinh, Huế Đà Nẵng...đã phá tan mưu đồ của thực dân Pháp định huy động toàn bộ lực lượng hòng chớp nhoáng đánh chiếm nước ta.
        Trước tình hình cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ngày một lan rộng trên quy mô toàn quốc, để cụ thể hóa đường lối kháng chiến trong tình hình trước mắt và kịp thời rút kinh nghiệm những tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc. Trong 3 ngày từ 3 đến ngày 6-4-1947, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tậpHội nghị cán bộ, Hội nghị nhận định: “ Tình hình Pháp lại đặc biệt nguy khốn và nước pháp xa Việt Nam hàng vạn cây số, nên Việt Nam vẫn có thể kháng chiến và nắm chắc thắng lợi bằng cách mở rộng mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay ở cả sau lưng địch, trong ruột địch.” (* Văn kiện Đảng 1945-1954, Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 4/1947-tII, q1. Ban NCLSĐảng TW 1979 tr30).
    Hội nghị nhắc nhở các cấp bộ Đảng ở các địa phương trong cả nước và các cấp chỉ huy quân sự phải nắm vững chiến thuật căn bản “ du kích vận động chiến” (* Trong tài liệu tiến mạnh sang giai đoạn mới, xuất bản tại Việt Bắc năm 1948, Bộ tổng chỉ huy giải thích khái niệm du kích vận động chiến như sau: các chiến thuật mà quân đội chính quy ta thường dùng là du kích vận động chiến, không phải là du kích chiến vì lực lượng huy động tương đối lớn, về mục đích nhằm tiêu diệt hơn là tiêu hao, nhưng cũng chưa phải là vận động chiến vì điều kiện kỷ thuật và giáo luyện của quân đội ta còn kém vì phạm vi tác chiến chưa rộng lớn lắm, lại vì hình thức chiến đấu có khi là bao vây, vu hồi, nhưng có khi là phục kích tập kich, mà cũng có khi là phối hợp tất cả các hình thức ấy. Trong quá trình chiến tranh du kích chiến phải phát triển thành vận động chiến. Hai chiến thuật khác nhau ở trình độ phát triển. Chiến thuật du kích vận động của bộ đội ta ở vào quảng giữa trên quá trình phát triển ấy”, tránh lối trận địa cứng đờ, mà dùng cách đánh vòng, đáng sau lưng, đánh bên hong quân địch”, du kích vận động chiến phải là cách đánh của toàn dân không phải của riêng bộ đội”. Do đó phải phát động phong trào dân quân, phong trào du kích chiên tranh  và phải vũ trang toàn dân. “ Hóa một phần bộ đội thành dân quân ( nhất là những nơi bị chiếm đóng). Phát triễn các “đội vũ trang công tác”, “ đội danh dự trừ gian”, “ biệt động đội”, sử dụng những “đội quân đặc biệt tích cực và linh hoạt, thừa lúc thuận tiện, tiến thất nhanh và sâu vào vùng địch kiểm soát, đánh chớp nhoáng, tiêu diệt địch, rồi rút lui thật nhanh ra khỏi vùng kiểm soát của địch”. “ Tổ chức căn cứ địa ở miền rừng núi và đồng bằng”. Trong các căn cứ địa chú ý xây dựng kinh tế kháng chiến với ba thành phần” kinh tế cá nhân, kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh sản xuất vũ khí thô sơ thông thường, nghiên cứu sản xuất vũ khí mới, thực hành chế độ bộ đội tham gia sản xuất” (* những đoạn trích trong ngoặc kép là trích từ nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương tháng 4-1947). Về công tác xây dựng Đảng, phải “ Làm cho đoàn thể thành đoàn thể quần chúng” (* Lúc này Đảng ta tuyên bố tự giải tán, thực chất là rút vào hoạt động bí mật, nên có lúc gọi là đoàn thể) chú ý phát triển đảng trong bộ đội, dân quân,  trong các cơ quan nhà nước, trong vùng sau lưng địch.
         Về công tác tư tưởng, Trung ương Đảng chủ trương học tập và phê bình theo thư Hồ Chủ Tịch gửi các đồng chí Bắc Bộ và Trung Bộ “ Trong lúc dân tộc ta đang ở ngã tư đường, chết hay sống, mất hay còn, mỗi một đồng chí hay đoàn thể phải đem tất cả tinh thần và lực lượng ra để đưa toàn dân ra quay về một hướng, nhằm vào một đích: đáng đổ thực dân Pháp, làm cho nước nhà thống nhất và độc lập... Trong lúc này tư tưởng và hành động của mỗi đồng chí rất có quan hệ đến toàn quốc. Nếu một người sơ xuất là có thể hỏng việc to, sai một ly, đi một dặm” (* Thư Hồ chủ tịch gửi các đồng chí Trung bộ năm 1947- Quảng Bình ơn Bác – Ban NCLS Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình 1975-tr13.)
        Từ thực tiển ngày đầu kháng chiến chống Pháp và Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 4-1947 và thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Trung bộ bước đầu hình thành đường lối kháng chiến “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến” của Đảng ta đồng thời qua đó một lần nữa xác định quyết tâm, mục tiêu, định hướng tư tưởng và hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân hãy” Đem sức ta, giải phóng cho ta”.
      Đến đầu tháng 1-1947, cuộc tiến công của quân và dân ta vào các vị trí địch ở các thành phố, thị xã từ Đà Nẵng trở ra đã trãi qua hơn nữa tháng. Đây là cuộc chiến đấu được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất. Ta đã tiêu hao, tiêu diệt được một bộ phận sinh lực địch. Chúng ta đã làm thất bại âm mưu định đánh úp cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội và tiêu diệt lực lượng vũ trang ta ở các thị xã, thành phố, như tướng Pháp Va-luy từng tuyên bố: “ đánh vào ngọn hệ thống hình tháp Việt Minh”... “ đây là cố gắng cuối cùng của chúng ta trước khi chiến thắng” (* công văn số 478/CAB ngày 19-7-1947 của Va-luy, tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương gửi cho tướng Xa-Lăng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương.)
     Sau khi đánh chiếm Thừa Thiên, Quảng Trị, quân Pháp được tăng thêm viện binh chuẩn bị mở cuộc tiến công đánh chiếm Quảng Bình theo chiến lược “ Đánh nhanh, thắng nhanh”
       Nhận rỏ ý đồ của quân Pháp, sau khi đánh chiếm được Thừa Thiên-Quảng Trị; quân Pháp sớm muộn cũng đáng chiếm Quảng Bình.  Thực hiện sự chỉ đạo  của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình.  Cấp ủy chi bộ An Lão đã tập trung chỉ các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện Bố Trạch, nhanh chóng triển khai lực lượng tự vệ, dân quân, du kích theo phương án chiến đấu, đồng thời chuẩn bị đội ngũ cán bộ hướng dẫn đưa dân đi tản cư về các vùng xa nơi chiến sự đang diễn ra nhằm  hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Cùng lúc này để tập trung xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang tập trung của huyện Bố Trạch, Ban dân quân tỉnh đã điều động đồng chí Trần Cảm, ủy viên quân sự Tỉnh về Bố Trạch phối hợp cùng cấp ủy Huyện và Ban dân quân thành lập trung đội du kích tập trung và trực tiếp phụ trách trung đội này.
       Thực hiện âm mưu “ Đánh nhanh, thắng nhanh” chiếm Quảng Bình,  chia cắt vùng tự do Thanh-Nghệ-Tỉnh với chiến trường Trị-Thiên. Thực dân Pháp  ở Thừa Thiên và Quảng Trị đã huy động một lực lượng lớn các đơn vị bộ binh, hải quân , không quân và lính thủy đánh bộ với khoảng 2000 quân, chia làm hai cánh: Cánh thứ nhất từ Quảng Trị, theo đường quốc lộ 1A đánh ra Quảng Bình; Cánh thứ hai gồm lính thủy đánh bộ dưới sự yểm trợ của tàu chiến, máy bay tiến công trên ba hướng: đánh vào thị xã Đồng Hới, cửa sông Gianh, sông Lý Hòa, trong đó hướng chính diện là thị xã Đồng Hới. Sau khi chiếm được Đồng hới và các xã ven đường quốc lộ 1A thuộc huyện Bố Trạch, quân Pháp sẽ tiến đánh chiếm các vùng đất còn lại của Quảng Bình.
         16 giờ ngày 26-3-1947, lực lượng lính thủy đánh bộ được tàu chiền Pháp chở tới dàn trận ngoài khơi cách bờ biển Nhật Lệ hơn 2 hải lý, chuẩn bị đổ bộ đánh chiếm Đồng Hới.
          Sáng ngày 27-3-1947,  trên bầu trời Quảng Bình, máy bay Pháp quần đảo, ném bom xuống một số vùng chúng nghi có quân ta dọc bờ biển từ Nhật Lệ ra đến Lý Hòa; ngoài biển đại bác trên các tàu chiến Pháp đồng loạt nổ súng bắn vào bãi biển Nhật Lệ và thị xã Đồng Hới(* Trần Công Tấn – Dòng sông Son vẫn trong xanh - trích nhật ký kháng chiến của đồng chí Quách Xuân Kỳ, ngày 27-3-1947, bốn giờ sáng đi Lý Hòa, 7 giờ trở về. Dọc đường gặp phi cơ Pháp oanh tạc ở Bố Trạch. Em Nhuận trúng đạn, bị thương nặng đến 3 giờ chiều chết- Nxb Thời Đại tr 62). Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Quảng Bình bắt đầu .
           Quân lính thủy đánh bộ Pháp được ca nô chở ồ ạt tiến vào bờ biển Nhật Lệ. Phía sau các động cát, rừng phi lao, trong các trận địa bộ đội Chi đội Lê Trực do tiểu đoàn trưởng Lê Thanh Đồng chỉ huy cùng tự vệ, dân quân, du kích nhanh chóng triển khai chiến đấu. Ngay khi quân Pháp vừa đặt chân lên bờ, từ các trận địa quân ta đồng loạt nổ súng. Mặc dù lực lượng ít, vũ khí thô sơ nhưng bộ đội, tự vệ, dân quân, du kích vẫn đánh trả quyết liệt, đánh bật nhiều đợt tấn công của địch, tiêu diệt làm bị thương hàng chục tên. Bất ngờ trước sự chống trả quyết liệt của quân ta, địch thay đổi chiến thuật vừa tăng cường cho máy bay ném bom bắn phá vào trận địa ta ở Đồng Thành, vừa tổ chức hai mũi vu hồi đánh vào Phú Hội và Bảo Ninh nhằm buộc quân ta phải chia nhỏ, phân tán đội hình chống đỡ các cuộc tấn công của chúng trên hai mặt trận mới. Đến 12 giờ trưa ngày 27-3, lực lượng ta bị tổn thất nặng, tiểu đoàn trưởng Lê Thành Đồng cùng nhiều cán bộ, chiến sỹ hy sinh...Trong khi đó quân Pháp được máy bay, tàu chiến yểm trợ liên tục mở các cuộc tấn công đánh vào quân ta. Trước sự chênh lênh lệch quá lớn về lực lượng, vũ khí; để bảo toàn lực lượng chiến đấu, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh lệnh cho bộ đội, tự vệ, dân quân, du kích rút lui. Cùng lúc này lực lượng công binh được lệnh nổ mìn đánh sập cầu Dài, phá hủy nhà máy điện Thuận Lý và các công sở biến Đồng Hới thành một bãi hoang tàn vườn không nhà trống.
         Bố Trạch án ngự phía Bắc thị xã Đồng Hới, ở vào nơi hẹp nhất của đất nước, là vùng đất dễ bị chia cắt trong  các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì vậy, huyện Bố Trạch được quân Pháp chọn làm mục tiêu đánh chiếm đầu tiên ngay khi chiếm được thị xã Đồng Hới. Sau khi đổ bộ đánh chiếm được thị xã Đồng Hới, chiều ngày 27-3-1947, quân Pháp tổ chức một tiểu đội bộ binh cơ giới tấn công ra Bố Trạch nhằm thăm dò lực lượng của ta. Do được chuẩn bị từ trước, khi quân Pháp theo đường quốc lộ 1A từ Đồng Hới ra đến Hoàn Lão, chúng lọt vào giữa trận địa phục kích của tự vệ, du kích ở lòi Toán. Lợi dụng  địa hình, địa vật cây cối rậm rạp, tự vệ, du kích từ trong công sự ném lựu đạn vào đội hình hành quân của địch, mặc dù lựu đạn không nổ nhưng bị tấn công bất ngờ, quân pháp hoảng hốt  nổ súng loạn xạ và quay xe tháo chạy về Đồng Hới.(* Một giờ chiều, giặc đi xe jep qua Bố Trạch...Sdd )
         Sáng ngày 28-3-1947, thực hiện “ Âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh” cùng với việc tấn công đánh chiếm ga Thuận Lý, Diêm Điền, Đức Phổ, Lệ Kỳ...quân Pháp điều động hơn 500 lính thủy đánh bộ và lính bộ binh cơ giới, máy bay, tàu chiến ồ ạt tấn công đánh chiếm Bố Trạch trên hai hướng từ biển vào và từ Đồng
Hới ra. Hướng tấn công chính diện gồm tiểu đoàn bộ binh cơ giới từ Đồng Hới theo đường quốc lộ 1A tiến ra đánh chiếm Liên Dinh và Hoàn Lão; Hướng tấn công thứ hai bằng đường biển gồm lính thủy đánh bộ, đổ bộ lên cửa sông Lý Hòa và cửa sông Gianh đánh chiếm Lý Hòa-Quy Đức và Thanh Khê sau đó hợp với cánh quân bộ đánh chiến những vùng đất còn lại của huyện Bố Trạch.(* Quân Pháp đổ bộ chiếm Thanh Khê, Lý Hòa, Quy Đức, Liên Dinh...Sdd )
        Ngay sau khi quân Pháp trên cả hai hướng đặt chân lên  đất Bố Trạch, giữa tiếng gầm rú của máy bay, tiếng nổ của, bom, đạn; Tự vệ, dân quân, du kích các địa phương Liên Dinh, Hoàn Lão, Quy Đức, Lý Hòa, Thanh Khê nơi địch trực tiếp tấn công đánh chiếm đã lợi dụng địa hình, địa vật, dựa vào công sự hầm, hào tổ chức đánh trả quyết liệt. Tại Lý Hòa, dân quân đã cho nổ mìn phá sập cầu Lý Hòa, quân Pháp buộc phải quay trở lại chiếm Đình làng làm nơi đóng quân và từ năm 1947 đến năm 1949, Lê Hữu Trũng tri huyện Bố Trạch đã lấy Đình làng Lý Hòa đặt nơi làm việc và chỉ đạo chiến tranh của chính quyền tay sai. Trong suốt gần hai ngày đêm chiến đấu, bằng lối đánh “ du kích chiến”  tự vệ, dân quân, du kích Bố Trạch đã anh dũng chiến đấu ngoan cường, đánh lui nhiều đợt phản công của địch. Mặc dù đã có sự chuẩn bị chủ động đánh địch nhưng do chiến đấu trong một thế trận không cân sức về quân số và vũ khí trang bị, tự vệ, dân quân, du kích mỗi địa phương chỉ có một đến hai tiểu đội, vũ khí chủ yếu đại đao, mã tấu, mác lào, một số súng trường, lựu đạn thu được của quân Pháp, Nhật.. trong cách mạng tháng Tám, hơn nữa mặt trận trãi dài từ đầu huyện đến cuối huyện  nên sự hổ trợ, chi viện, chia lữa cho nhau không có, mặt khác tự vệ, dân quân, du kích chưa có kinh nghiệm chiến đấu đó là những bất lợi trong những ngày đầu đối mặt trực tiếp với kẻ địch dạn dày trận mạc. Để bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài, thực hiện chủ trương của Ủy ban kháng chiến hành chính Huyện, tự vệ, dân quân, du kích các địa phương vừa tổ chức chiến đấu giam chân địch tại chổ, vừa phân nhỏ lực lượng rút lui vào các thôn, xóm. Trong các địa phương nơi chiến sự nổ ra khi thấy sức mạnh tấn công của quân Pháp, một số cán bộ và nhân dân  tỏ ra hoang mang, lo sợ. Nhiều nơi, nhân dân và một số cán bộ tự động bỏ làng kéo nhau tản cư về các vùng chưa có chiến sự để lánh nạn.Tình hình đó đã gây cho ta nhiều lúng túng, khó khăn trong công tác tư tưởng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kháng chiến, tổ chức bám đất, bám dân đánh địch.
        Sau hai gần ngày đêm hành quân đánh phá, chiều ngày 29-3-1947, hai cánh quân thủy bộ của Pháp đã hợp quân đánh vào Hoàn Lão. Đến tối ngày 29-3-1947, toàn bộ vùng đồng bằng ven biển Bố Trạch từ Thanh Khê vào đến Phúc Lộc-Liên Dinh bị quân Pháp chiếm đóng.
         Như vậy chỉ trong vòng ba ngày từ 27 đến 29-3-1947, quân Pháp đã đánh chiếm được thị xã Đồng Hới, vùng phụ cận và phần lớn các xã vùng đồng bằng ven biển huyện Bố Trạch. Chúng ép lực lượng kháng chiến của ta “ lên núi”, kiểm soát, khống chế toàn bộ trục đường giao thông huyết mạch quốc lộ 1A, cắt liên lạc giữa vùng đồng bằng ven biển với các xã vùng trung du, miền núi. Bước đầu huyện Bố Trạch tạm hình thành hai: vùng tạm bị chiếm và vùng du kích tự do.
         Đứng trước tình hình phức tạp của những ngày đầu kháng chiến. Ngày 31-3-1947, tại khu căn cứ Phú Định, Ban chấp hành Chi bộ An Lão họp khẩn cấp. Sau khi phân tích đánh giá lại tình hình trong huyện, nghiêm khắc phê phán những biểu hiện chủ quan, giao động chạy dài của của một số cán bộ đảng viên và những sai lầm trong công tác lãnh đạo, tổ chức chiến đấu của một số Ủy ban kháng chiến hành chính các xã. Hội nghị chỉ rõ: Phải làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân Bố Trạch nhận thức được đường lối kháng chiến của Đảng; Các cấp chính quyền phải có được chủ trương và biện pháp tổ chức kháng chiến phù hợp với địa phương, phải tiến hành cuộc kháng chiến tại chổ có như vậy mới huy động được sức người, sức của đánh bại các âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Hội nghị đưa ra chủ trương:  Đưa đồng bào hồi cư về quê củ.   
               Cán bộ đảng viên, tự vệ, dân quân, du kích phải trở về bám dân, bám làng tổ chức kháng chiến.
               Rút mỗi làng 5 người về huyện thành lập trung đội du kích thường trực của Huyện.
         Hội nghị phân công các đồng chí trong cấp ủy về các địa phương cùng tham gia cùng chính quyền cơ sở củng cố phong trào, tổ chức lực lượng kháng chiến.
         Chủ trương đưa dân, cán bộ đảng viên, tự vệ, dân quân, du kích trở về lại quê củ trong vùng địch tạm chiếm đóng. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời, đầy sáng tạo của Cấp ủy Huyện Bố Trạch  trong việc vận dụng đường lối “ kháng chiến, kiến quốc” của Đảng vào thực tế địa phương ngay trong ngày đầu của cuộc kháng chiến. Điều đó đã đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ kháng chiến, tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng và đánh địch tại chổ. Chính từ Chủ trương “ Bám đất, bám làng” chiến đấu, mà suốt cả cuộc kháng chiến “Chín năm”, huyện Bố Trạch không bao giờ mất đất, mất dân, ở đâu có dân ở đó có Đảng, có Kháng chiến, có đánh địch. Việc ngay từ ngày đầu kháng chiến, Cấp ủy Huyện đã đưa ra được những nhiệm vụ mang tính chiến lược đã giãi quyết kịp thời những vướng mắc, nhận thức sai lầm về tư tưởng sợ địch, cầu an, chạy dài trong một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân. Qua đó,bước đầu củng cố lòng tin đối cán bộ đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Việt Minh, của chủ tịch Hồ Chí Minh mà trực tiếp là của Cấp ủy Huyện, của đội ngũ cán bộ đảng viện trên địa bàn huyện đối với công cuộc kháng chiến; đồng thời giãi đáp, tháo gỡ những khó khăn ,lúng túng đối với chính quyền, các lượng lượng kháng chiến ở địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kháng chiến tại chổ.
      Thực hiện chủ trương của cấp ủy Huyện,  dưới sự chỉ đạo của Ủy ban kháng chiến hành chính và Mặt trận các làng dọc tuyến đường quốc lộ 1A, từ Liên Dinh, Phúc Tự, Hoàn Lão, Đồng Cao,  Lý Hòa đến Thanh Khê,  hàng trăm cán bộ, đảng viên và nhân dân sau những ngày chạy giặc đã kêu gọi, động viên nhau lần lượt trở về quê củ, tổ chức lao động sản xuất, củng cố bộ máy lãnh đạo kháng chiến và xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ chiến đấu taị chổ đánh địch lâu dài. Đi về cùng cán bộ, đảng viên và nhân dân, bộ đội đại đội 5 thuộc Chi đội Lê Trực đảm trách chiến đấu vùng Bố Trạch cũng phân tán về các địa phương xây dựng cơ sở kháng chiến và hướng dẫn, dìu dắt lực lượng dân quân, tự vệ cùng chiến đấu.
          Thực hiện Chủ trương của Cấp ủy Huyện về xây dựng lực lượng vũ trang tập trung của huyện, ngay sau khi điều động đủ số lượng dân quân, tự vệ của ba thôn: Thanh Khê, Lý Hòa và Hoàn Lão. Đầu tháng 4-1947,  tại Cồn Cháy, xóm Rẫy thuộc làng Hòa Duyệt “ Trung đội du kích thường trực” ( còn gọi là trung đội biệt động đội) của huyện Bố Trạch gồm có 32 cán bộ, chiến sỹ chính thức được thành lập do đồng chí Trần Cảm phụ trách(*Đồng chí Trần Cảm, người làng Thanh Khê, nay là xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch)
        Sau khi đánh chiếm được vùng đồng bằng bằng ven biển từ Liên Dinh đến Thanh Khê; thực hiện âm mưu mở rộng vùng chiếm đóng, đẩy lực lượng kháng chiến của ta lên núi, quân Pháp tập trung lực lượng tiến đánh vùng trung du phía Tây huyện Bố Trạch. Ngày 1-4-1947, quân Pháp đánh chiếm Thọ Lộc; ngày 4-4-1947, chúng đánh Hòa Duyệt,Vạn Lộc, Âm Tiến...Tại làng Hòa Duyệt ( nay xã Tây Trạch), thực dân Pháp điều động hơn 200 quân, có không quân yểm trợ ồ ạt từ ba hướng Hoàn Lão đánh lên, Sen Bàng đánh ra và Phú Định đánh về  tấn công vào xóm Cồn Rậy. Mặc dù đứng trước sức mạnh tấn công ồ ạt của quân Pháp;  Nhân dân, dân quân, du kích Hòa Duyệt phối hợp chặt chẽ với bộ đội đại đội 5, chi đội Lê Trực không nao núng, bình tỉnh, ngoan cường tổ chức đánh trả các đợt phản công của địch. Quyết không để cho quân Pháp đánh chiếm làng, từ trong thế trận được bố trí sau các lũy tre, đụn rơm, gốc cây, bờ rào, trong hầm, hào chiến đấu bộ đội, dân quân, du kích và dân làng Hòa Duyệt bất chấp bom đạn, nhất tề đồng loạt hô xung phong, toàn dân làng ào lên quyết một phen sống chết cùng quân thù. Tiếng hô xung phong vang dậy cả đất trời “ ...ông già tóc dài...hăng hái vác dao mác xung phong. Những người đàn bà thì vác dựng cửa ( que gỗ chống cửa) hô trong lúc nhà họ đang cháy, con họ khóc..”,  “anh Lê Dương, một nông dân chất phác cầm cây rạ ( cây rựa) đi rừng lao thẳng vào chém chết tên lính Pháp đang châm lữa đốt nhà hàng xóm”. Tiếng hô xung phong của bộ đội, du kích và dân làng Hòa Duyệt vang dậy cả một góc trời thể hiện khí thế “ Toàn dân kháng chiến... đoàn người tiến lên hô đâm đâm, giết giết không kể đến cái chết gần kề bên...” lẫn trong tiếng gầm rú của máy bay, tiếng nổ của bom đạn, tiếng trống, tiếng mõ, tiếng tù và, đã làm cho quân Pháp thất hồn, bạt vía, hoảng loạn, cuống cuồng tìm đường trốn chạy. Nhiều tên Pháp chui cả vào chuồng gà, chuồng lợn, rúc cả vào đụn rơm để trốn.*( những câu trong ngoặc kép được trích trong nhật ký kháng chiến của đồng chí Quách Xuân Kỳ). Trước khí thế và sức mạnh chiến đấu của quân và dân làng Hòa Duyệt buộc quân Pháp phải kéo quân rút chạy khỏi Hòa Duyệt, để lại trên trận địa 5 xác lính Pháp.(* Trận đánh này có 6 người dân bị địch bắn chết)
      Chiến thắng Hòa Duyệt là chiến thắng lớn đầu tiên của quân và dân huyện Bố Trạch. Chiến thắng này bước đầu ta rút ra được một số bài học kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện để đánh địch. Bởi khi thế địch mạnh, ta yếu, để đánh thắng địch phải biết dựa vào sức dân, lợi dụng địa hình, địa vật tiến hành du kích chiến, vận động chiến để tiếp cận địch và tiêu diệt địch. Qua chiến thắng Hòa Duyệt, khẳng định ngay từ đầu chủ trương “ Bám dân, bám làng” kháng chiến của Cấp ủy Huyện là hoàn toàn đúng đắn, nó thể hiện sự vận dụng sáng tạo đường lối kháng chiến, đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng: bí mật, bất ngờ, dựa vào sức mạnh tại ch, lấy ít đánh nhiều, lấy thô sơ đánh hiện đại,toàn dân tham gia đánh giặc. Chiến thắng Hòa Duyệt càng củng cố thêm niềm tin tưởng vào đường lối kháng chiến của Đảng, niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Cấp ủy Huyện, tin vào khả năng dám đánh, biết đánh và đánh thắng kẻ thù xâm lược Pháp.
       Trên bình diện chung cả tỉnh ta, sau khi đánh chiếm được thị xã Đồng Hới, địch củng cố lực lượng, phối hợp với quân Pháp ở Đông Hà ( Quảng Trị) chia thành nhiều hướng, nhiều mũi đánh chiếm các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch... đến ngày 20-4-1947, địch tấn công lên huyện Tuyên Hóa nhưng bị quân ta chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải rút lui. Như vậy trong 20 ngày ( từ 27-3 đến 18-4-1947) bộ đội chi đội Lê Trực và tự vệ, du kích, ân quan các địa phương trong toàn tỉnh đã anh dũng chiến đấu, ngăn chặn bước tiến của Pháp, tiêu diệt 460 tên địch...Đối với thực dân Pháp kết thúc đợt tấn công đánh chiếm Quảng Bình, quân Pháp bước đầu đã kiểm soát được miền duyên hải đồng bằng ven biển, kiểm soát và khống chế quốc lộ 1A từ Hạ Cờ đến hữu ngạn sông Gianh và một phần các trục đường giao thông thủy, đường bộ nối từ quốc lộ 1A lên các vùng phía Tây của các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch.
         Đối với huyện Bố Trạch, sau những thất bại đánh lên vùng trung du phía Tây, nhất là sau thất bại nặng nề ở Hòa Duyệt và các mặt trận khác trong toàn tỉnh, quân Pháp ở Bố Trạch từ chổ thực hiện “ đánh nhanh, thắng nhanh” buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta; từ thế tiến công ồ ạt phải quay sang thực hiện âm mưu “ bình định” để giành dân và tìm cách bao vây, bóp nghẹt, cắt đứt mọi nguồn cung cấp nhân tài vật lực của ta từ vùng tạm bị chiếm đối với vùng tự do và chuẩn bị điều kiện để đánh ra vùng tự do mở rộng vùng chiếm đóng. Để thực hiện được mưu đồ trên, thực dân Pháp một mặt vừa đẩy mạnh các hoạt động quân sự mặt khác chúng tập trung lực lượng xây dựng bộ máy tay sai ở những chúng kiểm soát. Thực dân pháp đã đưa tên việt gian Nguyễn Hữu Trũng  *( Nguyễn Hữu Trũng người làng Lộc Đại nay là phường Lộc Ninh thành phố Đồng Hới)về làm huyện trưởng Bố Trạch và chọn lựa những tên địa chủ cường hào và con em của chúng thành lập các ban hội tề, đội hương vệ, bảo vệ quân. Dựa vào thực dân Pháp, bọn tay sai ráo riết hoạt động, chúng ra sức ức hiếp dân chúng, lùng sục, theo dõi, bắt bớ cán bộ, bộ đội, du kích ta về làng hoạt động.
       Khác với tình hình tổ chức kháng chiến ở huyện Bố Trạch, cán bộ, đảng viên triệt để thực hiện chủ trương của Cấp ủy huyện về “ Bám dân, bám làng” chiến đấu thì tại các huyện, thị: Lệ Thủy, Quảng Ninh, thị xã Đồng Hới cuộc kháng chiến đứng trước những thử thách, khó khăn vô cùng lớn: Cơ quan lãnh đạo các cấp và lực lượng vũ trang bị địch đẩy lên núi và bị cô lập với vùng đồng bằng tạm bị chiếm; bị tách khỏi dân...Trước tình hình đó, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại chiến khu Thuận Đức ( tháng 5-1947) chủ trương cho dân hồi cư; cán bộ, bộ đợi, dân quân du kích phân tán nhỏ lực lượng, vừ bám dân xây dựng cơ sở kháng chiến, vừa tổ chức đánh địch trong vùng địch hậu. Đồng thời, Hội nghị quyết định chuyển hướng hoạt động, phân chia địa bàn tỉnh thành ba vùng và phân công các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Tỉnh ủy về phụ trách và trực tiếp lãnh đạo kháng chiến các địa phương trong vùng được phân công. Khu Bắc bao gồm các làng xã nằm ở bờ Bắc sông Gianh, do đồng chí Thanh Hà – Bí thư tỉnh ủy phụ trách; khu vực Trung từ bờ Nam sông Gianh vào đến bờ Bắc sông Long Đại do đồng chí Hoàng Văn Diệm-Chủ tịch tỉnh phụ trách; khu Nam từ nam sông Long Đại vao đến giáp huyện Vĩnh Linh do đồng chí Hồng Xích Tâm phụ trách.
        Thực hiện chủ trương Hội nghị của Cấp ủy huyện tại Phú Định ( 31-3-1947) và từ bài học toàn dân đánh giặc,giữ làng ở Hòa Duyệt (4-4-1947). Để tạo chổ đứng chân lâu dài cho các cơ quan lãnh đạo của Huyện và nơi cung cấp các tiềm lực cho kháng chiến. Cấp ủy Huyện đã chủ trương xây dựng các căn cứ kháng chiến ở Phú Định, Bồng Lai, khe Ồ Ồ,Trốc ...Từ những căn cứ này là nơi đặt các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của huyện, nơi đưa đồng bào ở vùng tạm bị chiếm lên lập trại tản cư, nơi để đồng bào tản cư tăng gia sản xuất, tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm, phát triển phong trào toàn dân tham gia kháng chiến, nơi cung cấp sức người sức của cho kháng chiến. Đồng thời Cấp ủy huyện quyết định xây dựng làng Cự Nẫm trở thành làng chiên đấu và giao cho đồng chí Nguyễn Chánh Nhì – Bí thư chi bộ  đi khảo sát địa hình và tổ chức thực hiện.
          Cự Nẫm là một làng thuần nông, là một trong những vựa lúa của huyện Bố Trạch; làng Cự Nẫm nằm trên trục đường tỉnh lộ số 2 từ Hoàn Lão lên Phong Nha và vùng tự do Tuyên Hóa. Vì vậy, Cự Nẫm có một vị trí chiến lược cả quân sự và kinh tế hết sức quan trọng. Trong chiến tranh xâm lược, muốn đánh bại ý chí chiến đấu của quân và dân Bố Trạch và nhanh chóng đánh chiếm được các xã miền Tây huyện Bố Trạch, từ đó đánh chiếm vùng tự do huyện Tuyên Hóa, thực dân Pháp quyết đưa quân đánh chiếm bằng được làng Cự Nẫm. Với vị trí chiến lược đó của làng Cự Nẫm, sau khi có quyết định của Cấp ủy Huyện, đồng chí Nguyễn Chánh Nhì,  đã chỉ đạo 7 đồng chí đảng viên của chi bộ đảng làng Cự Nẫm phối hợp với bộ đội đại đội 5 của Chi đội Lê Trực và dân làng rào làng chiến đấu.
           Làng được rào bằng hàng ngàn cây tre ri, đầy gai nhọn, được đan ken dày từng lớp, tạo thành ba tuyến 1,2 và 3, mỗi tuyến cách nhau từ 20 đến 30m, giữa các tuyến được bố trí hầm trú ẩn, công sự chiến đấu, hào giao thông nối các trận địa và các tuyến với nhau; trong đó tuyến 3 kiên cố nhất. Tại tuyến 3, ngoài hệ thống hàng rào, hầm chiến đấu có hệ thống hào giao thông nối về các thôn, xóm và sở chỉ huy đặt tại Đình làng. Để đi vào làng phải qua các cổng làng, phía ngoài các cửa ra vào của mỗi tuyến đều được cắm chông. Toàn làng có 9 vọng gác đặt trên các cây cao và một điếm canh làm nhiện vụ phát hiện địch từ xa và  kiểm soát người qua lại. Mỗi vọng gác có một hiệu lệnh riêng để báo tin địch đến và báo yên cho mọi người khi địch rút khỏi làng. Hiệu lệnh chỉ huy chiến đấu là tiếng trống còn gọi là “hồi trống lệnh”. Lực lượng dân quân, du kích được biên chế thành 3 trung đội, trong đó có một trung đội du kích tập trung; một tiểu đội bộ đội vệ quốc đoàn của Chi đội Lê Trực tăng cường ngoài ra có một tổ trinh sát, tổ tình báo, đội cứu thương, đội vận tải, tiếp tế lương thực...lực lượng kháng chiến của làng người nào việc đó, các mẹ, các chị tham gia vào hội mẹ chiến sỹ lo vận động mọi người đóng góp lương thực, thực phẩm, nấu cơm tiếp tế cho bộ đội, du kích khi chiến sự nổ ra... các cụ phụ lão tham gia cùng dân quân, du kích tuần tra canh gác..Cả làng trăm người một ý chí đánh giặc giữ làng.. chỉ trong một thời gian ngắn rào làng đã biến Cự Nẫm, một làng quê yên bình trở thành một làng chiến đấu chốt chặn con đường tiến công của quân Pháp lên miền Tây huyện Bố.  Dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy huyện và Chi bộ đảng, dựa vào thế trận bày sẵn, ngày 7-5-1947 du kích Cự Nẫm phối hợp với bộ đội Chi đội Lê Trực anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc hành quân của một trung đội lính Pháp, tiêu diệt 10 tên địch làm thất bại âm mưu tiêu diệt lực lượng kháng chiến, lập hội tề và khai thông tuyến đường tỉnh lộ 2 lên miền tây Bố Trạch. Chỉ tính từ đầu tháng 5-1947 đến cuối năm 1947, quân dân Cự Nẫm phối hợp chặt chẽ với bộ đội đánh bại 25 cuộc hành quân lớn nhỏ của quân Pháp đánh vào làng... Nhiều trận đánh thắng lớn ở Bãi Trượt, Rú Nguốn, Cồn Nàn, Đồi Vàng, Cồn Tro...làm cho quân Pháp kinh hoàng khiếp sợ. Làng chiến đấu Cự Nẫm – một điểm chốt lợi hại của ta trên tuyến đường từ Hoàn Lão lên Phong Nha- Troocs. Cự Nẫm thật sự là một “ Làng chiến đấu kiểu mẫu ở Quảng Bình. Dân làng đã tổ chức được nhiều đội du kích thiện chiến, gan dạ. Ủy ban kháng chiến làng đã biết huy động lực lượng dân chúng trong làng tham gia vào cuộc kháng chiến. Do đó, làng đã dương đầu được với quân Pháp từ ngày xảy ra tác chiến ở Quảng Bình” *( Báo cáo tình hình kháng chiến liên khu 4 ( tháng 1, 2,3-1948). Noi gương chiến đấu của quân và dân Cự Nẫm, dân quân, du kích và nhân dân các thôn, làng trong huyện vừa tập trung xây dựng , củng cố, bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu và tổ chức đánh địch. Ngày 27-5-1947, một tổ du kích làng Hoàn Lão do anh Phan Dung chỉ huy, bằng vũ khí thô sơ đại đao, mã tấu, cuốc...đánh địch ngay tại nhà anh Thiện (ở gần ngả ba Bệnh viện), giết chết tại chổ 2 tên Pháp, ba tên sống sót hoảng loạn nhảy qua bờ rào tháo chạy về đồn. Ngày 3-6-1947, qua theo dõi các hoạt động của địch, một tổ du kích Hoàn Lão gồm có anh Mè và anh Méo đã tổ chức phục kích trên đường tỉnh lộ 2, gần cầu Hói đánh bọn địch đi càn phá hủy một xe quân sự, tiêu diệt 20 tên Pháp.
           Cuộc chiến đấu của của quân và dân Bố Trạch trong những tháng đầu năm 1947 đã để lại nhiều tấm gương anh dũng, ngoan cường xả thân vì dân, vì nước như các anh Hoàng Đống, Nguyễn Cúc, Trần Trực Nguyễn Kính, Nguyễn Khắc Trung, Trần Quyền...Hình ảnh anh Hoàng Đống người làng Lý Hòa – Chính trị viên Ban dân quân Huyện Bố Trạch hy sinh trong ngày 3-6-1947 đã nói lên tinh thần, khí tiết của người cán bộ cách mạng trước họng súng của kẻ địch “ Được lệnh trên triệu tập, ba đồng chí huyện đội và chủ tịch huyện vội đi ngay lên Khương Hà. Đi với họ còn có một cứu thương và một liên lạc. Khi đi qua Nhân Trạch, gặp địch phục kích, nổ súng mỗi người chạy một đường, lạc nhau.
          Còn anh Đống chính trị viên và ông Điền chủ tịch bị Pháp bắt. Chúng dẫn hai người về Vạn Lộc tra tấn. Trước sự đánh đập, bẻ răng, giựt móng tay chân, đống đều mỉm cười khinh bỉ. Bọn Pháp đưa anh về Hoàn Lão tra tấn tàn bạo hơn: chúng treo ngược anh lên xà nhà, xẻo từng miếng thịt, anh vẫn điềm nhiên nhìn lũ giặc và hát bài “ Diệt phát xít”. Chúng liền cắt dây hạ anh xuống nền nhà lột trần rồi dùng dao cắt đôi dương vật của anh, lấy muối xát vào. Đau và rát không chịu nỗi, anh rú lên chốc lát rồi trở lại nhìn giặc với ánh mắt căm thù và hát. Nhưng sức đã kiệt, giọng hát không còn hùng dũng nữa. Anh chỉ còn sức mắng chửi lũ giặc, cùng bọn chó săn việt gian bán nước.
           Không lung lạc được tinh thần của Đống, giặc liền đưa anh về Lý Hòa, dọc đường mệt quá, anh ngất đi.
            Về  đến Lý Hòa, giặc tiếp tục tra tấn anh bằng những đòn tàn ác hơn. Nhưng Đống vẫn cười khinh bỉ giặc. Lúc này anh đã sẵn sàng cho cái chết đến với nét mặt bình thản.
            Không làm gì nỗi anh, bọn Pháp tức tối mang anh ra bắn. Đứng trước bọn Pháp đang chuẩn bị giết mình, Đống vẫn cười nụ cười bất diệt. Mặc dầu sức đã tàn, anh vẫn hát lên những bài ca cách mạng.
            Phút cuối cùng, anh giơ tay vẩy chào vĩnh biệt đồng bào bị giặc bắt ra xem chúng bắn Việt Minh hòng uy hiếp tinh thần dân chúng. Giặc bắn anh mà chúng còn run tay sợ sệt. Viên đạn thứ nhất lệch trúng mang tai, máu chảy ròng ròng anh vẫn chưa dứt bài tiếng quân ca. Viên đạn thứ hai trúng vai, anh vẫn chưa chết, dùng tàn lực hô to: “Việt Nam tự do, độc lập muôn năm”. Việ đạn thứ ba trúng  người, anh vẫn gào lên: “ Cụ Hồ muôn năm”, “ Chiến sỹ Việt Nam bất diệt”. Giặc hoảng sợ bắn loạn xạ vào anh. Kết thúc cuộc đời anh Đống bằng một tiếng cười nhưng nghe như tiếng rú căm hờn vang lên giữa bầu trời ảm đạm âm u như để vĩnh biệt non sông đất nước. Việt Nam vừa mất đi một đứa con yêu dấu” *( Nhật ký của đồng chí Quách Xuân Kỳ năm 1947)
          
           Có thể nói rằng sau khi địch đánh chiếm được vùng được vùng đồng bằng ven biển, lực lượng kháng chiến của ta phần lớn tập trung về vùng trung du và miền núi, nhưng không phải vì thế ta mất địa bàn, mất thế chủ động trong đánh địch ở những nơi địch chiếm giữ. Du kích, bộ đội ta có thể dựa vào dân đánh địch bằng lối đánh du kích chiến. Do đó về phía ta, giai đoạn chiến đấu phòng ngự về căn bản tạm chấm dứt để mỡ đầu cho giai đoạn chiến tranh du kích ở đồng bằng, biến hậu phương địch thành vùng tranh chấp giữa ta và địch. Vì vậy, sau khi một bộ phận cán bộ và các cơ quan kháng chiến của ta rút dần ra vùng du kích thì ta đã bố trí một lực lượng lớn cán bộ, dân quân, du kích trung kiên, có nhiều kinh nghiệm trong công tác vân động quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng và kinh nghiệm chiến đấu ở lại đồng bằng phối hợp với bộ đội chủ lực bám dân, bám làng làm công tác vận động quần chúng, đánh du kích và hướng dẫn cho dân quân, quần chúng đánh địch,thể hiện được tư duy quân sự sắc bén của cấp ủy Đảng và Ủy ban kháng chiến Huyện và các địa phương.
           Sau những chiến thắng trên mặt trận quân sự của quân và dân các địa phương vùng sau lưng địch, cuộc kháng chiến ở Bố Trạch bước vào giữa năm 1947 chuyển sang một thế trận mới; Thế và lực của cuộc kháng chiến ngày càng ổn định và phát triển mạnh; tổ chức cơ sở Đảng và các lực lượng kháng chiến cấm sâu và phát triển sâu rộng trong vùng địch kiểm soát. Tòan huyện Bố Trạch xuất hiện ba vùng chiến lược đan xen vào nhau theo thế “ cài răng lược”.
Vùng địch tạm chiếm đóng bao gồm hầu hết các làng, xóm vên biển và dọc trục đường quốc lộ 1A, đường tỉnh lộ 2 từ Hoàn Lão lên Thọ Lộc.
Vùng du kích gồm các làng, xóm Lý Nhân Naf, m, Lý Nhân Bắc, Hòa Duyệt, Hỷ Duyệt, Hoàn Phúc, Van Lộc, Bồ khê Phường, Thanh Ba, Cao Nguyên..
Vùng tự do có Cự Nẫm, Khương Hà, Cổ Giang, Cù Lạc, Phú Định, Bồng Lai, Phú Kinh, Phú Hữu...

II-LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG BÁM ĐẤT, BÁM DÂN, LÀM NỒNG CỐT TRONG PHONG TRÀO XÂY DỰNG LÀNG XÃ CHIẾN ĐẤU, ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH DU KÍCH TRÊN ĐỊA BÀN.

        Từ tháng 5-1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân huyện Bố Trạch đã có những bước phát triển mới. Về phía địch mặc dù chúng vẫn còn rất mạnh và nuôi dã tâm đánh chiếm bằng được toàn bộ huyện Bố Trạch, nhưng lúc này chúng vấp phải sự đánh trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không còn dám hung hăng mở các cuộc hành quân tấn công ồ ạt theo lối “ đánh nhanh, thắng nhanh” nhằm đánh chiếm các mục tiêu quân sự chiến lược, chiếm cứ đất đai, dân chúng mà chuyển sang càn quét “ bình định” nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến và thiết lập bộ máy ngụy quân, ngụy quyền.Về phía ta,  cuộc chiến đấu ngăn chặn địch tiến công tạm thời chấm dứt, chuyển qua đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống càn quét, tiến tới diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở kháng chiến, bảo vệ tính mạng,tài sản của nhân dân. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra trên hai hình thái: địch chiếm đóng, ta phá chiếm đóng, địch càn quét, ta chóng càn quét, địch lập tề, ta phá tề, địch phá hoại cướp bóc, ta chóng phá hoại cướp bóc... cuộc chiến đấu diễn ra trong thế giằng co, cài răng lược, dai dẵng, triền miên, tàn khốc... đòi hỏi cán bộ đảng viên và nhân dân ta phải có tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, sự phối hợp chặt chẻ giữa các lực lượng chiến đấu bộ đội, dân quân, du kích, sự chi viện, phối hợp giữa các vùng tự do, du kích và tạm bị chiếm... sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh kinh tế, chính trị , văn hóa, địch vận trong đó lấy đấu tranh quân sự là chính. Cuộc chiến đấu đó muốn giành được thắng lợi phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Cấp ủy Huyện và của các tổ chức Đảng, của ban chỉ huy quân sự các cấp. Để đảm bảo có dược những thắng lợi trên chiến trường, điều côt yếu là phải xây dựng được lực lượng vũ trang mà cụ thể đối với Bố Trạch phải xây dựng được lực lượng dân quân, du kích, bộ đợi đia phương đủ mạnh như lời căn dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi Hội nghị dân quân lần thứ nhất “ Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng tan rã”*( Hồ Chí Minh: Toàn tập, nxb Chính trị quốc gia, H 2002, tập5, tr 132)
           Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt và vai trò chiến lược của dân quân, tự vệ và du kích trong chiến tranh giãi phóng, Cấp ủy Huyện Bố Trạch và chính quyền các cấp từ Huyện đến làng xã đều chăm lo xây dựng lực lượng dân quân, du kích cả về tổ chức, quân số, chính trị tư tưởng. Từ vùng tự do đến vùng du kích, ngay cả vùng địch tạm chiếm, lực lượng du kích bí mật vẫn được thành lập và tích cực hoạt động. Lực lượng đân quân, du kích các xã được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; lực lượng du kích có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ làng, bảo vệ cán bộ về hoạt động, lực lượng dân quân có nhiện vụ phục vụ chiến đấu rào làng, đào hầm hào, công sự, vận tải tiếp tế lương thực thực phẩm, tải thương...Để đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu và làm nồng cốt trong việc xây dựng lực lượng vũ trang của Huyện, sau khi rà soát, tuyển chọn một số dân quân, du kích và cán bộ quân sự các xã, tháng 6-1947 tại căn cứ kháng chiến Ồ Ồ ( Cổ Giang) đại đội 4 “ du kích thường trực” của huyện Bố Trạch chính thức được thành lập, do đồng chí Hoàng Tấn Ất phụ trách đại đội trưởng, đồng chí Chín phụ trách chính trị viên. Đại đội 4 có 3 trung đội 1, 2 và 3;  trung đội 1, do đồng chí Cao Tức phụ trách trung đội trưởng, đồng chí Kỉnh phụ trách trung đội 2 và trung đội 3 do đồng chí Đô phụ trách; vũ khí trang bị chủ yếu là đại đao, mã tấu và một số súng trường, lựu đạn thu được của địch.
             Ngày 12-8-1947, Tỉnh ủy họp Hội nghị quán triệt và triễn khai thực hiện quyết định của của Hội nghị quân chính Khu 4 về việc hợp nhất Ủy ban kháng chiến và Ủy ban hành  chính thành Ủy ban kháng chiến hành chính; cơ cấu một cán bộ quân sự trong Ủy ban bảo vệ các cấp; kiện tòan bộ máy chính quyền để tập trung cao nhất cho cuộc kháng chiến. Cùng với quyết định bổ sung cán bộ, thành lập Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, xã đội. *( Từ tháng 3-1947, Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ huy Tỉnh đội, Huyện đội, xã đội thuộc Ủy ban kháng chiến các cấp – nguồn tài liệu: 55 năm quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, tr 50); bổ sung lực lượng cho các trung đội du kích thường trực do các huyện đội trực tiếp chỉ huy; Hội nghị Tỉnh ủy cũng quyết định: Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong lực lượng vũ trang địa phương, nhất là các đơn vị chiến đấu; tổ chức chi bộ Đảng (tổ Đảng) trong các đơn vị, cơ quan Tỉnh đội, Huyện đội; lấy lực lượng du kích thường trực làm nồng cốt để phát triển du kích chiến tranh ở vùng địch hậu, tích cực trừ gian diệt tề... Ngày 1-10-1947, thi hành sắc lệnh số 91/SL của Chính Phủ về tổ chức lại bộ máy chính quyền các cấp, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh Quảng Bình, Cấp ủy huyện Bố Trạch đã tập trung lãnh đạo việc hợp nhất Ủy ban hành chính và Ủy ban kháng chiến thành Ủy ban kháng chiến hành chính; đồng chí Lưu Trọng Lạc được cử làm chủ tịch Ủy ban  kháng chiến hành chính  huyện. Trong thời gian này để chuẩn bị một bước cho việc tổ chức lại các làng xã trên địa bàn huyện; Ủy ban kháng chiến hành chính Tỉnh quyết định: cắt thôn Đá Mài của huyện Quảng Ninh và các thôn.................... của huyện Quảng Trạch sát nhập về huyện Bố Trạch. Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến đối với cơ sở kịp thời, chính xác; Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Bố Trạch đã triễn khai tổ chức, xắp xếp 22 làng xã, sát nhập thành 8 xã: Nam Trạch, Trung Trạch, Hải Trạch, Bắc Trạch, Tây Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch và Thượng Trạch.*( Tính theo đơn vị hành chính hiện tại các xã Nam Trạch gồm: Nhân Trạch, Lý Trạch, Nam Trạch và thôn Đá Mài; xã Trung Trạch gồm: Trung Trạch, Đại Trạch; xã Hải Trạch gồm: Hải Trạch, Phú Trạch, Đồng Trạch, Đức Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch; xã Bắc Trạch gồm: Bắc Trạch, Thanh Trạch, HạTrạch, Mỹ Trạch; xã Tây Trạch gồm: Tây Trạch, Hòa Trạch và vùng Phú Định; xã Sơn Trạch gồm: Cự Nẫm, Hưng Trạch, Liên Trạch, Sơn Trạch; xã Phúc Trạch gồm: Phúc Trạch, Lâm Trạch, Xuân Trạch; xã Thượng Trạch gồm: Tân Trạch, Thượng Trạch). Cùng với việc tổ chức lại bộ máy chính quyền, sau khi được tỉnh bổ sung cán bộ, trung tuần tháng 10-1947, Huyện đội Bố Trạch chính thức được thành lập tại thôn Khương Hà; đồng chí Đặng Rợ ( Đức) phụ trách huyện đội trưởng, đồng chí Phan Khắc Hy phụ trách chính trị viên thay đồng chí Hoàng Đống hy sinh*( đồng chí Hoàng Đống hy sinh ngày 3-6-1947), đồng chí Hoàng Tấn Ất huyện đội phó. Về tổ chức Đảng, căn cứ vào quy định của Tỉnh ủy, Cấp ủy Huyện quyết định thành lập chi bộ cơ quan Huyện đội ( có ......đảng viên), do đồng chí Yến - chính trị viên Huyện đội làm Bí thư. Chi bộ cơ quan Huyện đội ( kể cả Chi bộ đại đội du kích thường trực của huyện), trực thuộc Cấp ủy huyện về mặt tổ chức và toàn bộ hoạt động đều đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy Huyện.*(  Sdd - Sau Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5, ngày 20-10-1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra nghị quyết xã định: các liên chi bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị bộ đội địa phương chuyển về trực thuộc Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thị ủy ( Nguồn: Lịch sử công tác Đảng, công tác chình trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam ( 1944-2000) Nxb QĐND, H-2002, tr 181).
           Sau khi thực hiện sắc lệnh số 91/SL của Chính Phủ, hệ thống tổ chức Chính quyền và tổ chức Đảng được xắp xếp, kiện toàn tinh, gọn phù hợp với tình hình và nhiệm vụ. Mỗi xã có một Chi bộ Đảng, mỗi thôn có một phân chi bộ; các cơ quan quan trọng của huyện đều có Chi bộ Đảng. Đến tháng 9-1947, toàn Huyện có 7 chi bộ xã và 5 chi bộ cơ quan và trong đại 4, gồm có 213 đảng viên. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng cũng được kiện toàn. Ban công an Huyện được thành lập, kiện toàn về mặt tổ chức và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban  kháng chiến hành chính huyện và đã đi vào hoạt động có hiệu quả, phát hiện, xử lý nhiều phần tử tay sai phản động. Lực lượng bộ đội đại đội 4 và dân quân, du kích các xã được tăng cường về quân số, vũ khí trang bị. Hầu hết các xã đều đã thành lập được từ 2 đến 4 đại đội du kích tập trung và lực lượng dân quân, các làng, thôn có ít nhất một tiểu đội du kích. Ban chỉ huy Huyện đội,  bộ đội đại đội 4 và du kích các địa phương đã thành lập tổ quân báo, tổ trinh sát có nhiện vụ luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm, nắm tình hình đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng thành những “đặc tình” nắm bắt các hoạt động của địch báo lại cho bộ đội, du kích. Nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi đều tham gia dân quân, du kích. Các cụ phụ cũng hăng hái gia nhập vào các đội lão dân quân tuần tra, canh gác bảo vệ thôn, xóm. Nhiều en thiếu niên tham gia vào đội du kích thiếu niên “ Chim Việt” làm nhiệm vụ liên lạc, theo giõi người lạ và các hoạt động của địch. Ở thôn Hoàn Lão, chị em phụ nữ tham gia thành lập “Trung đội nữ du kích Hoàn Lão”.
           Bố Trạch có một vị trí chiến lược quân sự hết sức quan trọng. Chính vì vậy khi đánh vào Bố Trạch, quân Pháp tập trung lực lực lượng đánh vào vùng xung yếu có tính sống còn đối với công cuộc kháng chiến của ta. Chiếm được vùng đất nào, chúng cho xây dựng ngay đồn bốt chốt chặn ngay tại đó và lập hội tề nhằm kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của dân chúng. Đến giữa năm 1947, quân Pháp đã xây đồn, đóng chốt các vị trí: Thanh Khê, cầu Lý Hòa, Động Bơi (Thuận Yên), Động Cao, Hoàn Lão, Phúc Tự, Đại Nam, Liên Dinh, Sen Bàng, Võ Thuận, Vạn Lộc. Với hệ thống đồng bốt này, quân Pháp kiểm soát được hầu hết trục đường quốc lộ 1A từ Thanh Khê vào đến Đồng Hới, đường tỉnh lộ số 2 từ Hoàn Lão lên Cự Nẫm, cũng như nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã vùng đồng bằng ven biển ra vùng du kích, vùng tự do, từ các xã phía Nam huyện Quảng Trạch qua Bố Trạch vào thị xã Đồng Hới. Từ các vùng đất đánh chiếm được và hệ thống đồn bốt, quân Pháp tạo nên những bàn đạp lợi hại để tấn công các lực lượng kháng chiến của ta trên khắp các mặt trận.
              Quán triệt triệt để chủ trương của Cấp ủy Huyện “ Bám đất, bám làng” chiến đấu, ngay sau khi ổn định về tổ chức bộ máy lãnh đạo và cơ chế hoạt động của cơ quan Huyện đội, Ban chỉ huy huyện đội đã chỉ đạo đại đội 4, phân tán lực lượng theo các tiểu đội hoặc các tổ chiến đấu “ ba người” luồn sâu về vùng sau lưng địch, phối hợp với dân quân, du kích các xã và bộ đội đại đội 5 tiểu đoàn 274 ( Chi đội Lê Trực) tổ chức đánh địch. Với lối đánh “ du kích chiến”, du kích vùng tamj bị chiếm của các xã Nam Trạch, Trung Trạch, Hải Trạch, Tây Trạch, Sơn Trạch, Bắc Trạch đã phối hợp với bộ đội đại đội 4, bộ đội chủ lực tỉnh tổ chức nhiều cuộc phục kích chặn đánh các toán quân địch đi lùng sục ở xóm Hổ, xóm Dài (Hòa Duyệt), Hoàn Lão, Cự Nẫm... tập kích đánh vào đồn Thọ Lộc, Vạn Lộc, Chánh Hòa, Võ Thuận, tập kích chặn đánh bọn lính Pháp tuần tiểu trên sông Son, trên đường quốc lộ 1A gây cho địch nhiều thiệt hại, tiêu diệt và làm bị thương hàng chục tên địch, thu nhiều vũ khí đạn dược. Trên tuyến sông Son, đoạn qua hai thôn Phú Kinh và Phú Hữu, bộ đội đại đội 4 cùng du kích đã tổ chức đóng hàng trăm cộc tre, cộc gỗ xuống lòng sông, tạo thành một bãi cộc chặn ca nô địch. Bộ đội, du kích còn làm giã thủy lôi thả trên sông, gài mìn, lựu đạn, mìn tự tạo ( địa lôi) dọc bờ sông và bến đò cầu Ngân Sơn, thế trận cộc, mìn, thủy lôi giã đã làm gián đoạn nhiều hoạt động tuần tiểu tren sông và đưa quân lên đánh chiếm Cự Nẫm. Đầu tháng 7-1947, du kích Lý Hòa ( Hải Trạch) phục kích tại thôn Ngoại Hòa, giết chết tên việt gian đội Hàm có nhiều nợ máu với dân Cự Nẫm. Đầu tháng 9-1947, một tiểu đội bộ đội đại đội 4 do đồng chí Phan văn Liễm chỉ huy đã dùng mìn tự tạo phục kích địch tại bến đò Ngân Sơn, đánh tan một trung đội lính Pháp đi lùng, diệt 20 tên.
       Hoạt động của bộ đội, dân quân, du kích một mặt vừa ngăn chặn các hoạt động hành quân đánh phá, mở rộng vùng chiếm đóng và tiêu diệt sịnh lực địch là giảm ý chí chiến đấu của kẻ địch. Mặt khác hoạt động của dân quân, du kích và bộ đội đã tạo điều kiện cho các lực lượng kháng chiến phát triển, các hoạt động phục vụ kháng chiến được tăng cường và ngày càng đảm bảo tốt hơn việc cung cấp nhân tài, vật lực để cuộc chiến đấu của quân và dân ta phát triển ngày càng mạnh mẽ, càng đánh càng mạnh, càng đánh, càng thắng. Để đảm bảo yêu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy phục vụ cuộc chiến đấu của ba tỉnh Bình-Trị-Thiên,  Ủy ban kháng chiến hành chính huyện chỉ đạo các xã Nam Trach, Hải Trạch thành lập các đội vận tải đường thủy ở các làng Lý Nhân Nam, Lý Nhân Bắc, làng Lý Hòa sẵn sàng vận chuyển hàng hóa khi có yêu cầu. Trong ba tháng cuối năm 1947, trên mặt trận vận tải hàng hóa, quân và dân các xã vùng biển Lý Hòa, Lý Nhân Bắc, Lý Nhân Nam đã vận chuyển được trên 100 tấn gạo, 320 tấn muối, 21.000 mét vãi, 10.000 viên thuốc và hàng chục tấn vũ khí, quân trang, quân dụng từ binh trạm 11 ở Ròn vào chiến trường nam Quảng Bình. Tại các vùng tạm bị chiếm, mặc dù bị địch phong tỏa, kiểm soát gắt gao trong việc đi lại, giao thương buôn bán giữa các vùng, nhưng Hội phụ nữ các làng Lý Hòa, Lý nhân Nam, đã lợi dụng những những chuyến đi “ buôn làng, sang chợ” để tiếp tế thực phẩm cá, mắm, muối, thước chửa bệnh, vải, quần áo...ra vùng du kích, vùng tự do.          
            Trong điều kiện địch ngày càng tăng cường các hoạt động đánh phá mở rộng vùng chiếm đóng, nhưng do thấu suốt chủ trương của Cấp ủy Huyện “ Bám đất, bám làng” kháng chiến. Được sự hướng dẫn của Ủy ban kháng chiến hành chính các địa phương, nhân dân đẩy mạnh việc tổ chức lao động sản xuất, trồng lúa các loại hoa màu, rau củ, quả..trồng dâu nuôi tằm, dệt vãi thao, đũi đảm bảo có lương thực, thực phẩm, vãi mặc thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ cho nhu cầu kháng chiến trên địa bàn. Ủy ban hành chính kháng chiến Huyện tổ chức các trại sản xuất ngay tại nơi căn cứ kháng chiến, phát động cán bộ, đảng viên, hội viên trong các cơ quan sau mỗi chuyến đi công tác ở đồng bằng về phải cùng nhau tăng gia sản xuất trồng các loại rau, bầu, bí, bắp, khoai sắn tự túc thêm lương thực, thựcphẩm góp phần giảm bớt phần tiếp tế, cung cấp của nhân dân.
       Hoạt động của lực lượng vũ trang Bố Trạch có những bước trưởng thành nhanh chóng. Tuy chưa tổ chức được những trận đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, nhưng từ chổ bị động lúng túng, bộ đội, du kích từng bước tiến lên làm chủ chiến trường, càng đánh càng mạnh đã bược kẻ địch phải dàn mỏng lực lượng để đối phó, tạo điều kiện cho lực lượng dân quân, du kích và các lực lượng kháng chiến của ta phát triển, có những chuyển biến tích cực, niềm tin trong quần chúng nhân dân được củng cố. Đồng thời, qua tổ chức chiến đấu, vai trò lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ trong cơ quan Huyện đội bộ đến đội ngũ cán bộ các cấp từ đại đội đến trung đội và tiểu đội của Đại đội 4 cũng như cán bộ xã đội các địa phương, từ cán bộ quân sự đến cán bộ chính trị ngày càng được tôi luyện và trưỡng thành.
           Để đánh giá tình hình sau gần một năm kháng chiến và đề ra chủ trương lãnh đạo cuộc chiến đấu trong thời kỳ tiếp theo. Cuối tháng 10-1947, Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ nhất được tổ chức tại nhà ông Huỳnh ở thôn Phong Nha.Sau khi đánh giá, phân tích những những thắng lợi giành được và những nguyên nhân, tồn tại, hạn chế đến sự phát triển của phong trào; Từ thực tiển của năm đầu kháng chiến, Đại hội đề ra chủ trương cụ thể tiếp tục đẩy mạnh công cuộc kháng chiến trong đó nhấn mạnh một số nhiệm vụ cho mỗi vùng: Vùng tạm chiếm, phải giữ vững phong trào, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh chóng bắt lính, chống cướp phá mùa màng... kiên quyết không hợp tác với địch, tiến hành diệt tề trừ gian.
          Vùng sát địch và vùng căn cứ du kích: Kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự, đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch, bảo vệ dân, bảo vệ làng, đẩy mạnh sản xuất đóng góp nhiều của cải cho kháng chiến.
            Củng cố phat triển tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng.
             Phát triển các đội dân quân du kích, tăng cường các hoạt động quân sự, đảm bảo an toàn cho cán bộ, bộ đội...về hoạt động.
              Tổ chức rào làng chiến đấu, chống địch càn quét, đánh phá.
           Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất thành công, đánh dấu một bước chuyển biến mới về nhận thức cả về chủ trương và biện pháp tổ chức kháng chiến. Đó là phải biết kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, trong đó lấy thắng lợi trên chiến trường làm yếu tố quyết định thắng lợi chung. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ của mỗi vùng kháng chiến, từ đó xã định rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các tổ chức Đảng và Ủy ban hành chính kháng chiến trong việc tổ chức nhân dân, dân quân du kích của các địa phương và sự phối hợp giữa các địa phương và giữa các vùng trong tổ chức kháng chiến và đánh địch.
           Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất,  cùng với các tổ chức Đảng địa phương, Chi ủy, chi bộ Đảng huyện đội đã triễn khai nhiệm vụ đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển lực lượng dân quân, du kích đủ sức làm nồng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, trong đó chú trọng xây dựng đại đội 4 trở thành đại đội bộ đội chủ lực của huyện có nhiệm vụ đánh địch và giúp đỡ, huấn luyện, hướng dẫn lực lượng dân quân, du kích các địa phương làm tốt công tác vận động quần chúng, đánh địch. Về công tác xây dựng Đảng, chi ủy, chi bộ chủ trương tăng cường sự lãnh đạo của Chi ủy, chi bộ trong cơ quan huyện đội và Đại đội 4 nhằm nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội.
            Sau thất bại ở chiến trường Việt Bắc trong chiến dịch Thu Đông 1947,  tại chiến trường Bình-Trị-Thiên để cứu vãn tình thế và tiếp tục đánh phá hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến, chiếm toàn bộ vùng đất Bố Trạch nhằm chia cắt Quảng Bình, chia cắt chiến trường Bình-Trị-Thiên với hậu phương Thanh-Nghệ-Tỉnh. Quân Pháp tập trung lực lượng cố thực hiện bằng được âm mưu: “ Rào chiến khu, chốt cửa vào Nam” đối với ta.
       Để thực hiện âm mưu thâm độc đó, đầu năm 1948, quân Pháp đã cho bố trí lại lực lượng và hệ thống đồn bốt ở Bố Trạch. Ngoài số đồn đã có, quân Pháp đóng thêm đồn ở Đá Đen (ở đèo Lý Hòa), đồn Cao lao Hạ, tăng cường thêm hệ thống hầm chiến đấu, hào giao thông quanh các đồn; tăng quân số lên 447 tên, trong đó có 240 tên Pháp. Mặt khác chúng tập trung củng cố bộ máy tề ngụy đã có và tiếp tục thành lập các ban hội tề trong các vùng chúng vừa đánh chiếm. Toàn huyện Bố Trạch có 68 thôn thì đã có 31 thôn có hội tề. Về kinh tế, chúng tăng cường các hoạt động kiểm soát chặt chẽ những người ra vào vùng chúng chiếm đóng hóng ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển tiếp tế hàng hóa ra vùng tự do; chúng tổ chức hàng trăm cuộc hành quân lùng sục, đánh phá khong cho nhân dân đi lại làm ăn, ra đồng sản xuất. Chúng còn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nói xấu kháng chiến, nói xấu cán bộ, đảng viên của ta và tìm cách gây uy tín cho bọn tề ngụy.
           Sau khi đánh chiếm được vùng đồng bằng ven biển và một số vùng dân cư quan trọng ở Sen Bàng, Vạn Lộc, Thọ Lộc...quân Pháp liên tục tổ chức 25 cuộc hành quân đánh phá tiêu diệt làng Cự Nẫm nhưng đều bị thất baị nặng nề. Âm mưu mở đường đánh lên vùng tự do của ta ở Phúc Trạch của quân Pháp bị quân và dân Cự Nẫm chặn đứng. Nhận rõ âm mưu của thực dân Pháp, Tỉnh đội Quảng Bình đã tăng cường đại đội 3,5,6 bộ đội tiểu đoàn 274 chủ lực tỉnh về Bố Trạch, phối hợp với đại đội 4 và du kích Cự Nẫm tổ chức chiến đấu không cho địch đánh lên vùng tự do của ta. Vào cuối tháng 2-1948, thực dân Pháp điều hơn 350 quân tinh nhuệ cùng nhiều loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại ở Đồng Hới ra Bố Trạch, chúng tập trung về đồn Thọ Lộc và đồn Thanh Khê, chuẩn bị mở cuộc tấn công lớn đánh chiếm làng Cự Nẫm. Quân Pháp đánh vào Cự Nẫm lần này nhằm tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta, khai thông đường tỉnh lộ số 2, mưu tìm một thắng lợi trên mặt trận quân sự để củng cố tinh thần binh lính và sỹ quan và hô hào khuất trương thanh thế cho tên vua bù nhìn Bảo Đại sắp về nước. Mặt khác, chúng cố chiếm được vựa lúa ở Cự Nẫm hòng triệt nguồn cung cấp lương thực đối với lực lượng kháng chiến.
          Nắm bắt được ý đồ của quân Pháp, để bảo toàn các cơ quan chỉ đạo kháng chiến của huyện và chuẩn bị triễn khai lực lượng đánh địch, Huyện ủy, Ủy ban  kháng chiến hành chính huyện chỉ đạo cho dời các cơ quan của huyện đóng ở Phú Định và Cự Nẫm lên Bồng Lai, một số lên căn cứ Ồ Ồ và lên Trốc.
         Sáng ngày 1-3-1948, hơn 350 lính, được trang bị một lựu pháo 75ly, 3 súng cối 81ly, 3 súng liên thanh, 3 ô tô, 12 xe jeep, 7 ca nô và 200 nông dân chúng bắt đi làm bia đỡ đạn, chia thành hai hướng thủy, bộ có máy yểm trợ bất ngờ tấn công đánh vào Cự Nẫm. Trên cánh quân bộ, quân Pháp từ đồn Thọ Lộc, chia làm 3 mũi theo đường tỉnh lộ số 2 đánh vào Cự Nẫm: mũi thứ nhất đánh vào hướng đình làng, mũi thứ hai đánh vào Cồn Lèo, mũi thứ ba đánh lên Cồn Tro. Trên cánh đường thủy, quân Pháp ở đồn Thanh Khê, dùng ca nô chở quân theo sông Son lên Khương Hà đánh xuống Cự Nẫm. Trên cánh quân bộ, sau khi để cho 200 nông dân lọt qua vọng gác Động Dôn vào làng, du kích từ trong trận địa phục kích cho nổ mìn chiếc xe đi đầu, tiêu diệt tại chổ 12 tên Pháp; bị chặn đánh bất ngờ, bọn địch đi sau hoảng loạn chạy dạt vào các bụi cây ven đường co cụm bắn loạn xạ, không dám tấn công vào làng. Cánh quân thủy, sau khi đổ bộ lên Khương Hà đã tiến về Cự Nẫm, trên đường hành quân, chúng lọt vào trận địa phục kích của ta tại cầu Bầu Bại, bộ đội, du kích nổ súng, quân pháp hoảng sợ chạy toán loạn ra các cánh đồng, chạy qua khe Trong, sang vực Khái, qua cầu Lim, lên Hà Lời...Trong ngày đầu đánh vào Cự Nẫm, cả hai hướng thủy, bộ quân pháp bị bộ độ, du kích chặn đánh quyết liệt ngay từ đầu làng, buộc chúng phải rút quân về Thọ Lộc, cánh quân thủy phải nằm lại trên sông Son. Sau một đêm củng cố lực lượng, sáng ngày 2-3-1948, quân Pháp mở cuộc tấn công đánh vào Cự Nẫm trên cả hai cánh quân thủy, bộ. Trên hướng đường bộ, bọn địch vừ vượt qua khỏi đường tàu liền bị du kích chặn đánh tiêu diệt 11 tên, làm bị thương nhiều tên khác, cuộc tấn công của quân địch bị chặn đứng. Hứng đường thủy, quân Pháp vừa qua khỏi cầu Lim lọt vào trận địa phục kích của ta, bộ đội, du kích chặn đánh tiêu diệt 5 tên, số còn lại tháo chạy trở ngược lại Khương Hà. Trận đánh ngày thứ hai trên cả hai hướng, ta tiêu diệt tại chổ 16 tên Pháp, làm bị thương nhiều tên khác, về ta có  5 bộ đội, du kích bị thương. Mặc dù có quân đông, vũ khí hiện đại, có máy bay, đại bác yểm trợ, quân Pháp vẫn không đánh chiếm được làng Cự Nẫm. Trước những thất bại nặng nề, sáng ngày 3-3-1947, sau khi củng lại lực lượng, được máy bay, ca nô, đại bác ném bom, bắn pháo yểm trợ, quân Pháp dốc toàn lực trên cả hai hướng đồng loạt tấn công vào Cự Nẫm. Dựa vào rú, đồi, chiến lũy, hầm hào, du kích, bộ đội đại đội 3,5,6 chủ lực tỉnh và đại đội 4 bộ đội địa phương huyện bố trí trong các trận địa đã phối hợp chặt chẽ, chiến đấu ngoan cường đánh lui các đợt phản công của địch ở rú Nguốn, Cồn Tro, Cầu Vàng, Mái Trượt, Khương Hà, sông Son...Sau ba ngày đêm chiến đấu, quân và dân Cự Nẫm đã tiêu diệt 50 tên Pháp, phá hủy và phá hỏng 4 xe quân sự, bắn cháy một ca nô. Trận chiến đấu ba ngày đêm đầy oanh liệt đánh bại hàng chục đợt tấn công của quân Pháp vào làng Cự Nẫm, thể hiện ý chí ngoan cường, quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương của quân và dân Cự Nẫm và cũng nói lên thất bại cay đắng của đội quân viễn chinh Pháp ở Quảng Bình, điều đó được thể hiện trong bức thư của tên quan năm gữi cho vị quan ba Su-Séc-Tơ chỉ huy quân Pháp ở Hoàn Lão: “ Tôi lấy làm xấu hổ cho ngài, cho danh dự của một sỹ quan quân đội đại Pháp, khi nghe tin một toán dân quê mọi rợ đã đánh gãy cánh quân do ngài chỉ huy. Phải chăng đó là một thử thách đối với tài thao lược của ngài?...Nếu ngày mai số phận hẩm hưu vẫn đến với binh sỹ, và cái làng Cự Nẫm ấy vẫn không bị dẫm nát dưới gót giày của đội quân viễn chinh Pháp, thì tôi tin rằng, vâng, tôi tin thế, lịch sử của ngài-Một sỹ quan đã từng lừng danh ở châu Phi sẽ ghi thêm một vết nhơ không bao giờ rửa sạch...”*(Văn Nhĩ-Trên chiến lũy Cự Nẫm,in trong tập “ Một thời khói lữa” NxnVh- Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, xb 1994)  Mặc dù vậy, nhưng do chiến đấu trong một điều kiện lực lượng ta kém hẳn địch về nhiều mặt: địch có quân đông, vũ khí hiện đại, có nhiều kinh nghiệm lại nuôi một dã tâm chiếm bằng được làng Cự Nẫm nên cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Chiến đấu trong điều kiện không cân sức đó, để bảo toàn lực lượng được sự đồng ý của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình, Chi ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính và Ban tản cư làng Cự Nẫm đã tổ chức đưa hơn 700 người dân ra tản cư ở Thón ( Tuyên Hóa). Việc đưa hơn 700 dân đi tản cư là một hành động nhất thời, trước mắt nhằm tránh thiệt hại cho dân, song trong thực tế kháng chiến, Chi bộ đảng, Ủy ban kháng chiến hành chính làng Cự Nẫm chưa quán triệt đầy đủ chủ trương của Cấp ủy huyện “ bám dân, bám làng” kháng chiến. Chính do “ mất dân” nên những năm tháng kháng chiến sau đó cán bộ, chiến sỹ ta về Cự Nẫm hoạt động xây dựng lại phong trào gặp rất nhiều khó khăn.
         Tuy phong trào kháng chiến ở Cự Nẫm sau tháng 3-1948 có phần đi xuống nhưng với việc xây dựng thành công làng chiến đấu và với một quyết tâm cao cả chiến đấu dũng cảm, ngoan cường bảo vệ làng, không cho địch đánh phá ra vùng tự do của ta trong năm đầu kháng chiến, Cự Nẫm thực sự trở thành làng chiến đấu kiểu mẩu của Liên khu 4: “ Làng Cự Nẫm là một làng chiến đấu kiểu mẫu ở Quảng Bình. Dân làng đã tổ chức được nhiều đội du kích thiện chiến, gan dạ. Ủy ban kháng chiến hành chính Cự Nẫm đã huy động toàn lực lượng dân chúng trong làng tham gia vào cuộc kháng chiến. Do đó làng này đã đương đầu với quân Pháp từ ngày xảy ra tác chiến ở Quảng Bình”*(Báo cáo tình hình kháng chiến Liên khu 4 ( tháng 1,2,3-1948) lưu trử tại Văn phòng Huyện ủy Bố Trạch) và ngày 31-5-1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 đã phát động cuộc “ thi đua Ái quốc” với nội dung: “ Phát triển và huấn luyện, xây dựng dân quân, xây dựng nhiều làng chiến đấu Cự Nẫm, củng cố chính quyền nhân dân, lãnh đạo nhân dân bố phòng tác chiến”. Và đặt giãi thưởng “ làng Cự Nẫm” với phần thưởng 100 khẩu súng, 100 quả lựu đạn. Ngày 6-7-1948, Thường vụ Khu ủy 4 phát động “cuộc vận động Cự Nẫm” lấy xã làm đơn vị mẫu trong toàn các cấp ủy Đảng của Liên khu.
          Sau khi đánh chiếm được làng Cự Nẫm, quân Pháp hèn hạ mở đợt trả thù vô cùng tàn bạo và hết sức man rợ, chúng bắt đi hơn 30 người, 70 con trâu bò và bắn, giết, chặt đầu bêu trên cột hàng chục người dân vô tội.                                                 Ngay sau đánh chiếm được làng chiến đấu Cự Nẫm, quân Pháp tổ chức lực lượng tấn công đánh chiếm làng Võ Thuận, Khương Hà, Gia Hưng, cầu Ngân Sơn, làng Phú Kinh, Phú Hữu...để bao vây, uy hiếp vùng căn cứ kháng chiến của ta, đồng thời kiểm soát các tuyến đường giao thông, liên lạc của ta từ các chiến trường Nam – Bắc Quảng Bình, từ vùng tạm bị chiếm ra vùng du kích vùng tự do, giữa chiến trường Bình – Trị - Thiên với vùng tự do Thanh – Nghệ - Tĩnh chuẫn bị cho kế hoạch mỡ rộng chiến tranh ra toàn Liên Khu 4.            
          Trước tội ác man rợ mà quân Pháp gây ra gây ra đối với đồng bào Cự Nẫm, quyết trả thù cho đồng bào Cự Nẫm, ngày 9-3-1948 du kích thôn Cù Lạc đã phục kích chặn đánh bọn địch ở đồn Cầu Bùng lên dỡ nhà dân ở Cù Lạc, giết chết 20 tên. Ngày 23-8-1948, du kích thôn Khương Hà chặn đánh bọn địch ở đồn Khương Hà đi lùng sục diệt 44 tên trong đó có 28 tên Pháp, một sỹ quan và tên đồn trưởng đồn Khương Hà.
          Hưởng ứng “ cuộc vận động Cự Nẫm” của Thường vụ Khu ủy và học tập làng chiến chiến đấu Cự Nẫm rào làng chiến đấu, các Chi bộ Đảng và Ủy ban kháng chiến hành chính các xã Trung Trạch, Sơn Trạch, Hải Trạch và Mỹ Trạch đã phát động nhân dân các thôn Hoàn Lão ( Trung Trạch), Thanh Lăng, Phú Kinh (Sơn Trạch), Thanh Ba, Cao Nguyên ( Bắc Trạch), Hỷ Duyệt ( Hải Trạch) huy động lúa, gạo, tiền bạc, Tre, gỗ... và hàng vạn ngày công rào làng, biến những làng mạc nằm ngay trong vùng địch kiểm soát trỡ thành làng chiến đấu của ta. Chính từ những làng chiến đấu này mà cán bộ chiến sỹ ta có nơi đi, về dừng chân mỗi khi về đồng bằng hoạt động xây dựng cơ sở, phát động nhân dân tham gia kháng chiến và cũng là bàn đạp quan trọng để các đơn vị bộ đội chủ lực về triển khai lực lượng đánh địch ngay trong lòng địch. Hoàn Lão nằm ven đường quốc lộ 1A, nơi thực dân Pháp và bọn tay sai đặt cơ quan hành chính đầu não của huyện Bố Trạch, từ đây theo đường quốc lộ 1A đi vào Đồng Hới, đi ra Thanh Khê sang Ba Đồn của huyện Quảng Trạch và cũng chính từ Hoàn Lão theo đường tỉnh lộ số 2 đi lên Thọ Lộc, Cự Nẫm, Khương Hà, Tróc ra Tuyên Hóa vùng tự do kháng chiến của ta.Tại Hoàn Lão và các vùng phụ cận, dưới sự chỉ huy của tên quan tư Niex quân Pháp ở Quảng Bình đã cho xây dựng một loạt đồn bốt ở Liên Dinh, Vạn Lộc, Võ Thuận, Sen Bàng, Cự Nẫm....“Hoàn Lão – Bố Trạch là một trong 5 khu vực có nhiều hệ thống đồn bốt nhất tỉnh”* (Báo cáo tháng 1,2,3-1948 ở Bố Trạch có 10 vị trí, Quảng Trạch có 3 vị trí, Đồng Hới có 4 vị trí, Quảng Ninh có 8 vị trí, Lệ Thủy có 8 vị trí). Từ Hoàn Lão, thực dân Pháp có thể khống chế được hoàn toàn vùng Bắc Quảng Bình. Đối với ta, xây dựng được làng chiến đấu Hoàn Lão vững mạnh là có thể tiến tới làm chủ được vùng đồng bằng ven biển từ Lý Nhân ra đến Lý Hòa, từ Hoàn Lão lên Hòa Duyệt, Võ Thuận, Hoàn Phúc, Vạn Lộc, Cự Nẫm...Học tập làng chiến đấu Cự Nẫm,  nhân dân Hoàn Lão dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng xã Trung Trạch đã đào hàng ngàn mét hào giao thông từ thôn này sang thôn khác, từ xóm này sang xóm khác; đốn hạ hàng ngàn cây tre, cây gỗ trong vườn nhà ra xây dựng làng chiến đấu, lập các trận địa chiến đấu. Đại đội du kích được chia nhỏ theo tổ, nhóm phân tán về các thôn, xóm xây dựng cơ sở kháng chiến bí mật, phát triển, tổ chức lực lượng vận động nhân dân tham gia kháng chiến, đánh địch bảo vệ làng. Hoàn Lão trỡ thành làng chiến đấu ngay trong vùng địch kiểm soát và cùng với các làng chiến đấu khác tạo thành một thế trận cài răng lược giữa ta và địch ở vùng địch tạm chiếm đản bảo là chổ dựa vững chắc cho các lực lượng kháng chiến của ta bám trụ chiến đấu đánh bại các âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp trên đất Bố Trạch.
          Trước âm mưu của thực dân Pháp mở rộng chiến tranh ra toàn Liên Khu, tháng 5-1948 Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu 4 chủ trương “ Tất cả cho Bình-Trị-Thiên” và đề ra nhiệm vụ: Đánh mạnh ở Bình-Trị-Thiên; thúc đẩy phong trào kháng chiến, đề phòng địch đánh Thanh-Nghệ-Tỉnh và mở rộng mặt trận Trung Lào. Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ Liên Khu, Bộ chỉ huy Liên Khu quyết định mở mặt trận Bắc Quảng Bình, nhằm mục đích khai thông đường vận tải Bắc-Nam, tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang hoạt động đánh bại kế hoạch phá mùa lúa tháng 5 và âm mưu chiếm vùng đất Bắc Quảng Bình làm bàn đạp tấn công ra Hà Tỉnh của địch. Căn cứ chỉ thị của Bộ chỉ huy Liên Khu 4, Ban chỉ huy Tỉnh đội Quảng Bình chỉ thị cho lực lượng vũ trang tỉnh phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực Liên Khu trong các đợt hoạt động đánh địch trên địa bàn ; đồng thời đẩy mạnh thực hiện phương châm “ Đại đội độc lập”, phân tán lực lượng luồn sâu về vùng địch hậu , tổ chức vũ trang tuyên truyền kết hợp tập kích, phục kích vào những vị trí nhỏ lẻ, những lúc địch sơ hở, trừ gian diệt tề; củng cố, phát triễn cơ sở, lực lượng kháng chiến vùng sau lưng địch.
          Để đảm bảo cho chiến dịch đánh mạnh ở Bắc Quảng Bình, Bộ chỉ huy Liên Khu đã điều tiểu đoàn 400 thuộc Trung đoàn 103 Hà Tỉnh và tiểu đoàn 346 thuộc Trung đoàn 57 Nghệ An vào Quảng Bình phối hợp với  tiểu đoàn 274 bộ đội địa phương Quảng Bình và các đại đội bộ đội địa phương, dân quân, du kích các địa phương đánh địch. Theo kế hoạch đã định, ngày 13-5-1948, tiểu đoàn 400 từ Hà Tĩnh hành quân đi theo đường Kẻ Gỗ ( Hà Tĩnh) vào Xuân Sơn ( Bố Trạch) theo đường Bắc sông Son ra huyện Quảng Trạch phối hợp với tiểu đoàn 274 trú quân ở Quảng Trạch đánh vào Ba Đồn và Ròn. Tiểu đoàn 346 từ Nghệ An hành quân vào Hà Tĩnh đi theo dường Kẻ Gỗ lên Phúc Trạch, Tân Ấp, qua Yên Hóa ( Tuyên Hóa) vào Bố Trạch phối hợp với bộ đội tiểu đoàn 274, đánh vào hệ thống đồn bốt của địch ở Bố Trạch. Ngoài các các đại đội bộ đội phối hợp với các đơn vị chủ lực của Liên Khu, tiểu đòan 274 đã để lại một bộ phận bộ đội tham gia với du kích Đồng Hới quấy rối địch ở vùng Thuận Lý và miền duyên hải Bố Trạch, Minh Lệ ( Tuyên Hóa) và hai đại đội tập trung ở Phúc Trạch liên lạc với đơn vị VI để chặn đánh quân Pháp từ Bunaphaò tràn về Tân Ấp *( Mật kế số 3/UN kế hoạch chiến đấu của Ban Tham Mưu XB Quảng Bình. Ký hiệu Vv.220, thư viện Quân Đội). Thực hiện kế hoạch của Liên Khu ủy, sau khi đặt hành quân vào các huyện Bắc Quảng Bình, các tiểu đoàn 346 và 400 của Liên Khu đã cùng tiểu đoàn 274 bộ đội địa phương Quảng Bình và lực lượng dân quân du kích các địa phương triễn khai công tác trinh sát nắm tình hình địch, xây dựng phương án đánh địch và triển khai lực lượng chiến đấu.
         Đầu tháng 6-1948, phối hợp với các chiến trường Bắc Quảng Bình, tại Bố Trạch, bộ đội và du kích đột kích liên tiếp tổ chức nhiều cuộc tập kích, tấn công vào hệ thống đồn bốt địch ở Hoàn Lão, Thọ Lộc, Cự Nẫm, Hỹ Duyệt... gây cho chúng nhiều tổn thất lớn về quân số và làm thất bại âm mưu hành quân đánh phá vào vùng du kích, vùng tự do của ta. Ngày 26-6, bộ đội đại đội 4, tiểu đoàn 400 cùng du kích Tây Trạch tập kích vào đồn Sen Bàng diệt 46 tên Pháp. Ngày 4-7, du kích Hỷ Duyệt ( Hải Trạch) phối hợp với bộ đội tiểu đoàn 346 tập kích vào bọn địch đi lùng ở Lòi Pheo. Trận đánh diễn ra giữa ban ngày và ở sát ngay đồn Đồng Bơi,  Đá Đen và đồn cầu Lý Hòa nhưng địch không dám cho quân ra ứng cứu. Bawfbg lối đánh vận động chiến, du kích, bộ đội ta đã chiến đấu anh dũng đánh tan cuộc hành quân của địch, diệt 13 tên trong đó có 11 lính Pháp. Cũng trong thời gian này, du kích Hoàn Lão gài bom tại cổng Lò Rèn, đánh địch tại cầu Phường Bún, cổng đồn Hoàn Lão làm cho bọn địch vô cùng hoang mang, lo sợ không dám đưa quân ra khỏi đồn đi lùng sục, đánh phá. Du kích Cao Lao, Thanh Khê tập kích bọn địch đi lùng, bao vây đồn Cao Lao. Du kích Lý Hòa ném lựu đạn diệt địch ngay trong chợ Lý Hòa, Du kích Nam Trạch chặn đánh bọn địch đi lùng ngay trước cổng đồn Chánh Hòa. Đấu tháng 7-1948, bộ đội đại đội 4 và du kích Sơn Trạch phục kích tại lòi Hà Môn..Nắm chắc quy luật hoạt động của ca nô địch trên tuyến sông Son, trung đội 2 đại đội 4 bộ đội địa phương của huyện đã bố trí lực lượng mai phục tại bìa làng Hạ Môn nằm sát sông Son đối diện với núi Voi bên kia sông. Trung đội 2 chia làm hai tổ mai phục, tổ chặn đầu do tiểu đội trưởng Luyến và 2 đồng chí Sinh, Thục đảm nhiệm; toorkhoas đuôi có tiểu đội phó Phòng và các đồng chí Thắng, Thụ. Ngoài ra còn có 3 tổ AT và DK có nhiệm vụ đánh trực diện khi ca nô địch lọt vào trận địa mai phục. Tổ AT thứ nhất do tiểu đội trưởng Tùng chỉ huy, tổ DK và AT chính diện do tiểu đội phó Sung và tổ trưởng Vây phụ trách; tổ DK thứ ba do đồng chí Đống tiểu đội phó đảm nhiệm. Chỉ huy trung đội là đồng chí Phan Văn Truyền, trung đội trưởng. Sáng ngày 15-7, như thường lệ hai ca nô địch từ Thanh Khê chạy lên Gia Hưng, tại trạm gác Phú Kinh, phát hiện thấy ca nô địch, đồng chí Thà trinh sát nhanh chống phát tín hiệu báo động cho du kích. Nhận được tín hiệu coa địch, trung đội trưởng Truyền cho các bộ đội triễn khai chiến đấu theo phương án tác chiến đã định. Trên sông Son, hai ca nô địch chở đầy lính nhằm hướng Gia Hưng thẳng tiến, chiếc thứ hai cách chiếc thứ nhất 100m. Để chiếc đi đầu lọt qua trận địa, khi chiếc thứ hai vào ngang tầm hỏa lực, đồng chí Truyền ra lệnh đánh, ngay lập tức các khẩu DK, AT nhắm vào chiếc ca nô nhả đạn. Sau hai loạt đạn,chiếc ca nô địch trúng đạn bị thương, khói bốc lên mù mịt, chiếc ca nô lập tức quay đầu hướng núi voi hòng tìm đường tẩu thoát. Chiếc ca nô đi đầu nghe có tiếng súng nổ lập tức quay trở lại vừa chạy, vừa bắn hòng tìm cách giãi vây cho chiếc thứ hai. Do chưa có được kinh nghiệm đánh tàu địch, bô đội ta không khống chế được ca nô đã để cho hai chiếc ca nô địch cặp mạn kéo nhau chạy thoát về Thanh khê. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, bộ đội ta đã bắn cháy một ca nô, diệt 35 tên, phá tan cuộc hành quân của địch.Đây là trận đánh đường thủy tiêu biểu, gây tiếng vang lớn trong toàn tỉnh.* ( Lịch sử LLVTND huyện Bố Trạch – 1945-2000, tr74). Tại xã Bắc Trạch, trưa ngày 20-7, nắm chắc quy luật đi lấy nước của bọn địch ở đồn Cao Lao, một tổ du kích làng Cao Lao gồm Hồ Bá Dĩ, Nguyễn Văn Cương và Cao Viết Tường ( quân báo E18) do xã đội trưỡng Hoàng Đăng Thái chỉ huy đã lên kế hoạch đi cắt cỏ tại giếng Hóc, dùng mẹo “ ôm hè” lừa bọn địch đi lấy nước cướp được 3 khẩu súng giữa ban ngày. Trận giếng Hóc mở đầu cho phong trào “ ôm hè” tay không cướp súng địch trong toàn tỉnh.* ( lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch – tập 1 – 1930-1945 tr 136)
        Trước nguy cơ bị bộ đội và du kích ta tấn công và tiêu diệt, nhất là sau trận thất bại nặng nề ở Sen Bàng, Lòi Pheo, ngày 3-7 quân Pháp phải rút các đồn lẽ ở Khương Hà, Phú Kinh , ngày 8-7 rút đồn Minh Lệ đưa quân về tăng cường cho Bố Trạch và điều hơn 1500 quân, 200 xe quân sự từ Huế, Quảng Trị ra Bố Trạch, đư quân số ở đồn Thanh Khê từ 70 tên tăng lên 109 tên, đồn Hoàn Lão tăng lên 121 tên. Đồng thời quân Pháp mở hàng chục cuộc hành quân đánh phá lên Phong Nha và chuẩn bị lực lượng đánh lên Tróc hòng đánh chiếm vùng tự do kháng chiến của ta.
         Sau gần 80 ngày đêm phối hợp cùng các chiến trường Bắc Quảng Bình tấn công quân địch, quân và dân Bố Trạch dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự chỉ đạo, chỉ huy tác chiến cuả Huyện đội bộ, có sự chi viện của bộ đội chủ lực Liên Khu và bộ đội địa phương tỉnh đã tổ chức đánh địch cả ban đêm lẫn ban ngày với lối đánh du kích, vận động chiến... đánh tan các cuộc hành quân lùng sục, đánh phá mở rộng vùng chiếm đóng của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hàng trăm tên địch, bắn cháy, phá hủy nhiều ô tô, ca nô và phương tiện chiến tranh, mở rộng địa bàn hoạt động của ta ở vùng đồng bằng ven biển, bước đầu biến hậu phương địch thành hậu phương của ta, đúng như lời thú nhận của tên thiếu tá Nguyễn Ngọc Lễ tổng chỉ huy vệ quân ở trung phần Việt Nam trong báo cáo ngày 27-9-1948 lên bộ chỉ huy Pháp và thủ hiến Trung phần: “Việt minh hoạt động ráo riết, lấy hết đồn này đến đồn khác và hoạt động cả ban ngày..mà quân ta không đủ quân số và vũ khí để đối phó”*( Dẫn theo Quân khu IV – lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) QĐND 1990-tr 168)Thắng lợi trên mặt trận quân sự ở Bố Trạch góp phần chặn đứng âm mưu của thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Quảng Bình làm bàn đạp tấn công Hà Tỉnh và các tỉnh phía Bắc Liên Khu IV.
          Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch, việc gây ảnh hưởng, giành lấy dân chúng để thiết lập chính quyền trong vùng tạm bị chiếm là vấn đề quan trọng nhất, vì có chiếm được dân chúng, có chính quyền thì mọi mục tiêu của cuộc chiến tranh nhanh chóng được giãi quyết.
           Đối với ta, nhiệm vụ đấu tranh phá chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng diễn ra ngay từ đầu khi chiến tranh nổ ra. Đặc biệt từ năm 1948, khi địch thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ Bình định cấp tốc”, thì việc đấu tranh này giữa ta và địch ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt nhất là trong vùng địch kiểm soát và vùng giáp ranh với vùng du kích.
           Đối với thực dân Pháp, sau những cuộc đánh phá chiếm đất đai, chúng lập tức thực hiện âm mưu bình định, thành lập hội tề đến đó; Hệ thống hội tề này là chổ dựa, là công cụ trực tiếp thi hành các âm mưu thôn tính của địch ở thôn xã.*( Hội tề còn gọi là hội đồng hương hính, một tổ chức chính quyền cấp xã do thực dân pháp đặt ra và áp dụng đầu tiên ở Nam Bộ. Ở Quảng Bình, ban hội tề của địch gồm: Một ban hương lý, một ban trật tự, Một ban hương vệ. Ban hương lý có lý trưởng và ngũ hương. Các thành phần tham gia hội tề phần nhiều là hương lý của chính quyền phong kiến và một số phần tử phản động chống phá kháng chiến).
           Về chính trị, thực dân Pháp dùng hội tề để chia rẽ nhân dân với chính quyền cách mạng, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ cộng đồng dân cư làng xã..gây cơ sở và thanh thế cho cho chính quyền thực dân, phong kiến. Về quân sự, hội tề giúp thực dân Pháp kiểm soát, quản lý dân chúng, đôn quân bắt lính, bắt phu, tổ chức các đội hương dũng, nghĩa dũng chống lại công cuộc kháng chiến của ta. Về kinh tế, hội tề là công cụ thu thuế, vơ vét của cải... phục vụ âm mưu “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, bao vây kinh tế kháng chiến.
        
         Thắng lợi Xuân Hè năm 1948 của quân và dân Bố Trạch đã góp phần quan trọng tạo nên những thắng lợi trên khắp các chiến trường Bắc Quảng Bình. Quân và dân Bố Trạch đã thực hiện thắng lợi nghị quyết của Bộ tư lệnh Liên khu IV “ Đánh mạnh ở Bắc Quảng Bình”.                 
         
            Năm 1948, chiến trường Quảng Bình chia thành hai khu vực. Từ Bắc sông Nhật Lệ trở ra thuộc phạm vi hoạt động của trung đòan 103 *( trung đoàn 103 của Hà Tỉnh, Quân khu tăng cường vào hoạt động ở Bắc Quảng Bình). Chiến trường Nam sông Nhật Lệ thuộc trung đoàn 95 Quảng Trị. Ngày 22-4-1949, Bộ tư lệnh Liên khu ủy  thống nhất chiến trường toàn tỉnh  Quảng Bình và ngày 2-9-1949, trung đoàn 18 của Quảng Bình được thành lập tại còoi ( Tuyên Hóa) gồm tiểu đoàn 274 và 436 *( tiểu đoàn 436 chủ lực của Liên khu từ Thanh- Nghệ-Tĩnh vào). Từ đây trên chiến trường Bình-Trị-Thiên, ba tỉnh có ba trung đoàn chủ lực hoạt động làm nồng cốt cho phong trào chiến tranh du kích địa phương phát triển.  
Trước sự phát triển nhanh chóng của lực lượng kháng chiến và những hoạt động quân sự của ta trên khắp các mặt trận từ vùng du kích đến vùng sau lưng địch đã buộc thực dân Pháp vội vã điều quân từ Đồng hới ra tăng cường cho các vị trí đóng quân quan trọng của chúng ở Ba Dốc, Chánh Hòa, Cồn Trụm, Hoàn Lão, Đồng Bơi, Đá Đen, Thanh Khê, Vạn Lộc, Thọ Lộc, Sen Bàng, sửa chửa đường quốc lộ 1A, đường tỉnh lộ 2 và gấp rút cho xây dựng sân bay dã chiến ở Thanh Khê, Vạn Lộc.
Ngày 27-3-1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào “ Thi đua Ái quốc” nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân và tòan dân nâng cao lòng yêu nước, đẩy mạnh thi đua trong lao động sản xuất, trong chiến đấu thực hiện công cuộc “kháng chiến kiến quốc” thắng lợi.                                                            Hưởng ứng phong trào “ Thi đua ái quốc” và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ nhất ( 10-1947) và Đại hội Đảng bộ tỉnh làn thứ nhất ( 6-1-1948), Huyện ủy đã chỉ thị cho các cấp ủy Đảng các xã, các Ban ngành cấp huyện, các đơn vị tổ chức quán triệt, học tập nội dung cuộc vận động “ Thi đua Ái quốc” và bàn biện pháp tổ chức, phát động phong trào “ Thi đua Ái quốc” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp quần chúng nhân dân. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, Chi ủy chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội Bố trạch đã tổ chức cho đảng viên học tập nội dung “ Thi đua Ái quốc”. Tháng 11 – 1948, Huyện ủy Bố Trạch đã chỉ thị Chi ủy chi bộ đảng Huyện đội bộ tập trung chấn chỉnh lại công tác tổ chức, cán bộ, sắp xếp kiện toàn lại bộ máy lãnh đạo chỉ huy, các phòng ban, xây dựng kế hoạch phối hợp chiến đấu với đội “ Công an đặc biệt” của huyện vừa được thành lập, tổ chức lại mạng lưới thông tin liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thông suốt từ Ban chỉ huy Huyện đội bộ đến Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện, các ban, ngành và đại đội 4 nhằm đảm bảo cho Huyện đội bộ và lực lượng vũ trang toàn huyện tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được cấp trên giao .
Đối với Huyện đội bộ sau khi sắp xếp, tổ chức lại công tác tổ chức, cán bộ... toàn cơ quan có 22 cán bộ, chiến sỹ do đồng chí Đặng Đức ( Rợ) phụ trách huyện đội trưởng, đồng chí Phan Khắc Hy, Thường vụ Huyện ủy phụ trách chính trị viên, đồng chí Hoàng Tấn Ất, huyện đội phó,  đồng chí Trấp Hy trưởng Ban chính trị-Bí thư Chi bộ cùng  các Ban: quân sự - đồng chí Trần Cảm, trưởng ban; Ban chính trị - đồng chí Trấp Hy, trưởng ban; Ban văn thư – đồng chí Biểu, trưởng ban và 2 thư ký: Luật, Phụ; Ban quân khí – đồng chí Khởi, trưởng ban; Ban quân lương – đồng chí Hy, trưởng ban; Ban y tế - đồng chí Tiếu, trưởng ban; Ban tiếp tế - nữ đồng chí Cúc và Văn phòng – thương binh,  tử sỹ có các đồng chí Thanh, Ninh, Xuyến* ( Nhật ký kháng chiến 1947-1950 của đồng chí Quách Xuân Kỳ và Phan Khắc Hy và tự thuật của đồng chí Phan Khắc Hy năm 2014, lưu giữ tại Văn phòng Huyện ủy Bố Trạch)
Đối với đại đội 4 du kích thường trực của Huyện, sau khi được củng cố về mặt tổ chức và trực tiếp tham gia chiến đấu; Đại đội 4 ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức Đảng, công tác chính trị, quân số, vũ khí trang bị, nhất là về kinh nghiệm chiến đấu và thật sự trở thành đơn vị nồng cốt của lực lượng vũ trang của Huyện. Trước yêu cầu ngày càng phát triển của cuộc kháng chiến, được sự chỉ đạo của tỉnh đội Quảng Bình và Huyện ủy Bố Trạch, trung tuần tháng 11 – 1948, Ban chỉ huy Huyện đội quyết định chuyển đại đội 4 du kích thường trực thành đại đội 4 bộ đội địa phương của huyện. Đại đội 4 trực thuộc Huyện đội bộ gồm có 3 cán bộ chỉ huy: đồng chí Hoàng Tấn Ất, huyện đội phó kiêm Đại đội trưởng, đồng chí Soạn chính trị viên, đồng chí Đặng Gia Hy chính trị viên phó, đồng chí Sử trưởng Ban chính trị đại đội và cuối năm 1948, Ban chỉ huy Đại đội 4 được bổ sung thêm hai đồng chí Thìn và Châu Y. Ngày 4-12-1948, Huyện đội bộ điều đồng chí Yến làm Bí thư chi bộ Đại đội 4, đại đội có ba trung đội với 99 chiến sĩ, vũ khí trang bị có 15 khẩu súng các loại và một số lựu đạn là chiến lợi phẩm thu được của địch. Đại đội 4 từ khi được giao làm nhiệm vụ “ Đại đội độc lập” đã cùng với đại đội 90 của tiểu đoàn 400 tiến sâu vào vùng sau lưng địch vừa chiến đấu, vừa công tác, tích cực tuyên truyền nhân dân, gây cơ sở chiến tranh nhân dân. Hướng dẫn nhân dân đánh giặc, cất dấu tài sản, giúp đỡ du kích đánh giặc trưởng thành nên bộ đội địa phương. Khi địch tấn công đến thì đại đội độc lập cùng dân quân du kích quấy rối, phá hoại. *( QĐND VN- quân khu IV: Sự kiện hàng năm chiến tranh nhân dân Quân khu IV chống thực dân Pháp (1945-1954) 1985-tr 52).
Để tăng cường vai trò lãnh đạo cuả Đảng và thắt chặt quan hệ trong hiệp đồng tác chiến nhằm xây dựng lực lượng vũ trang có khả năng độc lập tác chiến cao trong chiến đấu.  Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, đồng chí Soạn chính trị viên đại đội 4 được chỉ định tham gia vào Ban chấp hành Đảng bộ huyện ngoài ra các đồng chí chính trị viên trung đội, được Huyện ủy giới thiệu về tham gia vào Cấp ủy cơ sở nơi bộ đội về hoạt động. Từ sau khi xác định nhiện vụ “ Đại đội độc lập” và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đại đội 4 bộ đội địa phương huyện Bố Trạch đã được củng cố về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ và bộ đội đưa đến sức mạnh chiến đấu của đại đội được tăng cường.
         Suốt gần hai năm thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược trên đất Bố Trạch, thực dân Pháp luôn đặt mục tiêu phải đánh chiếm bằng được vùng Tróoc và phía Tây huyện Bố Trạch.
         Tróoc là vùng đất trung tâm của xã Phúc Trạch, là vùng tự do, khu căn cứ kháng chiến của ta, là cầu nối giữa vùng tự do Bố Trạch với vùng tự do rộng lớn phía Tây – Bắc Quảng Bình đó là huyện Tuyên Hóa. Vùng Tróoc còn là nơi có đông đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo, chiếm tới 95% dân số trong vùng, là nơi tập trung của nhiều tuyến đường giao thông liên lạc giữa chiến trường Nam Quảng Bình với chiến trường và vùng tự do Thanh-Nghệ-Tỉnh. Vì vậy Tróoc nói riêng xã Phúc Trạch nói chung có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng cả về địa chính trị, địa quân sự. Đánh chiếm được vùng Tróoc, thực dân Pháp thực hiện được hoàn toàn âm mưu đánh chiếm huyện Bố Trạch, tiến tới mở rộng chiến tranh ra toàn bộ vùng tự do phía Tây Bắc Quảng Bình. Chiếm được Tróoc, thực dân Pháp mong dựa vào lòng tin của đồng bào công giáo nhất là bọn phản động trong đồng bào theo đạo Thiên chúa để khống chế, uy hiếp cán bộ và các lực lượng kháng chiến và hòng làm lung lay lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân dân ta. Đánh chiếm được Tróoc, thực dân Pháp sẽ thiết lập hoàn chỉnh hệ thống đồn bốt suốt dọc tỉnh lộ số 2 từ Hoàn Lão lên Tróoc, cùng với việc chiếm đất, chiếm dân, cắt đứt các tuyến giao thông liên lạc từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc qua Bố Trạch; như vậy thực dân Pháp thực hiện được âm mưu “ Rào chiến khu, chốt cửa vào Nam” đối với lực lượng kháng chiến của ta. Chính vì thế vùng Tróoc, trở thành mục tiêu chiến lược trong phương án tác chiến giữa ta và địch.
         Ngày 8-12-1948, quân Pháp ở Quảng Bình đã điều 200 quân và bắt hàng trăm nông dân ở Cự Nẫm, Cổ Giang về đồn Phong Nha chuẩn bị cho việc đánh Tróoc.
         Trước những hoạt động quân sự của địch, Huyện ủy đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn còn lại của huyện và của tỉnh chuyển ra lền Anh và Cao Mại ( Tuyên Hóa), chỉ đạo cơ quan Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện, Huyện đội bộ, Công an..bố trí cán bộ lên Phúc Trạch khảo sát tình hình tổ chức sơ tán dân, hướng dẫn nhân dân đào hầm hào, cất dấu tài sản, thóc gạo...đồng chí Tâmđược Huyện đội bộ giao nhiệm vụ phối hợp với xã đội, du kích Phúc Trạch trinh sát trận địa, lên phương án chiến đấu bố trí bộ đội ở Chọ Rọ, Khe Gát chặn đánh và cắt đường rút quân của địch.
          Đêm ngày 9-12-1948, hơn 200 quân Pháp và hàng trăm nông dân đi theo làm bia đỡ đạn do tên quan ba Ca-Bi-Lút chỉ huy có máy bay, pháo binh yểm trợ chia làm hai hướng: hướng chính từ chọ Rọ đánh lên và hướng còn lại vòng qua  Bàu Sen đánh về. Mục tiêu chính của quân Pháp là phải đánh chiếm được Đồng Bại. Sáng ngày 10-12-1948, sau những đợt bắn phá của pháo binh và oanh tạc của máy bay, quân Pháp trên cả hai hướng đồng loạt tấn công đánh chiếm Tróoc. Trên hướng chính cánh quân đi theo đường số 2 lên Chọ Rọ do linh mục Phú ở xứ Tam Trang dẫn đường lọt vào trận địa phục của ta và bị du kích Phúc Trạch chặn đánh tiêu diệt tại chổ 17 tên Pháp. Bọn địch sống sót còn lại chống trả quyết liệt, cố sống chết tổ chức nhiều đợt phản kích vượt qua cầu Chọ Rọ để vào Tróoc.Ở hướng Bàu Sen, địch không vấp phải sự kháng cự nào của quân ta nên chúng tiến thẳng vào Đồng Bại hợp với cánh quân trên hướng chính chiếm Đồng Bại và toàn bộ vùng Tróoc. Với ý đồ chiếm giữ lâu dài, ngày 14-12 quân Pháp bắt dân sữa chữa đường tỉnh lộ số 2, cướp 150 chiếc đò ghép thành cầu phao qua bến Xuân Sơn, sân bay dã chiến, hệ thống bốt, hầm hào, trận địa cố thủ ở Đồng Bại  
         Việc để mất Tróoc, nguyên nhân trước hết do ta chủ quan không nắm chắc được ý đồ và hướng hành quân của địch nên nhận định tình hình thiếu chính xác. Mặc dù biết rõ địch tập trung quân, vận chuyển lương thực và bắt phu đưa về Phong Nha chuẩn bị đánh Trooc. Trinh sát ta biết trước nữa ngày địch sẽ đánh Trooc nhưng vẫn chủ quan cho rằng địch chỉ sử dụng 200 quân và với địa thế Trooc rất hiểm trở, địch chỉ có đánh chứ không chiếm đóng, nên ta chỉ có chuẩn bị phương án tản cư dân chúng và chống càn. Đánh Trooc lần này ngoài việc huy động bộ binh, pháo binh và máy bay, địch có nhiều thủ đoạn xảo quyệt hơn. Chúng cho máy bay trinh sát trận địa ta, rãi truyền đơn tung hô “ Pháp-Việt đề huề”, “ Việt Nam độc lập”; chúng cải trang thành Vệ quốc quân, đưa linh mục đi trước dể dụ dỗ dân chúng, đi đến đâu chúng không đốt nhà, không giết người, cho trẻ con kẹo bánh, người dân nào chẳng may bị bắt chúng lập tức cho thả ngay. Trong hành quân chúng rất khôn ngoan tránh Chọ Rọ, Bàu Sen nơi du kích ta bố trí lực lượng. Ngay khi bị ta đánh ở Chọ Rọ, địch tập trung một bộ phận hỏa lực chống trả để cho số còn lại tìm đường tránh khác tiến vào Trooc. Qua việc để mất Trooc, trước hết do ta chủ quan, nắm địch không chắc cho nên trong việc chuẩn bị phương án đánh địch, ta chỉ chủ trọng đến việc đưa dân chúng đi tản cư và chống càn là chủ yếu, chính vì vậy ta chỉ bố trí lực lượng du kích Phúc Trạch đánh địch trong khi đó du kích Phúc Trạch chưa từng trãi qua chiến đấu. Nhận thấy những tồn tại, yếu kém trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng chiến đấu bảo vệ chiến khu Tróoc, Huyện ủy đã chỉ đạo Ủy ban kháng chiến hành chính Huyện, Huyện đội bộ, chi bộ Đảng, xã đội Phúc Trạch kiểm điểm, rút kinh nghiệm và tập trung làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ đảng viên, lực lượng dân quân du kích và nhân dân. Đồng thời đề ra chủ trương, tập trung chỉ đạo là phải lấy hành động của địch để làm tốt công tác phản tuyên truyền đánh tan các âm mưu, thủ đoạn của địch. Tổ chức cho dân chúng hồi cư, cán bộ phải về bám sát dân, có kế hoạch sống với địc để kháng chiến, xây dựng kế hoạch phải linh hoạt sát thực tế, hoạt động phải đảm bảo bí mật, vận đông tốt dân chúng cất dấu tài sản để kháng chiến lâu dài. Cán bộ, chiến sỹ đại đội 4 bộ đội địa phương huyện và công an huyện đẩy mạnh hoạt động quấy rối địch, đẩy mạnh diệt tề trừ gian, phối hợp chặt chẽ với lực lượng du kích, đẩy mạnh hoạt động nắm tình hình địch, làm tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng cả trong hai khu vực địch chiếm đóng và khu vực bị địch uy hiếp.
     Để bảo vệ và phá tan âm mưu “ Rào chiến khu, chốt cửa vào Nam” của địch, tỉnh đội đã điều đại đội 7 chủ lực tỉnh ra hoạt động ở Khe Gát phối hợp với đại đội 4 bộ đội địa phương huyện làm công tác dân vận tuyên truyền vận động nhân dân thấy được âm mưu của địch đánh lên Trooc, sẵn sàng cùng bộ đội, du kích chiến đấu đánh bại kẻ địch nêu chúng tấn công Khe Gát.
       Ngày 14-12-1948, quân Pháp ở Đồng Bại mở cuộc hành quân qua vùng Hung Buổi đánh vào Khe Gát. Rút kinh nghiệm trận đánh Trooc, bộ đội đại đội 7 do đại đội trưởng Trần Ngọc Hường và chính trị viên Phan Uẩn chỉ huy đã chặn đánh quyết liệt tiêu diệt tại chổ 25 tên trong đó có 13 tên Pháp.
       Ngày 19-12-1948, Liên khu ủy họp hội nghị cán bộ mở rộng, phân tích âm mưu của địch và hậu quả để mất Trooc của ta. Hội nghị quyết định phải đánh bật địch ra khỏi Trooc để bảo vệ vùng chiến khu Tây Bắc Quảng Bình và khai thông tuyến đường giao thông, iên lạc Bắc –Nam của Liên khu. Để thực hiện nhiệm vụ đề ra,  ngày 24-12-1948, Bộ tư lệnh Liên Khu đã điều hai đại đội của trung đoàn 103 do đồng chí Tùng Lâm chỉ huy từ Hà Tỉnh hành quân cấp tốc vào Phúc Trạch phối hợp cùng dân quân du kích và bộ đội địa phương, triển khai phương án đánh địch ở Trooc. Sau khi hành quân vào đến vị trí tập kết ngay đêm 25-12, hai đại đội của trung đoàn 103 đã phối hợp với đại đôi 7, đại đôi 4  và du kích Phúc Trạch mở cuộc tập kích đánh đồn Đồng Bại. Đồn Đồng Bại đóng ởĐây là một vị trí hiểm yếu, phía đông là bãi bồi, vách đất cao hơn 2m, có hào sâu; phía Tây có suối sâu, núi đá vôi cao dựng đứng; phía Nam cũng được bao bọc với những dãy núi đá vôi. Đi vào Đồng Bại chỉ có một con đường mòn độc đạo men theo dưới chân các hòn núi đá vôi. Thực hiện nhiệm vụ được giao ngay trong đêm 25-12, sau khi hành quân vào vị trí tập kết, hai đại đội của trung đoàn 103 đã phối hợp với dân quân du kích và bộ đội đại 7, đại đội 4 địa phương mở cuộc tấn công đánh đồn Đồng Bại. Do chiến đấu trên một địa hình phức tạp, lực lượng địch đông cố thủ trong một hệ thống đồn bốt, công sự phòng thủ vững chắc, lực lượng bộ đội ta vừa hành quân đường xa đến triển khai đánh trong đêm, mọi công tác trinh sát, chuẩn bị chiến trường chưa thật đầy đủ, chu đáo, mặt khác bộ đội ta chưa có kinh nghiệm đánh địch trong công sự do đó ta không đẩy được quân Pháp ra khỏi đồn.Việc tổ chức lục lượng chiến đấu giãi phóng đồn Đồng Bại không thành công đã gây cho ta nhiều khó khăn trong việc đảm bảo tuyến giao thông liên lạc, vận tải hàng hóa từ vùng tự do Thanh-Nghệ-Tỉnh vào chiến trường Bình-Tri-Thiên, từ vùng tạm bị chiếm ra vùng tự do...
         Trong quá trình tiến hành cuộc kháng chiến, Trung ương Đảng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp trong việc thành lập và sử dụng các ban hội tề. Ngày 19-1-1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác phá tề. Bản chỉ thị nêu rõ: “ Đối với hội tề cũng như đối với mọi tổ chức bù nhìn, cố nhiên nói chung ta phải tìm cách phá” nhưng “ Phải khôn khéo và mềm mỏng” *( Văn kiện Đảng( 1945-1954) Ban NCLSĐ Trung ương H-1979, tập2, tr 199)
         Ngày 17-12-1948, Tỉnh ủy phát động tuần lễ “ tích cực diệt tề” nhằm thủ tiêu các hội tề, triệt hạ chính quyền tay sai của Pháp. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Huyện ủy Bố Trạch về công tác phá tề. Chi bộ Đảng huyện đội bộ tập trung chỉ đạo Chi bộ Đảng và Ban chỉ huy đại đội 4, Ban chỉ huy xã đội các xã phối hợp với tổ “ Công an đặc biệt” đẩy mạnh các  hoạt động, nắm chắc tình hình các hội tề ngụy, nhất là đối với những tên tề gian ác, có nhiêu nợ máu với nhân dân, từ đó xây dựng phương án, bố trí lực lượng diệt tề. Trong công tác diệt tề phải chú ý giữ được bí mật, không làm xáo trộn tình hình trong hàng ngũ địch và trong dân chúng, đảm bảo an toàn cho những người do ta bố trí đưa vào hoạt động trong các hội tề. Ngày 31-12-1948, tuần lễ diệt tề ở Bố Trạch     bắt đầu, khắp các địa phương trong toàn Huyện, bộ đội đại đội 4 phối hợp chặt chẽ với các tổ “ công an đặc biệt” và du kích các xã đã bí mật ra quân tấn công vào các hội tề và các tên việt gian tay sai có nhiều nợ máu. Để tuần lễ diệt tề thắng lợi, nhiều đồng chí trong thường vụ, cấp ủy Huyện đã về trực tiếp chỉ đạo ở các địa phương nơi có hoạt động của tề ngụy gây nhiều tác hại đối với lực lượng kháng chiến của ta: đồng chí Quách Xuân Kỳ thường vụ huyện ủy về chỉ đạo xã Trung Trạch, đồng chí Trần Thiệt huyện ủy viên về Nam Trạch, đồng chí Phan Khắc Hy thường vụ huyện ủy, chính trị viện huyện đôi về Hải Trạch. Ngay từ  những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp trên đất Bố Trạch, đầu tháng 7-1947 du kích Lý Hòa đã phục kích ngay trong làng, giữa ban ngày giết chết tên đội Hàm, một tên tay sai khét tiếng có nhiều nợ máu đối với nhân dân làng Cự Nẫm, từ bài học kinh nghiệm diệt tề này ngày 17-12-1948, đồng chí Quách Xuân Kỳ đã cải trang thành một sĩ quan Pháp cùng một tổ “ Công an đặc biệt” đột nhập về giết chết tên xạ Biểu ở làng Đồng Trạch. Tuần lễ diệt tề, trừ gian đã nhanh chóng trở thành một phong trào rộng lớn trong các xã vùng địch kiểm soát nó còn được kéo dài sang cả năm 1949. Tính riêng trong “tuần lễ diệt tề” năm 1948, từ ngày 17-12 đên 31-12 toàn Huyện đã giãi tán  được 30 ban hội tề trong tổng số 55 ban hội tề. Tuần lễ diệt tề đã có tác động mạnh đến nhận thức của dân chúng đưa đến có 25 thôn, dân chúng đấu tranh không theo sự điều hành của hội tề do địch lập ra.
        Sau gần  hai năm đánh chiếm Bố Trạch, thực dân Pháp đã thành lập được hội tề hầu hết trong các làng xã chúng chiếm đóng. Tuy nhiên các hội tề vẽ bề ngoài có đầy đủ các chức danh và ban bệ nhưng thực chất rất bấp bênh, hoạt động của các hội tề phần lớn bó hẹp trong việc quản lý hành chính và sự vụ thông thường diễn ra hàng ngày, nguy cơ bị bộ đội, du kích tiêu diệt hiện hữu từng ngày, từng giờ. Chính vì thế ở các làng xã có phong trào kháng chiến phát triển mạnh, ta đã lợi dụng sự yếu kém của bộ máy tề ngụy, đưa cán bộ cài cắm vào hoạt động trong hàng ngũ địch, nắm tình hình cung cấp thông tin hoạt động của địch cho kháng chiến và lợi dụng hội tề để liên lạc, tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men từ vùng bị chiếm đóng ra vùng tự do. Phong trào diệt tề năm 1948 ở Bố Trạch đã phá tan nhiều hội tề của địch đã tăng thêm sức mạnh, uy tín cho chính quyền cách mạng trong vùng địch kiểm soát, đồng thời qua đó tạo được điều kiện thuận lợi cho cán bô, bộ đội ta về xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển lực lượng và tổ chức các hoạt động đánh địch ngay trong lòng địch, biến hậu phương địch thành hậu phương của ta. Phong trào diệt tề, trừ gian thực chất là cuộc nỗi dậy của nhân ta vùng sau lưng địch, đánh mạnh vào bộ máy chính quyền tay sai của thực dân Pháp, đánh vào âm mưu “ Dùng người Việt đánh người Việt” của địch. Công tác diệt tề trừ gian ở Bố Trạch đã để lại nhiều kinh nghiệm quý đối huyện Bố Trạch và các địa phương trong tòan tỉnh về việc: phân hóa hàng ngũ địch, việc nắm bắt các hoạt động của địch, việc tổ chức lực lượng diệt tề, trừ gian, việc đưa “ Đại đội độc lập” về cơ sở tham gia cùng dân quân du kích chiến đấu và diệt tề, trừ gian là một quyết định đúng đắn, sáng tạo và kịp thời đã hổ trợ một cách đắc lực đưa phong trào “du kích chiến tranh” ngày càng phát triển mạnh mẽ
        Cuối tháng 12-1948, trước yêu cầu tăng cường cán bộ lãnh đạo cho các huyện, Tỉnh đội Quảng Bình đã điều đồng chí Trần Đức huyện đội trưởng Bố Trạch ra phụ trách huyện đội trưởng Tuyên Hóa và quyết định đồng chí Phan Khắc Hy thường vụ huyện ủy phụ trách huyện đội trưởng, đồng chí Tâm huyện đội phó, đồng chí Đặng Gia Hy chính trị viên. Tháng 4-1949,  đồng chí Tâm sau khi dự học lớp trung cấp quân sự ở Liên Khu về được giao phụ trách huyện đội trưởng thay đồng chí Phan Khắc Hy nhận nhiệm vụ quyền Bí thư huyện ủy thay đồng chí Quách xuân Kỳ vào làm Bí thư thị xã Đồng Hới* ( Đại hội lần thứ hai Đảng bộ Bố Trạch ngày 20-3-1949, đồng chí Phan Khắc Hy được bầu làm Bí thư huyện Đảng bộ)
        Để nâng cao nhận thức chính trị cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng toàn Liên khu, ngày 4-2-1949 Liên khu ủy và bộ chỉ huy Liên khu 4 đã tổ chức hội nghị quân chính đã quyết định: “ Tăng cường sức chiến đấu của bộ đội. Mở rộng chiến tranh du kích...phát động cuộc vận động luyện quân lập công trong các lực lượng vũ trang làm cơ sở để xây dựng bộ đội chủ lực...nâng cao trình độ dân quân tập trung ở tỉnh, huyện và du kích cơ sở bảo vệ địa phương...”* ( Lịch sử LLVTND tỉnh Quảng Bình, tr 62, 63).
        Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh đội Quảng Bình, Ban chỉ huy Huyện đội bộ Bố Trạch đã chỉ đạo các Ban trong cơ quan huyện đội, Đại đôi 4, xã đội và dân quân du kích toàn huyện triển khai học tập chủ trương của Hội nghị quân chính Liên khu và phát động cuộc vận động “Luyện quân lập công”. Đợt học tập đã diễn ra sôi nỗi trong toàn lực lượng vũ trang Huyện trên tinh thần vùa học tập chính trị vừa tổ chức chiến đấu, kết hợp đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng, huấn luyện quân sự  đáp ứng tốt yêu cầu chiến đấu tập trung khi có các hoạt động quân sự lớn, đồng thời phải  đảm bảo được khả năng chiến đấu độc lập bảo vệ làng,xã. Ban chỉ huy Huyện đội bộ xây dựng và hướng dẫn chương trình, kế hoạch huấn luyện về chính trị, quân sự gồm thế nào là chiến tranh nhân dân, cách thức vận động xây dựng lực lượng đấu tranh chính trị trong quần chúng nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, tổ, đội chiến đấu, chiến tranh du kích...kỹ thuật sử dụng bom, mìn, vũ khí tự tạo...Chính từ việc “ Luyện quân lập công đã đưa đến chất lượng chiến đấu của bộ đội, dân quân du kích được nâng lên một bước, tại thôn Ngọn Rào vùng tự do của xã Phúc Trạch, du kích  đã có nhiều hình thức đánh địch táo bạo gài bom đạp, bom vướng, giật địa lôi, đánh địch đi lùng ngay trong thôn làm cho kẻ địch vô cùng hoang mang, khiếp sợ; quần chúng vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào lực lương dqqn quân, du kích địa phương. Ngày 12-2-1949, bộ đội và dân quân du kích tập kích đồn Rào Bùng. Ngày 16-2-1949, du kích tập kích đồn Võ Thuận, đồn Thanh Khê...tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên địch.
       Ngày 26-2-1949, Hội nghị Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4 họp đã tuyên dương 20 đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc qua hai năm kháng chiến. Huyện Bố Trạch được Liên Khu tuyên dương: “ Huyện Bố Trạch đã chiến đấu anh dũng nhất và đã gây thiệt hại nhiều nhất cho địch. Dân quân du kích cũng như chính quyền và các đoàn thể nhân dân vững nhất trong tỉnh. Mặc dù toàn huyện ở vùng địch tạm chiếm, phong trào diệt tề vừa rồi thu được nhiều kết quả hơn cả...”*. “Làng Hoàn Lão là làng chiến đấu ở đồng bằng ngay trong lòng địch. Cán bộ Đảng đã lãnh đạo nhân dân giữ vững phong trào liên tục. Nhiều cán bộ tỉnh, huyện về hoạt động nhưng không ai bị bắt. Địch đóng nhiều vị trí trong thôn mà tòan dân vẫn giữ vững tinh thần kháng chiến. Triệt để giữ vững bí mật; mặc dù bị tra tấn dã man nhưng vẫn gan dạ chịu đựng. Tất cả dân chúng nhất định không chịu hợp tác với Pháp. Chứng cứ là trường học Pháp mở ra phải đóng cửa vì không có học sinh. Dân chúng lại nêu cao ting thần đấu tranh và đã làm cho địch nao núng và nhượng bộ nhiều lần. Dân quân du kích đã biết dùng vũ khí thô sơ, phương tiện đơn giản giết được 100 tên Pháp, lật đổ 8 xe các loại, thu được 3 súng. Du kích Hoàn Lão được Liên Khu tặng cờ danh dự, Chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì..”**
       Về cá nhân “ Ông Quách Xuân Kỳ, chủ nhiệm Việt Minh huyện xung phong len lỏi vào vùng địch chiếm để gây dựng lại cơ sở bị tan rã và đã gây dựng được phong trào Bố Trạch tiến nhanh về mọi phương diện, đoàn thể nhân dân cũng như chính quyền..”***( Biên bản Hội nghị UBKCHC Liên Khu 4 từ ngafy26-2-7-3-1949, tài liệu đánh máy, lưu trử tại Ban tuyên giáo huyện ủy Bố Trạch-tập 1949).
 Bên cạnh các làng được Liên Khu 4 tuyên dương, Bố Trạch còn có nhiều làng có thành tích xây dựng vùng du kích, vùng tự do, đánh giặc bảo vệ làng, như: làng Hỷ Duyệt, Hòa Duyệt, phương Hạ..làng Cao Nguyên ( xã Mỹ Trạch hiện nay) đã xây dựng làng chiến đấu trở thành một vùng du kích kiên cố của xã Bắc Trạch, là một bàn đạp vững chắc cho cán bộ, bộ đội, dân quân du kích về hoạt động tiêu diêt địch, xây dựng cơ sở kháng chiến ở các làng của xã Bắc Trạch.
        Qua hơn hai năm kháng chiến, tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang huyện không ngừng được củng cố và phát triển một bước hết sức quan trọng. Từ chổ ban đầu chỉ có một số đảng viên hoạt động và sinh hoạt chung trong cơ quan Huyện ủy, trãi qua chiến đấu và yêu cầu của nhiện vụ đặt ra, Chi bộ Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ và Đại đội du kích thường trực của huyện được thành lập. Chính từ đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thương vụ Huyện ủy, của Huyện ủy công tác xây dựng Đảng cả về chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ trong lực lượng vũ trang huyện ngày càng được quan tâm đúng mức, từng bước đi vào nề  nếp và nguyên tắc của công tác xây dựng Đảng. Về công tác chính trị, tư tưởng, Chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ đến Chi bộ Đảng tại đơn vị chiến đấu đã biết nắm bắt  đường lối kháng chiến: “ Toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến,  ta nhất định thắng, địch nhất định thua” của Nghị quyết của Ban châp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy, kế hoạch Tỉnh đội và thực tế công cuộc kháng chiến của huyện nhà để làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ. Chính từ đó làm cho cán bộ chiến sĩ ngày càng tin tưởng sâu sắc hơn đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tin tưởng vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Do đó, mặc dù từ những người nông dân chỉ biết cầm cày, cầm cuốc chuyển sang cầm súng chiến đấu với biết bao gian khổ, khó khăn, họ vẫn sẵn sàng hy sinh cả tính mạng bảo vệ Đảng, bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được trong cuộc chiến đấu sinh tử với kẻ thù. Về công tác tổ chức cán bộ, từ chổ có rất ít đảng viên đa số là những cán bộ làm công Tác chính trị trong Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính được điều về phụ trách công tác chính trị, công tác quân sự và công tác Đảng. Song dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Thường vụ huyện ủy, của cấp ủy huyện mà trực tiếp là của đồng chí Phan Khắc Hy thường vụ huyện ủy phụ trách công tác chính trị Huyện đội bộ, công tác tổ chức cán bộ trong cơ quan Huyện đội đến đơn vị chiến đấu được quan tâm đúng mức công tác phát triển Đảng. Thông qua thực tế chiến đấu và công tác, chi bộ đảng đã kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những cán bộ, chiến sỉ có đầy đủ phẩm chất chính trị, lòng trung thành với cách mạng, dũng cảm trong chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giới thiệu kết nạp vào Đảng. Đến cuối năm 1948, tính trong cơ quan huyện đội bộ và đại đội 4 có 22 đảng viên, trong đó Chi bộ cơ quan Huyện đội bộ có 13 đảng viên. * ( theo số liệu thống kê đảng tịch năm 1952-1953, tài liệu lưu trử tại Ban tuyên giáo huyện ủy Bố Trạch) Ngoài việc chú trọng công tác phát triển Đảng trong đơn vị thì trong quá trình làm nhiệm vụ “ Đại đội độc lập” của đại đội 4, các đồng chí chính trị viên trung đội, cán bộ, đảng viên trong các trung, tiểu đội đã phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đảng địa phương làm tốt công tác bồi dưởng, giáo dục giới thiệu, kết nạp đảng viên mới ở cơ sở. Tuy vậy do đặc thù của một lực lượng chiến đấu, quân số hoạt động phân tán trãi rộng trên khắp địa bàn toàn huyện, ít có điều kiện tập trung nên gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tạo nguồn, phát triển Đảng có lúc theo cảm tính, chủ quan của người giới thiệu, chỉ thấy hăng hái trong công tác,dũng cảm trong chiến đấulà phát triển, không lấy điều lệ Đảng, đương lối kháng chiến để tuyên truyền lý tưởng, nâng cao nhận thức chính trị cho người vào Đảng.
        Bước sang năm 1949, tình hình kháng chiến ở Bố Trạch xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi cho ta, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây cho phong trào kháng chiến của ta không ít những khó khăn. Đối với địch, ngày 15-1-1949 quân Pháp tập trung bố trí lại lực lượng, cho lính nhảy dù xưống đóng đồn ở xóm ngoài làng Lý Hòa, ngày 31-1chúng rút đồn Đá Đen. Để thực hiện âm mưu “ Rào chiến khu, chốt cửa vào Nam” đối với các lực lượng kháng chiến của ta, thực dân Pháp cho thành lập các đội “ Can cường”*( Đây là những đội lính xung kích đi đầu trong các cuộc càn quét, lùng sục, đánh phá của địch)đi đầu trong các cuộc lùng sục, càn quét, đánh phá phong trào kháng chiến. Chúng tung gián điệp vào vùng du kích, vùng tự do cua ta để dò la, nắm tình hình, móc nối xây dựng cơ sở tuyển mộ tay sai, tuyên truyền chống phá kháng chiến...Chúng cho quân phong tỏa, chốt chặn các tuyến đường giao thông liên lạc, vận tải, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại mùa màng, cướp phá thóc gạo, thực phẩm, bao vây kinh tế .
      Đầu tháng 2-1949, quân Pháp ở Bố Trạch bố trí lại lực lượng, toàn huyện có 4 khu vực chính: Khu vực phía Bùng gồm một phần của xã Sơn Trạch-Phúc Trạch, sở chỉ huy đặt tại làng Cổ Giang. Khu vực phía sông Gianh bao gồm xã Bắc Trạch và làng Lý Hòa, sở chỉ huy đặt tại Thanh Khê. Khu vực trung tâm huyện gồm các xã Nam Trạch, Trung Trạch, Tây Trạch và các làng Đồng Cao, Quy Đức, Hoàn Phúc, Vạn Lộc, Thọ Lộc, Hỷ Duyệt, Cự Nẫm, sở chỉ huy đóng tại Hòan Lão. Đội can cường ( Compagnie de choc) đóng tại làng Lý Hòa.*(Tình hình mặt trận-b/c của UBKCHC Quảng Bình tài liệu đã dẫn)
           Với việc tăng cường và bố trí lại lực lượng, thực dân Pháp quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu biến mỗi vùng đất ở Bố Trạch thành những “ Vùng máu”. Ngày 1-1-1949 bị du kích Hoàn Lão nổ bom ngay trước cửa đồn Hoàn Lão, tiêu diệt một số tên địch, bọn địch đồn Hoàn Lão đã cho pháo bắn hàng chục quả đạn vào xóm Đình, xóm Treo giết chết gần 20 người dân, bị thương hơn 10 người, đốt cháy hơn 70 ngôi nhà. Ngày 5-1-1949, địch tập trung hơn 200 quân đánh phá ác liệt vào làng Hỷ Duyệt, ngày 24-1-1949, địch càn vào Bồng Lai, đốt phá sạch nhà cữa, vườn tược, giết hàng chục con trâu bò và bắt toàn bộ dân Bồng Lai đưa về khương hà. Bồng lai trở thành vùng trắng hoang vu..
       Để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến toàn huyện, ngày 20-3-1949, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ 2 được tổ chức tại khu căn cứ Cao Mại ( Tuyên Hóa). Sau khi đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất và phong trào kháng chiến hai năm qua. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Tập trung lực lượng củng cố và mở rộng cơ sở cách mạng ở những nơi phong trào yếu; phát động nhân dân tăng gia sản xuất, khôi phục nền kinh tế, bao vây kinh tế địch,  củng cố nền giáo dục nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động quân sự đánh địch, diệt tề trừ gian, phá tan các âm mưu thủ đoạn của thực dân Pháp, phát triển du kích chiến tranh sâu rộng trong toàn dân. Tuyên truyền kêu gọi những người đi theo giặc trở về với kháng chiến. Về công tác xây dựng Đảng: Đảng bộ phải kiện toàn về tổ chức, phát triển đảng viên chú trọng giáo dục chính trị, nâng cao lý luận cho đảng viên. Kiên quyết sữa chữa những tư tưởng sai lầm, cãi tiến lề lối làm việc, kiện toàn sự lãnh đạo của các cấp ủy.
         Tiếp đó, ngày 6-4-1949, Thường vụ huyện ủy họp hội nghị bàn về công tác đồng bằng. Hội nghị quyết định duy trì: “ Đại đội độc lập” và nhấn mạnh việc tăng cường sức chiến đấu cho lực lượng dân quân du kích, đưa cán bộ, bộ đội tiếp tục về bám dân củng cố cơ sở, tổ chức đánh địch, phát triển phong trào những địa phương còn yếu. Tư tưởng chỉ đạolà: “Tập trung ở đồng bằng chứ không phải ở chiến khu”, khẩu hiệu hành động là: “ Biến hậu phương địch thành cơ sở vững chắc của ta”.
         Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 2 và Nghi quyết hội nghị thường vụ huyện ủy, để đáp ứng yêu cầu lâu dài của cuộc chiến đấu. Ngày 6-4-1949, Đại đội 4  của Huyện được chuyển thành đại đội 363 Vệ quốc đoàn và tiếp tục làm nhiệm vụ “ Đại đội độc lập”. Đại đội 363 lúc này do đồng chí Hoàng Tấn Ất làm Đại đội trưởng, đồng chí Trương Quế chính trị viên. Sau khi đồng chí Trương Quế mất, đồng chí Hồ Xuân Đạt (*quê Lý Hòa) thay chính trị viên, khi đồng chí Đạt vào Gio Linh, đồng chí Trần Thanh Đạt **( quê Vĩnh Linh) thay chính trị viên. Đại đội 363 có 3 trung đội: Trung đội 1 do đồng chí Cao Tức ***( quê Văn Hóa) trung đội trưởng, đồng chí Nguyễn Lịch ****( quê Quảng Trị) trung đội phó; Trung đội 2 do đồng chí Lương Kính *****( quê Văn Hóa) phụ trách trung đội trưởng, đồng chí Ngọ trung đội phó; Trung đội 3 đồng chí Nguyễn Văn Đô ( ******quê Hàm Ninh) trung đội trưởng, đồng chí Luật trung đội phó.  Đầu năm 1950, để đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường giao thông liên lạc Bố Trạch, Huyện đội bộ quyết định thành lập trung đội 4 mang phiên hiệu trung độ 300 còn gọi là trung đội “đào lộ” trực thuộc đại đội 363, giữa năm 1950 trung đội 300 được tách khỏi đại đội 363 thành lập đại đội 300 trực thuộc Huyện đội bộ.  Để đảm bảo cho đại đội 363 hoàn thành nhiệm vụ cơ động chiến đấu trên địa bàn được đảm nhiệm, Huyện đội bộ chỉ đạo các xã đội thành lập “ Tổ du kích đặc biệt” có nhiệm vụ phối hợp với các tổ “ Công an đặc biệt” nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác diệt tề, trừ gian. Các đồng chí cán bộ trong cấp ủy, lãnh đạo Huyện đội bộ và đảng viên trong cơ quan huyện đội chủ động trong công tác đi về bám sát cơ sở nghiên cứu tình hình, chỉ đạo, giúp xã đội và dân quân du kích các xã triễn khai nhiệm vụ huấn luyện, công tác dân vận, hoạt động chiến đấu đánh địch.
          Ra đời trong bối cảnh lịch sử ngày đầu của cuộc kháng chiến, trãi qua hơn hai năm xây dựng và chiến đấu, nhất là từ khi tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy trong lực lượng vũ trang huyện được thiết lập và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Huyệ ủy, Chi bộ cơ quan Huyện đội bộ và Ban chỉ huy huyện đội đã từng bước xác định được nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền Huyện  về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn. Việc thành lập Chi bộ Đảng trong  cơ quan Huyện đội bộ khẳng địng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang toàn huyện. Từ đây công tác lãnh đạo, chỉ huy mọi hoạt động của cơ quan Huyện đội bộ nói riêng và toàn lực lượng vũ trang trên địa bàn đều được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của chi bộ Đảng. Điều đóa cho thấy qua hai năm vừa xây dựng, vừa chiến đấu lực lượng vũ trang huyện càng đánh càng mạnh, càng trưởng thành, xứng đáng là lực lượng nồng cốt trong chiến tranh nhân dân, xứng đáng vớisự tin cậy của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện. Đó là cơ sở vững chắc để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện vững tin bước vào trận chiến mới.
        III- TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ-TƯ TƯỞNG, LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG PHỐI HỢP CHẶT CHẼ VỚI BỘ ĐỘI CHỦ LỰC HƯỞNG ỨNG CAO TRÀO “ QUẢNG BÌNH QUẬT KHỞI”, GIỮ VỮNG THẾ TIẾN CÔNG, CỦNG CỐ VÀ MỞ RỘNG ĐỊA BÀN LÀM CHỦ.
           Bước sang năm 1949, cục diện trên chiến trường Đông Dương có nhiều chuyển biến tích cự có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Thực dân Pháp từ chổ đánh nhanh, thắng nhanh buộc phải chuyển hướng chiến lược sang đánh lâu dài, chúng ra sức củng cố vùng chiếm đóng, dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Trong lúc đó cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang trên đà thắng lợi, lực lượng ta trưỡng thành nhanh chóng. Phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, hậu phương kháng chiến ngày càng được củng cố và mở rộng. Nhiều cơ sở chính trị và quân sự của ta được xây dựng ngay trong lòng địch.
          Ở Quảng Bình sau khi chiếm trọn vùng đồng bằng ven biển, địch đã đẩy được toàn bộ cán bộ, bộ đội ta lên miền trung du phía tây. Quảng Bình sớm trở thành chiến trường ác liệt, nơi giằng co quyết liệt, phức tạp giữa ta và địch cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Đứng trước tình hình đó, ngày 26-1-1949 Tỉnh ủy họp Hội nghị, quán triệt tinh thần “ phải bám lấy dân để kháng chiến” thực hiện nội dung này các Đảng bộ huyện Bố Trạch và Quảng Trạch đã tập trung chỉ đạo từng bước củng cố đưa phong trào kháng chiến ngày càng phát triển đi lên. Ở phía Nam của tỉnh, hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy tuy đã đưa phong trào lên một bước mới, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và đang là hậu phương an toàn của địch.
        Trong bối cảnh lịch sử đó, ngày 14-5-1949 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ 2 được tổ chức tại Kim Bảng-Tuyên Hóa. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá, kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc kháng chiến của nhân dân Quảng Bình do Đại hội lần thứ nhất đề ra. Đại hội nhận định:..Nhìn toàn cục, phong trào kháng chiến nghiêng hẵn về hai huyện phía Bắc là Bố Trạch và Quảng Trạch, hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy địch vẫn thực hiện được kế hoạch đánh phá, bình định, chia cắt của chúng...Đại hội nêu khẩu hiệu hành động: “miền Nam mạnh là Quảng Bình mạnh” *( miền Nam mạnh đó là hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy) và “ Rời chiến khu, thực hiện hạ sơn, bám dân, bám làng hoạt động” **( Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần tứ 2 lịch sử Đảng bội tỉnh Quảng Bình tập 1 tr 219). Đại hội quyết định phát động cao trào kháng chiến mang tên: “ Quảng Bình quật khởi”.
        Để chuẩn bị tốt về tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, dân quân du kích và nhân dân trước khi “ Hạ sơn” về đồng bằng trong ngày “ Quảng Bình quật khởi”. Trong 4 ngày từ 21 đến 24-5-1949, Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Bố Trạch đã tổ chức Hội nghị Kháng chiến hành chính toàn huyện; điều đặc biệt tại Hội nghị này, ngoài đại biểu đại diện cho lãnh đạo của huyện và các ban ngành cấp huyện, lãnh đạo các xã còn có nhiều đại biểu là các Cụ ông, các mẹ, các chị phụ nữ không phải là đảng viên cũng được mời về tham dự. Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá tình hình và thắng lợi của quân và dân Bố Trạch qua hơn hai năm kháng chiến; các Đại biểu dự hội nghị bày tỏ quyết tâm và niềm tin lớn lao vào sức mạnh chiến đấu của quân và dân toàn Huyện và sự tất thắng của công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
         Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, trong hai ngày 25-26-5-1949, Huyện ủy đã tổ chức Hội nghị cấp ủy mở rộng, phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ II.  Hội nghị thấy rõ tình hình thuận lợi và những khó khăn chung của phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh nói chung và của Bố Trạch nói riêng qua hơn hai năm đầu của cuộc kháng chiến và chủ trương “..rời chiến khu, thực hiện hạ sơn về đồng bằng bám dân, bám đất hoạt động” của Tỉnh ủy. Hội nghị nhận thấy muốn thực hiện tốt chủ trương “ Hạ sơn” cần phải khắc phục tư tưởng cầu an, ỷ lại trong một số cán bộ đảng viên, bộ đội, dân quân du kích và nhân dân, nêu cao tinh thần dám đánh, toàn dân đánh giặc...Từ đó Hội nghị Huyện ủy mở rộng hạ quyết tâm hưởng ứng tích cực phong trào “ Hạ sơn” do Tỉnh ủy phát động với một ý chí: Đánh “ Chết có kể à”.
           Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy và của Tỉnh đội Quảng Bình, Chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ và chi bộ Đảng đại đội 363, tổ chức phổ biến cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết, chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhằm  chấn chỉnh các lệch lạc về nhận thức tư tưởng, nắm vững các nhiệm vụ, nhất là công tác chuẩn bị đầy đủ mọi mặt hưởng ứng cao trào “ Quảng Bình quật khởi”, “ Hạ sơn” về đồng bằng bám dân, bám đất đẩy mạnh hoạt động kháng chiến theo tinh thần quyết tâm: Đánh “ chết có kể à” của cán bộ đảng viên và nhân dân toàn huyện.
            Giữa năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên đà phát triển  mạnh, thực dân Pháp ngày càng lâm vào cảnh bị động lúng túng. Chính phủ Pháp cấp tốc cử tướng Rơ-ve ( Rever), tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp sang Đông Dương nghiên cứu tình hình và vạch kế hoạch đối phó. “Kế hoạch Rơ-ve” ra đời với nội dung cơ bản là: Nhanh chóng phát triển quân ngụy làm nhiệm vụ chiếm đóng, tập trung quân Au Phi làm nhiệm vụ cơ động, càn quét đánh phá phong trào chiến tranh du kích và mở các cuộc tiến công tiêu diệt quân chủ lực Việt Minh, cải thiện tình thế. Thực hiện “ Kế hoạch Rơ-ve”, quân Pháp ở Quảng Bình lập hành lang chốt giữ dọc theo tỉnh lộ số 4 ra đến tỉnh lộ 2 ( từ Thượng Lâm-Lệ Thủy ra Sen Bàng, Trooc đến Tiên Lễ-Quảng Trạch). Với một hệ thống đồn bốt dày đặc nối tiếp nhau, quân Pháp hòng bịt chặt cữa ngõ chiến khu và uy hiếp các tuyến đường giao thông liên lạc, vận tải hàng hóa của ta ở hướng Tây. Ở vùng đồng bằng và vùng địch hậu, quân Pháp tăng cường vây ráp, phục kích, lùng sục bắt bớ cán bộ, cướp đoạt hàng hóa, của cải của nhân dân ta.
            Sau khi đổi phiên hiệu từ đại đội 4 thành đại đội 363 bộ đội địa phương, đạo đội đã cùng bộ đội chủ lực tỉnh, Liên khu làm chổ dựa cho dân quân du kích  hoạt đông ngày càng hiệu quả. Ngày 10-7-1949, du kích Sơn Trạch và Phúc Trạch giật bom phá đường Phong Nha-Trộ Rớ, phá cầu Hà Lời. Du kích Hoàn Lão phục kích địch từ Sen Bàng về Hoàn Lão diệt 32 tên, bắt sống 2 tên, thu toàn bộ vũ khí và một két bạc Đông Dương.*( Do đồng chí Nguyễn Đổng, nguyên chính trị viên Huyện đội Bố Trạch cung cấp).
             Ngày 5-7-1949, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị mở rộng để chuẩn bị cho “Tuần lễ tổng tiến công”. Hội nghị chủ trương: Phải tổ chức toàn dân đánh giặc với mọi hình thức, phát triển du kích chiến tranh. Xây dựng xã đội, thôn đội tự động công tác; bảo đảm công tác hậu phương. Gấp rút thực hiện “ Đại đội độc lập” để đẩy mạnh phong trào dân quân du kích lên đều...Thực hiện chủ trương Hội nghị Tỉnh ủy, đồng chí Bí thư Huyện ủy và Huyện đội trưởng Bố Trạch đã về tận cơ sở kiểm tra, nghiên cứu tình hình, xây dựng kế hoạch, phương án chiến đấu cho các địa phương, đơn vị ( Sơn Traich và tiểu đoàn 436). Tại xã Bắc Trạch, phương án chiến đấu chia làm hai khu vực: khu đông gồm có Ba Đề, Thanh Khê; khu tây gồm có: Cao Lao Hạ, Cao Nguyên; mỗi khu có một Ban chỉ huy chung có nhiệm vụ tổ chức lực lượng quấy rối đồn bốt địch, đốt hàng rào, chôn bom, gài lựu đạn, phục kích, tập kích; đồng thời phát động nhân dân đấu tranh.
           Nhằm tăng cường và thống nhất công tác lãnh đạo, chỉ huy của các lực lượng vũ trang trên địa bàn Huyện ( Gồm có tiểu đoàn 436, trung đoàn 18, đại đội 1, đại đội 7 chủ lực bộ đội địa phương tỉnh, đại đội 363, dân quân du kích địa phương huyện). Ngày 12-7-1949, Thường vụ Huyện ủy tổ chức họp với đại diện Huyện đội, tiểu đoàn 436 bàn kế hoạch phối hợp, và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị. Các đại đội 7 và đại đội 363 có trách nhiệm xây dựng cơ sở, phát triển du kích chiến tranh ở các xã. Tiểu doàn 436 làm nhiệm vụ nghiên cức trận địa đánh tiêu diệt địch, hỗ trợ công tác phát động du kích chiến tranh và đấu tranh của quần chúng.
          Quán triệt tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ II, hoạt động kháng chiến của quân và dân các địa phương trong Tỉnh có chuyển biến mạnh mẽ. Tại nhiều nơi, dân quân du kích phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương bao vây, tiến công địch. Đúng 24 giờ, ngày 15-7-1949 đại đội 2 tiểu đoàn 274 cùng du kích xã Gia Ninh đột kích vào đồn Mỹ Trung. Đồng bào hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy cùng lực lượng bộ đội, dân quân du kích đồng loạt nỗi dậy tiến công địch, đốt tháp canh của hương vệ, tổng vệ. Trưa ngày 16-7-1949, quân và dân Lộc Long đã chôn bom ở đầu làng đánh bọn địch ở đồn Xuân Dục đi lùng. Bị đánh bất ngờ, tên đồn trưởng và 1 tên lính bị thương, bọn địch hốt hoảng vội vã kéo chạy về đồn. Chiến thắng Lộc Long mở màn cho cao trào “ Quảng Bình quật khởi” “ Hạ sợ” về đồng bằng hoạt động.
       Bố Trạch là một huyện có phong trào kháng chiến phát triển mạnh, trong tuần lễ “ Quảng Bình quật Khởi” khắp các địa phương ở chiến khu, vùng tự do, vùng du kích; cán bộ đảng viên, bộ đội, dân quân du kích nô nức “ Hạ sơn” về đồng bằng với một tinh thần “ Chết có kể à”; dân quân du kích trong vùng sau lưng địch đồng loạt tiến công quấy phá đồn, chặn đánh bọn địch đi lùng sục, đánh phá. Ngày 15-7, bộ đội 363 phối hợp với du kích phục kích, giật bom đánh một tung đội địch ở đồn Hoàn Lão đi tuần, tiêu diệt 11 tên trong đó có 2 lính pháp. Ngày 16-7, du kích Lý Hòa tấn công vào một tàu tuần tiểu của địch trên sông Lý Hòa. Ngày 16-7, du kích Hoàn Lão giật bom tại cổng Lò rèn, cửa đồn Hoàn Lão, phường Bún. Du kích Phúc Tự bắt tên xạ Khước. Du kích Nam Trạch đốt hàng rào đồn Chánh Hòa. Du kích Bắc Trạch quấy rối đồn Cao Lao diệt 2 tên Pháp, làm bị thương 6 tên. Ngày 18-7, du kích Trung Trạch chặn đánh bọn địch đi tuần đường diệt 23 tên có 2 sy quan Pháp. Trong 2 ngày 19, 20, du kích Hiền Sơn, Thuận Phú (Hải Trạch) gài lựu đạn đánh bọn địch từ Thanh Khê vào Lý Hòa lên đồn Đồng Bơi diệt 3 tên, làm bị thương 8 tên. Ngày 20-7, tiểu đoàn 436 phối hợp với du kích phục kích  tại cầu Khe Nước phía bắc đèo Lý Hòa chặn đánh bọn địch ở đồn Thanh Khê đi tuần đường, tiêu diệt 11 tên trong đó có 1 quan 2 đồn trưởng và 3 lính Pháp. Đây là trận  đánh diễn ra giữa ban ngày có bộ đội chủ lực Liên khu tham gia vì thế chiến thắng ở  cầu Khe Nước đã gây một tác động lớn về tinh thần trong cán bộ chiến sĩ và nhân dân trong vùng và cũng gây nên nỗi hoang mang, lo sợ đối với bọn địch.
      Cùng vào thời gian này, du kích xóm Cồn, xóm Rậy ( Tây Trạch) phối hợp với tiểu đoàn 436 bố trí phục kích tại thôn Phú Lễ ( Vạn Lộc) trên đường tỉnh lộ 2 chặn đánh một trung đội địch từ đồn Thọ Lộc về Hoàn Lão, diệt 9 tên, bắt sống 7 tên, thu 21 súng. Ngày 21-7, du kích Hoàn Lão phá cầu Hói cắt đứt giao thông địch trong 7 ngày. Ngày 22-7, nhân lúc bọ địch ở đồn Cự Nẫm kéo nhau đi tắm, du kích Cự Nẫm bí mật đột nhập đốt cháy đồn và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quan trang, quân dụng. Cùng ngày du kích Phúc Trạch giật bom trên đoạn đường Trooc-Khe Ngang điệt và làm bị thương một số tên địch. Cũng trong thời gian này du kích xóm Dài, xóm Hổ, xóm làng, xóm Làng, xóm Chùa ( Tây Trạch) phối hợp với bộ đội trung đoàn 57 phục kích cây Đa gần làng Võ Thuận chặn đánh bọn địch đi càn ở xóm Rậy, xóm Cồn, diệt 6 tên, bắn bị thương 11 tên trong đó có tên Căng khét tiếng gian ác có nhiều nợ máu với nhân dân Vạn Lộc và Hoàn Phúc.
        Phong trào chiến tranh du kích và tự động công tác phát triển mạnh làm cho kẻ địch càng bị động, lúng túng, đồng chí Tý thôn trưởng Quy Đức ( Hải Trạch) giật bom, dây bị đứt chỉ còn 10m vẫn lao lên giật tiếp cho bom nổ. Ở thôn Thuận Phú ( Hải Trạch), địch đi càn dọa đốt nhà, đồng bào xã định: đằng nào nó cũng đốt, cứ để cho du kích giật bom giết địch.
        Trên mặt trận giao thông, trong 9 tháng đầu năm 1949, các địa phương đã huy động được 3.826 người tham gia vận tải hàng hóa , phá 86 cầu, 16 cống, đào được 582m đất đá phá đường giao thông làm gián đoạn các hoạt động vận tải của địch. Đi đôi với hoạt động quân sự, công tác võ trang tuyên truyền cũng được các xã đội đẩy mạnh ráo riết như rãi truyền đơn, dán khẩu hiệu kêu gọi binh lính địch bỏ súng quay về với kháng chiến.
       Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động chính trị và vũ trang toàn huyện tập trung đẩy mạnh hoạt động bao vây kinh tế địch. Nhiều địa phương, nhân dân đã vận động nhau không mua, không dùng hàng hóa địch, chống tư tưởng đề cao hàng ngoại hóa. Lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích tích cực ngăn chặn, cắt đứt các tuyến đường vận tải hàng hóa của địch..khiến cho việc vận tải tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men đến các đồn, nơi đóng quân của địch gặp nhiều khó khăn. Việc ta bao vây kinh tế đã đánh một đòn mạnh vào âm mưu của địch là tung hàng hóa xa xỉ phẩm ra vùng tự do của ta để thu hút thóc gạo và thực phẩm đưa về vùng địch kiểm soát và âm mưu dùng hàng hóa để mua chuộc cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta. Tuy nhiên với việc bao vây kinh tế địch cũng gây không ít khó khăn đối với các lực lượng kháng chiến của ta nhất là vùng sau lưng địch, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn.
         Tuần lễ “ Quảng Bình quật khởi” ( 15-7-22-7) đã làm xoay chuyển tình thế kháng chiến trong toàn tỉnh nhất là hai huyện phía Nam. Từ chổ bị động, lúng túng, bị địch kìm kẹp, bao vây, khủng bố, quân và dân ta đã chuyển sang thế tiến công vây hãm địch, đẩy chúng vào lúng túng, bị động “...Tuần lễ này là một mũi dùi đâm vào cái nhọt đã mưng mủ lâu ngày. Nó là điểm đột biến của phong trào...nó tập trung được mọi lực lượng quân, dân, chính, Đảng thống nhất được hành động toàn tỉnh, kết hợp được các mặt đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế. Vì vậy nó đủ sức để vực dậy phong trào lên, làm cho quân địch choáng váng không biết chổ nào mà chống đỡ, chuyển được thế yếu của ta thành thế mạnh, dồn địch từ thế mạnh sang thế yếu.* ( B/c Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ III- sách L/s LLVT tỉnh Quảng Bình ( 1945-1975) nxb Qđnd H 2004 tr 71)
        Đánh giá tuần lễ “ Quảng Bình quật khởi” ở Bố Trạch, hội nghị sơ kết của Huyện ngày 22-7-1949 nhận địng: Tuần lễ “ Quảng Bình quật khởi” trọng điểm là miền Nam tỉnh. Trong tuần lễ phát động, Bố Trạch cũng hoạt động mạnh vì có sự chỉ đạo kịp thời, có kế hoạch cụ thể cho dân chúng. Biết động viên phát huy thắng lợi, nên dân quân hoạt động khắp nơi quấy rối, phá hoại, vũ trang tuyên truyền, trừ gian, diệt tề, bãi thị, canh gác. Du kích tự động thi đua giết giặc. Các tầng lớp phụ nữ, phụ lão, thiếu niên tham gia canh phòng, phá hoại, vận tải, trinh sát, bao vây kinh tế địch. Tuy vậy dân quân du kích còn coi trọng những trận đánh lớn mà chưa nhận rõ giá trị những hoạt động nhỏ, việc tổ chức tránh giặc chưa tích cực.
        Sau tuần lễ “ Quảng Bình quật khởi” tỉnh Đảng bộ dồn lực lượng chỉ đạo ở hai huyện phía Nam. Tại đây các đoàn thể yêu nước phát triển mạnh, mỗi ngày có hàng ngàn người xin gia nhập các đoàn thể cứu quốc. Ngược lại phong trào oqr miền Bắc Quảng Bình yếu hơn trước. Nguyên nhân chủ yếu là do thực dân Pháp tập trung khủng bố, càn quét miền Bắc nhằm làm suy yếu mặt trận phía Bắc của tỉnh, ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam, thực hiện âm mưu cắt đức mối quan hệ giữa vùng tạm chiếm với vùng tự do. Lúc này lực lượng kháng chiến của ta đã chuyển hướng về phía Nam của tỉnh vì vậy phong trào kháng chiến lại phát triển không đều.
         Qua nhận định tình hình đồng thời để kịp thời đối phó với mhững âm mưu mới của địch, phát huy những thắng lợi trong tuần lễ “ Tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công” đưa phong trào kháng chiến lên đồng đều trong toàn tỉnh, Tỉnh ủy Quảng Bình tiếp tục phát động đợt thi đua mới “ 20 ngày đánh mạnh”, mặt trận chính là huyện Quảng Trạch.
         Hưởng ứng đợt phát động thi đua của tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, Chi bộ Đảng đã có chủ trương đưa cán bộ chỉ huy, đảng viên cơ quan Huyện đội bộ về các địa phương quán triệt và hướng dẫn xã đội triễn khai phát động đợt thi đua trong lực lượng dân quân du kích phối hợp với bộ đội và nhân dân nổi dậy; đối với đại đội 363 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ “ Đại đội độc lập” chủ động đánh địch và hổ trợ lực lượng dân quân du kích chiến đấu bảo vệ làng. Để đảm bảo giành thắng lợi trong “ 20 ngày đánh mạnh” ở Bố Trạch, liên tục trong tháng 7 Tỉnh đội Quảng Bình đã điều đại đội 56…thuộc tiểu đoàn 436…vào hoạt động ở Quảng Ninh. Tại huyện Bố Trạch chỉ có đại đội 40 của tiểu đoàn 436…tháng 8, tỉnh đội điều đại đội 88 về hoạt động ở Tây Trạch và đại đội 40 ra hoạt động ở Bắc Trạch. Với sự tăng cường lực lượng của Tỉnh đội và sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Huyện đội bộ phong trào “ đánh mạnh” phát triển rộng khắp trong toàn huyện Bố Trạch. Ngày 30-7-1949, đại đội 7 tiểu, đoàn 274 phục kích địch ở Hưng Buổi phá tan cuộc cán quét của địch vào Khe Gát. Ngày 2-8-1949, du kích Tây Trạch phối hợp với bộ đội chặn đánh 01 trung đội địch đi càn, diệt 3 tên địch, bắn bị thương 8 tên; ngày 12-8, đại đội 88 thuộc tiểu đoàn 436..phục kích địch ở Hòa Duyệt diệt…tên, thu 4 súng. Cũng trong thời gian này du kích các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch tổ chức đánh địch ở Tróoc, Khe Ngang, Hà Lời. Cuối tháng 8-1949, tại thôn Võ Thuận du kích Tây Trạch đánh địch đi càn bắt sống 13 tên, thu 9 súng. Du kích Cao Lao dùng rựa chém tên lính pháp ngay giữa chợ đông người. Hoảng sợ trước trước sự phát triển của phong trào du kích chiến tranh bọn địch ở đồn Cao Lao, Chánh Hòa viết thư xin du kích đừng đánh vào đồn, bọn lính ở Thanh khê, tối đến bỏ đồn xuống ngủ dưới tàu, bọn địch ở đồn Lý Hòa viết thư xin du kích có đánh thí đánh vào bọ lính Pháp.
          Cùng với việc đẩy mạnh đánh địch đi càn quét, tuần tiểu..công tác phá tề trừ gian cũng được đẩy mạnh.Các đội “ công tác đặc biệt” của Ban công an huyện và “ Tổ công tác đặc biệt” của Huyện đội, xá đội phối hợp, hỗ trợ đắc lực cho nhân dân các địa phương nỗi dậy diệt tề, trừ gian đã giãi tán được 151 ban hội tề. Đội “ Công tác đặc biệt” của Huyện gồn các đồng chí Võ Trọng Cáp. Trần Sung, Trần Liêu…phối hợp với bộ đội và du kích bí mật trừ khử và bắt 240 tên tề ngụy gian ác có nhiều nợ máu. Đợt thi đua “ 20 ngày đánh mạnh” và phong trào phá tề đã làm cho bọn địch ở Bố Trạch và các huyện trong tỉnh lâm vào trình trạng hoảng loạn, lo sợ. Huyện trưởng Bố Trạch phải báo cáo lên tỉnh xin nghỉ việc. Nguyễn Khoa Nghi tỉnh trưởng Quảng Bình phải kêu cứu lên Tổng trấn Trung phần Nam Việt ở Huế: “ Sự hoạt động của Việt Minh ngày càng phát triển ráo riết. Ở thôn quê, hương lý bị bắt, mộc triện bị thu, các tổng, xã mất liên lạc, không có người làm việc hành chính ở phủ huyện”* ( Những sự kiện l/s hàng năm-tập 1(1945-1954)phòng l/s quân sự quân khu 4, tài liệu in roneo tr 89- lưu trử tại Ban tuyên giáo Huyện ủy Bố Trạch)
         Hoạt dộng quân sự nhất là hoạt động phá tề của bộ đội và ân quân du kích đã hổ trợ mạnh mẽ cho nhân các địa phương trong Huyện nỗi dậy đấu tranh với địch. Hàng trăm cuộc đấu tranh chống phá mùa, chống nộp thóc, bãi thị, bao vây kinh tế địch, không tiêu bạc Đông Dương, không mua bán hàng ngoại hóa diễn ra khắp nơi đã gây nên nhiều khó khăn cho địch.
          Phong trào nỗi dậy đấu tranh của nhân dân vùng sau lưng địch đã đánh bại một bước âm mưu bình định “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy người Việt đánh người Việt” của địch, giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân tại chổ, tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng kháng chiến của Huyện nhà: “ Chúng ta từ chổ bị dồn lên núi, đã kịp thời chuyển hướng về đồng bằng, chiếm lại vùng trung châu, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta”*( B/C chính trị tại Đại hội huyện Đảng bộ Bố Trạch lần thứ V (8-1950) tài liệu đánh máy, lưu trữ tại Văn phòng Huyện ủy Bố Trạch).
            Giữa thế trận chiến tranh nhân dân, nhiều làng, xã dân quân du kích và bộ đội địa phương Huyện đã cùng với nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu anh dũng, ngoan cường chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ quê hương, bảo vệ lực lượng kháng chiến. Xã Tây Trạch nằm trong vùng du kích, sát huyện lỵ Hoàn Lão, là nơi trú chân của cán bô, bộ đội, du kích  về hoạt động gây dựng phong trào, đánh địch ở Trung Trạch, Hải Trạch. Do đó, Tây Trạch trở thành mục tiêu đánh phá quyết liệt của địch. Với âm mưu: “ Tam quang” (đốt sạch, phá sạch, giết sạch) quân Pháp đã biến Tây Trạch thành vùng “ Đất trắng” để bảo vệ phía tây huyện lỵ Hoàn Lão. Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Huyện ủy và Huyện đội bộ Chi bộ Đảng địa phương, lực lượng dân quân du kích và nhân dân đã bám trụ kiên cường, tổ chức đánh địch trong mọi tình huống, đồng thời vận động nhân dân bám ruộng đồng sản xuất, tăng gia đảm bảo có lương thực, thực phẩm cung cấp cho cán bộ, bộ đội về hoạt động và chiến đấu. Trong chống càn, đánh địch dân quân du kích và nhân dân Tây Trạch đã có sáng kiến làm nhiều kiểu nhà, lán trại hai mái cơ động hết sức độc đáo để có nơi ăn, ở che dấu cán bộ. Thôn Hoàn Lão ( xã Trung Trạch) nơi trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội là nơi đầu não điều hành chiến tranh của thực dân Pháp ở Bố Trạch. Thôn Hoàn Lão tuy nằm trọn trong vùng địch chiếm đóng, nhưng quân Pháp không lúc nào kiểm soát được tình hình. Trong những năm đầu kháng chiến, cán bộ, dân quân du kích kiên cường bám trụ xây dựng cơ sở, phát động nhân dân rào làng chiến đấu, tổ chức đánh địch ngay trong lòng địch. Hoàn Lão có một đại đội du kích, có một trung đội nữ du kích nỗi tiếng gan dạ, mưu trí, dũng cảm đánh hàng chục trận làm quân Pháp hoảng sợ. Trong chiến đấu có hàng chục cán bộ, chiến sĩ du kích và nhân dân Hoàn Lão bị địch bắt xử bắn, chặt đầu cắm cọc phơi khô. Nhiều cán bộ, du kích như các anh Nguyễn Đáp, Phạm Tụ, Nguyễn Xen bị địch bắt được, sau những trận đòn roi tra tấn thất bại, chúng buộc các an vào xe ô tô kéo lê khắp các ngã đường, hành động giã man của quân pháp vẫn không khuất phục được tinh thần kháng chiến của cán bộ, đảng viên, dân quân du kích và nhân dân Hoàn Lão.
         Từ tuần lễ “ Quảng Bình quật khởi” đến “ 20 ngày đánh mạnh”, phong trào kháng chiến trong toàn tỉnh có những bước phát triển khá mạnh mẽ. Tuy vậy Tỉnh ủy nhận thấy vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, mặt yếu của các địa phương còn gặp phải là công tác xây dựng cơ sở, xây dựng căn cứ địa. Để khắc phục hạn chế nêu trên, Tỉnh ủy chủ trương phát động một đợt thi đua với khẩu hiệu: “ Xây dựng cơ sở nhân dân, dân quân, du kích và xây dựng căn cứ địa đồng bằng”* ( Tài liệu tổng kết chiến tranh du kích tỉnh Quảng Bình-L/s Dảng bộ tỉnh Quảng Bình (1945-2010) tr 110). Để thực hiện được quyết tâm đó, Tỉnh ủy chủ trương đưa đảng viên vào lực lượng du kích để trực tiếp chỉ đạo chiến đấu. Là một Huyện ngay từ năm đầu kháng chiến, Bố Trạch đã có làng chiến đấu Cự Nẫm, Hoàn Lão và Cao Nguyên, toàn huyện có 3 vùng kháng chiến: Vùng địch tạm chiếm, vùng du kích và vùng tự do. Tuy rằng mỗi vùng, mỗi xã mức độ ác liệt của chiến tranh, sự kìm kẹp, đánh phá của địch có khác nhau, nhưng từ chổ sớm xác định được nhiệm vụ đưa cán bộ, nhân dân về “ Bám đất, bám làng” kháng chiến. Do đó, dù mức độ ác liệt của chiến tranh ngày một nặng nề nhưng ở Bố Trạch về cơ bản cơ sở kháng chiến luôn tồn tại, phát triển trong quần chúng nhân dân, làng chiến đấu vẫn tồn tại, vững vàng bom đạn và sự càn quét địch, bộ đội, dân quân du kích vẫn bám đất, bám làng chiến đấu. Điều khẳng định trong hai năm đầu kháng chiến ở Bố Trạch ở đâu có dân ở đó có phong trào kháng chiến, có cán bộ, đảng viên, bộ đội du kích đánh giặc: “ Bố Trạch gan góc, chiến đấu bất khuất với địch từ ngày địch nổ súng. Đã nhiều lần Pháp phải tung các đội xung kích khủng bố, nhưng dân chúng không nao núng… Đồng bào nhiều thôn đã nêu cao tinh thần tranh đấu. sau các thôn có thành tích chống giặc từ trước như Cự Nẫm, Hoàn Lão, có thể ghi thành tích tranh đấu và bất khuất của đồng bào Hỷ Duyệt, Hòa Duyệt, Phương Hạ” * (B/C tổng kết hoạt động của địch từ 1-1 đến 15-11-1949-L/S Đảng bộ huyện Bố Trạch-tập 1(1930-1954) tr1..1) Các chủ trương kịp thời của Tỉnh ủy không chỉ định hướng cho cấp ủy Huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến mà còn là cơ sở để Chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện nhà đáp ứng tốt nhiệm vụ kháng chiến đề ra. Nét nỗi bật trong công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang Huyện là các tổ chức Đảng dù ở cơ quan Huyện đội bộ đến đại đội 363 luôn chú trọng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương, làm rõ mối thù giai cấp, dân tộc, tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai bán nước, hướng cho mỗi cán bộ, chiến sĩ một quyết tâm cao trong chiến đấu với mục tiêu đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, giãi phóng quê hương, đất nước. Chính điều đó củng cố thêm niền tin, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang huyện không ngừng tu dưỡng rèn luyện trong công tác và chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sĩ được kết nạp vào Đảng và được đề bạt cán bộ lãnh đạo. Mặt khác thông qua việc đưa “chi bộ tự động công tác” và đưa đảng viên vào lực lượng du kích, tham gia xây dựng cơ sở nhân dân đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên đi sâu, đi sát địa bàn cùng ăn, cùng ở hướng dẫn du kích thực hiện công tác dân vận xây dựng cơ sở trong nhân dân và tổ chức lực lượng chiến đấu đánh địch. Chi bộ Đảng Huyện đội bộ trãi qua chiến tranh đã từng bước trưởng thành từ chổ thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, lãnh đạo công tác quân sự trong cơ quan Huyện đội bộ và trong đại đội bộ đội địa phương huyện đến lúc này đã vươn lên trở thanh một tổ chức Đảng trong toàn lực lượng vũ trang địa phương đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo cơ quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện về công tác quân sự chung, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền huyện và xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng vũ trang huyện thực hiện thắng lợi nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy Đảng và chính quyền đề ra cho công cuộc kháng chiến trên địa bàn huyện. Đây cũng chính là tiền đề, cơ sở hết sức quan trọng để Đảng bộ huyện từng bước củng cố,  tăng cường vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối về mọi mặt  đối với lực lượng vũ trang địa phương. Lực lương vũ trang Huyện trưởng thành nhanh chóng. Cuối năm 1949, huyện có một đại đội bộ đội địa phương với 03 trung đội bộ binh, 01 trung đội làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông, mỗi xã có từ 01 đến 02 đại đội du kích, mỗi làng có 01 đến 02 trung đội du kích. Chính thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng vũ trang địa phương đã đưa lực lượng vũ trang trở thành lực lượng nồng cốt, quyết định mọi thắng lợi của  công cuộc kháng chiến trên địa bàn Huyện.
             Tháng 10-1949, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh chủ trương mở chiến dịch Lê Lợi nhằm tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp của địch ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, khai thông liên lạc giữa chiến khu Việt Bắc với Khu 10, liên khu 3 và khu 4.  Phối hợp với chiến trường chính, tháng 12-1949, Liên khu ủy và Bộ tư lệnh liên khu IV quyết định mở chiến dịch Lê Lai ở Bình-Trị-Thiên nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng căn cứ địa ở đồng bằng. Hướng chính của chiến dịch là các huyện Nam Quảng Bình đến Bắc Quảng Trị.
               Bước vào thu đông năm 1949, Tỉnh Ủy Quảng Bình phát động đợt thi đua với nội dung: Xây dựng căn cứ địa đồng bằng, bao vây đồn địch, đẩy mạnh địch vận, giãi quyết vấn đề lương thực cho bộ đội và vũ khí cho dân quân. Chiến dịch Lê Lai mở ra, đây là một thời cơ tốt để động viên quân và dân tỉnh nhà ra sức chiến đấu, tiếp tục đưa cuộc chiến tranh nhân dân ở địa phương lên một giai đoạn mới.
             Để hổ trợ cho các huyện giàng thắng lợi trong  chiến dịch Lê Lai, Bộ tư lệnh liên khu ủy đã chỉ thị cho tiểu đoàn 436 tăng cường đẩy mạnh các hoạt động quân sự và phối hợp với  bộ đội đại đội 363 địa phương huyện, du kích các xã mở nhiều trận đánh nhằm lôi kéo, thu hút quân địch tạo điều kiện cho chiến trường chính Nam Quảng Bình và tiếp sau là chiến trường Bắc Quảng Bình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu đặt ra. Ngày 13-12-1949, du kích thôn Đại Nam ( Trung Trạch) phối hợp với bộ đội tiểu đoàn 274 đánh địch đi lùng, bắt sống 50 tên. Trước đó tiểu đoàn 346 của trung đoàn 57 và du kích thôn Đại Nam chặn đánh bọn địch đi càn, tiêu diệt 01 tiểu đội, bắt sống 11 tên.
            Bước sang năm 1950, ngay đêm 1 rạng ngày 2-1-1950, một đại đội thuộc tiểu đoàn 436, một trung đội thuộc đại đội 363 và du kích xã Hải Trạch đánh đồn cầu Lý Hòa bằng địch vận, do bị nhân mối làm phản, ta phải rút lui. Do bị lộ, địch tổ chức phục kích tại Ba Trại chặn đường về hậu cứ của ta. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tâm, huyện đội trưởng bị địch bắt được đem đi thủ tiêu. Cùng trên đường rút lui, nhóm đi sau có đồng chí Phan Khắc Hy, tỉnh đội trưởng, đồng chí Trần Ngọc Hường, đại đội trưởng Đại đội 7 và một liên lạc bị địch đuổi bắt, đồng chí Hy chạy thoát, hai đồng chí Hường và đồng chí liên lạc bị bắt đưa về đồn Thọ Lộc.  Ngày 13-1-1950, du kích Sơn Trạch tấn công triệt hạ đồn Phú Kinh. Ngày 28-2-1950, du kích Bắc Trạch tấn công đồn Cao Lao; cũng thời gian này du kích Hoàn Lão ( Trung Trạch), Hoàn Phúc ( Hải Trạch) mở nhiều đợt phục kích, tập kích vào bọn địch đi tuần gây cho địch nhiều hoang mang về tâm lý và gây cho chúng nhiều thiệt hại về người. Trước những thất bại liên tiếp, quân Pháp ở Bố Trạch buộc phải thu hẹp phạm vi kiểm soát, rút một số đồn lẻ xa nguồn tiếp tế về đóng chốt trên các điểm xung yếu dọc các đường giao thông, chúng rút đồn Troóc (8-2-1950), Cao Lao (24-4-1950), Khương Hà (4-1950) về tăng cường cho các đồn trọng yếu ở Thanh Khê ( 300 tên), Lý Hòa (200 tên), Hoàn Lão (100 tên). Chúng cho xây dựng một loạt các tháp canh, đồn bốt mới từ Thọ Lộc về Hoàn Lão, từ Thanh khê vào sân bay Đồng Hới, chia cắt Bố Trạch thành những ô bàn cờ. Chúng tăng cường dồn quân, bắt lính, chọn những thanh niên theo đạo thiên chúa làm nồng cốt thành lập các đội ứng chiến cơ động đánh phá trên địa bàn toàn Huyện. Chúng tập trung lực lượng càn quét trên quy mô lớn, vào vùng tạm bị chiếm, vùng du kích, thường xuyên cho ca nô tuần tiểu bắn phá vào các làng dọc hai bên bờ sông Gianh, sông Son, chặn đánh kiểm soát các tuyến đường giao thông nhằm triệt nguồn tiếp tế của ta.
           Sau chiến dịch Lê Lai, ngày 14-4-1950, Bộ chỉ huy mặt trận Bình-Trị-Thiên quyết định mở chiến dịch Phan Đình Phùng để “ Phát triển chiến tranh du kích đến cực độ, đẩy vận động chiến lên đơn vị chủ yếu”*(Nghị quyết Liên khu 4 về Bình-Tri-Thiên, ngày 30-2-1950, tài liệu đã dẫn).
           Để đáp ứng nhiệm vụ tiêu diệt nhiều sinh lực và phá tan các âm mưu của địch, hổ trợ các hoạt động của bộ đội, du kích trong chiến dịch Phan Đình Phùng. Sáng ngày 19-5-1950, tại Động Lỡ phía Tây thị xã Đồng Hới, tiểu đoàn 229 bộ đội chủ lực tỉnh được thành lập. Tiểu đoàn được giao nhiệm vụ về hoạt động trên địa bàn xã Tây Trạch: Bảo vệ vùng căn cứ du kích, không cho địch lấn chiếm, bảo vệ an toàn hành lang tuyến giao thông Bắc-Nam, đoạn đường đi qua miến Tây huyện Bố Trạch.
           Ngày 17-6-1950, chiến dịch Phan Đình Phùng mở màn. Phối hợp với chiến dịch, quân và dân các địa phương Bố Trạch đồng loạt mở hàng các cuộc tấn công vào các hệ thống phòng ngự của địch. Đầu tháng 6-1950, du kích Cự Nẫm phối hợp với bộ đội 363 tập kích đồn Cự Nẫm, tiêu diệt một số sinh lực địch, đốt cháy toàn bộ hệ thống hàng rào bảo vệ kho gạo. Cũng thời gian này du kích Thanh Khê cùng bộ đội tiểu đoàn 436, tập kích đồn Thanh Khê, đốt cháy một kho xăng. Bộ đội 363 và du kích Sơn Trạch chặn đánh bọn địch đi càn tiêu diệt hàng chục tên lính, thu lại hàng chục con trâu, bò và nhiều tài sản của nhân dân. Du kích Bắc Trạch, Hải Trạch, Trung Trạch liên tiếp đánh phá giao thông trên quốc lộ 1A, đường tỉnh lộ 2, gây cho địch nhiều thiệt hại, làm gián đoạn các hoạt động chuyển quân, vận tải hàng hóa của địch. Cũng với việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự, phong trào đấu tranh của nhân dân các xã Tây Trạch, Vạn Lộc, Hoàn Phúc, Hoàn Lão, Lý Hòa, Hỷ Duyệt, Thanh Khê, Ba Đề, Cao Lao…chống bắt phu, bắt lính, chống cướp tre rào đồn bốt, phá mùa, lập lại hội tề thu được nhiều thắng lợi. Du kích Hải Trạch, Bắc Trạch phục kích bắt bọn tề ở Vạn Lộc, Thanh Khê. Thông qua công tác điệp báo, công an Bố Trạch đã phát hiện 7 vụ gián điệp nguy hiểm do cơ quan SF và phòng nhì Pháp tung ra hoạt động ở vùng chiến khu của ta. Công tác diệt tề, trừ gian được duy trì thường xuyên, đã làm cho bọn địch hoang mang, lo sợ. Tuy vậy, do công tác phòng chống nội gián của ta còn lỏng lẻo, có nhiều sơ hở, ý thức cảnh giác cách mạng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân chưa cao, công tác quản lý cán bộ, chiến sĩ nhất là những người hoạt động trong vùng địch kiểm soát thiếu chặt chẽ. Do đó dẫn đến trình trạng một số đã phản bội, dẫn địch về bắt, giết đồng chí Nguyễn Quốc phó chủ tịch xã Nam Trạch, tên Lừ một tên việt gian gian ác, chỉ điểm lợi hại đã dẫn địch về lùng bắt cán bộ ta ở thôn Lý Nhân Nam ( Nam Trạch).
           Trên mặt trận giao thông vận tải, với tinh thần “tất cả cho kháng chiến”, vì Trị - Thiên ruột thịt, đồng bào các dân tộc ít người ở xã Thượng Trạch và dân công các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch đã không quản gian lao, vất vã đã vượt qua biết bao núi cao lèn đá tai mèo, suối sâu vùng núi Khe Gát, Troóc, Ba Rền, U Bò vận chuyển hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, thuốc chữa bệnh từ Nghệ-Tỉnh vào chiến trường Bình-Trị-Thiên.   Trên tuyến đường biển,các đội thuyền của ngư dân Lý Hòa, Lý Nhân Nam đã vượt qua sự kiểm soát của hải quân địch, len lỏi giữa các con sóng, chuyển hàng trăm tấn hàng từ binh trạm 11 ở Roòn vào Quảng Trị, Thừa Thiên…Giữa năm 1949, chiếc ghe Bầu của ông Hoàng Lâm ở Lý Hòa trên đường chở hàng cho địch từ Đà Nẵng ra Quảng Bình với tinh thần yêu nước thuyền trưởng và thủy thủ đoàn đã phối hợp giết chết và bắt sống hai tên lính Pháp đi áp tải hàng và đưa hơn 69 tấn hàng vào giao cho Ủy ban kháng chiến hành chính xã Quảng Ngang, tỉnh Thừa Thiên.
          Trong hai năm 1948-1949, có hơn 600 tấn hàng được chuyển qua Bố Trạch đưa vào Quảng Trị và Thừa Thiên, khu V, khu VII. Việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh từ vùng tạm bị chiếm ra vùng du kích, vùng tự do cũng được tổ chức chu đáo. Các tổ vận tải của phụ nữ Lý Hòa, Lý Nhân Nam, bằng đôi quang gánh trên vai, thông qua việc “ buôn làng sang chợ” đã đưa được hàng chục tấn hàng ra vùng tự do, góp phần giãi quyết những khó khăn trong đời sống chiến đấu của quân và dân ta ở trong vùng tự do. Trong cuộc vận động “ Mùa đông binh sĩ”, các hội “ Mẹ chiến sĩ”, hội phụ nữ đã vận động quyên góp lúa gạo, đường sữa, thuốc chữa bệnh, bạc tiền, chăn, màn, áo quần…giúp bộ đội, nuôi dưỡng thương binh. Các mẹ, các chị đã để lại nhiều tình cảm, những ấn tượng đẹp đẽ về tình quân dân như cá với nước trong cán bộ, bộ đội hoạt động trên địa bàn.
          Quán triệt sâu sắc tư tưởng đường lối “ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, các chi bộ Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ và đại đội 363 đã có nhiều biện pháp triển khai công tác tăng gia sản xuất, thực hiện tốt nhiệm vụ hậu cần tại chổ, đảm bảo có được một phần lương thực, thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn cho bộ đội, du kích. Chính vì vậy, mặc dù trong điều kiện phải thường xuyên cơ động chiến đấu, cán bộ chiến sĩ từ cơ quan Huyện đội bộ đến các trung đội, tiểu đội bộ đội, dân quân, du kích trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu đều tranh thủ mọi thời gian, tận dụng mọi khoảnh đất có được để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau, củ, quả… Tại các vùng du kích, vùng mới được giãi phóng, vùng tự do, bộ đội, du kích đã vận động, hướng dẫn nông dân thành lập các tổ đổi công, vần công..hướng dẫn ngư dân đi biển theo lối “ Đánh du kích” giặc đến ở nhà, giặc đi bám biển sản xuất. Dân quân du kích các xã ngoài việc tuần tra, canh gác, tổ chức chiến đấu đánh địch đã tranh thủ thời gian ra đồng sản xuất, cày cấy, trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ dệt vãi thao, vãi đũi, làm muối, làm nước mắm, nấu đường đọi, đường chén, rèn dao, rựa. Chính vì vậy, các ngành nghề thủ công truyền thống trong các địa phương không vì chiến tranh mà mai một ngược lại vẫn được duy trì, phát triển làm ra nhiều sản phẩm đáp ứng một phần lớn nhu cầu cuộc sống của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ hoạt động, chiến đấu trên địa bàn suốt những năm kháng chiến.
         Trên mặt trận văn hóa, văn nghệ, giáo dục,  y tế cán bộ, chiến sĩ cơ quan Huyện đội, đại đội 363, dân quân du kích các xã đã nêu cao tấm gương đi đầu trong việc tổ chức dạy chữ, xây dựng đơn vị ăn, ở, sinh hoạt gọn gàng, sạch, đẹp; mà còn đi đầu trong việc vận động nhân dân thực hiện cuộc sống mới, tham gia tích cực phong trào “ Bình dân học vụ”, phong trào văn hóa văn nghệ, làm vệ sinh thôn xóm..
           Từ ngày kháng chiến bùng nổ, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, quân và dân Bố Trạch đã thực hiện tốt chủ trương “ Bám đất, bám làng” chiến đấu. Chính điều đó đưa đến công cuộc kháng chiến ở Bố Trạch có đà phát triển mạnh mẽ về chiều rộng lẫn chiều sâu trong cả ba vùng địch hậu, du kích và tự do. Trãi qua chiến đấu lực lượng vũ trang huyện ngày càng phát triển mạnh cả về lực lượng và sức mạnh chiến đấu. Năm 1947, toàn huyện có 1.780 người tham gia dân quân du kích đến năm 1950 phát triển lên đến 56.204 người. Từ 10 tung đội du kích tập trung năm 1947 đã tiến lên xây dựng được một đại đội bộ đội đia phương làm nồng cốt cho toàn dân đánh giặc, giữ làng.*( L/S Đảng bộ huyện Bố Trạch-tập1-1930-1954 –sơ thảo-tháng 11-1945, tr169) Trình độ chiến đấu của bộ đội, du kích ngày một năng cao, hiệu suất chiến đấu ngày một lớn. Trong chiến đấu, từ chổ chỉ sử dụng lối đánh du kích nhỏ lẻ, đánh vào bọn địch đi tuần canh, đi càn tiến tới phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh, chủ lực quân khu đánh tậ kích, vận dộng chiến tiêu diệt tiêu hao từng bộ phận lớn sinh lực địch, gây cho chúng nhiều hoang mang, lo sợ buộc chúng phải rút về co cụm.  Chính từ trong thực tiển chiến đấu đưa đến công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang huyện có những bước phát triển quan trọng cả về chính trị tư tưởng và tổ chức. Trong lãnh đạo chỉ đạo, cấp ủy cũng như tập thể chi bộ Đảng đã thể hiện rõ vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với đối với công tác Đảng, công tác chính trị, làm tốt công tác giáo dục, bồi dưỡng ý thức hệ về giai cấp công nhân, sự nhận biết về cuộc đấu tranh giãi phóng dân tộc, giãi phóng giai cấp, nhiệm vụ của người cán bộ đảng viên và người lính cách mạng. Đồng thời tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tác chiến, điều động lực lượng, triển khai tổ chức chiến đấu..Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cấp ủy, chi bộ cùng các Ban chỉ huy Huyện đội bộ và đại đội 363 đã có sự phối hợp chặt chẻ trong các nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho bộ đội, dân quân du kích, trong việc xây dựng kế hoạch tác chiến..Đối với đảng viên đã xác định được nhiệm vụ, trách nhiệm vì vậy trong công tác, trong chiến đấu luông gương mẫu đi đầu dẫu biết rằng trước mắt có rất nhiều khó khăn, gian khổ thậm chí cả hy sinh tính mạng. Là những cán bộ, đảng viên, chí sĩ trong lực lượng vũ trang Huyện càng trãi qua thử thách trong chiến trang, càng được tôi luyện và trưởng thành. Chính vì vậy, tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang huyện không chỉ thể hiện được vai trò lãnh đạo công tác Đảng mà còn là chổ dựa vững chắc, là nơi tạo nguồn sức mạnh đoàn kết, sức mạnh chiến đấu trong mỗi cán bộ đảng viên, chiến sĩ và nhân dân để từ đó làm nên những chiến công vang dội trong các trận đánh.
         Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển ngày càng mạnh, đòi hỏi Đảng ta phải có chiến lược hoạt động thích hợp nhằm tranh thủ, tập hợp được mọi lực lượng và sự ủng hộ của nhân dân trong nước và thế giới. Ngày 14-9-1949, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị tạm ngừng kết nạp đảng viên mới và tuyên bố giãi tán Đảng nhưng trong thực tế Đảng ta rút vào hoạt động bí mật.
          Bố trạch là chiến trường ác liệt của Quảng Bình, là nơi địch tập trung lực lượng đánh phá mạnh, gây nhiều tổn thất lớn cho kháng chiến. Chỉ riêng năm 1949,  toàn Đảng bộ có 1.132 đảng viên thì có 53 đồng chí hy sinh, 239 đảng viên bị bắt*(  L/S Đảng bộ huyện Bố Trạch sdd - toàn tỉnh Quảng Bình ( trừ huyện Bố Trạch) chỉ có 57 đảng viên hy sinh, 63 đồng chí bị bắt). Sự ác liệt của chiến tranh không làm nản lung lay tinh thần yêu nước, lòng quyết tâm của cán bộ đảng viên trong lực lượng vũ trang Huyện mà ngược lại càng nung nấu cao độ ý chí và lòng căm thù quân xâm lược để từ đó vượt qua mọi khó khăn, gian khổ “ Bám dân, bám làng” chiến đấu.
           Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong tình hình mới của kháng chiến. Tháng 8-1950, Đại hội đại biểu lần thứ III huyện Đảng bộ được triệu tập. Đại hội đã đề ra 5 nhiệm vụ:  Tiếp tục tổng động viên. Đẩy mạnh du kích chiến tiêu hao địch, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân và đồng thời đẩy mạnh vận động chiến. Xúc tiến công tác địch vận. Cương quyết phá chiến thuật “ chốt then cửa” chặn đường liên lạc của ta. Xây dựng Đảng theo tinh thần Mác - xít-Lenin- nít để làm mấu chốt đẩy mạnh mọi hoạt động hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị chuyển sang “Tổng phản công”.
           Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ, cùng với các tổ chức Đảng địa phương, Chi ủy chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ và đại đội 363 đã có nhiều biện pháp tổ chức phổ biến, học tập trong toàn lực lượng nhằm thấu suốt các nhiệm vụ quân sự, tổ chức tốt việc phát triển lực lượng, đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu đánh địch bảo vệ dân và sẵn sàng chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện, Ban chỉ huy Huyện đội bộ đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các xã đội phân tán nhỏ các đội du kích tập trung đi về các thôn xóm, tổ chức huấn luyện và chiến đấu tại chổ, là chổ dựa cho nhân dân đấu tranh với địch. Đưa đại đội 363 của huyện làm nhiệm vụ “ Đại đội độc lập” và phối hợp với du kích các xã đánh địch thay cho các đại đội 1, đại đội 7, đại đội 40 và đại đội 90 Liên khu và của tỉnh rút về căn cứ bổ sung và củng cố lực lượng chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.
         Ngày 25-10-1950, Quảng Bình bị một trận lụt lớn chưa từng có trong vòng 80 năm qua, nhiều nơi ở Bố Trạch nước dâng cao tơi 15 đến 20 thước, mùa tháng 10 mất đến 80%, hơn 200 ngôi nhà bị hư hỏng nặng và bị nước lũ cuốn trôi,, hàng chục tấn lương thực, thực phẩm bị ngập nước hư hỏng nặng, trên 100 con trâu bò bị chết…lợi dụng cơ hội đó, địch tăng cường đánh phá. “Thiên tai, địch họa” cùng lúc ập đến, chưa bao giờ quân và dân Bố Trạch lại đứng trước những thử thách nghiêm trọng như vậy cùng một vừa phải đánh địch bảo vệ dân, vừa phải tập trung giãi quyết hậu quả lũ lụt, chóng đói.
            Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính Huyện và chỉ thị của Tỉnh đội về triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh các biện pháp tăng gia xản xuất kịp thời cứu đói. Tại các nơi đóng quân, cán bộ chiến sĩ trong cơ quan huyện đội bộ, đại đội 363 đến dân quân du kích các xã đã phân công công tác luân phiên nhau sản xuất và chiến đấu đảm bảo thường xuyên có người ở lại cứ tăng gia
 sản xuất. Bộ đội trong các khu căn cứ Bồng Lai, Phú Định, Trooc tranh thủ ngày đêm cùng nhân dân khai hoang, phục hóa đất dai trồng khoai, sắn, ngô, các loại rau, củ quả nhằm kịp thời giải quyết lương thực, thực phẩm tại chổ và cung cấp cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi khó khăn. Mặt khác các đơn vị đã điều động cán bộ, chiến sĩ, dân quân du kích cùng nhân dân vận tải chuyên chở hơn 4.500 tấn gạo, 1000 con trâu bò từ Thanh-Nghệ-Tỉnh vào giúp đở nhân dân ba tỉnh Bình-Trị-Thiên. Chính nhờ vào tinh thần “ tự lực, tự cường” và sự giúp đở kịp thời của Trung ương và nhân dân các tỉnh Thanh-Nghệ-Tỉnh mà quân và dân Bố Trạch đã sớm khắc phục hậu quả lũ lụt, vượt qua nạn đói, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc kháng chiến tiến lên.
         Trãi qua gần 3 năm kháng chiến với việc thực hiện nghiêm túc chủ trương “ Bám dân, bám làng” chiến đấu, phong trào “ Kháng chiến, kiến quốc ở Bố Trạch có bước phát triển nhanh, mạnh và vững chắc đưa đến giành được nhiều thắng lợi lớn. Cùng với sự phát triển chung của cả Huyện, công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng trong lực lượng vũ trang huyện có những bước phát triển mạnh mẽ, tòan diện. Thắng lợi lớn nhất của công tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị tư tưởng và tổ chức  trong lực lượng vũ trang Huyện đó là đã xây dựng được một hệ thống tổ chức Đảng từ cơ quan chỉ huy cao nhất là Huyện đội bộ đến đơn vị trực tiếp chiến đấu, đảm bảo được sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất từ trên xuống dưới. Đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong cán bộ đảng viên, tạo nên một sự đoàn kết, thống nhất cao trong suy nghĩ và hành động, đảm bảo bộ đội, dân quân du kích không quản ngại gian khổ, hy sinh dám xả thân chiến đấu vì nền độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó là đã quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến “ Toàn dân, toàn diện, lâu dài” và đường lối đánh giặc “ Du kích chiến tranh” tiến lên “ Vận động chiến” khi điều kiện cho phép. Chính điều đó mà công tác Đảng, công tác chỉ huy có những nhạy bén trong nắm bắt tình hình, trong xác định nhiệm vụ, trong điều động lực lượng “Tự động công tác” cũng như phối hợp, hiệp đồng tác chiến nên đưa đến hiệu suất chiến đấu lớn, đánh thắng nhiều trận, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. 
         Qua gần ba năm kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy mà trực tiếp là Chi ủy, chi bộ Đảng quân sự huyện, lực lượng vũ trang huyện Bố trạch thực sự trưởng thành nhanh chóng. Trong chiến tranh công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Huyện đã đúc rút và để lại nhiều kinh nghiệm quý giá, là tiền đề để đẩy mạnh công tác Đảng trong những năm tiếp theo nhằm tiếp tục lãnh đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang huyện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.                                                                                                           
                                         CHƯƠNG  III
        LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG PHÁT TRIỂN THẾ TRẬN TIẾN CÔNG, ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH VÀ PHẢN CÔNG CỦA ĐỊCH; PHỐI HỢP VỚI CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG TOÀN TỈNH CHỦ ĐỘNG TIẾN CÔNG ĐỊCH, GIÃI PHÓNG QUÊ HƯƠNG ( 11/1950 – 8/1954 )
  
          I* CỦNG CỐ NÂNG CAO SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG; LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CÙNG BỘ ĐỘI CHỦ LỰC ĐÁNH BẠI ÂM MƯU BÌNH ĐỊNH VÀ PHẢN CÔNG CỦA ĐỊCH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN.
           Sau những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên khắp các chiến trường trong năm 1949 và đầu năm 1950, đặc biệt là chiến thắng Biên Giới tháng 10-1950, cục diện chiến trường nhất là chiến trường chính Bắc Bộ chuyển mạnh sang chiều hướng có lợi cho ta, không có lợi cho địch. Cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương đang đẩy Pháp vào thế bị động lúng túng, tâm lý thất bại xuất hiện trong binh lính và trong giới quân sự cầm quyền Pháp. Quân và dân ta trên đà thắng lợi có nhiều thuận lợi mới để chuyển từ “ Du kích chiến” sang “ Vận động chiến”, phản công địch giành thắng lợi ngày càng to lớn.
            Trước những thất bại nặng nề trên chiến trường, hòng cứu vãn tình hình, chính phủ Pháp hy vọng dựa vào sức mạnh của Mỹ để đảo ngược tình thế. Nhằm củng cố niềm tin cho binh lính trên chiến trường và tạo tin tưởng với quan thầy và sớm tranh thủ sự viện trợ của Mỹ, chính phủ Pháp đã điều động Đờ Tát-Xi-Nhi tư lệnh lục quân khối quân sự Tây Âu sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm chức Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
          Ngay sau khi đặt chân lên Đông Dương, đầu năm 1950, Đờ Tát-xi-Nhi điên cuồng thực hiện một loạt các cuộc hành quân càn quét lớn khắp trên các chiến trường với mục tiêu: triệt hạ làng mạc, bắn giết dân thường, vơ vét của cải, thóc gạo, trâu, bò nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta. Những hoạt động quân sự trên với mục đích thực hiện các âm mưu: Gấp rút tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động chiến lược và ra sức phát triển quân ngụy; xây dựng tuyến phòng thủ cắt ngang  đồng bằng Bắc Bộ; tập trung lực lượng bình định vùng chiếm đóng; phá hoại các vùng tự do của ta và chuẩn bị mở các cuộc tấn công lớn ra vùng tự do để tiêu diệt các lực lương Kháng chiến, hòng gây thanh thế, lấy lại tinh thần cho binh lính và làm niềm tin để xin viện trợ của Mỹ.
       Giữa lúc địch đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên thì ở Quảng Bình nhân dân ta vừa trải qua một lũ lụt lớn chưa từng có trong lịch sử, gây nên những hậu quả thiên tai nặng nề. Do ảnh hưởng của trận lụt, phong trào chiến tranh du kích ở tỉnh ta gặp vô vàn khó khăn. Nạn đói, bệnh tật đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của nhân dân và cán bộ chiến sĩ ta. Tại các vùng bị lũ lụt hoàn hành, tàn phá, nhân dân có phần ít quan tâm, chăm lo đến các hoạt động kháng chiến mà lo tập trung mọi nổ lực cho việc khắc phục hậu quả thiên tai đã gây không ít khó khăn đối với cán bộ, chiến sĩ ta mỗi khi về bám cơ sở hoạt động.
          Lợi dụng lúc phong trào kháng chiến của ta gặp khó khăn, quân Pháp ở Quảng Bình đã tập trung lực lượng lên đến 4000 quân ngụy và Âu Phi, chúng phân chia thành 3 khu vực đóng quân. Khu vực Bắc gồm Bố Trạch, Quảng Trạch; khu Nam gồm Quảng Ninh, Lệ Thủy; khu vực Đồng Hới gồm thị xã Đồng Hới và phụ cận. Tại các vùng tạm bị chiếm, lợi dụng ta đang gặp khó khăn do lũ lụt gây ra, quân Pháp tăng cường các hoạt động càn quét, đánh phá cơ sở kháng chiến, lùng bắt cán bộ, chiến sĩ ta, ép buộc nhân dân dồn làng. Đồng thời tổ chức lực lượng đánh ra vùng du kích chiếm đất,chiếm dân mở rộng vùng chiếm đóng. Mặt khác chúng tập trung đánh phá mạnh vào kinh tế, cho quân đi phá lúa, bắn giết trâu, bò, bắn vào người sản xuất trên đồng, tăng cường các cuộc càn quét, khủng bố các vùng bị chiến đóng, củng cố các hội tề.Chúng còn tăng cường lực lượng quân sự, củng cố hệ thống đồn bốt và kiểm soát các tuyến đường giao thông quan trọng và tìm mọi phương sách tăng cường sự kiểm soát, khống chế, o ép, khủng bố mọi hoạt động đi lại làm ăn, sinh hoạt của nhân dân ta và đẩy mạnh việc bình định đối với cá làng xóm chúng đang kiểm soát.
         Tại Bố Trạch để thực hiện âm mưu bình định gấp rút vùng chúng kiểm soát, thực dân Pháp đã điều tiểu đoàn 23 ở Thừa Thiên ra Bố Trạch thay tiểu đoàn 12 làm nhiệm vụ cơ động trên chiến trường và phối hợp với đoàn Việt binh đoàn và tiểu đoàn Nguyễn Huệ đóng ở thị xã Đồng Hới càn quét, đánh phá phông trào kháng chiến ở Bố Trạch. Chúng còn đưa bọn vệ binh, cảnh vệ ra đóng giữ các đồn lẻ thay cho bọn Việt binh đoàn làm nhiệm vụ cơ động ứng chiến; tập trung củng cố lại hệ thống đồn bốt trên các tuyến đường giao thông quan trọng từ Thanh Khê vào Chánh Hòa và từ Thọ Lộc về Hoàn Lão. Chúng tung gián điệp vào vùng ta kiểm soát, lập các trạm gián điệp ở Gia Hưng, xóm An Giang thuộc làng Phú Hữu để thu thập tin tức và mua chuộc cán bộ, nhân dân ta làm nội gián cho chúng. Mặt khác, tại những vùng tạm bị chiếm, chúng lập lại các hội tề những nơi đã bị du kích ta triệt phá; tiến hành việc đôn quân bắt lính và tăng cường cấu kết với bọn phản động trong các vùng Thiên chúa giáo để chống phá kháng chiến.
         Thủ đoạn bình định của địch chủ yếu mở các cuộc càn quét lớn, càn quét vừa và nhỏ dài ngày kết hợp với càn đi quét lại nhiều lần. xã nào có phong trào kháng chiến mạnh thí chúng tập trung quân đánh phá dữ dội, những nơi có phong trào yếu thì vừa đánh vừa dỡ các thủ đoạn chính trị. Chúng đặt các làng xã trong toàn Huyện luôn ở trong trạng thái bị chúng tấn công, đánh phá. ở các xã Tây Trạch, Hải Trạch, Nam Trạch, Trung Trạch, Bắc Trạch quân Pháp càn quét, đánh phá hàng chục trận. Tại xã Sơn Trạch có trận càn, quân Pháp điều tới 800 quân thủy bộ, có máy bay yểm trợ tấn công dài ngày bao vây các thôn Xuân Sơn, Cù Lạc, Cổ Giang, Khương Hà, Gia Hưng, và Troóc. Ở Hoàn Lão, Lý Hòa quân Pháp chà đi xát lại lùng bắt cán bộ, đảng viên, du kích làm cho cơ sở kháng chiến của ta bị tổn thất nặng nề, trong mỗi thôn cán bộ, đảng viên chủ chốt chỉ còn lại 5-7 đồng chí. Ở xã Tây Trạch, giặc Pháp uy hiếp hàng ngày, ruộng vườn bỏ hoang làm cho đời sống của nhân dân và cán bộ, bộ đội ta về hoạt động gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác chúng dở thủ đoạn lừa bịp cho thành lập các hội “ tiếp tế” chuyển thóc gạo tới những nơi ta gặp khó khăn trong đời sống, tổ chức phát chăn, màn, áo, quần cho sản phụ, phát quần, áo có in dòng chử “ Mỹ quốc viện trợ” cho thanh niên; thành lập các quán “chiêu an”, “chiêu hiền” để mua chuộc cán bộ, nhân dân ta bỏ kháng chiến đi theo chúng. Thâm độc hơn, chúng tìm mọi cách phá hoại nền kinh tế của ta, chúng cho xe cơ giới ra đồng nghiền nát hoa màu, dùng xăng đốt lúa, đốt các công cụ sản xuất, phá các hồ chứa nước, cầu cống, mương máng, tung hàng ngoại, phá giá đồng bạc Đông Dương, bắt bớ, khủng bố những người giữ và tiêu đồng bạc Việt Nam.
        Trên tuyến vận tải Liên khu IV tiếp tế cho chiến trường Bình-Trị -Thiên, lúc này địch tập trung đánh phá ác liệt, chúng tổ chức từng toán nhỏ lẻ từ 10 đến 15 tên lính chuyên phục kích ở tuyến đường đi qua U Bò, Ba Rền, Gia Hưng làm gây trở ngại và gây thiệt hại lớn cho các đoàn vận tải và cán bộ, chiến sĩ ta đi qua vùng này.
        Để bảo vệ các tuyến đường giao thông chiến lược Liên khu và mặt trận Bình-Trị-Thiên. Cuối năm 1950, Tỉnh đội Quảng Bình quyết định thành lập Đại đội 300 trên cơ sở trung đội 300 của đại đội 363 bộ đội địa phương huyện Bố Trạch. Phụ trách đại đội trưởng là đồng chí Hà sỹ Khoa, chính trị viên là đồng chí Hồ Quang Huy. Đại đội có một chi bộ Đảng trực thuộc huyện đội bộ Bố Trạch, chi ủy chi bộ có 5 đồng chí do đồng chí Hồ Quang Huy làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Nhiếp phó Bí thư, hai đồng chí Vũ Liêm và lê Viết chi ủy viên. Đại đội có nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường giao thông liên lạc Liên khu và tuần tiểu, bảo vệ, đưa đón cán bộ, bộ đội, dân công từ Ba Lùm, Ba Lòi vào Ba Rền, U Bò, Bến Lùi ( Quảng Ninh).

         Trước tình hình địch mở rộng chiến tranh và khắc phục hậu quả lũ lụt, trong các ngày 5 đến 12 tháng 2-1951, Tỉnh ủy họp Hội nghị quán triệt Nghị quyết Liên khu về phương châm đánh địch: “Đánh nhỏ ăn chắc, đánh tiêu hao, tiêu diệt địch làm chủ chiến trường”. Trên cơ sở đó Hội nghi đề ra quyết tâm “ Xây đà chiến thắng”, bám đất, bám dân giữ vững địa bàn, chăm lo cũng cố mọi mặt, đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh bại mọi âm mưu bình định của địch đưa phong trào Quảng Bình tiến kịp các chiến trường. Tiếp đó Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương: các cấp các ngành xắp sếp lại công việc, tập hợp cho được cán bộ, đảng viên chỉ đạo việc giãi quyết nạn đói. Đồng thời nhằm làm thất bại âm mưu của địch lợi dụng việc nhân dân ta tập trung giãi quyết hậu quả lũ lụt để đẩy mạnh các hoạt động quân sự, kinh tế đánh phá phong trào kháng chiến.
              Cũng đầu tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng khai mạc. Đại hội vạch ra nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là: Tiêu diệt thực dân Pháp, đánh bại sự can thiệp của Mỹ, giành độc lập và thống nhất hoàn toàn đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Đại hội quyết định đưa Đảng cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai, và tổ chức lại cho thích hợp với tình hình ba nước trên bán đảo Đông Dương. Đối với cách mạng Việt Nam, Đại hội quyết định lấy tên là Đảng lao động Việt Nam.
         Sau những ngày tập trung lực lượng cùng nhân dân toàn huyện khắc phục hậu quả lũ lụt, đẩy mạnh tăng gia sản xuất cứu đói, đặc biệt sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và Huyện ủy Bố Trạch; Cấp ủy, chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ, đại đội 363 và chi bộ 300 đã tập trung triển khai công tác chính trị tư tưởng, công tác xây dựng Đảng trong toàn lực lượng vũ trang. Trong đó tập trung làm rõ và giãi quyết những băn khoăn, vướng mắc, lo lắng về hậu quả bão lụt, về việc đẩy mạnh sản xuất cứu đói… nhằm sớm ổn định  tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và chiến sĩ. Về công tác xây dựng Đảng, các chi bộ phải tăng cường lãnh đạo công tác tư tưởng. Duy trì nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, xây dựng chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị. Đồng thời tổ chức tốt việc học tập chính trị, tăng cường công tác giáo dục cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nhận thức đường lối kháng chiến do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đề ra và các Nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy nhằn nhận thức đúng đắn nhiệm vụ của lực lượng vũ trang địa phương và sẵn sàng phối hợp với quân chủ lực trong các trận đánh lớn. Mặt khác, phải tập tung làm tốt công tác huấn luyện quân sự, sẵn sàng chủ động tiến công địch, phát triển du kích chiến tranh tiến tới vận động chiến đánh bại các cuộc càn quét, đánh phá cử địch, làm thất bại âm mưu bình định gấp rút của địch. Công tác xây dựng về tổ chức và cán bộ từ một chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ ngày đầu kháng chiến đến lúc này tổ chức Đảng trong khối cơ quan và bộ đội địa phương có 3 chi bộ, trong đó chi bộ Huyện đội bộ trực thuộc Huyện ủy, 2 chi bộ đại đội 363 và chi bộ 300 trực thuộc Huyện đội bộ. Đến thời điểm này đội ngũ đảng viên trong lực lượng bộ đội địa phương là 126 đồng chí *( Tổng hợp theo sổ theo giỏi Đảng tịch năm 1952-1953- Hồ sơ viết tay lưu trữ tại văn phòng Huyện ủy Bố Trạch), đảng viên trong lực lượng dân quân, du kích sinh hoạt tại các chi bộ địa phương có tới hàng trăm đồng chí.
       Để đánh bại âm mưu “ Bình định gấp rút” của địch ở Quảng bình và tạo đà ch quân và dân Quảng Bình tiến lên “..tiêu diệt địch làm chủ chiến trường”. Bộ chỉ huy quân khu ủy IV đã điều trung đoàn 18 và trung đoàn 95 thuộc Đại đoàn 325 đang hoạt động ở Nam Quảng Bình ra hoạt động ở chiến trường Bắc Quảng Bình với nhiệm vụ tiêu diệt các vị trí của địch ở Sen Bàn, Ba Đồn, Mỹ Hòa, Cửa Phủ và tổ chức đánh quân tiếp viện cho Quảng Trạch. Đồng thời Quân khu ủy củng điều tiểu đoàn 229 từ Hà Tỉnh vào tăng cường cho chiến trường Bố Trạch
           Quán triệt chủ trương của Tỉnh ủy và quyết tâm của Liên khu ủy, được bộ đội chủ lực Liên khu và của Tỉnh hổ trợ, bộ đội địa phương, dân quân du kích các địa phương đã liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vào hệ thống đồn bốt và các cuộc hành quân càn quét của địch. Trong 4 ngày từ 14 đến 17-5-1951, đại đội 363 phối hợp với dân quân du kích các địa phương, tổ chức phục kích, tập kích chặn đánh các toán quân địch đi càn quét, cướp phá tiêu diệt 70 tên, bao vây, san bằng 11 lô cốt. Ngày 12-6-1951, du kích Nam Trạch và bộ đội tiểu đoàn 227( Đại đoàn 325) mở cuộc tấn công lớn vào hệ thông đồn địch ở Ba Dốc, tiêu diệt gon một đại đội và một trung đội pháo, bắt sống 41 tên, thu một lựu pháo 75 ly, một súng cối 81 ly, 3 đại liên, 60 khẩu súng các loại. Trên đà thắng lợi, được bộ đội hổ trợ, du kích và nhân dân các xã Nam Trạch, Trung Trạch, Tây Trạch, Hải Trạch, Bắc Trạch và nhiều thôn của xã Sơn Trạch đã nỗi dậy đấu tranh chống các thủ đoạn khủng bố, bắt lính, cướp phá mùa, tập trung dân của địch.
           Cuộc tấn công mạnh mẽ của ta trên mặt trận quân sự và sự phối hợp chặt chẽ các cuộc nỗi dậy của nhân dân chống bắt lính, chống cướp phá mùa, đặc biệt là cuộc tấn công lớn vào vị trí Ba Dốc đã tạo nên một sự chuyển biến lớn trên chiến trường Bố Trạch. Chúng ta đã đẩy địch vào tình thế lúng túng, bị động buộc phải chuyển sang phòng ngự, phải rút bỏ nhiều đồn bốt được lập ra sau trận lụt năm 1950. Các cuộc tấn công quân sự của ta, đã phá tan một bước quan trọng kế hoạch “ Bình định gấp rút, phản công quyết liệt” của địch. Chúng ta đã giữ vững được vùng tự do, vùng du kích và tuyến hành lang giao thông chiến lược xuyên Liên khu và các tuyến giao thông nối vùng tự do với vùng tạm bị chiếm, giữ vững và đảm bảo giao thông vận tải hàng hóa lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn, thưốc chữa bệnh đi qua huyện Bố Trạch.
          Thắng lợi của quân và dân Bố Trạch đầu năm 1951 cùng với thắng lợi của các huyện Bắc Quảng Bình đã góp phần tạo nên thắng lợi chung trên toàn chiến trường Bình-Trị-Thiên trong việc đánh bại các cuộc hành quân bình định của địch, xứng đáng với lời khen ngợi cứ Hồ chủ tịch “ Thắng lợi ấy là do sự anh dũng của bộ đội, lòng hăng hái của toàn dân  và sức đoàn kết của quân dân chính” * ( Quảng Bình ơn Bác-Ban NCLS Đảng tỉnh ủy, ty văn hóa Quảng Bình xuất bản năm 1975, tr 21)
       Trong lúc quân và dân các địa phương vùng địch kiểm soát nỗi dậy giành quyền làm chủ thì nhân dân các xã Thượng Trạch, phúc trạch và các thôn phí tây của xã Sơn Trạch và các xã vùng du kích tập trung lực lượng, sức lực củng cố hậu phương kháng chiến. Đồng bào trong các vùng mới giãi phóng, hăng hái cùng nhau xây dựng vùng giãi phóng thành các căn cứ kháng chiến. Các chi bộ Đảng Ủy ban kháng chiến hành chính, Mặt trận Liên Việt và các đoàn thể cứu quốc tập trung củng cố về tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động vận động hội viên, đoàn viên thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tham gia vận tải hàng hóa phục vụ chiến trường.
        Trong khí thế chung của cuộc kháng chiến, xã Phúc Trạch vừa mới được giãi phóng đã trở thành vùng căn cư kháng chiến. hàng ngày có tơi hàng trăm cán bộ, bộ đội, dân công và hàng ngàn tấn hàng hóa từ Nghệ-Tỉnh được chuyển vào Troóc để chuyển tiếp vào các chiến trường phía Nam. Đầu năm 1951, nhân dân Phúc Trạch đã đón 3.020 bộ đội và 500 tấn gạo từ Hà Tỉnh chuyển vào chiến trường Bình-Trị-Thiên, góp phần to lớn giãi quyết nhũng khó khăn trong đời sống mà trước đó do lũ lụt gây ra.
           Đầu tháng 7-1951, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 4 khại mạc. Đại hội đánh giá cao những nổ lực to lớn và những thành tích đạt được của quân và dân các địa phương trong cuộc đấu tranh với mọi âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của thực dân Pháp. Mặc dù kháng chiến trong điều kiện có rất nhiều khó khăn nhưng các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cứu quốc không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Trình độ giác ngộ chính trị, lòng nhiệt tình cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng cao. Đại hội đề ra nhiệm vụ: làm tốt công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh đấu tranh chống bắt lính, phá mùa, bao vây kinh tế. Củng cố bộ máy chính quyền nhất là trong vùng địch kiểm soát và vùng mới được giãi phóng. Đẩy mạnh các hoạt động diệt tề, trừ gian, phòng chống các hoạt đọng gián điệp, nội gián của địch. Đẩy mạnh chiến tranh du kích, phối hợp cùng bộ đội chủ lực đánh địch trên các mặt trận, làm thất bại âm mưu “ Bình định gấp rút” của địch. Làm tốt công tác địch vận, tích cực tăng gia sản xuất đảm bảo đời sống tại chổ và cung cấp lương thực, thực phẩm cho cán bộ
, bộ đội…tăng cường công tác xây dựng Đảng nhất là vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang, đảm bảo nâng cao sức mạnh chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.
         Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 4 như một luồng gió mới cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến trong toàn huyên. Cùng với nhân dân, lực lượng vũ trang toàn huyện vững vàng bước vào cuộc chiến đấu với một khí thế mới. Lúc này trên chiến trường chính ở Bắc Bộ, ta mở chiến dịch Hòa bình, nhận thấy địch tập trung lực lượng cho mặt trận Hòa Bình dẫn đến sơ hở ở các chiến trường khác. Chấp hành chỉ thị của Quân ủy, Bộ chi chỉ huy Liên khu ủy IV đã có kế hoạch cho ba tỉnh Bình-Trị-Thiên phải đẩy mạnh hoạt động phối hợp, tranh thủ tiêu diệt địch, củng cố và mở rông căn cứ du kích, giãi phóng đất, giành dân củng cố thế đứng trên chiến trường. Bộ chỉ huy phân khu Bình-Trị-Thiên xác định mục tiêu tiến công là hệ thống chiếm đóng của địch ở huyện Bố Trạch và quyết định điều trung đoàn 95 cơ động ra Bố Trạch. Tại đây trung đoàn 18 cũng có mặt sẵn sàng đánh địch.
          Mục tiêu được xác định là hệ thống đóng quân của địch tại Hoàn Lão, lực lượng địch ở đây ngoài lực lượng bảo an, hương dũng, địch còn có tiểu đoàn 25 và hệ thống đồn bốt trên tuyến quốc lộ 1A, từ Hoàn Lão vào đến Phúc Tự và dọc tuyến dường tỉnh lộ 2.
         Cuối năm 1951, tiếng súng diệt đồn, đánh viện của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích vang lên khắp nơi trong huyện Bố Trạch, mở màn cho Đông-Xuân 1951-1952 ở mặt trận Bình-Trị-Thiên. Ngày 10-11-1951, du kích các thôn Đại Nam và Lộc Mỹ ( Trung Trạch) phối hợp với bộ đội 363 và tiểu đoàn 227 tiêu diệt tháp canh Phúc Tự. Cùng ngày bộ đội tiểu đoàn 310, phục kích chặn viện trên đường quốc lộ 1A tiêu diệt gọn 1 đại đội địch từ đồn Hoàn Lão vào tăng viện cho bọ địch ở Phúc Tự. Ngày 31-11, tiểu đoàn 303 và 1 đại đội của tiểu đoàn 227, được du kích Hoàn Lão dẫn đường đã thọc sâu vào huyện lỵ Bố Trạch, tiến công đồn Hoàn Lão, tiêu diệt gọn 1 đại đội, đánh thiệt hại nặng 1 đại đội khác. Trong đợt tấn công lớn vào huyện lỵ Hoàn Lão, bộ độ trung đoàn 95 và du kích địa phương đã tiêu diệt xóa sổ tiểu đoàn 25 ngụy. Từ ngày 3 đến 8-11-1951, bộ đội đại đội 363 và dân quân du kích các địa phương dọc đường quốc lộ 1A, liên tiếp mở các cuộc tấn công vào các hệ thống phòng ngư của địch, san bằng 13 lô cốt. Trong những ngày bộ đội trung đoàn 95 đánh địch, tại xã Tây Trạch, dân quân du kích liên tục tổ chức đánh tập kích 18 trận, vây đồn 32 lần, phối hợp với bộ đội đánh địch đi lùng sục 4 trận tiêu diệt 31 tên, làm bị thương 22 tên. Phối hợp cùng bộ đôi du kích đánh giặc, Ủy ban kháng chiến hành chính các địa phương đã huy dộng được 68.081 ngày công phục vụ vận chuyển vũ khí. đạn, lương thực, thực phẩm phục vụ bộ đội chiến đấu. Với thành tích trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu của  xã Tây Trạch, tại Đại hội tổng kết thi đua cuối năm 1951, Tỉnh ủy  Quảng Bình, quân và dân xã Tây Trạch đã được đón nhận cuốn sách “ Tỉnh ủy bí mật” của Hồ Chủ tịch tặng đơn vị có: “ thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào thi đua giết giặc lập công” * ( “ Tỉnh ủy bí mật” bản dịch từ tiếng Nga của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Tỉnh ủy Quảng Bình dùng làn quà tặng các đơn vị có thành tích trong phong trào thi đua giết giặc lập công-trong dịp này ngoài xã Tây Trạch còn có hai xã Hưng Hóa ( Tuyên Hóa) và hưng Đạo ( Lệ Thủy))
         Vào thời gian này có 6 tiểu đoàn quân Pháp ở Nam Bộ đang trên đường ra tăng cường cho chiến trường Bắc Bộ, đến Quảng Bình phát hiện được hoạt động của trung đoàn 95 và cay cú trước những thất bại nặng nề trên chiến trường Bố Trạch, tướng Pháp Đờ lát đã lệnh cho 6 tiểu đoàn quân Pháp dừng cuộc hành quân và đổ bộ xuồng sân bay Hữu Cung ( Đồng Hới)  hành quân ra Bố Trạch tiêu diệt trung đoàn 95. Phán đoán trung đoàn 95 hành quân lên miền tây huyện Bố Trạch, quân Pháp đã cho quân bám theo. Đêm đó bộ đội ta nghĩ lại trên dốc đỉnh U bò, quân Pháp nghỉ dưới dốc, do đêm tối và bộ đội ta giữ được bí mật nên quân Pháp không phát hiện được, nên cuộc chiến giữa hai bên không xảy ra* ( Quảng Bình chống thực dân Pháp xâm lược, 1945-1954, Thường vụ tỉnh ủy, Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ấn hành 1991, tr 207-208)
        Qua hơn nữa tháng liên tục tấn công và nỗi dậy, quân và dân Bố Trạch đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, tiêu diệt gọn tiểu đoàn chủ lực của quân ngụy số 25, san bằng 20 lô cốt, hầu hết các làng xã và gần một vạn dân được giãi phóng. Thắng lợi của quân và dân Bố Trạch trên mặt trận quân sự và đấu tranh chính trị, đánh dấu bước trưởng thành trong chỉ đạo chiến tranh của Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện. Đặc biệt là sự trưởng thành nhanh chóng cuả các tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang Huyện từ chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ đến chi bộ Đảng các đơn vị trực tiếp chiến đấu, từ Đảng viên là cán bộ lãnh đạo đến đảng viên là chiến sĩ trong các đơn vị bộ đội địa phương đến du kích các xã. Tổ chức Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang Huyện đã biết căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để hoàn thành nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, vai trò lãnh đạo, chỉ huy trong chiến đấu; đảm bảo thúc đẩy mạnh mẽ chiến tranh du kích và lối đánh vận động chiến ngày càng phát triển, giành được nhiều chiến công và thành tích xuất sắc.
       Cuộc tấn công chiến lược của bộ đội trung đoàn 95, đại đoàn 325, bộ đội địa phương, dân quân du kích trong Đông-Xuân 1951-1952, đã làn rung chuyển cả hệ thống chiếm đóng chiếm đóng của địch trên đất Bố Trạch. Thực dân Pháp nhận thấy không thể dùng sức mạnh quân sự và những thủ đoạn chính trị để giàng chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược của chúng. Cuối năm 1951, quân pháp buộc phải rút khỏi Cự Nẫm, một chốt điểm hết sức quan trọng trên tuyến đường tỉnh lộ số 2, một vị trí mà chúng phải trả nhiều xương máu mới chiếm đoạt được, đúng như đánh giá của Tỉnh ủy: “ Việc địch rút Cự Nẫm không phải có tác dụng về quân sự hoặc bỏ lại đây đồng ruộng phì nhiêu cho Bố Trạch mà là cả một thất bại lớn về chính trị làm cho binh lính địch hoang mang, nhân dân ta càng thêm phấn khởi, tin tưởng. Điều đó cũng chứng tỏ sự tiến bộ của phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong vùng tạm bị chiếm và vùng du kích * ( Nghị quyết của Tỉnh ủy về chủ trương công tác vùng tạm bị chiếm và vùng du kích tr 36, 37 tài liệu lưu trử tại Văn phòng Huyện ủy Bố Trạch) 
         Đầu tháng 1-1952, Tỉnh ủy Quảng  bình họp hội nghị đánh giá lại việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương về công tác vùng tạm bị chiếm và vùng du kích. Hội nghị đánh giá: “ Vừa qua, quân và dân các địa phương đã nổ lực vượt qua mọi khó khăn và giành được những thắng lợi lớn, tạo đà, tạo thế cho thời kỳ mới. Nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, nhất là xây dựng cơ sở, địch vận, diệt tề trừ gian …”. Để tiếp tục đưa phong trào tiến lên, Hội nghị ra Nghị quyết trong đó chỉ rõ:“ Xây dựng cơ sở vững chắc để kháng chiến lâu dài, lãnh đạo nhân dân chống âm mưu tổng động viên của địch, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng bộ đội địa phương và củng cố dân quân du kích xã,đẩy mạnh vận động ngụy binh, phá tề trừ gian, đề phòng gián điệp” ( Lịch sử lực lượng VTND huyện Bố Trạch-sdd tr 117).
         Thực hiện Nghị quyết về công tác vùng tạm bị chiếm của Tỉnh ủy, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, các chi bộ Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ và đơn vị bộ đội địa phương đã phân tán lực lượng theo từng phân đội nhỏ, đưa cán bộ đảng viên, chiến sĩ về bám dân xây dựng cơ sở, củng cố lại lực lượng những nơi có phong trào yếu và tham gia cùng dân quân du kích đánh địch.
        Bị thất bại nặng nề trên các chiến trường, quân Pháp ở Quảng Bình ráo riết củng cố lại các hệ thống phòng ngự và thực hiện âm mưu “ Tổng động viên”, chuyển bọn hương vệ thành ngụy binh.
         Tại Bố Trạch, từ ngày 27-12-1951 đến 15-2-1952, quân Pháp cho quân đóng lạ đồn Ba Dốc, xây lô cốt Phúc Tự nơi có đồng bào theo đạo Thiên Chúa, chúng bắt dân xóm chợ ở Hoàn Lão, xóm Rậy ( Tây Trạch), Đại Lộc dời nhà ra ở quanh đồn để lập khu “ vực trắng”.Chúng tăng cường quân ứng chiến cho đồn Hoàn Lão, dùng ca nô, tàu chiến theo sông Son đánh lên Phú Hữu, tổ chức bắt lính…chúng mở các cuộc càn quét quy mô lớn vào vùn mới giải phóng, vùng du kích nhằm chiếm lại những vùng đất bị mất, và mở rộng vùng chiếm đóng.
          Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trung đoàn 95 và trung đoàn 18 của Đại đoàn 325 được lệnh rút khỏi Bố Trạch*( Tháng 1-1952, trung đoàn 18 hành quân lên Việt Bắc nhận và chuyển vũ khí về cho trang bị cho Đại đoàn 325 nhằm thống nhất trang bị). Mặc dù chiến đấu trong điều kiện thiếu sự hổ trợ chua bộ đội chủ lực Liên khu, nhưng lực lượng vũ trang địa phương Bố Trạch vẫn giử được thế tiến công, liên tục tổ chức nhiều cuộc tấn công đánh tan các cuộc hành quân càn quét, đánh phá, bắt lính của địch. Trong tháng 2-1952, bộ đội 363 phối hợp với dân quân du kích thôn Phương Hạ, Đại Nam, xã Bắc Trạch, Hãi Trạch liên tục chặn đánh bọn địch đi ứng chiến trên đường Phúc Tự-Chánh Hòa; đánh địch đi lùng ở Cao Nguyên, Cao Lao Hạ, Ba Đề; phục kích đánh giao thông ở Thanh Khê, cầu Khe Nước, đèo Lý Hòa, phá cầu Hiểm, cầu Dinh, cắt hàng trăm mét dây điện thoại..Bộ đội 363 cùng dân quân du kích Tây Trạch bao vây quấy rối đồn Sen Bàng. Dân quân du kích Hải Trạch phối hợp với bộ đội 363 bao vây, quấy rối đồn Thọ Lộc, Vạn Lộc trong nhiều ngày, buộc địch phải cho máy bay đến tiếp tế lương thực, thực phẩm, đạn dược và điều quân ứng chiến ra giải vây.
         Liên tiếp bị thất bại, nhằm cứu vãn tình thế và củng cố lòng tin cho bọn ngụy quân, ngụy quyền tay sai. Đầu năm 1952, thực dân Pháp ở Quảng Bình đã mở một cuộc càn quy mô lớn vào vùng đồng bằng Bố Trạch hòng chiếm lại các vùng đất đã bị mất và tiêu diệt bộ đội, du kích, bình định vùng đất chúng chiếm đóng.
         Kiên quyết phá tan âm mưu của địch, ngày 15-3-1952 ngay sau khi trở lại chiến trường Quảng Bình, Ban chỉ huy trung đoàn 18 đã điều 2 tiểu đoàn 274 và 332 tham gia phối hợp với đại đội 363 và dân quân, du kích Hoàn Lão đánh trận Hoàn Lão-Vạn Lộc tiêu diệt 250 tên địch, đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn ứng chiến. Trận chống càn thắng lợi ngay trong vùng địch kiểm soát đã làm thất bại âm mưu giành lại thế chủ động của địch trên chiến trường Bắc Quảng Bình.
          Trên đà thắng lợi đã giành được ở mặt trận Bình-Trị-Thiên, Liên khu ủy khu 4 chủ trương tập trung chủ lực mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, tranh thủ nhân dân, giãi phóng huyện Quảng Trạch, mở rộng vùng tự do Liên khu 4 xuống phía Nam. Thực hiện kế hoạch của Khu ủy, Ban chỉ huy Đại đòan 325 quyết định điều 2 trung đoàn 95 và 18 mở cuộc tấn công vào vùng Bắc Quảng Bình. Sau một thời gian chuẩn bị chiến trường, trung đoàn 95 được lệnh tiến đánh tiêu diệt vị trí Sen Bàng mở đầu chiến dịch. Đánh Sen Bàng lần này, ngoài trung đoàn 95 còn được tăng cường thêm tiểu đoàn công pháo 888, có sự phối hợp của tiểu đoàn 229 cùng bộ đội 363 và dân quân du kích, nhân dân xã Tây Trạch và thôn Đại Nam ( Trung Trạch).  Ngày 19-5-1952, đúng ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung đoàn 95 do đồng chí Lê Bá Vận trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Bành chính trị viên chỉ huy đã nổ súng tấn công địch ở đồn Sen Bàng. Được sự yểm trợ của pháo binh, súng cối; với tinh thần chiến đấu lập công dâng lên ngày sinh nhật Bác Hồ, bộ đội ta đã nhanh chóng dùng bộc phá mở đột phá khẩu tiến công vào đồn địch, chỉ trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, bộ đội ta đã san bằng đồn Sen Bàng, tiêu diệt gọn một tiểu đoàn địch, bắt sống 30 tên.
         Mất Sen Bàng, kẻ địch mất đi một vị trí quan trọng trong việc kiểm soát tuyến đường giao thông, liên lạc của ta ở miền Tây Quảng Bình. Ngày 20-5-1952, quân Pháp đã điều tiểu đoàn ứng chiến 1/3 RTM và 1 đại đội quân ngụy hành quân lên Sen Bàng hòng tái chiếm đồn Sen Bàng. Dọc đường đi, chúng bị bộ đội đại đội 101, đại đội 57 thuộc trung đoàn 18 và bộ đội, du kích địa phương chặn đánh nhiều nơi, khi gần đến Sen Bàng, địch rơi vào trận địa phục kích của tiểu đoàn 229 và đại đội 98, ta tiêu diệt và làm bị thương 48 tên. Ta có 6 đồng chí hy sinh, 28 đồng chí bị thương. Quân Pháp không tái chiếm được đồn Sen Bàng.
          Chiến thắng Sen Bàng, quân và dân ta đã nhổ được một chốt hiểm của địch trên tuyến giao thông liên lạc từ hậu phương Thanh-Nghệ-Tỉnh vào chiền trường Bình- Trị- Thiên, giãi phóng được hàng trăm đồng bào theo đạo Thiên Chúa, mở rộng vùng du kích, khai thông tuyến đường giao thông liên lạc giữa vùng chiến khu với vùng tạm bị chiếm phía Nam huyện Bố Trạch và thị xã Đồng Hới; tạo bàn đạp để ta tiến công vùng sau lưng địch. Chiến thắng Sen Bàng đã để lại cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân những bài học, kinh nghiệm quý về cách đánh công kích và
 đánh vận động, về việc tổ chức phối hợp các lực lượng, về công tác dân vận tuyên truyền vận động đồng bào công giáo trước, trong và sau trận đánh.
           Trên đà thắng lợi, ngay sau khi giãi phóng được Sen Bàng, Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận quyết định đưa trung đoàn 95 xuống đồng bằng phối hợp với trung đoàn 18 và lực lượng vũ trang hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch tiến đánh giãi phóng Ba Đồn và Mỹ Hòa. Trong những ngày bộ đội trung đoàn 18 và 95 tiến công vào hệ thống phòng ngự của địch ở Ba Đồn thì tại Bố Trạch, du kích xã Hãi Trạch và bộ đội tiểu đoàn 302 ( trung đoàn 18) phục kích trên đèo Lý Hòa đánh tan 1 tiểu đoàn địch từ Đồng Hới ra tiếp viện cho quân Pháp ở Ba Đồn. Tại các làng Cao Lao Hạ, Ba Đề, Thanh Khê du kích phối hợp với bộ đội trung đoàn 95 làm nhiệm vụ chặn viện dọc bờ Nam sông Gianh đã đánh tan nhiều cuộc ứng viện của bọn địch ở Thanh Khê sang Ba Đồn, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Quảng Trạch đánh địch giãi phóng Ba Đồn và Mỹ Hòa và giãi phóng hoàn toàn huyện Quảng Trạch trong ngày 31-5-1952.
         Chiến thắng Sen Bàng-Ba Đồn có một ý nghĩa chiến lược vô cùng to lớn trên chiến trường Quảng Bình. Lần đầu tiên, chúng ta đã phá vỡ tuyến phòng thủ kiên cố nhất của địch ở vùng Bắc Quảng Bình, làm phá sả kế hoạch “ Bình địng gấp rút” và “ Rào chiến khu chốt cửa vào Nam” của địch ở Bố Trạch, mở rộng vùng giãi phóng phía Bắc Quảng Bình. Chiến thắng Sen Bàng – Ba Đồn cùng các chiến thắng trên chiến trường ba tỉnh Bình-Trị-Thiên làm cho kẻ địch vô cùng hoang mang, xem đây là một thất bại ngoài sức tưởng tượng như đánh giá của Xa-Lăng tổng chỉ huy của quân đội Pháp ở Đông Dương: “ Vì sao đối phương những người nông dân đã từng được những tướng lĩnh và chính khách thuộc địa đánh giá là nhát như bầy chim sẻ lại lớn mạnh như vậy? Họ đương đầu ngày càng hữu hiệu với 400 ngàn quân Pháp-Việt được Mỹ viện trợ ngày càng nhiều! lối đánh của họ thật kỳ lạ, khó hiểu và không chịu đựng nổi?”* ( Trần Trọng Trung-L/s cuộc chiến tranh bẩn thỉu-NXB QĐND VN-H1984, tr294). Chiến thắng Sen Bàng-Ba Đồn đánh dấu bước trưởng thành trong công tác lãnh đạo, chỉ huy, trong xây dựng phương án tác chiến, kế hoạch phối hợp chiến đấu giữa bộ bbooj chủ lực Liên khu, của Tỉnh với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân, giữa mặt trận chính diện với mặt trận vùng sau lưng địch, giữa Huyện đội bộ hai địa phương Bố Trạch và Quảng Trạch. Chiến thắng này cũng đánh dấu bước trưởng thành trong công tác Đảng, công tác chính trị của các chi bộ Đảng trong Huyện đội bộ và đại đội bộ đội địa phương, các xã đội đã làm tốt công tác tư tưởng, xác định rõ nhiệm vụ chiến đấu, những khó khăn, gian khổ và cả hy sinh trong một chiến dịch lớn, đánh dài ngày, phạm vi tác chiến rộng, lực lượng phối hợp cùng đánh cấp trung đoàn…Chính điều đó đã đưa đến cán bộ đảng viên, chiến sĩ ổn định về tư tưởng, tâm lý, đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động nên đã tạo được sức mạnh chiến đấu để vượt qua những khó khăn, gian khổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu giãi phóng Sen Bàng-Ba Đồn chỉ trong vòng chưa đến 15 ngày kể từ ngày nỗ súng đến kết thúc chiến dịch (19-5-30-5-1952).
        Sau những thất bại trên chiến trường Quảng Bình, đặc biệt sau thất bại nặng nề ở Sen Bàng và Ba Đồn đây là lời cảnh báo đối với thực dân Pháp về nguy cơ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Quảng Bình đã và đang trở thành thực tế. Để kéo dài thêm những giờ hấp hối cuối cùng trong cơn giãy chết, quân Pháp ở Bố Trạch vội vàng điều chỉnh lại lực lượng, chúng rút đồn Thọ Lộc, lập đồn Âm Tiến, Cồn Trụm và lập thêm một loạt tháp canh dọc đường quốc lộ 1A từ Thanh Khê vào đến Ba Dốc. Quân Pháp ở Bố Trạch được tăng cường thêm tiểu đoàn 27 Âu Phi, tiểu đoàn 3 Tuy – Ni-Di, tiểu đoàn 2 lê dương làm nhiệm vụ cơ động ứng chiến và giúp bọn ngụy quân củng cố các vị trí chúng vừa thiết lập. Chúng tăng cường các hoạt động quân sự, mở nhiều cuộc hành quân càn quét lớn, nhỏ, dài ngày trên một phạm vi hẹp, có trọng tâm, trọng điểm. Chúng tập trung đánh vào những nơi bộ đội, du kích ta hoạt động mạnh, càn quét đến đâu chúng thực hiện lập hội tề đến đó, đồng thời thực hiện âm mưu “ Bắt lính triệt để” nhằm bổ sung cho lực lượng lính bị ta tiêu diệt.
             Mặc dù phải luôn đối phó với các hoạt động quân sự, đánh phá, càn quét..của địch, song phong trào kháng chiến của nhân dân ta vẫn luôn được duy trì và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đứng trước hoạt động “ Bắt lính triệt để” của địch ngày càng gia tăng, trong nhiều địa phương nhất là vùng sau lưng địch, phong trào đấu tranh bảo vệ thanh niên, phong trào chống bắt lính nổ ra khắp nơi và thực sự trở thành phong trào của quần chúng đã cuốn hút mọi từng lớp nhân dân nhất là các mẹ, các chị tham gia mạnh mẽ. Từ cuối năm 1951 và năm 1952, tại các xã Nam Trạch, Trung Trạch, Hải Trạch, Bắc Trạch và một số thôn của vùng du kích xã Tây Trạch, quần chúng nhân dân tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh chống bắt lính. Họ kéo nhau lên đồn đòi trả chồng, con, em bị bắt về đồn đi lính, đấu tranh không cho lính vào làng bắt thanh niên…nhất là các cuộc đấu tranh chống bắt lính của nhân dân Lý Hòa, Thanh Khê, Đồng Cao, Hoàn Lão có khi lên tới 200 đến 300 người tham gia. Cùng với đấu tranh chống bắt lính, quần chúng nhiều địa phương

 tổ chức hàng chục cuộc đấu tranh chống nộp thuế “ Đảm phụ quốc phòng”, đóng tiền “ Bảo hiểm chiến tranh”, thuế “ Tản cư”; Tại làng Lý Nhân Nam hàng trăm ngư dân đấu tranh trong nhiều ngày kiên quyết không đăng ký thuyền, lưới, tên tuổi ngư dân và không nộp thuế “ Thuyền sách”.
         Cuộc tiến công mạnh mẽ của ta trên mặt trận quân sự và các phong trào đấu tranh của quần chúng trong năm 1952 đã có tác động lớn đế tư tưởng, tình cảm sỹ quan, binh lính ngụy và những người tham gia làm việc trong bộ máy chính quyền tay sai, đã làm thức tỉnh lòng yêu nước của nhiều người lầm đường đi theo giặc làm tay sai. Trong hàng ngủ địch, xuất hiện tư tưởng chây lỳ trong luyện tập, không chịu ra trận. Cuối năm 1952, ở đồn Thanh Khê có hơn 200 lính và 300 hương vệ đấu tranh chống lại bọn chỉ huy không chịu ra trận. Ở đồn Hoàn Lão có 30 lính đấu tranh đòi được đi phép. Tại đồn Cây Đa ở Hoàn Lão có 10 lính nỗi lên làm binh biến mang vũ khí trở về với kháng chiến. Tư tưởng chán ghét chiến tranh còn lan đến cả trong hàng ngủ lính viễn chinh Pháp. Ở Nam Trạch lính Âu Phi đã tìm cách giãi thoát cho 20 thanh niên bị chúng bắt đi lính trở về với gia đình. Trong đấu tranh nhân dân đã biết kết hợp nhiều hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế, dân vận, địch vận..nhằm đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của địch để đạt các mục tiêu đấu tranh đề ra.
           Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động quân sự và đấu tranh chính trị đã tạo ra những lợi thế vô cùng to lớn để nông dân trong cả ba vùng tự do, du kích và vùng sau lưng địch tranh thử mọi thời gian,điều kiện có được để đẩy mạnh công cuộc kiến quốc. Trên mặt trận nông nghiệp, nông dân học tập kinh nghiệm sản xuất thâm canh, gối vụ, cải tiến công cụ sản xuất của nông dân tỉnh Thanh Hóa vào thực tế sản xuất của địa phương. Chính vì vậy, một không khí thi dua lao động sản xuất sôi nỗi diễn ra rộng khắp trong từng địa phương, cơ quan, nông dân đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn dùng sức người kéo cày thay trâu, gánh nước sông, nước hồ tưới cho hoa màu, những nơi có điều kiện thì huy động lực lượng làm thủy lợi đáp đập tạo hồ chứa, đào kênh mương, dung gàu tát nước cứu lúa. Chính từ các phong trào thi đua và sự quyết tâm không chịu lùi bước trước khó khăn do thiên tai, địch họa gây ra mà vụ chiêm năm 1952, toàn Huyện thu hoạch vụ chiêm thắng lợi và lần đầu có được 270 tấn thóc nộp thuế nông nghiệp cho nhà nước
          Kinh tế nông nghiệp sau nhiều năn bị đình đốn do chiến tranh nay từng bước được khôi phục có bước phát triển, điều đó đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp và thương mại: Các nghề dệt thao, dệt đũi ở Đồng Cao, Cao lao Hạ, nghề rèn trong các làng và ở Mai Hồng, nghề làm đường chén, đường đọi ở Chánh Hòa..phát triển làm ra nhiều sản phẩm không chỉ đáp ứng một phần các mặt hàng phục vụ cuộc sống và chiến đấu tại chổ, đồng thời đưa ra thị trương trao đổi, buôn bán.
        Hoạt động kinh tài của Huyện được duy trì, công đoàn vận tải và ngành mậu dịch được được thành lập, nhiều điểm bàn hàng, nhiều chợ được lập ở Troóc, Bồng Lai, vùng du kích, vùng mới giãi phóng tạo được sự bình ổn về giá cả và phục vụ kịp thời việc mua bán, trao đổi trong nhân dân và cán bộ, chiến sĩ. Ban kinh tài của Huyện cũng mở rộng việc giao lưu, buôn bán với các địa phương trong và ngoài Tỉnh, đưa hàng trăm tấn nông sản vào trao đổi với các huyện cửa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Trong năm 1952, Ban kinh tài huyện đã đưa được hàng trăm con trâu, bò vào trao đổi với tỉnh Thừa Thiên, tạo một nguồn sức kéo cho bạn, đồng thời đưa về một lượng lớn hàng hóa về cho Huyện. Việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh tài, mậu dịch đã đưa đến đời sống của nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tạm ổn định, đồng thời tạo điều kiện cho Huyện hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Đầu năm 1952, toàn Huyện đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nông nghiệp và thu được 26.028.842 đồng tiền thuế công thương nghiệp.        
             Chặng đường kháng chiến đầy thử thách của lực lượng vũ trang Bố Trạch từ tháng 10-1950 đến hết năm 1952 đã để lại cho các tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang những bài học kinh nghiệm quý trong công tác lãnh đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Đó là Cấp ủy, chi bộ Đảng cơ quan Huyện đội bộ với vai trò là một tổ chức Đảng làm nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Huyện về công tác Đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng lực lượng và công tác quân sự đối với lực lượng vũ trang toàn huyện đã tập trung chỉ đạo các chi bộ Đảng đại đội 363, đại đội 300 và các xã đội tập trung thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, duy trì nghiêm các chế độ sinh hoạt, nguyên tắc Đảng đảm bảo tổ chức Đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo. đồng thời tổ chức quán triệt đầy đủ tinh thần nội dung chủ trương của Huyện ủy và Tỉnh đội nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ về nhiệm vụ của từng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân, du kích trên mỗi địa bàn được phụ trách. Các lực lượng căn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trinh sát chiến trường, nắm vững địa bàn, sẵn sàng phối hợp với bộ đội chủ lực Liên khu đánh lớn. Mặt khác bộ đội địa phương, dân quân du kích chủ động đánh địch theo phương châm tác chiến: Chiến tranh du kích đánh bại địch, mở rộng vùng giãi phóng. Vì vậy, dù gặp rất nhiều gian khổ, khó khăn nhưng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trước, trong và sau mỗi trận đánh tinh thần, khí thế chiến đấu của bộ đội, dân quân du kích luôn được giữ vững.
      Chặng đường kháng chiến đầy thử thách từ tháng 10 năm 1950 đến hết năm 1952 ở Bố Trạch diễn ra hết sức gay go, quyết liệt. Để phá tan các âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, các cấp ủy Đảng trong lực lượng vũ trang Huyện đã biết nắm bắt và vận dụng sáng tạo các Nghị quyết của Đảng bộ Huyện, chủ trương, kế hoạch tác chiến của Tỉnh đội vào thực tế chiến đấu để đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu và công tác xây dựng lực lượng. Thực tế của cuộc chiến đấu cho thấy trong các lực lượng vũ trang huyện, ở đâu có tổ chức Đảng vững mạnh, cán bộ đảng viên trung kiên thì đơn vị đó phong trào kháng chiến mạnh, tổ chức chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Ngược lại trong điều kiện nhất định nào đó tổ chức Đảng có những tồn tại, yếu kém thì dẫn đến trình trạng lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ huy làm ảnh hưởng đến hiệu suất chiến đấu. Điều đó được thể hiện tổ chức Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ đến đơn vị chiến đấu nhạy bén, có nhiều chủ trương, phương án tác chiến, công tác chỉ huy đúng đắn, kịp thời, cương quyết đưa đến tinh thần chiến đấu của bộ đội, dân quân du kích được giữ vững, có ý chí, quyết tâm chiến đấu cao. Trãi qua 5 năm chiến đấu, lực lượng vũ trang Bố Trạch không ngừng trưởng thành cả quân số và chất lượng chiến đấu; Từ 1 trung đội du kích thường trực đã phát triển đại đội bộ đội địa phương và hàng trăm dân quân du kich; Từ chổ hoạt động lẻ tẻ với lối đánh du kích chiến là chủ yếu đã tiến lên đánh hợp đồng với chiến thuật vận động chiến cấp tiểu đoàn, trung đoàn, tiêu diệt được nhiều sinh lực và phá tan các âm mưu, thủ đoạn của địch, giãi phóng một phần rộng lớn đất đai vùng đồng bằng ven biển góp phần mở rộng vùng giãi phóng phía Bắc của tỉnh. Đó là cơ sở, tiền đề để các tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng lực lượng và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ huy trong những năm cuối của cuộc kháng chiến.
           Bước vào năm 1953, trước những thắng lợi trên mặt trận quân sự ở các huyện vùng Bắc Quảng Bình trong năm 1952, đã đẩy quân Pháp vào thế bị động, lúng túng trong việc đối phó với sức mạnh tấn công ngày càng gia tăng của bộ đội, du kích. Trong đông xuân 1952-1953,  quân Pháp ở Quảng Bình có những động thái tăng cường hệ thống đồn bốt, quân số; toàn tỉnh có 18 đồn, 24 tiểu đoàn, 4 cứ điểm mạnh, 96 lô cốt, ngoài ra còn có một số điểm đóng quân của bọn hương vệ, tổng vệ. Về lực lượng, do thiếu hụt quân số nên một số đơn vị nhất là các tiểu đoàn cơ động quân số không đầy đủ. Tiểu đoàn ứng chiến Âu Phi 2/4 RTM chỉ còn 2 đại đội, trung đoàn Nguyễn Huệ giãi tán, chỉ để lại 2 tiểu đoàn 12 và 23, mỗi tiểu đoàn có khoảng 500 quân; ngoài ra quân ngụy còn có 3 đại đội Com-măng-đô và khoảng 200 hương vệ, tổng vệ thoát ly.
        Về lực lượng ta, thực hiện Nghị quyết của Trung ương và kế hoạch chuyển quân của Bộ chỉ huy mặt trận Bình-Trị-Thiên; đầu tháng 1-1953, Trung đoàn 18 hành quân ra Nghệ-Tỉnh để thành lập Đại Đoàn. Trước tình hình đó, giữa tháng 1- 1953, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình mở Hội nghị liên tịch, đề ra phương châm tác chiến và nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng cơ sở, trong đó nhấn mạnh: lúc này bộ đội địa phương và dân quân du kích là lực lượng chủ chốt ở địa bàn, do vậy phương châm tác chiến của ta vẫn xác định là “ Du kích chiến tranh là chính, lấy chống càn và phá càn làm chủ yếu; đồng thời kết hợp xây dựng cơ sở hổ trợ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân”. Chủ trương đúng đắn, kịp thời của Hội nghị liên tịch của tỉnh, đã tạo ra sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của lực lượng vũ trang.
       Trước tình hình đó, Chi ủy, Ban chỉ huy Huyện đội bộ, các chi bộ Đảng đại đội 363, đại đội 300 và các xã đội đã tập trung lãnh đạo các đơn vị chuyển mạnh hướng tác chiến theo phương châm tác chiến đã được xác định. Chính nhờ sự chuyển hướng đúng đắn, kịp thời mà phong trào “ Du kích chiến tranh” ở Bố Trạch tiếp tục được đẩy mạnh đều khắp các địa phương và giành thêm nhiều chiến thắng mới. Trên tuyến đường quốc lộ 1A, địch thường xuyên bị du kích các làng ven đường phục kích, tập kích. Bộ đội 363 cùng dân quân du kích bao vây, quấy rối bọ địch ở đồn Cồn Tuần, đồn Phủ, san bằng hai vị trí hương tổng dũng. Đại đội 363 phục kích tại cầu Khe Nước, diệt gọn một trung đội địch đi tuần. Trong đội ngũ dân quân du kích nỗi lên với tài đánh theo lối du kích, được nêu gương cho đồng đội học tập…anh Phan Ruy chiến sĩ du kích và liên lạc địch vận của xã Bắc Trạch, trong ngày 11-3-1953 trên đường đi công tác gặp địch đi càn, dù chỉ một mình, anh đã mưu trí chiến đấu, tiêu diệt gọn một trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí và còn truy đuổi một toán lính đich chạy thoát vào tận đồn Đá Đen ( Hải Trạch) bắt sống 2 tên, thu một súng. Phan Ruy mới 25 tuổi nhưng sớm nỗi tiếng là một du kích mưu trí, dũng cảm của huyện Bố Trạch với những chiến công lập được trong chiến đấu, đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Bình tặng giấy khen. Cũng vào thời gian này, du kích thôn Đại Nam tập kích đồn Rú Đình và Lòi Sót, thu 21 quả lựu đạn. Du kích Hải Trạch, Bắc Trạch phối hợp với đại đội 363 và tổ vũ trang tuyên truyền của Huyện, tiến công tiêu diệt 4 ban tề ở các làng Lý Hòa, Đồng Cao, Quy Đức, Thanh Khê. Tháng 6-1953, đại đội 363 chặn đánh một đại đội lính Ma-Rốc từ Đồng Hới ra yểm trợ cho cho bọn lính công binh xây lô cốt ở làng Thuận Phú, tiêu diệt và làm bị thương 41 tên. Đầu tháng 7-1953, bộ đội 363 phối hợi với du kích các làng Hoàn Phúc, Vạn lộc ( Hải Trạch) và Tây Trạch bao vây tiến công đồn Âm Tiến trong nhiều ngày, đánh tan một trung đội địch, diệt 22 tên, phá hủy hai xe quân sự, thu hai súng tiểu liên và một số lựu đạn. Bọn địch phải điều 85 xe cam nhông chở đầy lính, vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm đến giải vây. Liên tiếp trong nhiều ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7, Ủy ban kháng chiến hành chính các địa phương dọc đường quốc lộ 1A đã huy động hàng trăm người đào đường đắp ụ, hầm hào, gây nhiều khó khăn cho địch trong việc vận tải, chuyên chở binh lính, vũ khí đi đánh phá, chi viện cho các nơi. Giữa tháng 7, du kích các thôn Phương Hạ, Chánh Hòa phối hợp phá tuyến đường thông tin liên lạc của địch từ đồn Cồn Trụm về Chánh Hòa cắt đức 2.400 mét đường dây điện thoại, làm gián đoạn hoạt động thông tịn liên lạc của địch trong nhiều ngày.
        Song song cùng với việc đẩy mạnh hoạt động quân sự, phong trào đấu tranh cũng diễn ra sôi nỗi và quyết liệt trong vùng tạm chiếm. Hội phụ nữ các xã tổ chức hàng ngàn chị em và các gia đình có người thân bị bắt đi lính cho Pháp, kéo lên đồn đấu tranh đòi phải trả lại chông con, người thân. Ngày 23-7-1953, hơn 150 chị em phụ nữ Lý Hòa đấu tranh chống địch vào làng bắt lính. Cuộc đấu tranh kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ, kết quả chúng chỉ bắt được 15 thanh niên đưa về đồn Đồng Bơi. Tối hôm đó và cả ngày hôm sau, nhân dân Lý Hòa lại kéo lên đồn tiếp tục đấu tranh, nhiều người phụ nữ bất chấp bọn lính cản ngăn, nhiều bà mẹ đã trèo lên xe nhà binh và xe tên Dính huyện trưởng Bố Trạch giằng kéo lôi bằng được con cháu mình trở lại. Các mẹ Hoàng Thị Sứ, Lê Thị Tầm đã nằm lăn ra giữa đường ngay trước đầu xe đòi địch phải trả số thanh niên bị bắt. Cuộc đấu tranh chống bắt lính của phụ nữ Lý Hòa đã nhanh chóng lan sang các làng Quy Đức, Đồng cao, Thuận Phú…cùng ngày tại Quy Đức, địch vào làng bắt được 10 thanh niên, họ đã giã ốm, giã điếc, lấy ớt xát vào mắt để tìm cách trốn không đi lính.
         Trong dịp thực dân Pháp tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bù nhìn thân Pháp, mặc dù bọ địch sử dụng nhiều biện pháp mạnh cho binh lính vào tận các nhà bắt ép mọi người đi bỏ phiếu, thậm chí chúng còn bắn đại bác, thả bom, vào làng, ngoài đồng ruộng không cho dân đi lại sản xuất…  Thấy rõ âm mưu của địch, được sự hổ trợ của bộ đội 363, dân quân du kích, quần chúng nhân dân nhiều nơi trong vùng bị chiếm đã đấu tranh không đi bỏ phiếu, không tham gia vào hội đồng hương chính. Ngày 6-7-193, bốn gia đình ở xứ đạo công giáo Vạn Lộc đã keo nhau lên đồn đấu tranh, vạch rõ tội ác bắn pháo vào làng của địch: “ Từ trước đến nay Việt Minh chưa đốt nhà mà các ông nói họ độc ác, nay các ông bắn pháo vô làng thì ai độc ác”. Tại Lý Hòa địch về bao vây làng không cho dân đi biển, cưởng bức dân đi bỏ phiếu…Ngày 23-8-1953, bọn đich ở đồn Hoàn Lão cho lính bao vây xóm Chợ, xóm Chồn, bắt một số cụ già ra tham gia hội đồng hương chính, các cụ kịch liệt phản đối, chúng bắt các cụ về giam tại đồn Hoàn Lão.
        Thắng lợi của quân và dân ta ở chiến trường Hòa Bình, Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và chiến trường Bình-Trị-Thiên đã mở ra một cục diện mới trên chiến trường, Ta càng đánh càng mạnh, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi lớn và giành được quyền chủ động trên chiến trường. Để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo của cuộc kháng chiến, tháng 9-1953, thực hiện chủ trương của Ban chấp hành Trung ương, của Quân ủy và của tỉnh ủy về đợt chỉnh Đảng, chỉnh quân. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy Bố Trạch, Chi ủy, chi bộ cơ quan Huyện đôi bộ và các đại đội chiến đấu đã tập trung tổ chức cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ học tập, nghiên cứu về mục đích, yêu cầu và các nội dung cần chỉnh huấn. Từ đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị về lập trường, quan điểm giai cấp Công nhân, ý thức cách mạng, lòng quyết tâm trường kỳ kháng chiến, ý chí tự lực, tự cường, xây dựng lòng tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến. Đồng thời chống tư tưởng phong kiến, khắc phục tư tưởng tiểu tư sản và các biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, ngại gian khổ, hy sinh và tác phong quan liêu, xa thực tế, muốn ở lại cơ quan, căn cứ tránh nhiệm vụ chiến đấu. Trong học tập Chi ủy, chi bộ Đảng đã gắn công tác chỉnh Đảng, chỉnh huấn với việc kiểm điểm đánh giá tình hình đơn vị, địa bàn hoạt động và trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi người, để cán bộ, đảng viên và chiến sí cùng thảo luận, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các quan điểm của Trung ương và của Quân ủy.  
          Đợt chỉnh Đảng, chỉnh huấn đã tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng và tổ chức, cán bộ; đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc đẩy mạnh xây dựng tác phong lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự và ý thức trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong toàn lực lượng vũ trang từ bộ đội địa phương đến dân quân du kích.
      Tuy vậy, qua đợt chỉnh Đảng, chỉnh huấn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm đó là chỉ tập trung tổ chức chỉnh Đảng, chỉnh huấn trong nội bộ đơn vị, thiếu dựa vào nhân dân, chưa gắn kết nhiều vào hoạt động thực tiển của cuộc chiến đấu, tự phê bình và phê bình còn thiếu khách quan, gò ép, còn lẫn lộn giữa nội dung chống kẻ thù giai cấp với kẻ thù dân tộc, còn quay về quá khứ truy xét lai lịch, tác phong sinh hoạt cá nhân làm che khuất những khuyết điểm, sai lầm thuộc về nguyên tắc.
        Sau chỉnh Đảng, chỉnh quân lực lượng vũ trang toàn Huyện bước vào thực hiện cuộc chỉnh huấn trong quân đội gọi tắt là: “ Rèn cán, chỉnh quân” các đại đội 363, đại đội 300 và dân quân, du kích đã tổ chức lại lực lượng đảm bảo có đủ quân số đánh địch tại chổ và thay phiên nhau ra vùng du kích, vùng tự do tham gia chỉnh huấn.
     Sau các đợt sinh hoạt chính trị chỉnh Đảng, chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và chiến sĩ, du kích trở về địa phương, đến từng tổ chức quần chúng cứu quốc, từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng đánh địch. Những hành động đó không chỉ nhanh chóng củng cố niềm tin trong nhân dân, kịp thời khôi phục, củng cố lại cơ sở bị tan vở do địch đánh phá mà còn xây dựng được nhiều cơ sở mới ở những nơi vốn trước đây là vùng trắng của ta. Tại thôn vùng công giáo Phúc Tự, Sen Bàng, Vạn Lộc vốn là “vùng trắng” nay đã xây dựng được cơ sở đảm bảo nối dài thế trận chiến đấu liên hoàn giữa vùng địch tạm chiến đến các vùng du kích, vùng tự do.
         Bước vào Đông-Xuân 1953-1954, lực lượng ta trên các chiến trường trong toàn quốc đã có bước phát triển lớn mạnh toàn diện. Quân và dân ta đã chủ động tấn công địch trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa- xã hội. Tại Quảng Bình, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Liên khu ủy IV, Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh đã tập trung lãnh đạo mọi hoạt động của công cuộc kháng chiến, đã đưa phong trào chiến tranh nhân dân tiến lên những bước phát triển mới. Lực lượng vũ trang phát triển mạnh cả ba thứ quân bộ đội chủ lực tỉnh, bộ đội địa phương huyện và dân quân, du kích; trình độ tổ chức và kỷ thuật tác chiến trong chiến đấu ngày càng phát triển. vai trò lãnh đạo của Đảng trong lực lượng vũ trang được coi trọng.
         Để đảm bảo tốt công tác trong vùng địch hậu, ngày 1-11-1953, Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu IV mở hội nghị cán bộ địch hậu ba tỉnh Bình-Trị-Thiên. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ, phương châm công tác tại các vùng địch tạm chiếm: “ Đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch, tích cực chống càn quét và bình định, tích cực củng cố căn cứ du kích. Đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng, đánh mạnh trên các tuyến đường giao thông, phối hợp chặt chẽ với các chiến trường chính. Tăng cường xây dựng các đơn vị tình nguyện, phối hợp giúp đở bạn về mọi mặt ở Trung Lào, xây dựng các đơn vị quân giãi phóng và phát triển du kích, xây dựng căn cứ kháng chiến và cơ sở nhân dân, chuẩn bị cùng lực lượng của bạn mở chiến dịch Trung Lào”.* ( Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, tập 1 (1930-1954) sơ thảo tr279)
        Sau hội nghị cán bộ địch hậu, được sự chỉ đạo cử Tỉnh đội và của huyện ủy Bố Trạch, các Chi ủy, chi bộ Đảng trong lực lượng vũ trang đã tổ chức quán triệt, học tập trong toàn lực lượng xác định rõ nhiệm vụ trong vùng địch hậu, xem đây là một nhiệm vụ không kém phần quan trong trong việc đánh bại các âm mưu, thủ đoạn của địch cũng như việc xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kháng chiến đề ra. Đồng thời cũng xác định rõ nhiệm vụ quốc tế, sẵn sàng giúp bạn Lào đẩy mạnh cuộc kháng chiến. Chính từ đó làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và chiến sĩ yên tâm, tin tưởng hơn trong việc nhận và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
       Để tạo thế cùng cả nước tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược trong Đông-Xuân 1953-1954, Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh giao cho Liên khu IV phối hợp cùng quân và dân nước bạn Lào mở chiến dịch Trung Lào.
       Cuối năm 1953, Liên khu ủy, Phân khu Bình-Trị-Thiên và Tỉnh ủy Quảng Bình giao nhiệm vụ cho quân và dân các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Trạch chuẩn bị địa bàn và lực lượng phục vụ chiến dịch Trung Lào. Thực hiện kế hoạch được giao, Huyện ủy Bố Trạch đã tập trung mọi nổ lực vận động nhân dân, tổ chức lực lượng sẵ sàng tham gia chiến dịch. Chi ủy, chi bộ và Ban chỉ huy Huyện đội bộ đã nhanh chóng triển khai kế hoạch trong toàn lực lượng. Phần lớn cán bộ các Ban trong cơ quan Huyện đội và chỉ huy các đại đội chiến đấu đi về các địa phương tuyên truyền vận động thanh niên, hội viên các đoàn thể cứu quốc tham gia vào các đội dân công, tham gia chuẩn bị kho tàng, vận động nhân dân tạo mọi điều kiện thận lợi cho các đoàn dân công đi qua có nơi ăn, chốn ở phục vụ tốt chiến dịch.
          Tại xã Phúc Trạch, tuy có rất nhiều khó khăn nhưng nhân dân vẫn cố gắng xắp xếp lại nơi ăn, chốn nghỉ, tập trung tu sửa đường giao thông, dựng hàng trăm lán trại, kho tàng…Trung tuần tháng 11-1953, nhân dân xã Phúc Trạch đã đón hơn 4000 dân công và Thanh niên xung phong từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh vào phục vụ chiến dịch.
             Với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến dịch”, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Bố Trạch ngoài việc tập trung lo chuẩn bị địa bàn đón các đoàn dân công còn huy động hơn 600 cán bộ đảng viên, đoàn viên, thanh niên, hội viên đoàn thể cứu quốc lên đường tham gia vào các đội dân công vận tải hàng hóa. Hội đồng tuyển quân của Huyện đã tuyển chọn được 79 thanh niên bổ sung cho các đơn vị bộ đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Trung Lào. Trong điều kiện địch ngày đêm càn quét, lùng sục, đánh phá nhưng chỉ trong vòng 15 ngày của đầu tháng 1-1954, nhân dân các thôn vùng tự do đã huy động được 60.663 kilogam thóc thuế nông nghiệp. Hội phụ nữ, Hội mẹ chiến sĩ các xã vùng tự do vận động các mẹ, các chị xay, giã được 46.000 kilogam gạo kịp chuyển ra mặt trận và các đoàn dân công đã vận chuyển gần 4.000 tần gạo từ Nghệ An, Hà Tỉnh đưa vào cho chiến dịch.
       Bước vào năm 1954, Trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lực lượng kháng chiến ở Bố Trạch, thực dân pháp ở Quảng Bình đã tổ chức hàng trăm cuộc hành quân đánh phá vào các hệ thống giao thông liên lạc, kho tàng, các cơ sở kinh tế của ta và tăng cường các cuộc hành quân bắt lính, bắn pháo vào làng..cưỡng ép nhân dân ta tiếp tục lập các hội đồng hương chính..
        Từ tháng 1 đến tháng 7-1954, quân Pháp tổ chức hàng trăm cuộc hành quân từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn đánh vào vùng du kích và một số nơi vùng tự do xã Sơn Trạch; chúng tung gián điệp vào vùng tự do và cơ sở kháng chiến để theo dõi và thăm dò các hoạt động của ta. Chúng còn lôi kéo nhiều tên phản động theo đạo Thiên chúa ở Vạn Lộc hoạt động chống phá kháng chiến, gây mất đoàn kết giữa đồng bào Lương và đồng bào công giáo; Chúng còn cho bắn đại bác vào làng, ngoài đồng ruộng giết hại trâu bò, phá hoại mùa màng. Chúng thường xuyên cho máy bay bay ra vùng tự do trinh sát, ném bom, thả truyền đơn.
         Trước những âm mưu, thủ đoạn mới của địch, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, các tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang huyện đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao cảnh giác, thực hiện tốt phong trào “ Ba không” không nghe, không biết, không thấy bất hợp tác với địch, trong công tác, sinh hoạt luôn đề cao công tác phòng gian bảo mật và xem đây là một tiêu chuẩn để bình bầu, xét duyệt khen thưởng trong đánh giá thành tích. Từ phong trào này, quần chúng kịp thời phát hiện nhiều người lạ, nhiều tên gián điệp, nội gián báo cho các tổ công an đặc biệt bắt giữ và có tên đã bị tòa án quân sự Liên khu IV mở phiên tòa xét xử và tuyên án tử hình.
         Trong thời gian này phối hợp với chiến dịch Trung Lào và các chiến trường khác trong toàn quốc, quân và dân Bố Trạch một mặt vừa trực tiếp tham gia phục vụ chiến dịch, mặt khác đẩy mạnh các hoạt động quân sự và đấu tranh chính trị buộc địch phải tập trung quân đối phó, tạo điều kiện cho các đơn vị dân công, bộ đội tham gia chiến dịch. Tại các vùng sau lưng địch, bộ đội 363 và dân quân du kích tiếp tục tăng cường các hoạt động tân công, bao vây, chặn đánh phá tan nhiều âm mưu của địch.
           Đầu tháng 1-1954, đại đội 363 và du kích các xã Hải Trạch, Nam Trạch, Bắc Trạch đã bao vây các đồn Lý Hòa, Vạn Lộc, Âm Tiến, Chánh Hòa, Cồn Trụm, Hoàn Lão, Thanh khê…tiêu diệt 63 tên trong đó có một quan hai Pháp, một tiểu đoàn trưởng ngụy, phá hủy 2 xe quân sự. Ngày 25-2 đến 1-3-1954, bộ đội 363 và du kích Thanh Khê chống càn, diệt 21 tên, phá hủy 2 xe quân sự. Ngày 11-3-1954, bộ đội 363 và du kích Thọ Lộc chặn đánh địch đi càn, diệt 80 tên. Điển hình là trận đánh Cửa Khâu (ngày 9-3) do đại đội phó 363 Phan Văn Liễm và Phan Văn Truyền trungđội trưởng trung đội 2 chỉ huy có du kích Hoàn Phúc phối hợp. Từ chổ bị động chuyển thành chủ động, từ phục kích chuyển sang vận động chiến, với lực lượng ít hơn địch nhưng bộ đội và du kích phối hợp chặt chẽ, mưu trí, dũng cảm chiến đấu đã tiêu diệt một đại đội và đánh thiệt hại một đại đội khác, thu hàng trăm súng và điện đài thông tin liên lạc. Sau trận đánh thắng lợi lớn này, hai đồng chí Phan Văn Liễm, Phan Văn Truyền và đơn vị được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba; đồng chí Phan Văn Truyền được đề bạt từ trung đội trưởng lên đại đội phó.
        Trên mặt trận đấu tranh chính trị, các cuộc đấu tranh chống bắt lính phát triển mạnh. Chỉ tính từ ngày 9 đến ngày 13-1-1954, đã có 6 cuộc đấu tranh lớn chống bắt lính của nhân dân các xã dọc đường quốc lộ 1A. Ngày 9-1-1954, phụ nữ các thôn Lý Hòa, Đồng Cao phối hợp đấu tranh chống một đại đội địch về làng Đồng Cao bắt lính, buộc chúng phải thả 31 thanh niên trong số 50 người chúng bắt được.
        Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến cong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
       Phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ và hưởng ứng cuộc phát động “ Tuần lễ đánh mạnh” của Bộ tư lệnh Liên khu IV, ngày 29-3-1954, bộ đội 363 và du kích Hoàn Phúc phối hợp chống càn tiêu diệt 91 tên địch, bắt sống 5 tên, bắn bị thương 7 tên, thu một số vũ khí. Chỉ tính từ ngày 10-3 đến 20-4-1954, bộ đội 363 và dân quân các địa phương đã phối hợp và độc lập chiến đấu 61 trận, vây lấn đồn địch 27 lần, tổ chức địch vận gọi loa vào đồn 50 lần, đánh phá giao thông 21 lần, tiêu diệt 17 tên địch, cắt đứt 3.150 mét dây điện làm gián đoạn các hoạt động thông tin liên lạc của địch.
           Đi đôi với hoạt động đánh địch, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng ở vùng tạm bị chiếm cũng diễn ra mạnh mẽ. Hàng trăm cuộc đấu tranh chống bắt lính, đấu tranh chống cướp phá, chống không được bắn pháo vào làng
liên tiếp diễn ra. Tại thôn Lý Nhân Nam, hàng trăm ngư dân của 157 thuyền đánh   cá đấu tranh không nộp thuế thuyền sách. Tại Hải Trạch, bon địch ở đồn Đồng Bơi đã nổ súng bắn chết một chi phụ nữ người Thuận Phú đi chợ, lập tức hàng trăm chị em phụ nữ đang họp chợ Lý Hòa đã kéo lên đồn Đồng Bơi đòi bồi thường, bọn địch phải nhận tội và chấp nhận đền bù cho người bị hại. Tại xã Tây Trạch, hàng trăm nông dân đã kiên trì bao vây bọn địch về bắt lính trong nhiều ngày, buộc chúng phải thả 280 thanh niên.
           Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, quân và dân Bố Trạch vẫn thực hiện tốt hai nhiệm vụ “ Kháng chiến và kiến quốc”, một mặt vừa tổ chức chiến đấu đánh  bại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, mặt khác động viên nhau vượt qua mọi gian khổ, hy sinh đẩy mạnh các hoạt động lao động, sản xuất phát triển kinh tế. Cuối năm 1953 đầu năm 1954, trong điều kiện địch ngày đêm cho quân lùng sục, càn quét, bắt bớ, bắn đại bác vào làng, ngoài đồng ruộng buộc mọi người không được đi lại làm ăn, sản xuất với mục đích ép dân đi bầu cử hội đồng hương chính và tiện cho việc bắt lính. Tuy vậy, được bộ đội, dân quân du kích bảo vệ, nhân dân các địa phương bằng nhiều biện pháp như tổ chức đấu tranh chống lại các hành động của địch, tranh thủ sau các cuộc càn quét, bắn phá để ra đồng sản xuất. Trong vụ chiêm-xuân 1953-1954, nông dân toàn Huyện đã cấy hết diện tích và vỡ hoang được 123 mẫu ruộng ở Hói Đá, Đồng Ran, Hà Môn…Ủy ban kháng chiến hành chính các xã Sơn Trạch, Hải Trạch, Trung Trạch, Bắc Trạch và Tây Trạch đã huy động hàng ngàn lao động đắp đê ngăn mặn ở Đồng Cao, Thanh Ba, Ba Đề, Cao Lao Hạ. Chỉ riêng xã Sơn Trạch đã huy động được 1927 ngày công đắp được 11 đập, 4 bờ vùng giữ nước, tưới cho 896 mẫu ruộng và còn huy động 132 ngày công nạo vét kênh mương phóng thủy cứu được 265 mẫu lúa khỏi bị ngập úng. Ngoài việc đẩy mạnh sản xuất trồng lúa, nông dân đẩy mạnh việc phát triển trồng khoai, sắn, ngô, đậu và các loại rau, bầu, bí…Chính từ việc thấu hiểu đường lối kháng chiến “ Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” của Đảng và chủ trương “ Bám đất, bám làng” kháng chiến của Huyện ủy, quân và dân Bố Trạch đã tạo dựng được những cơ sở nhất định về kinh tế làm chổ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến tại chỗ ngày càng phát triển vững chắc và giành được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả các mặt trận.
       Trên chiến trường chính, sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngày 7-5-1954 chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.
       Hướng về mặt trận Điện Biên Phủ và về Hội nghị Giơnevơ, Huyện ủy Bố Trạch đã tổ chức cho hơn 52.733 người nghe phổ biến tin chiến thắng ở Điện Biên Phủ và cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơnevơ, đồng thời vận động nhân dân đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh với địch nhằm nhanh chóng đẩy địch vào con đường thất bại. Ngày 2-7-1954, hơn 6.000 người người từ các xã Hải Trạch, Trung Trạch, Tây Trạch, Nam Trạch đang họp chợ Đón đã bãi thị kéo về đồn Hoàn Lão đấu tranh đòi địch thả chồng con, người thân về cho họ.
       Trước thắng lợi to lớn của bộ đội ta ở Điện Biên Phủ và trên chiến trường Quảng Bình, quân Pháp ở Bố Trạch vô cùng hoang mang, lo sợ. Ngày 20-71954, địch buộc phải rút các đồn lẻ ở xa các trục đường giao thông, xa nguồn tiếp tế về co cụm trong các đồn Thọ Lộc, Âm Tiến, Thanh Khê, Lý Hòa, Chánh Hòa.
        Trên đà thắng lợi, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Tư lệnh Liên khu IV dốc mọi lực lượng mở chiến dịch, trước mắt là tiêu diệt mợt bộ phận sinh lực địch, giãi phóng Quảng Bình, Vĩnh Linh. Nếu chiến dịch phát triển thuận lợi, Bộ sẽ tăng cường để giãi phóng toàn bộ Bình-Trị-Thiên. Liên khu ủy và Bộ tư lệnh Liên khu ủy IV gấp rút chuẩn bị lực lượng, lương thực, thực phẩm đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi. Bộ Tư lệnh Liên khu sử dụng trung đoàn 270, trung đoàn 95 ( điều từ Phủ Lý về) hai tiểu đoàn 195 ( Nghệ An) và 392 ( Hà Tỉnh) hành quân vào Quảng Bình phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh, các huyện và dân quân du kích chuẩn bị mở chiến dịch. Trong khi quân và dân Quảng Bình chuẩn bị cho một trận đánh lớn thì ngày 20-7-1954, Hiệp địng Giơnevơ được ký kết, chiến dịch giãi phóng Quảng Bình, Vĩnh Linh sắp được thực hiện phải dừng lại.
         Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết nhưng trên địa bà huyện Bố Trạch vẫn chưa im tiếng súng. Lơi dụng các điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ, quân pháp ở Bố Trạch giở mọi thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc chiến thắng của ta, nói xấu kháng chiến, nói xấu Việt Minh, noias xấu Chính phủ Cụ Hồ. Chúng dù  ng mọi thủ đoạn xúi dục nhân dân chống lại cách mạng, khủng bố, bắt ép đồng bào theo đạo Thiên chúa đi theo chúng vào Nam. Ngày 26-7-1954, quân Pháp cho lính bao vây thôn công giáo Vạn Lộc, đốt cháy một lúc 130 ngôi nhà. Chúng cho máy bay ném bom na pan xuống thôn công giáo Thanh Hà, đốt cháy 100 ngôi nhà. Bằng nhiều thủ đoạn lừa bịp, kể cả hành động quân sự thực dân Pháp đã dụ dổ, lừa gạt, cưởng ép khá đông giáo daanowr các thôn Chánh Hòa, Phúc Tự, Vạn Lộc, Huỳnh Trung, Bồ Khê, La Mố, Yên Giang, Sen Bàng từ bỏ quê hương, xứ sở đi theo chúng vào Nam.
          Thi hành Hiệp định Giơnevơ, từ những ngày đầu tháng 8-1954, quân đội Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Bố Trạch. Cuộc rút quân của Pháp được chia thành hai đợt: Đợt một từ ngày 1-8 đến ngày 6-8-1954, chúng rút quân ở đồn Âm Tiến, Vạn Lộc, Cồn Trụm, Lý Hòa về đồn Hoàn Lão. Đợt hai ngày 11-8-1954, quân Pháp rút khỏi đồn Hoàn Lão và Chánh Hòa vào Đồng Hới. Ngày 17-8-1954, đơn vị lính Pháp cuối cùng ở Bố Trạch đóng ở đồn Thanh Khê rút vào Đồng Hới.
          Sau 8 năm kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng oanh liệt, ngày 11-8-1954, quê hương Bố Trạch hoàn toàn giãi phóng. Theo quy định của Liên khu ủy IV, đại đội 363 bộ đội địa phương Huyện và dân quân du kích theo kế hoạch đã nhanh chóng triển khai lực lượng tiếp quản huyện lỵ Hoàn Lão, Thanh Khê và các vị trí quan trọng khác trong toàn huyện. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp quản vùng mới giãi phóng, Chi ủy, chi bộ Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ, các đại đội bộ đội địa phương huyện và dân quân du kích các xã khẩn trương ổn định lực lượng, tiến hành cho bộ đội, dân quân du kích học tập, quán triệt đầy đủ mục đich, yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải bám sát dân, bám sát cơ sở nắm chắc các diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên và nhân dân, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng sớm ổn định cuộc sống, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác kịp thời phát hiện, tố giác những người có hành vi, việc làn chống phá cách mạng, tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, tập trung xây dựng chính quyền vững mạnh.
         Trãi qua 8 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Bố Trạch đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính và của Tỉnh đội Quảng Bình mà trực tiếp là của Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện và sự hổ trợ, phối hợp cùng chiến đấu của lực lượng bộ đội chủ lực Liên khu, bộ đội chủ lực tỉnh. Tổ chức Đảng và lực lượng vũ trang Huyện Bố Trạch đã biết “ Bám đất, bám dân” xây dựng và phát triển lực lượng vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh chiến đấu anh dũng. Trong chiến đấu các đơn vị bộ đội địa phương đến lực lượng dân quân du kích đã kiên trì thực hiện phương châm tác chiến du kích chiến tranh, xây dựng làng xã chiến đấu và trong từng điều kiện cụ thể mỗi trận đánh để chuyển sang lối đánh vận động chiến nhằm đạt được hiệu suất chiến đấu cao nhất. Nhiều trận đánh lớn ở Cự Nẫm, Lòi Pheo, Ba Dốc, Hoàn Lão-Vạn Lộc, Sen Bàng mãi mãi là những trang sử vàng của lực lượng vũ trang Huyện Bố Trạch.
           Cung với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích, hệ thống tổ chức Đảng và công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang được hình thành và đi vào hoạt động ngày càng có nề nếp đảm bảo nguyên tắc Đảng. Từ tổ Đảng, Chi bộ Đảng sinh hoạt ghép với Chi bộ Đảng cơ quan Huyện ủy, tổ chức Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ, trong các đại đội chiến đấu phát triển thành chi bộ Đảng độc lập trực thuộc Huyện ủy. Có thể nói việc thành lập được chi bộ Đảng trong cơ quan Huyện đội bộ đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang huyện. Chính từ đây lực lượng vũ trang huyện có được một một cơ quan làm công tác tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính huyện về công tác Đảng, công tác chính trị, công tác xây dựng lực lượng và phương án chiến đấu của lực lượng vũ trang; Đồng thời cũng từ đây lực lượng vũ trang toàn huyện có được một tổ chức lãnh đạo thống nhất cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ và phương án đánh địch. Bước phát triển quan trọng này khẳng định vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với lực lượng vũ trang; Đồng thời nói lên sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tổ chức Đảng trong lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đây là tiền đề, là cơ sở để cho công tác xây dựng Đảng trong các giai đoạn cách mạng tiếp sau đó ngày càng đi vào hoàn thiện để tạo cho quân đội và các lực lượng vũ trang có được sức mạnh vô địch đánh bại các kẻ thù sừng sỏ nhất thế giới.
                                     PHẦN THỨ HAI

ĐẢNG BỘ QUÂN SỰ HUYỆN BỐ TRẠCH LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC ( 8-1954-4-1975).
       Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về chiến tranh Đông dương được ký kết, Pháp và các nước tham gia Hội nghị đã ký kết tuyên bố chung công nhận: độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam-Lào-Camphuchia.
      Song do tình hình thế giới lúc đó có nhiều phức tạp và do mối tương quan lực lượng giữa ta địch vì vậy dẫn đến nước ta tạm thời bị làm hai miền. Vĩ tuyến 17 trở thành giới tuyến chia cắt tạm thời giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc hoàn toàn giãi phóng và đi lên Chủ nghĩa xã hội, ở miền Nam đế quốc Mỹ nhảy vào hất cẳng Pháp, dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm và áp đặt chế độ thực dân mới. Cách mạng Việt Nam từ đây thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, giãi phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
       Bố trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình, địa bà cận kề vùng giới tuyến, cầu nối miền Bắc với miền Nam và vùng Trung-Hạ Lào. Nhiệm vụ mới của cách mạng đặt ra cho cho Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Bố Trạch hết sức nặng nề và đầy thử thách.
        Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huyện Bố Trạch sớm trở thành một trong những chiến trường ác liệt trên đất Quảng Bình. Với trọng trách là lực lượng quyết định thắng lợi trên chiến trường, lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quân Ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng mà trực tiếp là của Ban chấp hành Đảng bộ huyện và của Tỉnh đội Quảng Bình. Lực lượng vũ trang Bố Trạch triệt để thực hiện “ Bám dân, bám làng” vận dụng những bài học kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm chiến đấu trong chống Pháp và qua thực tiển chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của máy bay, tàu chiến Mỹ đã sáng tạo nhiều cách đánh hay, bắn giỏi với một ý chí chiến đấu “quyết chiến, quyết thắng” hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.
                                                                                              CHƯƠNG IV
           LÃNH ĐẠO LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỮNG CHẮC, CŨNG CỐ VÀ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG QUỐC PHÒNG, SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ  VỚI ÂM MƯU MỞ RỘNG CHIẾN TRANH ĐÁNH PHÁ MIỀM BẮC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA ĐẾ QUỐC MỸ ( 8-1954 – 7-1964)

             CỦNG CỐ TỔ CHỨC, ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO TƯ TƯỞNG, GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, ĐỘNG VIÊN LỰC LƯỢNG VŨ TRANG ĐỊA PHƯƠNG CÙNG TOÀN DÂN RA SỨC HÀN GẮN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC SẢN XUẤT, XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

            Vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, thấy trước nguy cơ bại trận của quân đội Pháp ở Việt Nam và khi vấn đề Việt Nam và Đông Dương đang nằm trên bàn Hội nghị Giơ ne vơ. Để chuẩn bị cho một âm mưu lâu dài xâm lược nước ta, Tổng thống Mỹ Aixenhao đã lớn tiếng hô hào sẽ tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch người Việt Nam từ Bắc vào Nam nếu Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết.
            Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ đã lên kế hoạch đưa Hồng y giáo chủ Spenman, giám mục Hácnét với tên trùm mật vụ CIA E.Lênxđên đến Sài Gòn phối hợp với bọn phản động đội lốt giáo hội công giáo Việt Nam thực hiện chiến dịch dụ dỗ, cưởng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam.
             Trước những âm mưu thâm độc của Pháp-Mỹ, ngày 17-7-1954, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( Khóa II) đã họp Hội nghị lần thứ 6 đề ra phương châm, sách lược đấu tranh trước mắt là: Tranh thủ củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc, tăng cường lực lượng quân sự, xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh thích ứng với yêu cầu của tình hình mới.  Tiếp đó, ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cán bộ, đồng bào và chiến sĩ cả nước: “ Trung-Nam-Bắc đều là bờ cỏi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giãi phóng...”* ( Hồ Chí Minh toàn tập, nxbst,H 1986, tập 7, tr 8). Nhằm quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22-7-1954, Tổng cục Chính trị ra chỉ thị số 110/CT-H về: “ Tăng cường giáo dục, lãnh đạo bộ đội chấp hành nhiệm vụ mới, chính sách mới của Đảng và Chính phủ”.
           Thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy và của Huyện ủy Bố trạch, cùng với các tổ chức Đảng cơ sở, Các chi bộ Đảng trong lực lượng vũ trang đã tổ chức một đợt tuyên truyền sâu rộng t ngày từ 27 đến 31-7-1954, trong toàn lực lượng vũ trang và trong nhân dân nơi đóng quân, nhằm làm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân thấy được những thắng lợi to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp địng Giơ ne vơ cũng như âm mưu, thủ đon thâm độc của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ và nhiệm vụ của Đảng bộ, nhân dân và của lực lượng vũ trang trước tình hình mới.
         Để xác định rõ hơn nhiệm vụ mới đang đặt ra, đêm 31-7-1954, Tỉnh ủy tổ chức Hội ngh liên tịch gồm tất cả cán bộ, công nhân, viên chức các Ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và huyện Bố Trạch, cán b trung đoàn 270 và bộ đội đại đội 363 địa phương huyện, để nghe đồng chí Nguyễn Tư Thoan, phó Bí thư tỉnh ủy nói về ý nghĩa thắng lợi và những vấn đề căn bản của Hiệp định Giơ ne vơ, khó khăn, thuận lợi của tinh hình và nhiệm vụ, công tác trước mắt của mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh.
          Cùng với chỉ thị 110, ngày 3-8-1954, Tổng cục Chính trị tiếp tục ra chỉ thị số 113/CT-H về: Công tác Đảng, công tác chính trị, chỉ đạo lực lượng vũ trang toàn quân, nhất là các đơn vị xa Trung ương thực hiện đúng Hiệp định Giơ ne vơ. Chỉ thị xác định rõ: Cấp ủy, người chỉ huy, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị bộ đội Bình- Trị-Thiên, Khu V, Nam Bộ, quân tình nguyện ở Miên và Lào phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo “ Chấp hành triệt để lệnh ngừng bắn, lệnh rút quân, làm cho bộ đội giữ vững tổ chức, tuyệt đối đảm bảo được lực lượng. Tuyệt đối ngăn cản việc khiêu khích, tự động, manh động, tư tưởng tự do chủ nghĩa; đề cao nguyên tắc tính tổ chức, tính kỷ luật. Hết sức đề cao cảnh giác cách mạng, sáng suốt đề phòng mọi âm mưu phá hoại của địch về cả mặt tuyên truyền xuyên tạc và cả mặt tổ chức, làm cho cán bộ và chiến sĩ thi hành mệnh lệnh một cách nghiêm túc và thận trọng. Ra sức làm công tác dân vận, dựa vào dân để bảo toàn mình, giãi thích cho dân hiểu rõ đường lối đúng đắn của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, cố gắng giúp đỡ dân theo khả năng của mình”*( Tổng cục chính trị- quá trình hình thành và phát triển, tập2, quyển 1, nxb QĐND, H 1998, tr14,15).
          Để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta, ngay sau khi Hiệp địng Giơ Ne Vơ được ký kết, Đế quốc Mỹ được sự trợ giúp của Pháp đã tiến hành ột cuộc tuyên truyền dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáp di cư vào Nam.
         Tại huyện Bố Trạch, Pháp-Mỹ đã bí mật sử dụng bọn tay sai, phản động tuyên truyền xuyên tạc hiệp định Giơ ne vơ, tung ra nhiều luận điệu nói xấu Chính phủ Cụ Hồ. Chúng tung tin bịa đặt “ Cính phủ Việt Nam cấm đạo”, “ Pháp và Việt Minh đã chia cắt Việt Nam”, “ Chúa đã vào Nam”, “ Mỹ sẽ ném bom iền Bắc”, “ Giáo dân ở lại miền Bắc sẽ bị rút phép thông công”, “ Nếu muốn linh hồn được lên đất thánh, mọi người phải mau theo chúa vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ”, “ Ở lại với cộng sản sẽ mất phần hồn”. Trong các thủ đoạn màMỹ-Pháp và bọn phản động tay sai sử dụng, thủ đoạn thâm hiểm và có hiệu quả nhất là lợi dụng những sai lầm của Chính quyền, của cán bộ, đảng viên để nói rằng “ ở lại miền Bắc, những người đã từng hợp tác với đối phương sẽ bị trả thù”. Cùng với những hoạt động tâm lý, Mỹ-Pháp cho máy bay ném bom, bắn phá tàn bạo vapf các làng công giáo Sen Bàng, Vạn Lộc, Thanh Hà, La Mố, Yên Giang, Huỳnh Trung, Chánh Hòa, Phúc Tự… đốt cháy nhà cửa, tàn phá ruuoojng vườn để đồng bào không có nơi ăn, chốn ở, ruộng vườn để sản xuất buộc phải ra đi theo chúng vào Nam. Thủ đoạn tâm lý và quân sự đã gây nên một tâm lý hoang mang, lo sợ trong dân chúng vùng công giáo, đậto nên một làn sống bỏ làng mạc, quê hưởng di cư vào Nam. Ở Sen Bàng chỉ còn có 70 người ở lại, các làng công giáo khác còn vài hộ gia đình quá khó khăn đành ở lại. Với mưu đồ này, Mỹ-Pháp muốn đạt được mục đích là làm giảm lòng tin và ly gián mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, gây nên sự xáo trộn lớn trong xã hội, gây mất đoàn kết trong nội bộ ta; qua đó làm cho lòng người ly gián , nội bộ lục đục, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc mà Đảng ta dày công xây dựng.
           Cùng việc dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam, trên tuyến biên giới Việt-Lào, Mỹ-Pháp cũng tìm cách phá hoại. Tại xã Thượng Trạch, bọn phản động lưu vong người Việt móc nối với bọn phản động trong nước tìm cách dụ dỗ, lôi kéo đồng bào dân tộc ở bản Cà Roong vượt biên sang Lào làm ăn sinh sống đợi ngày quay lại Việt Nam chống phá cách mạng. Ở nội địa, bọn ngụy quân, ngụy quyền tay sai của Pháp được ta phóng thích cho về  quê làm ăn, sinh sống đã lợi dụng chính saschkhoan hồng của Đảng và nhà nước ta, chúng tìm cách nói xấu lãnh tụ, nói xấu chính quyền, nói xấu cán bộ. Nhiều nơi chúng công khai liên kết nhau, tìm cách chống phá cách mạng. Tại Trung Trạch, Hải Trạch, Bắc Trạch, mmoojt số tên hội tề củ lén lút mua bạc Đông Dương về cất dấu, chờ ngày Pháp quay lại để tiêu thụ. Bọn tàn quân Ngụy ở làng Vạn Lộc, Đồng Cao ( Hải Trạch) cấu kết với nhau cấm người nhà và tìm cách cản trở người hàng xóm, không cho họ đi họp làng, họp xóm. Ở những làng công giáo còn có giáo dân ở lại, có thái độ hoài nghi chính sách tự do, tín ngưởng của Đảng và nhà nước. Ở Hoàn Phúc, Hòa Duyệt một số đồng bào lương có những ấn tượng không tốt và tỏ ra căm ghét đồng bào công giáo, cho rằng đồng bào công giáo theo Tây phản lại cách mạng, được Tây cho nhiều tiền nên coa những việc là, hành động miễn cưỡng trong việc giúp đỡ các gia điình công giáo thóc gạo, làm lại nhà cửa do bị bom địch phá hủy.
          Tuy công tác tuyên truyền, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam, bước đầu có hiệu quả nhưng do ta koong lường hết được bản chất của sự việc nên không ngăn chặt triệt để âm mưu, thủ đoạn của địch nên đã để một phần đông đồng bào theo địch ra đi di cư.
          Trước những kết quả còn hạn chế trong việc đấu tranh, vận động chống cưỡng ép di cư, ngày 6-8-1954, Tỉnh ủy mở Hội nghị bất thường, đánh giá tình hình sau khi thực hiện Hiệp định Giơnevơ. Hội nghị chỉ rõ: Lãnh đạo không nắm vững diễn biến phức tạp của tình hình; chưa thấy hết âm mưu, thủ đoạn của địch trong việc dụ dỗ cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam và thiếu cảnh giác nên định chủ trương thiếu cụ thể; công tác giáo vận yếu, trong lúc địch tìm mọi thủ đoạn ra sức cưỡng ép, dụ dỗ đồng bào di cư thì công tác vận động, thuyết phục quần chúng của ta quá kém, kế hoạch không cụ thể. Từ đặc điểm tình hình đó, để kịp thời chuyển hướng đấu tranh . Hội nghị Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ là: Cần phải tiến hành đoàn kết mọi tầng lớp quần chúng để chống lại mọi âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép dân vào vùng tạm chiếm đóng của địch; Lãnh đạo quần chúng đấu tranh, buộc địch phải thi hành hiệp định Giơ ne vơ. Tổ chức lãnh đạo học tập tình hình, nhiệm vụ mới làm cho cán bộ, đảng viên tin tưởng và tạo sự nhất trí trong nội bộ để thực hiện thắng lợi mọi mặt công tác.
         
           Thưc hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đội Quảng Bình và của huyện ủy Bố Trạch, Chi ủy chi bộ Huyện đội đã chỉ đạo mở cuộc sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng từ cơ quan quân sự huyện đến đại đội bộ đội địa phương và các xã đội, từ nội bộ trong Đảng đến quần chúng. Đợt sinh hoạt được triển khai hết sức khẩn trương, tập trung vào công tác tư tưởng, chính trị đó là làm cho cán bộ, đảng viên và chiến sĩ nhận thức rõ thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp đặc biệt là chiến thắng Đện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Giơ ne vơ; đồng thời làm rõ thất bại nặng nề của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ cũng như âm mưu, dã tâm chia cắt đất nước ta chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược mới kiểu Mỹ. Qua đó xác định rõ nhiệm vụ sắp tới của lực lượng vũ trang là cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai hết sực nặng nề, đầy thử thách, trước mắt tập trung tham gia cùng Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đấu tranh làm thất bại âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam. Đợt sinh hoạt chính trị lần này xác định rõ đối tượng tác chiến của lực lượng vũ trang ta là quân đội Mỹ, đây là một kẻ thù hoàn toàn mới mẽ, đầy tiềm lực kinh tế và quốc phòng, lắm mưu, nhiều mẹo, hiếu chiến và vô cùng thâm độc. Đợt sinh hoạt chính trị đã kịp thời làm ổn định tình hình chính trị, tư tưởng cho cán bộ đảng viên, nhân dân và chiến sĩ ta sau ngày miền Bắc hoàn toàn giãi phóng, ngăn chặn những luồng tư tưởng xã hơi, tự kiêu, tự mãn…đồng thời củng cố niềm tin và xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng và của mỗi người trước nhiệm vụ mới của cách mạng đang đặt ra. Đặc biệt đối với lực lượng vũ trang, qua đợt sinh hoạt chính trị này ý chí và quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân giao cho được nâng cao thêm một bước. Tất cả lực lượng vũ trang Huyện đều thể hiện quyết tâm thi hành mệnh lệnh một cách nghiêm túc, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành và thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tuy vậy trong quá trình triển khai thực hiện cũng với tình hình chung, lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch vẫn mắc một số hạn chế như đánh giá của Hội nghị Tỉnh ủy bất thường ngày 6-8-1954 là: Lãnh đạo không nắm vững diễn biến phức tạp của tình hình; chưa thấy hết âm mưu thủ đoạn của địch trong việc chúng dụ dỗ, cưởng ép đồng bào di cư vào Nam và thiếu cảnh giác nên định chủ trương thiếu cụ thể; công tác giáo vận yếu, trong lúc địch tìm mọi thủ đoạn ra sức cưởng ép, dụ dỗ đồng bào di cư thì công tác vận động, thuyết phục quần chúng của ta quá kém, kế hoạch không cụ thể. Tóm lại, khó khăn lớn nhất là vùng Thiên chúa giáo chưa ổn định, đồng bào chưa tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính phủ, cán bộ chưa thâm nhập được vào trong quần chúng. Hội nghị Tỉnh ủy cũng đề ra một số nhiệm vụ trước mắt là: Đoàn kết mọi tầng lớp quần chúng để chống lại âm mưu dụ dỗ, cưỡng ép dân vào vùng tạm đóng quân của địch; lãnh đạo quần chúng đấu tranh, buộc địch thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơ ne vơ; tổ chức lãnh đạo học tập tình hình nghiệm vụ mới, làm cho cán bộ, đảng viên tin tưởng và tạo sự nhất trí cao trong nội bộ Đảng để thực hiện thắng lợi mọi mặt công tác.
          Do kịp thời rút kinh nghiệm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình giáo dân ở làng Mỹ Hòa, Hói Tre ( Quảng Trạch) theo địch về ở đồn Thanh khê đợi ngày vào Nam đã đấu tranh kirn quyết đòi quay trở lại quê nhà. Tại làng Lý Hòa, Đồng Cao, Vạn Lộc ( Hải Trạch), Chánh Hòa, Phúc Lộc( Nam Trạch), Hoàn Lão liên tiếp trong 2 ngày 27 và 29-1954, có hàng chục cuộc đấu tranh của các gia đình ngụy binh được quần chúng hỗ trợ đã đấu tranh đòi thả chồng con, người thân về nhà. Cuộc đấu tranh đã có tác động sâu rộng đến số binh lính đang đợi ngày vào Nam, chỉ trong một ngày ở Vạn Lộc có 100 ngụy binh, Đồng Cao có 80 ngụy binh,  Chánh Hòa có 82 ngụy binh bỏ súng trở về với gia đình.
        Ngày 11-8-1954, tên lính viễn chinh Pháp cuối cùn rút khỏi khu vực Hoàn Lão, huyện Bố Trạch hoàn toàn được giãi phóng. Đón chào quê hương sạch bóng quân thù,thực hiện kế hoạch của tỉnh, ngay đêm 11-8, bộ đội đại đội 363 địa phương vô tiếp quản Hoàn Lão; cũng lúc này Ủy ban kháng chiến hành chính huyện đã tổ chức một cuộc mít tin lớn với trên 3000 người tham gia chào mừng chiến thắng và nghe phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, cũng như âm mưu của địch
         Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã để lại trên đất Bố Trạch một hậu quả hết sức nặng nề. Toàn Huyện có đến 9.426 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn, hàng ngàn mẫu ruộng đất bị bỏ hoang, chỉ tính riêng thôn Hỷ Duyệt ( xã Hải Trạch) đã có 600 mẫu ruộng hoang hóa. Toàn huyện có 2.442 con trâu, bò và 2.915 con lợn bị chúng cướp*( B/C số 36 của UBKCHC Quảng Bình giữi Văn phòng  phủ Chủ tịch ngày 19-4-1955). Toàn bộ đê ngăn mặn bị hư hỏng, hệ thống cầu cống, đường giao thông bị phá hủy. Các tệ nạn xã hội cờ bạc, rượu chè, ma chay đồng bóng…phát triển tràn lan. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp còn gây nên thiệt hại lớn về người, toàn Huyện có 1.876 người bị giết, 6.085 người bị bắt…Riêng với Đảng bộ huyện trong năm 1949 có 1.132 đảng viên thì đã có 53 đảng viên hy sinh, 293 đảng viên bị bắt. Năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, Đảng bộ Bố Trạch chỉ còn lại có 870 đảng viên. Địch họa chưa khắc phục được, thiên tai dồn dập ập đến, cuối năm 1954, hạn hán gay gắt, tháng 9 và 10 liên tiếp có ba cơ bão mạnh đổ bộ vào Quảng Bình gây nên nhiều thiệt hại lớn về người và của, hàng ngàn mét đê ngăn mặn bị phá vỡ, hàng trăm héc ta ruộng lúa bị ngập nước. Do hậu quả của chiến tranh và thiên tai đã đưa đến cuối năm 1954 đầu năm 1955 nạn đói diễn ra khắp nơi. Trước tình hình đó, ngày 21-12-1954 Tỉnh ủy đã họp quán triệt chỉ thị : Phfng chống đói của Ban Bí thư Trung ương Đảng ( ngày 3-11-1954) và ra Nghị quyết về công tác Sản xuất chống đói: “…Đẩy mạnh tương trợ, phục hồi sản xuất, chú ý giúp đỡ các gia đình hiện đang đói rét. Phát động thi đua ngắn hạn, trồng thêm hoa màu mau ăn…”* (Quyết nghị số 93/ QN-QB ngày 21-12-1954 của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Bình). Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, Chi ủy, Ban chỉ huy quân sự Huyện đội bộ đã tổ chức quán triệt trong cán bộ, đảng viên và chiến sĩ chủ trương cứu đói chủa Tỉnh ủy, đồng thời tổ chức nhiều đoàn công tác về các địa phương gặp nhiều khó khăn, cùng ăn cùng ở, cùng sinh hoạt tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết vượt qua khó khăn, trước mắt giúp đở nhau nhanh chóng tu sữa lại nhà cửa, thu dọn vườn tược, đắp đê, khơi mương, tu sữa đường giao thông, làm vệ sinh thôn xóm. Đồng thời tập trung lực lượng, mọi nổ lực đi vào sản xuất trồng các loại khoai, đậu, rau, bầu bí kịp thời chống đói. Vận động hội viên, đoàn viên và mọi người nêu cao tình làng, nghĩa đồng bào với tình cảm “ Lá lành đùm lá rách”, “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” tương trợ, giúp đỡ nhau sớm vượt qua khó khăn. Cùng với việc vận động đẩy mạnh sản xuất, cứu đói, các tổ công tác thông qua các cuộc họp dân đã phổ biến và làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng tiếp tục cũng cố lòng tin đối với Đảng, đồng thời vạch trần những âm mưu thâm độc của kẻ địch, nhờ vậy nhân dân càng nhận thức rõ hơn về kẻ thù mới của dân tộc, về tình đoàn kết Lương- Giáo, xóa đi những mặc cảm trong quá khứ cùng nhau chung ta xây dựng cuộc sống mới.
          Quán triệt đầy đủ chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời xã định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của một đội quân vùa chiến đấu vừ công tác, ngay sau khi ngùng tiếng súng, lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch đã nhanh chóng chuyển mọi hoạt động sang thời bình, cùng Đảng bộ đẩy mạnh các vận động quần chúng sớm ổn định đời sống, tăng cường khối đoàn kết toàn dân vượt qua những khó khăn của ngày đầu hòa bình để bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
         Đối với nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tê-xã hội. Ngày 7-9-1954, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết nêu rõ: “ Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế quốc dâ, then chốt là là phục hồi phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi giao thông vận tải là công tác có ý nghĩa mở đường” * ( Văn kiện lịch sử Đảng, lưu hành trong trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, H 1964, tr 14). Tiếp đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa II ) họp Hội nghị lần thứ 7 ( tháng 3-1955) và Hội nghị lần thứ 8 ( tháng 8-1955) nhận định: “ Muốn thống nhất nước nhà điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam”. Hội nghị quyết địng: “ Miền Bắc là chổ đứng của ta, bất kể trong tình huống thế nào, miền Bắc cũng phải được củng cố. Trong việc củng cố miền Bắc, công tác cải cách ruộng đất vẫ cùng là công tác trọng tâm, nhưng công tác khôi phục kinh tế là công tác trọng yếu”. về công tác lãnh đạo tư tưởng, củng cố Đảng, Hội nghị nhấn mạnh: “ Cần khắc phục hiện tượng mệt mỏi, nghỉ ngơi, hòa bình hưởng lạc, bi quan, dao động hoặc mất cảnh giác, đi đôi với tăng cường lãnh đạo tư tưởng,phải kiện toàn bộ máy các cấp ủy Đảng và nhà nước…”* ( Những sự kiện lịch sử Đảng, tập IV ( 1954-1975) nxb Thông tin lý luận H 1982, tr 30, 31).
         Sau tháng 7-1954, hòa bình lập lại trên toàn miền Bắc, nhiệm vụ lịch sử của Ủy ban kháng chiến hành chính đã kết thúc. Để đáp ứng tốt nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, thi hành quyết định của Hội đồng Chính phủ, tháng 11-1954, Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp của Huyện Bố Trạch được đổi thành Ủy ban hành chính.
         Tháng 10-1954, Tỉnh ủy Quảng Bình họp Hội nghị nghiên cứu Nghị quyết  của Bộ Chính trị ( tháng 9-1954). Hội nghị đã quyết định nhiệm vụ chung của Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta từ năm 1954 đến 1957 là: “ Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, tổ chức đời sống nhân dân, chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới thực hiện vận động triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất và khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa có kế hoạch”
         Thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy, dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, Chi ủy, chi bộ Huyện đội bộ Bố Trạch nhanh chóng triển khai quán triệt nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế trong toàn lực lượng. Chấp hành mệnh lệnh, nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ đại đội 363 bộ đội địa phương, bộ đội tiểu đoàn 229 của tỉnh và dân quân du kích là lực lượng nồng cốt, không quản nguy hiểm, dũng cảm đi đầu trong việc tháo gỡ bom, mìn hàng rào dây kẻm gai xung quanh đồn bốt địch và những nơi địch gài lại trước khi rút quân. Nhân dân các địa phương được sự hổ trợ của Bộ đôi, du kích đã huy động lực lượng san lấp hố bom, hầm hào, thu dọn dây thép gai, phế liệu chiến tranh. Với sự nổ lực của lực lượng vũ trang trong việc rà phá thu dọn bom mìn đã tạo điều kiện cho nông dân các thôn Chánh Hòa, Sao Sa ( Nam Trạch), Thọ Lộc, Đồng Cao ( Hải Trạch), thôn Phường Bún ( Trung Trạch) đã khai hoang được 18 mẫu rượng và 3 mẫu đất hoang, đào đắp nạo vét được 8 Km kênh mương. Với tinh thần “ Ba quyết tâm” không để một mảnh ruộng nào bị khô hạn, nước ứ; quyết không để một mương đập nào hư trệ, quyết không để nước mặn tràn vào ruộng. Cán bộ, chiến sĩ bộ đội, dân quân, du kích đêm, ngày lăn lộn ngoài đồng ruộng cùng nông dân đáp đê giữ nước, đào giếng, vét ao, tu bổ lại mương đập đảm bảo đưa ruộng nước vào cày, cấy theo kế hoạch. Được sự giúp đổ của ty công chánh về kỷ thuật, Ủy ban hành chính Huyện đã huy động hàng trăm cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ tranh cùng hàng trăm nông dân đào hói từ Cự Nẫm qua Hà Môn và đắp đập Hoàn Lão giữ nước. Với sự nỗ lực của quân và dân toàn Huyện, năm 1955 đã phục hồi được 1.000 mẫu ruộng hoang hóa, tăng vụ trên 200 mẫu. Trong nhiệm vụ ổn định đời sống, bộ đội, dân quân du kích đã vào rừng khai thác gỗ, tranh, tre..giúp nhân dân xã Sơn Trạch dựng lại hơn 300 ngôi nhà. Nhân dân các thôn Thuận Phú, Lý Hòa ( Hải Trạch) đã trở về quê dựng lại nhà cửa, ổn định đời sống. Các ngành nghề rèn ở Mai Hồng, dệt thao, đũi ở Đồng Cao, Cao Lao; nghề trồng mía, nấu đường đọi, đường chén..oqr Chánh Hòa; nghề làm nước mắm, đóng thuyền ở Đức Trạch, Lý Hòa từng bước được khôi phục đi vào sản xuất làm ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày và trao đổi, buôn bán góp phần đáng kể trong việc sớm ổn định đời sống. Hình ảnh anh bộ đội với chiếc ba lô hình chử nhật đựng vài bộ quần áo và chiếc ruột tượng đựng gạo đi về cùng ăn, cùng ở làm việc với dân từ việc to rà phá bom đạn, đào đất đáp đê, đào hồ chứa nước…đến việc bổ củi náu cơm, cầm chổi quét sân, đến việc căm cụi dưới bóng đèn dầu dạy trẻ tập học đánh vần ê, a..Các anh đã để lại những tình cảm tốt đẹp trong nhân dân những nơi đến đóng quân và công tác. Hình ảnh, việc làm của các anh đã nói lên bản chất của người lính Cụ Hồ, đã đưa đến cho dân chúng lòng tin tưởng đối với Đảng, Bác Hồ và quân đội nhân dân.
          Về công tác xây dựng Đảng, tháng 3-1955, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về: Tăng cường lãnh đạo tư tưởng, củng cố Đảng trong đó chỉ rõ công tác xây dựng Đảng trong lực lượng vũ trang địa phương, quy địng rõ nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa cấp ủy quân sự địa phương ( Quân khu ủy, Ban cán sự Đảng tỉnh đội xuống đến chi bộ Ban chỉ huy huyện đội và chi bộ ở đại đội bộ đội địa phương huyện) với cấp ủy cấp trên trong quân đội và cấp ủy cùng cấp ở địa phương. Xác định các chi bộ huyện đội và chi bộ đại đội bộ đội địa phương đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng tỉnh đội và huyện ủy.
       Từ một đội quân chiến đấu chuyển sang làm nhiệm vụ của đội quân công tác. Lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch đã nhanh chóng làm quen với nhiệm vụ mới. Do được học tập, quán triệt tốt các chính sách và kỷ luật trước khi vào làm nhiệm vụ tiếp quản. Chính vì vậy, các đơn vị bộ đội địa phương đến dân quân du kích khi vào tiếp quản vùng giãi phóng đã thể hiện rõ tính kỷ luật, luôn chấp hành nghiêm mệnh lệnh, nhiệm vụ được giao. Bộ đội, dân quân du kích nhanh  chóng cùng cơ sở cách mạng, chính quyền các địa phương nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng, các hoạt động phản động, chống phá cách mạng và những khó khăn trong sản xuất, đời sống, sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và địa phương; Từ đó có biện pháp đề xuất cùng chính quyền tìm cách giãi quyết nhằm sớm ổn định tình hình.
        Cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, Ban cán sự Đảng huyện đội chỉ đạo các lực lượng vũ trang cùng tham gia với Đảng bộ và nhân dân các xã Nam Trạch, Tây Trạch, Hải Trạch đón nhận hàng trăm cán bộ, bộ đội, học sinh miền Nam và hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên tập kết ra Bắc. Tại các địa phương, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tận tình giúp đỡ tạo nơi ăn, chốn ở, ruộng đất, trâu, bò, giống má, dụng cụ sản xuất thể hiện tình cảm yêu thương, đùm bộc lẫn nhau như con một nhà.
        Để chuẩn bị cho công tác bảo vệ cuộc vận động giảm tô và cải cách ruộng đất, đại đội 363 bộ đội địa phương huyện được lệnh hành quân ra xã Hướng Phương huyện Quảng Trạch để học tập đường lối nông thôn của Đảng.
        Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, từ tháng 2-1955, huyện Bố Trạch tiến hành cuộc vận động giảm tô. Giai cấp địa chủ đã bị đánh gục một bước về chính trị và kinh tế. Kết quả đó đã tạo nên một khí thế mới trong nông thôn và nông dân Bố Trạch.
          Sau khi tiến hành giảm tô thắng lợi, để tăng cường công tác quản lý nhà nước phù hợp với tình hình mới, thi hành chủ trương của Liên khu ủy IV và của Tỉnh ủy Quảng Bình về việc phân chia lại đơn vị hành chính cấp xã. Tháng 6-1955, Huyện ủy, Ủy ban hành chính huyện đã chỉ đạo công tác phân chia lajiddown vị hành chính chính mới từ 8 xã trong kháng chiến chống Pháp thành 26 xã:
           Xã Phúc Trạch thành 3 xã: Phúc Trạch, Xuân Trạch, Lâm Trạch.
           Xã Sơn Trạch thành 4 xã: Sơn Trạch, Hưng Trạch, Cự Nẫm, Liên Trạch.
           Xã Tây Trạch thành 2 xã: Tây Trạch, Đông Trạch*( năm 1967, xã Đông Trạch được đổi tên thành xã Hòa Trạch)
           Xã Nam Trạch thành 3 xã: Nam Trạch, Lý Trạch, Nhân Trạch.
           Xã Trung Trạch thành 2 xã: Trung Trạch, Đại Trạch.
           Xã Hải Trạch thành 6 xã: Hải Trạch, Đức Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch.
           Xã Bắc Trạch thành 4 xã: Bắc Trạch, Thanh Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch.
           Xã Thượng Trạch thành 2 xã: Thượng Trạch, Tân Trạch.
          Đi cùng với việc phân chia lại đơn vị hành chính mới, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể quần chúng và các ban ngành thuộc hệ thống chính quyền quả lý cũng được tổ chức, xắp xếp lại và thành lập mới. Về tổ chức Đảng, từ 8 chi bộ Đảng địa phương nay thành lập mới 25 chi bộ Đảng. về chính quyền từ 8 Ủy ban hành chính nay thành lập mới 26 Ủy ban hành chính…Riêng hệ thống xã đội từ 8 xã đội nay thành lập mới 26 xã đội đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Cấp ủy, chính quyền địa phương và của Huyện đội.
           Đối với Huyện đội, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh đội, bộ máy chỉ huy của Ban chỉ huy Huyện đội được tổ chức lại đáp ứng nhiệm vụ chỉ huy trong thời bình gồm: Huyện đội trưởng do đồng chí Mai An thay đồng chí Đạt phụ trách* ( đồng chí Mai An quê ở Thanh Hóa), đồng chí Đậu Văn Cảnh chính trị viên, đồng chí Thuyết và đồng chí Nguyễn Văn Đổng chính trị phó. Đông chí Lê Thân ( Đàm Lượng) Bí thư huyện ủy làm Trưởng Ban cán sự Đảng huyện đội. Huyện đội lúc này không tổ chức Ban chính trị và Ban quân sự, thành lập mới tổ kiểm huấn gồm có 7 người và bộ phận văn phòng, liên lạc, hậu cần. Đối với các xã, ngoài Ban chỉ huy xã đội, đồng chí Bí thư chi bộ xã phụ trách chính trị viên xã đội. Tại các thôn không vó thôn đội như trong chống Pháp. Lực lượng dân quân, du kích không tổ chức đơn vị tập trung mà căn cứ vào thực tế của mỗi địa phương mà thành lập lực lượng dân quân du kích nhưng phải đảm bảo thuận tiện cho công tác lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy Đảng và xã đội. Đối với các cơ quân cấp huyện, căn cứ vào  só lượng cán bộ, công nhân viên để thành lập lực lượng tự vệ.* ( theo bả tự thuật của đồng chí Nguyễn Văn Đổng nguyên chính trị viên Huyện đội Bố Trạch)
          
         Sau thắng lợi giảm tô, từ tháng 3 đến tháng 6-1956, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Bố Trạch tiến hành cuộc vận động cải cách ruộng đất. Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm xóa bỏ tận gốc chế độ “ Người bóc lột người”, thực hiện muc tiêu của Đảng và Bác Hồ đã đề ra “ Người cày có ruộng”. Sau khi tham gia cuộc vận động giảm tô, thực hiện chủ trương của Tỉnh đội và của Huyện ủy, lực lượng vũ trang huyện đã tích cự tham gia nhiệm vụ bảo vệ cuộc vận động cải cách ruộng đất. Trong quá trình tiến hành cải cách ruộng đất, quần chúng nhân dân được phát động tư tưởng nên tham gia đấu tranh tích cực làm cho uy thế chính trị, kinh tế của cường hào, địa chủ địa phong kiến ở địa phương bị đánh đổ hoàn toàn. Tháng 9-1956, cuộc vận động cỉa cách ruộng đất hoàn thành trong toàn huyện, đã tịch thu trên 4.500 công mẫu ruộng đất, 143 con trâu bò và 175 chum, vại và hàng trăm công cụ sản xuất đem chia cho nông dân.* ( Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch-tậpII-1954-1975, tr 28) Song trong thực tế cũng như nhiều địa phương khác, cuộc cải cách ruộng đất ở Bố Trạch đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng. Cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyện vọng ngàn đời nay của nông dân, nhưng trong quá trình chỉ đạo do không nắm chắc đường lối, mục tiêu của Đảng nên thực hiện lại rập khuôn, máy móc, tả khuynh đã dẫn đến tổ chức Đảng, chính quyền từ huyện đến các địa phương bị phân hóa, đã kích, một số cán bộ, đảng viên bị bắt giữ, bị quy sai, bị đấu tố…
         Là một trong những lực lượng quan trọng tham gia chống cưởng ép di cư, hàn gắn hậu quả chiến tranh, tham gia chống đói và cứu đói, giảm tô và cải cách ruộng đất…Báo cáo tổng quát của bộ tư lệnh liên khu ủy IV năm 1955, đánh giá sự tham gia của lực lượng vũ trang liên khu là: Trong năm, bộ đội đã tham gia chống đói và cứu đói, chống cưởng ép di cư, bảo vệ cải cách ruộng đất, hộ đê phòng lụt…Về cải cách ruộng đất, hầu hết các đại đội bảo vệ địa phương đều tham gia từng đợt, được học tập lại chính sách, xác định lập trường của mình, bảo vệ các đoàn ủy, bảo vệ nhân dân trong các cuộc đấu tranh quan trọng…đều làm tròn nhiệm vụ. Báo cáo cũng chỉ rỏ nhiệm vụ của lực lượng vũ trang Liên khu trong thời gian tới là: Mỹ và tay sai tăng cường hoạt động phá hoại, khiêu khích ở giới tuyến, tung gián điệp ra miền Bắc. Giai cấp địa chủ đã hoàn toàn bị đánh đổ, các phần tử phản động mất chổ dựa, tuy nhiên phản ứng của chúng đang khá quyết liệt…Xuất phát từ tình hình đó, Liên khu ủy chỉ thị cho các đơn vị tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch xây dựng quân đôi. Tăng cường công tác phòng thủ và củng cố quốc phòng, đồng thời giải quyết tốt một số vấn đề do chiến tranh để lại.
        Ngày 3-6-1957, thực hiện sắc lệnh số 017/SL của Chủ tịch nước, Quân khu IV được thành lập trên cơ sở từ Liên khu ủy IV. Từ đây Quân khu thực hiện chức năng quả lý nhà nước về quân sự-quốc phòng, huấn luyện bộ đội, lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng thường trực, hậu bị dân quân, tự vệ về xây dựng và tác chiến, chịu trách nhiệm mọi mặt công tác quốc phòng trong phạm vi Quân khu. Quân khu IV ra đời, Huyện đội Bố Trạch cũng như các huyện khác trong Quân khu đều đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu IV.
       Để tiến tới xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, ngay sau khi hoàn thành các nhiệm vụ chống cưởng ép di cư, bảo vệ giảm tô và cải cách ruộng đất, tiểu đoàn 229 của tỉnh được lệnh hành quân ra Nghi Lộc ( Nghệ An) cũng cố lực lượng và cùng các tiểu đoàn bạn thành lập Trung đoàn 359 trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu. Các đại đội 361, đại đội 362, đại đội 363, đại đội 365, trung đội 367 và đại đội 300 do Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy làm nhiệm vụ cơ động. ở  các Huyện đội chỉ nắm lực lượng dân quân du kích.
        Để đảm bảo cho việc bảo vệ vững chắc địa bàn, Bộ tư lệnh Quân khu và Tỉnh đội Quảng Bình đã tổ chức, kiện toàn lại lực lượng và xây dựng phương án phòng thủ trên hai tuyến phòng thủ biên giới núi và biển. Trên tuyến phòng thủ biển ở Bố Trạch do tiểu đoàn 501 bộ đội Tỉnh quản lý có đài quan sát ở Lý Hòa, ngoài ra có hai đồn biên phòng ở Thanh Khê và Lý Hòa. Tháng 7-1957, tiểu đoàn 25 trực thuộc Tỉnh đội Quảng Bình được thành lập, lực lượng bảo vệ địa bàn toàn tỉnh được tăng cường.
       Để bảo vệ vững chắc tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Bộ Quốc phòng và Bộ tư lệnh Quân khu IV đã quyết định đưa sư đoàn 325 vào Quảng Bình, tại Bố Trạch có trung đoàn 95 về đóng quân và làm nhiệm vụ cơ động.
       Theo hiệp định Giơ ne vơ về Việt Nam, giữa năm 1956 sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất Tổ quốc. Nhưng đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ ne vơ, biến vĩ tuyến 17 thành ranh giới chia cắt lâu dài đất nước ta. Đối với miền Nam, chúng thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Đối với miền Bắc, chúng dùng các thủ đoạn tiếp tay, móc nối với bọn phản động nằm vùng do thực dân Pháp cài lại để chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta và tiến tới có thơi cơ mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra cả nước ta. Lúc này ở huyện Lệ Thủy có “ Đảng cù xuân” một tổ chức phản động do Pháp nuôi dưỡng từ năm 1949, nay được Mỹ và bọn tay sai Sài Gòn cùng bọn phản động ở Lào tiếp sức đã ngóc đầu dây chống phá ta. ở phía Bắc cóa “ Đảng Việt Hưng” một tổ chức phản động được thành lập tại chòm Vòng, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch đang ráo riết mở rộng tổ chức và tăng cường các hoạt động.Với tinh thần cảnh giác cách mạng cao độ, chúng ta đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động của hai tổ chức phản động và nhiều hoạt động phá hoại khác của địch ngay trong trứng nước, bảo vệ tốt an ninh và cuộc sống của nhân dân.
        Giữa lúc quân và dân tỉnh ta ra sức thi đua lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế thì ngày 16-6-1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm Quảng Bình. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Quảng Bình cùng với Vĩnh linh ở tuyến đầu miền Bắc, tiếp giáp với miền Nam. Mọi việc làm tốt hay xấu của các cô, các chú ở đây đều có ảnh hưởng nhất định đến cách mạng miền Nam, đều có ý nghĩa đối việc bảo vệ miền Bắc. Nếu kẻ địch có hành động liều lĩnh gì thì Quảng Bình, Vĩnh Linh phải đương đầu với chúng trước hết và phải đánh thắng chúng trước hết”.* ( Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình-tập II – 1954-1975, tr 34) Bác còn căn dặn cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang phải nhận rõ vị trí quan trọng của tỉnh mà mài sắc cảnh giác, tăng cường đoàn kết, ra sức học tập quân sự, chính trị, rèn luyện đạ đức phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, tích cực tham gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng quân đội lớn mạnh về mọi mặt để hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó trong bất kỳ tình huống nào.
         Những lời căn dăn, chỉ bảo ân cần của Bác chính là phướng hành động của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch.
         Song song với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng ta rất chú trọng đến việc tăng cường quốc phòng, xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Nhận rõ vị trí của một tỉnh tuyến đầu của miền Bắc, Tỉnh ủy Quảng Bình đã sớm xác định nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh là tập trung xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện.
         Căn cứ vào kế hoạch của Tỉnh đội, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ban cán sự Đảng huyện đội Bố Trạch đã tổ chức quán triệt, học tập trong Đảng và toàn lực lượng nắm vững những quan điểm xây dựng quân đội nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng quốc phòng toàn dân trong tình hình mới. Đồng thời làm rõ nhiệm vụ của lực lượng vũ trang huyện trong thế trận chung của cả tỉnh trong thời bình cũng như khi chiến tranh xảy ra. Trước mắt phải tập trung học tập chính trị, huấn luyện quân sự, tham gia lao động sản xuất và không ngừng đề cao cảnh giác cách mạng đối phó thắng lợi với âm mưu khiêu khích gây chiến của địch trên các tuyến biên giới, chống mọi hoạt động người nhái, biệt kích, gây bạo loạn, giữ vững an ninh trong huyện.
         Năm 1958, năm thứ tư thực hiện kế hoạch xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng sau kháng chiến chống Pháp. Tháng 3-1958, Tổng quân ủy tổ chức Hội nghị cấp cao toàn quân để bàn và quyết định chủ trương, biện pháp đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội đến năm 1960. Chủ tịch Hồ chí Minh đến thăm và biểu dương sự tiến bộ của toàn quân. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị, Người chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt của quân đội ta là: “ Một là, chúng ta phải xây dựng quân đội ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu để gìn giữ hòa bình, bảo vệ đất nước, bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Hai là, tích cực tham gia sản xuất để góp phần xây dựng kinh tế, xây dựng và củng cố hậu phương…Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó thì phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội. Phải tăng cường giáo dục chính trị để nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho toàn quân. Phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ và kỷ luật.”* (Tổ chức sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội nhân dân Việt Nam, tập II, tr 82, 83)
       Sau Hội nghị cán bộ cấp cao trong quân đội, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch được nâng một bước, công tác Đảng, công tác chính trị được quan tâm hơn. Hoạt động học tập, nghiên cứu đường lối cách mạng, đường lối quân sự, các chủ trương, nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng quân đội, xây dựng lực lương vũ trang địa phương của Đảng được chú trọng. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ gắn với việc nâng cao chất lượng huấn luyện và xây dựng lực lượng vũ trang huyện được xem là nhiệm vụ trung tâm trong mọi hoạt động của cơ quan quân sự huyện, của xã đội và các đơn vị bộ đội địa phương, dân quân du kích.
       Sau khi căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế-xã hội. Để thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng ( thàn 11-1958) về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 3 năm ( 1958-1960). Ngày 26-12-1958, Khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bố Trạch khóa năm 1959.  Đại hội đã tập trung đánh giá tình hình của huyện từ sau Đại hội lần thứ IV ( 1951) trong đó dánh giá tình hình sau sử sai cải cách ruộng đất. Căn cứ vào các chủ trương của Đảng, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ:…Đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, thực hiện phong trào hợp tác hoa, đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể…Nâng cao cảnh giác cách mạng, giữ vững an ninh trật tự, trị an nông thôn. Sẵ sàng chiến đấu tốt bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tăng cường bồi dưỡng về lý luận cách mạng, phẩm chất đạo đức cộng sản cho đảng viên…”.
          Sau Đại hội Đảng bộ huyện, thực hiện sự chỉ đạo và kế hoạch của Huyện ủy, Ban cán sự Đảng Huyện đội đã triễn khai Đại hội chi bộ cơ sở và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị chỉnh huấn trong Đảng và trong toàn lực lượng vũ trang huyện. Đợt chỉnh huấn tập trung học tập, thảo luận nội dung “ Hai con đường” ai thắng ai giữa con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau chỉnh huấn, sức mạnh chiến đấu của tổ chức Đảng trong Huyện đội, đại đội 363, các xã đội và lực lượng dân quân du kích được tăng cường, nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và chiến sĩ được đề cao.
           Nhằm đáp ứng nhiệm vụ phòng thủ và giữ vững hai tuyến biên giới miền núi và bờ biển, hải đảo, tháng 3-1959, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng và Thủ tướng chính phủ, tỉnh Quảng Bình thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang trên cơ sở lục lượng bộ đội địa phương và bộ đội Biên phòng.
         Tại Bố Trạch, tháng 3-1959, chấp hành chỉ thị của Bộ tư lệnh công an nhân dân vũ trang và của Tỉnh ủy, đồn Công an nhân dân vũ trang Thanh khê có phiên hiệu 94 đóng tại xã Thanh Trạch và đồn Công an nhân dân vũ trang Lý Hòa có phiên hiệu 96 đóng tại xã Hải Trạch được thành lập; mỗi đồn được biên chế từ 20 đến 25 cán bộ và chiến sĩ. Để đáp ứng về quân số cho việc thành lập các đồn Công an nhân dân vũ trang trên địa bàn, đại đội 363 bộ đội huyện đã chuyển phần lớn cán bộ, chiến sĩ sang tham gia vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang, số còn lại không đáp ứng về sức khỏe và yêu cầu phục vụ lâu dài trong quân đội được cho chuyển ngành, phục viên về địa phương làm lực lượng hậu bị. Như vậy đến đầu năm 1959, đại đội 363 bộ đội địa phương huyện hoàn thành nhiệm vụ và được giãi thể. Lực lượng vũ trang Bố Trạch lúc này chỉ có Huyện đội bộ, gồm có đồng chí huyện đội trưởng, đồng chí chính trị viên, 7 đồng chí Kiểm huấn và bộ phận văn phòng, liên lạc, hậu cần. Ở xã, có xã đội và lực lượng dân quân du kích. Về lực lượng, Huyện đội có một tiểu đoàn dự nhiệm. Ở địa phương, lực lượng dân quân, du kích và tự vệ được biên chế thành tiểu đội, trung đội, đại đội. Hàng năm lực lượng dự nhiệm, dân quân du kích và tự vệ đều được huấn luyện quân sự, học tập chính trị các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước. Các đồn Công an nhân dân vũ trang đứng chân trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân du kích các xã vùng biển làm nhiệm vụ tuần tra bỏa vệ tuyến biên giới biển và hải phận, góp phần bảo vệ vững chắc tình hình an ninh nội địa trên địa bàn.
         Tại miền Nam, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm do Mỹ chỉ huy đã thực hiện luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại cán bộ, đồng bào ta những ai chúng nghi là cộng sản và đi theo cộng sản. Không thể cam chịu cảnh Mỹ-Diệm tàn sát, đồng bào miền Nam buộc phải đứng lên tự vũ trang đấu tranh để cứu nước, cứu mình. Đáp ứng kịp thời yêu cầu của cách mạng miền Nam, Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa II) đã họp Hội nghị lần thứ 15 và ra Nghị quyết xã định: Mâu thuẩn chủ yếu của miền Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta, nhân dân ta ở miền Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm…cho nên ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác để giãi phóng khỏi xiềng xích nô lệ. Sau khi có Nghị quyết 15, phong trào cách mạng miền Nam có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
          Để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của cách mạng miền Nam, ngày 6-5-1959, Tổng quân ủy và Bộ quốc phòng mở Hội nghị liên tịch tại Quân khu IV. Hội nghị tập trung phân tích đánh giá tình hình cách mạng miền Nam, tình hình Quân khu trong đó chỉ rõ: Nước ta đang ở vào hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, khó khăn; kẻ địch vừa tàn bạo, vùa có lực lượng quân sự rất mạnh so với lực lượng của ta. Bởi vậy, trách nhiệm của cấp ủy và chỉ huy các đơn vị là phải giáo dục và động viên lực lượng vũ trang, lấy lực lượng vũ trang làm nồng cốt để khơi dậy sức mạnh vô địch và lòng yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu quật cường vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc của quần chúng nhân dân; xây dựng quyết tâm chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng.
          Ngay sau Hội nghị Tổng quân ủy, hạ tuần tháng 5-1959, thi hành chỉ thị của Tỉnh ủy và của Huyện ủy Bố Trạch về tổ chức lực lượng dân quân du kích tham gia cùng các lực lượng bộ đội, dân quân du kich các huyện mở tuyến đường 16 giao thông vận tải từ Thạch Bàn ( Lệ Thủy) vào làng Ho. Ban cán sự Đảng huyện đội Bố Trạch đã xây dựng kế hoạch, phương án huy động lực lượng lớn dân quân du kích các địa phương làm nhiệm vụ mở đường vận tải chiến lược. Theo nhiệm vụ được giao, huyện Bố Trạch đã điều động 100 dân công tham gia cùng gần 3000 dân công các huyện và
 bộ đội sư đoàn 325 mở đường. Sau gần 3 tháng thi công, tuyến đường đã hoàn thành đúng kế hoạch đã định để ngày 5 tết canh tý (1960) 200 dân công huyện Lệ Thủy đã vận chuyển thắng lợi chuyến hàng đầu tiên tại khe Bang mở đường cho những chuyến vận tải hàng, vũ khí…vào chiến trường suốt cả cược kháng chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
        Tháng 7-1959, Đứng trước yêu cầu cung cấp vũ khí cho các chiến trường Nam Trung bộ và Nam bộ, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập tiểu đoàn 603 vận tải thủy manh mật danh “ Tập đoàn đánh cá sông Gianh” gồm 107 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Lưu Đức phụ trách tiểu đoàn trưởng, Hồ Văn Xá chính trị viên tiểu đoàn. Tiểu đoàn 603 đóng quân tại thôn Thanh Khê xã Thanh Trạch, chuẩn bị cho kế hoạch cho việc mở tuyến vận tải vào chiền trường miền Nam. Cuối năm 1960, tiểu đoàn 603 “ Tập đoàn đánh cá sông Gianh” thực hiện chuyến vận tải chở vũ khí đầu tiên vào chiến trường miền Nam, khi đến địa phận tỉnh Quảng Trị thì gặp bão, chuyến đi không thực hiện được đúng theo kế hoạch.* ( sau chuyến đi không thành công của tiểu đoàn 603, đầu năm 1961, Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hướng tuyến và địa địa điểm ra Đồ Sơn, Hải Phòng).
         Để đáp ứng yêu cầu công tác Đảng, Chính trị trong tình hình mới, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ban cán sự Đảng huyện đội Bố Trạch đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang huyện sát với tình hình thực tế yêu cầu nhiệm vụ. Trong điều kiện lực lượng vũ trang huyện được xấp xếp lại về mặt tổ chức, bộ đội địa phương cụ thể đại đội 363 giãi thể chỉ còn lại lực lượng dân quân du kích-tự vệ và bộ khung Ban chỉ huy Huyện đội. Do đó, công tác Đảng, công tác chính trị được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiển là phối hợp với cấp ủy địa phương, cơ quan tập trung tổ chức cho dân quân du kích và tự vệ học tập về thình hình nhiệm vụ của dân quân, tự vệ trong tình hình mới, tổ chức sinh hoạt chính trị chỉnh huấn trong đội ngũ đảng viên, sinh hoạt tư tưởng trong toàn lực lượng về nội dung “ Hai con đường” bước đầu nâng cao nhận thức chính trị trong cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ chính trị, những tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc, mệt mỏi, nghĩ ngơi, xã hơi, công thần, địa vị không thấy hết trách nhiệm đối với phong trào, đối với sự nghiệp cách mạng đã dần được khắc phục. Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nhận thức sâu sắc hơn về đường lối cách mạng của Đảng, nêu cao được vai trò, trách nhiệm trước nhiệm vụ chính trị được giao. Đối với với lực lượng “ Hậu bị”, Ban cán sự Đảng Huyện đội và các Ban chỉ huy xã đội đã có nhiều biện pháp tham mưu cho Huyện và các địa phương tổ chức nhiều cuộc họp, cuộc gặp mặt các quân nhân phục viên tuyên truyền, động viên các chủ trương, chính sách của Đảng , nhà nước đối với quân nhân phục viên, tạo điều kiện cho mọi người yên tâm nhận nhiệm vụ tham gia quân hậu bị tại chổ và sẳn sàng nhận nhiệm vụ trở lại phục vụ trong quân đội.
          Để tiếp tục củng cố và phát triển lực lượng dân quân du kích-tự vệ trong toàn tỉnh, ngày 20-71959, Ban cán sự Đảng-Ban chỉ huy tỉnh đội tổ chức Đại hội thi đua khen thưởng dân quân-tự vệ toàn tỉnh. Đại hội đánh giá phong trào thi đua: Trong kháng chiến chống Pháp, tòa tỉnh đã thực hiện khẩu hiệu “ Mỗi người dân là một người lính, mỗi làng là một pháo đài. Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng”. Cự Nẫm oai hùng trở thành lá cờ đầu trong chiến đấu của Bình-Trị-Thiên, Cảnh dương, Hiển Lộc, Hưng Đạo là những làng chiến đấu điển hình, tiêu biểu cho tinh thần thi đua giết giặc giữ làng. Bên cạnh bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đã chiến đấu hàng trăm trận,diệt hàng ngàn tên địch, thu hàng trăm tấn vũ khí, quân trang, quân dụng. có thể tự hào rằng trong kháng chiến chống Pháp, Quảng Bình đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, đóng góp những thành tích lớn lao vào thắng lợi vĩ đại chung của dân tộc.
            Sau ngày hòa bình, bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, trong phong trào sản xuất, trên 70% dân quân đã gương mẫu vào tổ đổi công và hợp tác xã, đồng thời ra sức bảo vệ sản xuất, kiến thiết nông thôn và thành thị. Trong phong trào huấn luyện quân sự, dân quân đã nêu cao tinh thần đoàn kết, trương trợ lẫn nhau, học xạ kích đảm bảo yêu cầu 100%. Với những thành tích đạt được, các cấp đã tiến hành bình bầu được 400 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 57 chiến sĩ thi đua cấp huyện và 7 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, có tác dụng rất tốt trong vịc khuyến khích phong trào thi đua xây dựng dân quân-tự vệ tỉnh nhà.
             Sau Hội nghị thi đua khen thưởng dân quân –tự vệ, ngày 10-12-1959, Ban cán sự Đảng- Ban chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác chính trị, công tác xây dựng lực lượng hậu bị và dân quân-tự vệ năm 1959. Hội nghị đánh giá: Đối với nhiệm vụ giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, đã tập trung lãnh đạo thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự. các cấp từ tỉnh đến xã đã tiến hành mở hội nghị để nghiên cứu chủ trương và đặt kế hoạch lãnh đạo nhân dân thực hiện, đồng thời tổ chức học tập giáo dục cho dân quân, thanh niên, quân nhân phục viên và tuyên truyền rộng rãi cho toàn dân. Về lãnh đạo học tập chính trị và huấn luyện quân sự, các cấp đã tổ chức cho cho dân quân-tự vệ học tập “ Ba nhiệm vụ của dân quâ-tự vệ”, “ Sáu nghĩa vụ quân sự của quân nhân dự bị” và tiến hành tổ chức biên chế lực lượng dân quân toàn tỉnh. Công tác xây dựng lực lượng hậu bị luôn đực các cấp ủy Đảng các địa phương quan tâm làm tốt công tác tư tưởng, làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ sau khi phục viên trở về địa phương đều có được những nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiêm và nhiệm vụ của lực lượng hậu bị.
         Qua hai năm đầu cãi tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ quân và dân huyện Bố Trạch đã giành được nhiều thắng lợi hết sức to lớn trên tất cả các mặt trận chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng. Qua đó lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Bố Trạch trước nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới. Đối với Cấp ủy, chi bộ Đảng trong lực lượng vũ trang huyện đã thể hiện được vai trò tham mưu và vai trò lãnh đạo, chỉ huy, biết nắm bắt kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, của Quân khu, tỉnh ủy, tỉnh đội và của huyện ủy vận dụng cụ thể vào thực tiển hoạt động, công tác để chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang huyện tham gia tích cực vào các phong trào thi đua lao động sản xuất khôi phục, phát triển kinh tế của địa phương và xây dựng lực lượng mạnh cả về chính trị, tư tưởng và lực lượng đáp ứng nhiệm vụ quân sự đặt ra trên địa bàn.

           II-  TẬP TRUNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG, XÂY DỰNG THẾ TRẬN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU.
           Bước vào năm 1960, tình hình kinh tế-xã hội trên miền Bắc ngày càng đi vào ổn địng và phát triển, tiềm lực quân sự và quốc phòng được tăng cường, tạo điều kiện cần thiết để xây dựng và nâng cao chất lượng quân đội về mọi mặt. Ở miền Nam, nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng đã vượt qua thời kỳ đen tối, khó khăn nhất đã tạo được thế và lực ban đầu để đẩy mạnh đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đưa cách mạng miền Nam tiến lên mạnh mẽ.
          Để tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình mới của cách mạng, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về tổ chức Đảng ở các quân khu, tỉnh đội và quy định mối quan hệ giữa các cấp ủy Đảng trong quân đội với cấp ủy Đảng địa phương. Theo chỉ thị của Ban Bí thư quy định: Đảng ủy Quân khu ( Quân khu ủy) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Quân ủy, quan hệ giữa quân khu ủy và Khu ủy là quan hệ ngang và phối hợp công tác. Ở tỉnh đội, tổ chức Đảng đặt dưới sự lãnh đạo của Quân khu ủy và Tỉnh ủy. oqr huyện đội, tổ chức Đảng đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và Tỉnh đội…Hệ thống tổ chức Đảng, hệ thống lãnh đạo,
chỉ huy từ khu ủy, Tỉnh ủy, Huyện ủy đến chi bộ Đảng cơ sở được tổ chức thống nhất từ Khu ủy đến cơ sở, khẳng vai trò lãnh trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với quân đội và  lực lượng vũ trang. Hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị ở các đơn vị vũ trang tập trung đã hình thành. Đại đội bộ đội địa phương có chính trị viên, trung đội bộ đội địa phương huyện có chi bộ Đảng. Công tác Đảng, công tác chính trị, vai trò lãnh đạo của Cấp ủy, công tác chỉ huy trong các cơ quan quân sự, đơn vị chiến đấu đều được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của cấp ủy Đảng cấp trên.
          Trước nhiệm vụ của Quân khu tuyến đầu miền Bắc, Quân khu ủy xác định rõ nhiệm vụ năm 1960 là: “ Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của Đảng, tiếp tục quán triệt đường lối nhiệm vụ cách mạng. tăng cường giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng, nâng cáo cảnh giác xã hội chủ nghĩa và nhiệt tình cách mạng, chống tư tưởng cá nhân và quan điểm tư sản, nâng cao cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, đẩy mạnh chính quy hóa, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơ sở vật chất, động viên tinh thần học tập khoa học, kỷ thuật, nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, chiến sỹ…Tập trung lãnh đạo công tác huấn luyện, kiên quyết chấp hành chế độ bồi dưỡng cán bộ. ra sức củng cố và phát triển lực lượng hậu bị, nghiên cứu giãi quyết vấn đề sản xuất, làm cho các đơn vị, các ngành đều tiến bộ theo tinh thần “ Chuyển biến mạnh mẽ, toàn bộ, toàn diện” để góp phần cùng toàn dân hàn thành kế hoạch nhà nước, kết thúc thắng lợi kế hoạch dài hạn, xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tạo điều kiện cho kế hoạch tiếp theo.
         Thực hiện sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh đội, Ban cán sự Đảng huyện đội Bố Trạch đã tổ chức học tập và quán triệt trong toàn lực lượng vũ trang Huyện hiểu rõ tình hình và nắm chắc nhiệm vụ, vượt qua khó khăn, tổ chức học tập chính trị, tổ chức huấn luyện và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ. Chú trọng xây dựng lực lượng và đảm bảo tốt công tác hậu cần phục vụ kịp thời các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế phải thực hiện đúng đường lối của Đảng là xây dựng kinh tế gắn với quốc phòng, quốc phòng gắn với kinh tế.
          Trên đà thắng lợi sau hơn hai năm thực hiện nhiệm vụ cãi tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế-xã hội ( 1958-1960).Để đánh giá lại những thắng lợi đã giành được và chuẩn bị cho kế hoạch những năm tới. Thực hiện chỉ thị và hướng dẫn của Tỉnh ủy và của Ban cán sự Đảng tỉnh đội Quảng Bình về việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III.
         Đầu tháng 5-1960, thực hiện chỉ thị của Đảng ủy Quân khu và hướng dẩn của Ban cán sự Đảng tỉnh đội và của Huyện ủy, Đại hội Chi bộ cơ quan Huyện đội Bố Trạch được tổ chức, dự Đại hội có 8 đồng chí đảng viên. Đây là lần đầu tiên Đại hội Chi bộ cơ quan quân sự huyện được tổ chức đúng theo hướng dẫn của Trung ương. Đại hội đã đánh giá tình hình: Trong điều kiện lực lượng vũ trang huyện thu hẹp về biên chế, quân số, không còn đại đội bộ đội địa phương nhưng được sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự chỉ đạo của Tỉnh đội, Ban cán sự Đảng huyện đội bám sát nhiệm vụ chính trị, đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ huy đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên giao. Căn cứ vào nhiệm vụ, quân số và đối tượng quản lý là lực lượng dân quân du kích và tự vệ nên đã cụ thể hóa nhiệm vụ trên giao để từng bước tổ chức, củng cố, kiện toàn, phát triển cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang địa phương đáp ứng nhiệm vụ đặt ra. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý và từng bước xây dựng lực lượng hậu bị trở thành lực lượng nồng cốt, nguồn bổ sung cho quân đội và lực lượng vũ trang địa phương. Công tác Đảng, công tác chính trị được chú trọng, vai trò lãnh đạo của Ban cán sự Đảng, của chi bộ Đảng cơ quan huyện đội được tăng cường đã thể hiện được nhiệm vụ tham mưu và lãnh đạo, chỉ huy về nhiệm vụ quân sự địa phương. Do đó, đã xây dựng lực lượng vũ trang Bố Trạch ngày càng vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trên giao. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Tăng cường củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng hậu bị đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, trong đó tập trung xây dựng lực lượng dân quân du kích, tự vệ trở thành lực lượng nồng cốt trong công tác bảo vệ thôn xóm và sẵn sàng chiến đấu chống mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch. Tăng cường công tác giáo dục chính tri, tư tưởng nhằn nâng cao nhận thức chính trị về Đảng, Bác Hồ, về đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại hội bầu chi ủy gồm có hai đồng chí: đồng chí Nguyễn Dành bí thư chi bộ; đồng chí Dương Trọng Linh chi ủy viên* ( Quyết nghị chuẩn y Ban chi ủy Chi bộ Huyện đội Bố Trạch-số 135 QN/QB, ngày 25-5-1960-TM/ Thường vụ Tỉnh ủy -  Đã ký-Cổ Kim Thành)
           Ngày 14 đến ngày 18-6-1960, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bố Trạch nhiệm kỳ 1960-1961 khai mạc. Đại hội đánh giá tình hình nhiệm kỳ qua và khẳng định: “ Đảng bộ, quan và dân Bố Trạch đã vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế, hoàn thành thắng lợi cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa nạn mù chử…thực hiện tốt kế hoạch nhà nước năm 1958, từ đó đến nay, chúng ta liên tiếp thu được nhiều thắng lợi mới về các mặt nhất là việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1959 và mấy tháng đầu năm 1960…Đối với công tác quốc phòng, công tác tuyển quân thực hiện tốt, đảm bảo yêu cầu, toàn huyện hoàn thành tốt hai đợt tuyển quân với số lượng 280 người. Việc nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho lưc lượng dân quân đực chú ý đúng mức. Dân quân tại các vùng biển, vùng núi tăng cường công tác tuần tra bảo vệ trị an. Lực lượng công an trong các xã được kiện toàn, đa số đội ngũ cán bộ công an xã đều được tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ và phát động được phong trào bảo vệ trị an trong nhân dân…”. Đại hội đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quooasc phòng an ninh và xây dựng Đảng trong đó nhiệm vụ quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: Kết hợp mở rộng và củng cố hậu phương, củng cố quốc phòng, không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, củng cố mặt trận dân tộc thống nhất dựa trên cơ sở công nông liên minh..
         Để tăng cường xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận, sẵn sàng chiến đấu chống mội âm mưu phá hoại của kẻ địch, bảo vệ vững chắc địa bàn. Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, quốc phòng gắn với kinh tế, trong các năm 1956-1957-1959, trên vùng đất phía Tây huyện Bố Trạch theo quyết định của Bộ Nông trường, nông trường quốc doanh Phú Quý được thành lập gồm các gia đình cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết và một só cán bộ, bộ đội phục viên người Quảng Bình. Năm 1957, sư đoàn 325 cử 100 cán bộ, chiến sĩ về Sen Bàng chuẩn bị cơ sở vật chất để năm 1958, hơn 500 cán bộ chiến sĩ và một số cán bộ, chiến sĩ người địa phương về thành lập nông trường quân đội-Sen Bàng. Tháng 1-1961, thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng, Nông trường Quân đội-Sen Bàng làm lễ “ Hạ sao” và trở thành Nông trường quốc doanh Sen Bàng. Đầu năm 1961, Chính phủ quyết định sát nhập nông trường Phú Quý và nông trường Sen Bàng thành Nông trường Việt-Trung* ( năm 1960, nông trường Sen Bàng được Trung Quốc viện trợ một số loại giống cây trồng và kỷ thuật trồng trọt nên được đổi thành nông trường Việt – Trung) Trong quá trình xây dựng các Nông trường Phú Quý và Sen Bàng, được sự chỉ đạo của Tỉnh đội và sự giúp đở của Tỉnh đội và Huyện đội Bố Trạch, lực lượng cán bộ chiến sĩ, công nhân, bộ đội phục viên được tổ chức thành các đại đội sản xuất. Trong từng đơn vị sản xuất đều có lực lượng tự vệ được biên chế thành trung đội tự vệ; toàn Nông trường thành một tiểu đoàn, đồng chí Giám đốc trực tiếp phụ trách tiểu đòan trưởng, đồng chí Bí thư Đảng
ủy làm chính trị viên. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân Nông trường ngoài nhiệm vụ lao động sản xuất còn có nhiệm vụ tuần tra bảo vệ Nông trường và sẵn sàng phối hợp với bộ đội, dân quân du kích trong vùng chiến đấu chống các hoạt động phá hoại của bọn phản động và biệt kích
         Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, để chuẩn bị lực lượng và thế trận  cho cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ và chi viện cho chiến trường miền Nam. Đầu năm 1960, Bộ giao thông vận tải quyết định chuyển bến phà II gần cửa sông Gianh lên phía thượng lưu gần 4 km, nằm giữa địa phận xã Quảng Thuận ở phía Bắc và giữa địa phận hai xã Hạ Trạch và Bắc Trạch ở phía Nam. Trong kế hoạch 3 năm ( 1958-1960) khôi phục và phát triển kinh tế-văn hóa, xã hội, để tạo cơ sở hạ tầng kỷ thuật phục vụ vân tải biển, phát triển nghề cá đồng thời chuẩn bị một bến cảng đầu cầu chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Đầu năm 1960, Bộ giao thông vận tải quyết định cho Ty giao thông vận tải Quảng Bình xây dựng cảng dân dụng tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch và cũng trong thời gian này, Xí nghiệp đánh cá sông Gianh được thành lập, đây là xí nghiệp đánh cá quốc doanh, được trang bị tàu sắt loại 50 tấn đầu tiên của tỉnh ta, cán bộ, thủy thủ trên các tàu đều là tự vệ, được trang bị vũ khí có nhiệm vụ làm đầu tàu phát triển nghề cá, đồng thời có nhiệm vụ cùng xã viên các Hợp tác xã nghề cá bám biển đánh bắt hải sản và bảo vệ vùng biển xa của tỉnh. Tại các xã vùng biển Thanh Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch ngoài việc thành lập các hợp tác xã nghề cá; tại các xã Hải Trạch, thanh Trạch đã thành lập các hợp tác xã vận tải biển Hồng Hải ( Hải Trạch) và Thanh Bình ( Thanh Trạch) với hàng chục Ghe bầu có trọng tải từ 50-100 tấn có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa từ các tỉnh phía Bắc về Quảng Bình-Vĩnh Linh phục vụ đời sống, sản xuất và chuẩn bị các chân hàng cho cuộc chiến đấu sắp tới. Song song cùng công tác chuẩn bị lực lượng và thế trận ở vùng biển, trên tuyến phía Tây, cuối năm 1959 đầu năm 1960, huyện đã điều động hàng trăm dân công tham gia cùng các lực lượng dân công của tỉnh và của Quân khu mở tuyến đường 15 A, sau này là một trong những tuyến đường quan trọng trong hệ thống đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
         Sau 6 năm tiến hành công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế-văn hóa xã hội. Để khẳng định và định hướng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam, ngày 5-9-1960, Đại hội Đại biểu Đảng lao động Việt Nam lần thứ III khai mạc tại Hà Nội. Trong lời khai mạc, đồng chí Hồ Chí Minh, Chủ tịch Đảng nêu rõ: “ Đại hội lần thứ II là Đại hội kháng chiến, Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà…”. Báo cáo chính trị của Đại hội xác định rõ nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam là: “ Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà…”
         Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1960-1965), cùng với toàn Đảng bộ và nhân dân toàn huyện, lực lượng vũ trang Bố Trạch, nhất là lực lượng dân quân du kích đã đi đầu tham gia vào phong trào hợp tác hóa, phong trào thi đua “ Tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong” diễn ra sôi nỗi trong các địa phương, mỡ ra những nhân tố mới, phong trào thi đua mới trong lao động, sản xuất. Đến cuối năm 1960, chất lượng các hợp tác xã đạt khá và trung bình là 50%, quy mô các hợp tác xã có từ 42 đến 115 xã viên, phù hợp với trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Cùng với việc phát triễn các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã mua bán, tín dụng được xây dựng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.
          Trãi qua hơn 6 năm vừa hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khôi phục, phát triễn kinh tế, cán bộ, đảng viên và chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch đã có những đóng góp nhất định cùng Đảng bộ, nhân dân toàn huyện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; Bước đầu xây dựng được những cơ sở, nền móng vật chất cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương.
          Trứơc yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho một Tỉnh tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Để giã quyết những vấn đề cấp bách mà cách mạng đặt ra, ngày 9-3-1961, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã cụ thể hóa những chủ trương, đường lối của Đảng nhất là nhiệm vụ, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất mà cụ thể là nhiệm vụ năm 1961 của tỉnh là: “Đi đôi với phát triển kinh tế, phải ra sức củng cố quốc phòng”. Như vậy, nhiệm vụ xây dựng hậu phương, chi viện cho tiền tuyến ngày càng nặng nề, Quảng Bình đã và đang trở thành địa bàn quan trọng của cách mạng cả nước. Xác định được vị trí chiến lược quan trọng đó, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương càng thấy rõ hơn vị trí, trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân đối với nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
          Nằm trong chiến lược quân sự chung của tỉnh, nay đứng trước yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra đối với lực lượng vũ trang Bố Trạch, Chi bộ Đảng, Ban chỉ huy Huyện đội được sự chỉ đạo của Huyện ủy và sự giúp đở Tỉnh đội, tiếp tục hoàn thiện phương án phòng thủ và đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn huyện. Huyện đội đã thành lập các tổ công tác và điều động cán bộ xuống nghiên cứu thực địa xây dựng phương án hình thành các cụm làng xã chiến đấu trong đó tập trung cũng cố, hoàn thiện cụm chiến đấu Phúc Trạch-Lâm Trạch-Xuân Trạch và tổ chức báo động kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu ở xã Sơn Trạch. Đi đôi với việc nghiên cứu xây dựng các cụm lãng xã chiến đấu, Ban chỉ huy Huyện đội hướng dẫn các xã đội nhất là tuyến biển vận động nhân dân hiến kế, hiến công chế tạo các loại vũ khí tự tạo bằng các loại vật liệu sẵn có tại chổ như làm các loại chông bằng sắt, tre, hàng trăm ngọn giáo, mác, đại đao, mã tấu..trang bị cho dân quân và các tổ tuần tra do nhân dân tự lập.
           Để chuẩn bị lực lượng cơ động làm nồng cốt cho cuộc chiến đấu lâu dài chống chống đế quốc Mỹ xâm lược. Thực hiện kế hoạch và được sự chỉ đạo cuả Tỉnh đội, đầu năm 1961, Ban chỉ huy Huyện đội Bố Trạch đã tổ chức tuyển quân thành lập hai đại đội: Đại đội 364 chốt ở xã Sơn Trạch và đại đội 48 chốt ở núi Bung.
          Trong lúc nhân dân miền Bắc đang thực hiện nhiệm vụ của năm đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì ở miền Nam, Mỹ-Diệm cấu kết với bọ phản động được chúng cài lại ở miền Bắc tìm mọi cách để phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
        Đúng như nhận định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 2-6-1961, đế quốc Mỹ cho máy bay thả biệt kích nhảy dù xuống vung núi phía tây thôn Cây Lim thuộc xã Lâm Trạch nhằm mục đích móc nối với bọn phản động trong đồng bào công giáo ở địa phương để nắm bắt và trinh sát tình hình bố phòng của ta, tổ chức gây dựng cơ sở, chờ thời cơ nổi dậy phá hoại. Phát hiện được bọn biệt kích nhảy dù xuống địa phương, đồng chí Bí thư chi bộ xã đã cử 3 dân quân đi theo 3 hướng: Vào Troóc, điện báo cho tỉnh và huyện; báo cáo xã đội và tin cho dân quân xã Phúc Trạch phối hợp đánh địch; đồng thời báo động dân quân Lâm Trạch chia thành nhiều mũi bao vây địch chờ lệnh của trên. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Tỉnh đội, Ty Công an Quảng Bình và của Huyện ủy Bố Trạch, lực lượng huy động tham gia bao vây, truy lùng địch gồm một trung đội Công an nhân dân vũ trang, một đại đội của sư đoàn 325 và 25 trinh sát phối hợp cùng Công an nhân dân vũ trang Bố Trạch và dân quân du kích hai xã Lâm Trạch và Phúc Trạch hình thành lực lượng bao vây địch ở hai cao điểm 368 và 100. Vòng ngoài Công an nhân dân vũ trang Bố Trạch bao vây chốt chặn các ngã đường đi về các vùng lân cận Troóc, Gia Hưng, Bùng…Sau 4 ngày đêm mưu trí, dũng cảm, vượt núi, băng rừng mai phục, truy lùng vào lúc 15 giờ ngày 10-6-1961, bọn biệt kích lọt vào trận địa mai phục và bị quân, dân ta tóm gọn, bắt sống 3 tên có bí số ECO1, ECO2, ECO3, thu 3 dù, 3 súng ngắn, 3 tiểu liên, 3 dài truyền tin vô tuyến điện, 7 số mật mã, một máy vô tuyến để liên lạc với máy bay, 1 tập bản đồ, 3 ống nhòm, 3 giấy thông hành giả, 2.500 đồng tiền ngân hàng Việt Nam và một số thư, ảnh gữi cho cha sứ nhà thờ Tam Tang và bọn phản động nội địa.*( Theo hồ sơ các vụ án-lưu trử tại Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Bình). Đây là toán biệt kích của Mỹ-Diệm nhảy dù xuống Quảng Bình và là toán thứ hai ra miền Bắc, đã bị quân và dân ta tóm gọn.
           Đây là trận chiến đấu thắng lợi đầu tiên của lực lượng vũ trang Bố trạch có sự chi viện của lực lượng vũ trang tỉnh và bộ đội chủ lực sư đoàn 325 chống gián điệp, biệt kích Mỹ-Diệm nhảy dù bằng đường không. Thắng lợi này làm cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, tin tưởng vào khả năng chiến đấu, đập tan âm mưu tung gián điệp, biệt kích ra phá hoại miền Bắc của Mỹ-Diệm. Qua đây, ý thức nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu của quân và dân càng được tăng cường. Vụ biệt kích ở thôn Cây Lim đã đưa lại nhiều bài học bổ ích đó là: Phải thương xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động, sáng tạo trong đánh địch; công tác phối hợp giữa các lực lượng vũ trang, giữa lực lượng vũ trang với quần chúng nhân dân; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy và vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng có như vậy chúng ta mới có đủ khả năng đánh bại các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của địch trong việc chống phá sự nghiệp cách mạng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
           Trước âm mưu, thủ đoạn chống phá miền Bắc của Mỹ-Diệm nhất là sau vụ biệt kích ở thôn Cây Lim xã Lâm Trạch, ngày 22-6-1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 20CT/TW nêu rỏ: “ Yêu cầu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần đánh giá
 đúng âm mưu thâm độc của kẻ địch, nêu cao hơn nữa tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm vững tình hình địch, bố trí lực lượng sẵn sàng chiến đấu, kịp thời trấn áp mọi hành động phá hoại hiện hành, chủ động và nhanh chóng tiêu diệt kẻ địch, nhằm phá tan âm mưu tung gián điệp, biệt kích của Mỹ-Diệm phá hoại miền Bắc nước ta.”* ( Những sự kiện lịch sử Đảng-tập 4, NXB thông tin lý luận, H 1982, tr 158)
        Sau vụ biệt kích nhảy dù xướng thôn Cây Lim bị ta bắt gọn, trong các đêm 21 đến 23 và đêm 25 -7-1961, máy bay địchnhiều lần bay vào không phận miền Bắc để trinh sát.Ở nội địa tại các xã Vạn Trạch, Nam Trạch và Nhân Trạch xuất hiện nhiều người lạ mặt. Với tinh thần cảnh giác cách mạng cao độ, quần chúng đã kịp thời phát hiền báo cho chính quyền có kế hoạch bố trí lực lượng theo giỏi và có phương án đối phó kịp thời.
         Căn cứ vào chỉ thị 20 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và từ thực tế kinh nghiệm vụ biệt kích ở thôn Cây Lim. Được sự chỉ đạo của Huyện ủy Chi bộ, Ban chỉ huy Huyện đội Bố Trạch đã triển khai học tập trong toàn lực lượng vũ trang huyện về nọi dung chỉ thị 20 và bài học rút ra từ vụ biệt kích ở thôn Cay Lim. Đồng thời tập trung củng cố, tổ chức lại lực lượng đảm bảo tính cơ động cao, tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh phương án chiến đấu, tăng cường công tác tuần tra, phát hiện kịp thời các hoạt động lạ diễn ra trên địa bàn quản lý, có phương án đối phó, trấn áp kịp thời. Trong nhân dân phong trào chống gián điệp, biệt kích được phát động sâu rộng được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Công tác phối hợp chiến đấu giữa bộ đội, Công an nhân dân vũ trang, cong an nhân dân, dân quân du kích được xây dựng và triển khai thực hiện. Hoạt động tuần tra, canh gác ở hai tuyến biên giới và những vùng xung yếu được tăng cường. Các đồn biên phòng Thanh Khê và Lý Hòa lập các đài quan sát và tăng cường công tác kiểm tra bờ biển, cửa lạch, theo giỏi thuyền, bè lạ xuất hiện trong vùng, đồng thời phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, vân động quần chúng nêu cao ting thần cảnh giác cách mạng, tham gia tích cực các phong trào bảo vệ trị an thôn xóm.
         Để quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, thực hiện chỉ thị của Tỉnh đội, Huyện đội Bố Trạch đã cử một cán bộ chuyên trách nhiệm vụ theo dõi công tác tổ chức, công tác quản lý lực lượng dự bị động viên. Cuối năm 1961, được sự giúp đở của Tỉnh đội, Huyện đội Bố trạch đã  liên tục mở nhiều lớp tập huấn tại thôn Sao Sa xã Nam Trạch về nhiệm vụ quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của huyện và các xã.
         Tháng 8-1961, Tỉnh ủy Quảng Bình họp Hội nghị mở rộng gồm các đồng chí tỉnh ủy viên, đại biểu các ngành, các đoàn thể cấp tỉnh, Bí thư các huyện ủy, thị ủy, các đồng chí phụ trách quân sự các cấp để nghiên cứu nghị quyết của Quân ủy Trung ương về cuộc vận động xây dựng quân đội lên chính quy, hiện đại. Sau Hội nghi, thực hiện kế hoạch của Huyện ủy và của Ban cán sự Đảng tỉnh đội; Ban cán sự Đảng huyện đội Bố Trạch đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn, chương trình học tập về các đơn vị và xã đội  đã tổ chức triễn khai quán triệt, học tập đến tận các chi bộ Đảng cơ sở, các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đợt học tập lần này đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là lực lượng đoàn viên, thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang huyện hiểu và nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, có trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có tính kỷ luật nghiêm minh, có trình độ khoa học kỷ thuật, có trình độ tác chiến, chiến đấu cao đảm bảo sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn thâm độc của kẻ địch và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao cho.
         Sau đợt quán triệt học tập Nghị quyết Quân ủy, thực hiện kế hoạch của Ban chỉ huy Tỉnh đội về: Thực tập động viên thực binh quân dự bị. Qua kinh nghiệm của huyện Quảng Trạch, Ban chỉ huy Huyện đội Bố Trạch đã xây dựng kế hoạch, phương án chiến đấu và tổ chức huy động quân đúng theo chỉ lệnh của tỉnh. Đây là lần đầu tiên tổ chức thực tập động viên thực binh, tuy có những lúng túng, thiếu sót trong công tác lãnh đạo, chỉ huy, trong hiệp đòng chiến đấu giữa các lực lượng, các địa phương đơn vị, nhưng cơ bản đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra là đảm bảo được quân số điêu động, tinh thần và trình độ sẵn sàng chiến đấu, thời gian tập hợp quân, kỷ luật trong quá trình thực binh đảm bảo.
          Thực hiện kế hoạch cuả Huyện ủy ngày 2-10-1961 về việc tổ chức đại hội Đảng cơ sở tiến tới đại hội huyện Đảng bộ.  Đầu tháng 11-1961, Chi bộ Huyện đội tiến hành đại hội, Đại hội đã nghiêm túc đánh giá tình hình ưu, khuyết điểm trong nghiệm kỳ. về công tác xây dựng Đảng, Đại hội chỉ rõ một số cán bộ, đảng viên chưa nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, còn có biểu hiện nặng nề trong thực hiện nhiệm vụ, đoàn kết nội bộ một chiều, chưa xác định rõ trách nhiệm trước nhiệm vụ và phong trào. Đại hội đề ra Nghị quyết trong đó chỉ rõ: Tăng cường công tác tư tưởng, công tác chính trị nâng cao nhận thức về nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới. Đẩy mạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đập tan các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ địch bảo vệ vững chắc địa bàn. Đại hội bầu Ban chấp hành chi bộ gồm 5 đồng chí: Nguyễn Dành, Nguyễn Đỗng, Dương Trọng Linh, Lê Mỹ, Nguyễn Văn Giai, đồng chí Nguyễn Dành được bầu làm Bí thư chi bộ.
         Cuối năm 1961 đầu năm 1962, từ kết quả đạt được của phong trào “ Học tập,tiến kịp và vượt Đại Phong” và phong trào thi đua “ Ba nhất”, Ban cán sự Đảng và Ban chỉ huy Huyện đội Bố Trạch tiếp tục chỉ đạo các đơn vị và xã đội các địa phương tiếp tục đẩy mạnh phong trào, đồng thời vận động toàn lực lượng nhất là dân quân du kích hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động thi đua “ Phấn đấu trở thành trai, gái Đại Phong” do Trung ương Đoàn phát động. Phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ trong các từng lớp đoàn viên thanh niên, đã làm dấy lên một không khí thi đua lao động sản xuất sôi nởi, rộng khắp. Mọi người hăng hái ra đồng làm việc, tìm tòi, sáng tạo áp dụng các tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất. Qua phong trào thi đua, toàn huyện Bố Trạch có 269 đoàn viên, thanh niên đạt cấp kiện tướng trong đó có nhiều đoàn viên, thanh niên là dân quân du kích. Lực lượng dân quân du kích là lực lượng xung kích, gương mẫu đi đầu phong trào, qua thực tế lao động sản xuất, lực lượng dân quân du kích thực sự là lực lượng tin cậy của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
          Sau thành công của Đại hội Đảng cấp cơ sở, ngày 2-1-1962, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Bố Trạch nhiệm kỳ 1962 khai mạc. Đại hội đánh giá lại tình hình nhiệm kỳ 1961 và đề ra nhiệm vụ chung trong đó nêu rõ nhiệm vụ quốc phòng an ninh là: “..Tăng cường củng cố quốc phòng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ vững trật tự trị an nông thôn và sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi âm mưu phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai” * (Lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch-tập 2-1954-1975 tr 100) .
      Thực hiện Nghi quyết Đại hội Đảng bộ về công tác phát triển kinh tế gắn với quốc phòng. Ngày 11-2-1962, Ban chấp hành Đảng bộ huyện họp Hội nghị chuyên đề về phát triên kinh tế và công tác quốc phòng, an ninh, để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy kịp thời, sát thực tế, Hội nghị đã phân định toàn địa bàn huyện thành 6 khu vực phát triển kinh tế-xã hội gắn với khu vực phòng thủ quốc phòng, an ninh đó là:
-         Khu vực I: có các xã Thanh Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch.
-         Khu vực II: có các xã Liên Trạch, Cự Nẫm, Hưng Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch, Lâm Trạch và Xuân Trạch.
-         Khu vực III: có các xãTrung Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Đồng Trạch, Phú Trạch.
-         Khu vực IV: có các xã Nhân Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch và các thôn Thanh Hải, Thanh Xuân thuộc xã Thanh Trạch ( các xã miền biển)
-         Khu vực V: có các xã Đại Trạch, Nam Trạch, Lý Trạch, Đông Trạch vàTâyTrạch
-         Khu vực VI: có các xã Tân Trạch và Thượng Trạch.
         Sau thất bại trong vụ dùng máy bay thả biệt kích xuống vùng núi xã Lâm Trạch, Mỹ-Diệm thay đổi thủ đoạn tung biệt kích, người nhái ra miền Bắc bằng đường biển để tập kích, phá hoại các mục tiêu kinh tế, quốc phòng của ta ở ven biển va nhằm gây khó khăn và tác động về tâm lý, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất của ngư dân trên biển.
        Để đối phó kịp thời trước các âm mưu, thủ đoạn mới của kẻ địch, theo kế hoạch tác chiến của Bộ Tư lệnh cong an nhân dân vũ trang, các đồn công an nhân dân vũ trang Thanh Khê và Lý Hòa phối hợp cùng lực lượng dân quân du kích các xã ven biển, bộ đội Hải quân ở Khe Nước, bộ đội trung đoàn 95 của sư đoàn 325 đóng quân trên địa bàn triển khai trực chiến đấu theo kế hoạch “ 24 giờ bảo vệ biên giới”. Các xã biển Thanh Trạch, Hải Trạch, Đức Trạch, Nhân Trạch cùng các đồn công an nhân dân vũ trang đã có nhiều cuộc họp bàn bạc xây dựng các phương án tác chiến, triển khai lực lượng tuần tra, tuần tiểu dọc bờ biển bảo vệ các mục tiêu, trọng điểm. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước các âm mưu, thủ đoạn phá hoại của Mỹ -Diệm và phát động phong trào “ Phòng gian bảo mật” trong nhân dân.
         Để kịp thời chỉ đạo mọi hoạt động phòng thủ, bảo vệ tốt các mục tiêu, tháng 5-1962, lực lượng dân quân du kích và nhân dân xã Thanh Trạch đã phối hợp với bộ đội, công an nhân dân vũ trang của tỉnh và đồn Thanh Khê dựng thành công cột điện thoại vượt sông Gianh cao 22 mét và kéo dây điện thoại vượt sông thắng lợi, nối thông liên lạc giữa các đồn biên phòng ven biển Quảng Bình từ đồn Roòn vào đến đồng Cửa Thôn xã Ngư Thủy.
           Để tăng cường lực lượng và sự phối hợp chiến đấu chặt chẽ trong các lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện, Ban chỉ huy huyện đội Bố Trạch đã cử nhiều đoàn công tác đi cùng cán bộ tham mưu của Tỉnh đội về các xã Nhân Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch kiện toàn lại lực lượng dân quân du kích, xây dựng phương án chiến đấu, triển khai trận địa và tổ chức tuần tra ven biển. Các đồn công an nhân dân vũ trang Thanh Khê và Lý Hòa phối hợp cùng các xã đội, Ban công an xã ven biển tập trung rà soát các đối tượng nghi vấn trong diện quản lý, có biện pháp tập trung giáo dục, cải tạo ngăn chặn sự ngốc đầu dậy của các phần tử xấu. Cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng cùng các Đảng bộ, các tổ chức quần chúng và lực lượng dân quân du kích đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện các âm mưu phá hoại của kẻ địch.
           Sau thất bại của bọn “ Biệt hải” đêm 14-6-1962 do Mỹ-Diệm tung vào bờ biển xã Ngư Thủy ( Lệ Thủy). Đêm 30-6-1962, Mỹ-Diệm tung một toán 16 tên biệt kích “ người nhái” đột nhập vào quân cảng Hải quân sông Gianh, định gài mìn phá tàu Hải quân của ta, nhằm tạo tiếng nổ làm cho quần chúng hoang mang, dao động. Với tinh thần cảnh giác cao độ, bộ đội Hải quân trong lúc tuần tra bảo vệ đã kịp thời phát hiện các hoạt động của địch và báo động. Theo phương án hiệp đồng tác chiến, bộ đội Hải quân, đồn công an nhân dân vũ trang Thanh Khê, Ngư trường đánh cá sông Gianh và dân quân các xã Thanh Trạch và Quảng Văn, Quảng Phúc, Quảng Thuận ( Quảng Trạch) đã triển khai lực lượng vây bắt. Sau một hồi vây ráp, ta bắt sống 3 tên, số còn lại hoảng hốt lên xuồng cao su chạy ra biển hòng lên tàu của chúng đội sẳn để trốn thoát. Phát hiện địch chạy trốn, tàu Hải quân ta truy đuổi và bắt sống toàn bộ bọn biệt kích “ người nhái”. Chiến công trên thể hiện tinh thần cảnh giác cao độ, ý chí chiến đấu dũng cảm và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của ác lực lượng chiến đấu đã kịp thời trừng trị đích đáng hoạt động phá hoại của địch*( Vụ biệt kích “người nhái” đột nhập vào sông Gianh ngày 30-6-1962, đã được tòa án quân sự xét xử công khai tại thị xã Đồng Hới vào cuối năm 1962). Tuy nhiên, qua trận hiệp đồng chiến đấu này cũng bộc lộ một số thiếu sót trong việc chỉ huy hiệp đồng chiến đấu, xây dựng và bố trí lực lượng, chỉ đạo tác chiến bảo vệ địa bàn. Những thiếu sót này đã được Tỉnh ủy cùng các cơ quan hữu trách nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm và rà soát lại các phương án chiến đấu, công tác bố phòng, tổ chức thực hiện. Đồng thời đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu, Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang nghiên cứu kiện toàn tổ chức, bbos trí các lực lượng phù hợp với tình hình và đặc điểm của tuyến ven biển Quảng Bình.
        Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phòng chống bọn phản cách mạng, bảo vệ vững chắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở tỉnh ta. Tháng 5-1962, Thường vụ Tỉnh ủy họp Hội nghị và ra Nghị quyết 06 về “ tăng cường đấu tranh chống bọ phản cách mạng”. Nghị quyết chỉ rỏ: “ Các cơ quan đơn vị, bộ phận đảm trách những nhiệm vụ quan trọng phải đảm bảo nội bộ thuần khiết và được bảo vệ một cách nghiêm mật; Bảo đảm làm cho tình hình trật tư, trị an ở các địa bàn quan trọng về quốc phòng, về kinh tế, chính trị phải được ổn định thực sự… cần nắm vững đường lối, chính sách, phương châm trong trấn áp bọn phản cách mạng “ Kiên quyết và thận trọng” nâng cao cảnh giác không để lọt một kẻ địch, đề phòng lệch lạc không được làm oan một người ngay…”Hội nghị phát động phong trào thi đua “ Vận động bảo vệ trị an” với thôn Yên Phong xã Quảng Phúc.
    Cùng với nhiệm vụ phòng chống sự phá hoại của kẻ địch và phong trào thi đua lao động sản xuất thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội mà Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ năm 1962 đề ra. Được sự chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy và Tỉnh đội, công tác Đảng, công tác chính trị và xây dựng lực lượng vũ trang địa phương được Ban cán sự Đảng, Ban chỉ huy huyện đội Bố trạch hết sức quan tâm. Trong năm 1962, công tác tuyển quân toàn huyện đã tiển đưa 185 đoàn viên thanh niên lên đường nhập ngũ, hoàn thành chỉ tiêu trên giao. Lực lượng dân quân, tự vệ được tổ chức rộng khắp trong các cơ quan, xí nghiệp, lâm trường, nông trường và các địa phương. Với số lượng dân quân I – Lực lượng sẵn sàng cơ động chiến đấu có 114 người, dân quân II-dự bị có 118 người, trong số này coa 50% được trang bị vũ khí; Ngoài ra còn có một lực lượng bộ đội phục viên, dân quân du kích từng tham gia trong kháng chiến chống Pháp được quản lý chặt chẽ, đưa vào lực lượng dự bị sẵn sàng chấp hành lệnh tổng động viên khi cần thiết. Lực lượng dân quân , tự vệ được biên chế thành tiểu đội, trung đội, đại đội đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng. Lực lượng dân quân các xã vùng biển được trang bị các lợi vũ khí cá nhân thông thường và các loại súng không giật DKZ, súng 12 ly 7 đánh quân đổ bộ đường biển và đường không. Ban chỉ huy Huyện đội liên tục mở các lớp huấn luyện cho 238 cán bộ xã đội, đại đội, trung đội, tiểu đội dân quân, tự vệ; Đồng thời cử cán bộ chính trị, quân sự về các địa phương phối hợp cùng xã đội xây dựng phương án chiến đấu, tổ chức học tập chính trị và huấn luyện quân sự cho dân quân, tự vệ. Lực lượng dân quân các xã phối hợp cùng các đồn biên phòng, bộ đội triển khai công tác hiệp đồng chiến đấu, tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ trật tự, trị an và an toàn xã hội. Hai đại đội bộ đội địa phương của huyện: Đại đội 364 chốt ở Sơn Trạch và đại đội 48 chốt ở núi  Hòn Bung luôn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ tốt các mục tiêu.
         Trong phong trào thi đua học tập“ Ba nhất”, học tập “ Yên Phong” lực lượng vũ trang huyện được Tỉnh đội công nhận đơn vị có phong trào dẫn đầu toàn tỉnh, được nhận cờ “ Ba nhất”. Lực lượng dân quân các xã Đồng Trạch, Nhân Trạch được công nhận đơn vị tiên tiến, xã Hải Trạch được tặng cờ “ Yên Phong” có phong trào bảo vệ trị an nông thôn.
        Được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Huyện ủy và của Tỉnh đội, Ban cán sự Đảng, Ban chỉ huy huyện đội đã có sự chuyển hướng kịp thời trong nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang địa phương sát đúng với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu nên trình độ nhận thức chính trị, quân sự của lực lượng vũ trang huyện được nâng lên một bước rõ rệt, đủ sức đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu khi có tình huống xảy ra.
          Từ năm 1961 cùng với lực lượng vũ trang cả tỉnh, lực lượng vũ trang huyện Bố Trạch chuyển sang một thời kỳ mới đó là: Lấy nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương làm nhiệm vụ trọng tâm. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đòi hỏi phải làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị, phải tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, của chi bộ và của mỗi một cá nhân đảng viên. Trước những yêu cầu mới đó, Ban chấp hành chi bộ huyện đội đã bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, của Quân khu ủy, của Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng tỉnh đội và của Huyện ủy vận dụng sáng tạo vào thực tế để xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm thực hiện tốt công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang địa phương. Đó là tiếp tục củng cố kết quả đợt sinh hoạt chính trị mùa xuân năm 1961; triễn khai đợt sinh hoạt chỉnh huấn trong Đảng mùa xuân năm 1962; cải tiến công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng ( 3-1962), phát động cuộc vân động xây dựng chi bộ và Đảng bộ “ 4 tốt” (  6-1962) bao gồm: Lãnh đạo tốt sản xuất, lãnh đạo tốt việc chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước, quan tâm đến đời sống của quần chúng; làm tốt công tác vận động quần chúng; làm tốt công tác củng cố và phát triển Đảng. Tổ chức học tập tài liệu “ Tình hình và nhiệm vụ” do cục chính trị Quân khu soạn thảo và tài liệu “ Tình hình khẩn trương và nhiệm vụ cấp bách trước mắt của dân quân-tự vệ” do tỉnh đội biên soạn, đặc biệt là việc học tập tài liệu “ Chiến tranh nhân dân và vai trò nhiệm vụ của dân quân-tự vệ”. Qua những đợt sinh hoạt chính trị trên đây đã nâng cao nhận thức chính trị của cấp ủy và đảng viên về đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với sự nghiệp cách mạng giãi phóng dân tộc, thống nhất đất nước ở miền Nam. Vì sao phải đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa và đẩy mạnh sản xuất.. chống ảnh hưởng của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, tiếp tục xóa bỏ tàn tích tư tưởng phong kiến, xây dựng ý thức làm chủ nước nhà và tinh thần làm chủ xã hội chủ nghĩa; các quan điểm đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư...Vì sao phải xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại; xây dựng lực lượng vũ trang vũng mạnh toàn diện...Bên cạnh việc tổ chức học tập, quán triệt các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của nhà nước, đường lối xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang nhằm nâng cao nhận thức chính trị, củng cố tư tưởng; Chi ủy chi bộ Đảng Huyện đội còn cử nhiều cán bộ, đảng viên đi học tại trường Đảng tỉnh, cử 274 cán bộ công an, quân sự địa phương đi tập huấn các chương trình do Tỉnh đội và Công an tỉnh tổ chức. Trong công tác xây dựng Đảng đã chú ý lấy xây dựng chính trị làm gốc, tư tưởng dẫn đầu, gắn công tác xây dựng đảng với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh. Luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đề cao đấu tranh tự phê bình và phê bình trong Đảng để nâng cao phẩm chất chính trị của tổ chức Đảng và đảng viên, chống lại các tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tiêu cực, lạc hậu làm cho tổ chức Đảng và đảng viên ngày càng tiến bộ.
       Thắng lợi trong công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang huyện  khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp ủy, của chi bộ đã làm tốt công tác tham mưu cũng như công tác lãnh đạo, chỉ huy và sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chi bộ, Ban chỉ huy Huyện đội với cấp ủy các địa phương, đơn vị để làm tốt công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang địa phương.
           Bước vào năm 1963, năm bản lề của kế hoạch 5 năm lầ thứ nhất. Để đẩy manh phát triển kinh tế toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc  tiến tới hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị và chủ trương của Tỉnh ủy về việc triển khai cuộc vận động cải tiến công tác quản lý hợp tác xã, cải tiến kỷ thuật trong nông nghiệp, Ban chấp hành Đảng bộ huyện trong phiên họp ngày 16-3-1962 đã quyết định triễn khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các hợp tác xã. Cuộc vận động đã có tác động sâu sắc trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội. Nó làm dấy lên một không khí thi đua cải tiến công tác quản lý, cải tiến kỷ thuật. Trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp được củng cố thêm một bước; quy mô nhiều hợp tác xã được mỡ rộng và chuyển lên bậc cao, công tác quản lý hợp tác xã được cải tiến, việc xây dựng cơ sở vật chất, kỷ thuật cho các hợp tác xã được mở rộng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng có nhiều tiến bộ. Năm 1963, toàn huyện có 20 hợp tác xã, 45 đội sản xuất đạt danh hiệu tiên tiến, được Ủy ban hành chính tỉnh tặng Bằng khen và 36 cán bộ, xã viên đạt danh hiệu “ Chiến sỹ thi đua”
          Đi đôi với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, công tác an ninh quốc phòng cũng được cấp ủy, chi bộ, Ban chỉ huy quân sự huyện đội hết sức quan tâm. Lực lượng dân quân-tự vệ được tổ chức rộng khắp, mỗi xã có một đại đội, mỗi hợp tác xã có một trung đội…ngoài ra các địa phương còn thành lập các đội “ Dân phòng” gồm những xã viên không ở trong lực lượng dân quân, làm nhiệm vụ phối hợp cùng dân quân tuần tra, bảo vệ an ninh thôn xóm, phát hiện kẻ lạ mặt, tham gia chế tạo những vũ khí tự tạo rèn dao, mác lào, đại đao, mã tấu, làm bàn chông, đào hầm xây trận địa chiến đấu. Đối với lực lượng dân quân , tự vệ song song cùng với việc tập trung lao động sản xuất còn tập trung hoàn thành các đợt sinh hoạt chính trị, huấn luyện quân sự nâng cao trình độ kỷ thuật, chiến thuật chiến đấu. Công tác tuyển quân cũng được chú ý, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên lên đường nhập ngũ, trong năm đã tiễn đưa được 400 thanh niên lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Công tác quản lý, xây dựng lực lượng quân dự bị đi vào nề nếp, số người đăng ký quân dự bị trên 800 người. Công tác bảo vệ trị an nông thôn được đẩy mạnh, các từng lớp nhân dân tích cự tham gia vào phong trào bảo vệ trị an thôn xóm. Ý thức cảnh giác cách mạng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người dân. Chính có sự tập trung chỉ đạo của Huyện ủy, sự phối hợp giữa huyện đội và các ban, ngành, địa phương và ý thức tự giác cao của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân  trong công tác quốc phòng, an ninh nên chúng ta đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả làm thất bại các hoạt động chống đối, phá hoại của kẻ địch, bảo vệ tốt an ninh nông thôn và các mụ tiêu kinh tế-xã hội, quốc phòng trên địa bàn.
         Để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, tạo đà hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất, từ ngày 15 đến 17-1963, Đại hội Đảng bộ Bố Trạch được tổ chức. Đại hội đánh giá tình hình nhiệm kỳ 1962, trong đó khẳng định: Nhân dân ta đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn và đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng..phong trào hợp tác hóa trong toàn huyện tiếp tục được củng cố và phát triển, lực lượng sản xuất mới được hình thành, quan hệ sản xuất mới được xác lập..Đại hội đề ra nhiệm vụ mục tiêu, nhiệm vụ cho hai năm 1964 và 1965 là: Tăng cường công tác quốc phòng, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu đập tan các âm mưu, thủ đoạn của địch..về công tác xây dựng Đảng phải chú ý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác tổ chức và cán bộ đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.
            Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, của mỗi cán bộ, đảng viên nhằm tập trung mọi nỗ lực hoàn thành các mục tiêu kinh tế-xã hôi..Thực hiện chủ trương của Huyện ủy, chi ủy, chi bộ Đảng huyện đội đã phát động trong toàn lực lượng vũ trang địa phương cuộc vận động “ Ba xây, ba chống”. Cuộc vận động đã làm dây lên một phong trào thi đua sôi nỗi, đưa đến một sự chuyển biến rõ rệt về tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật tác phong làm việc, sinh hoạt trong mỗi cán bộ, đảng viên và chiến sĩ. Bằng nhiều hình thức, các đơn vị, cá nhân đã tổ chức nhiều cuộc sinh hoạt tập thể, hội thao kỷ thuật, hội thi “ Sáng kiến hay, tay nghề giỏi” nhằn phát động phong trào phát huy sáng kiến và từ đó có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hay ra đời phục vụ tốt cho công tác học tập, huấn luyện đạt kết quả cao. Ngư trường đánh cá sông Gianh có phong trào “ đội thuyền kiện tướng” tất cả cho 1.250 tấn cá. Tự vệ nông trường co su Việt-Trung có sáng kiến ghép cây cao su đạt tỷ lệ sống 100%, được chuyên gia nước ngoài đánh giá cao. Trên các công trường 105 và 106 thi công tuyến đường 15a qua Bố Trạch có sáng kiến làm việc hai ngày “Ngày nắng và ngày mưa” để
đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành việc thông tuyến, thông đường. Tự vệ trong khối cơ quan hành chính có sáng kiến “ Giảm văn phòng, đông cơ sở” tất cả cán bộ làm công tác quản lý, công tác tham mưu đều có chương trình, lịch làm việc đi về cơ sở cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với công nhân, nông dân.
         Việc tổ chức các phong trào thi đua đã góp phần động viên cán bộ, đảng viên và chiến sĩ thi đua lao động sản xuất và làm tốt nhiệm vụ bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương, góp phần bảo vệ miền Bắc, sẵn sàng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đúng như Hồ Chủ tịch đánh giá: “ Đây là cuộc vận động to lớn, một cuộc vận động cách mạng. Nó đưa lại một cuộc chuyển biến sâu sắc về tư tưởng và tổ chức, về chính trị và kinh tế, Cuộc vân động nâng cao kết quả tốt sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc thành công và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà thắng lợi” * ( Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị phổ biến nghị quyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng về cuộc vận động “ Ba xây, ba chống”, báp Nhân dân ra ngày 4-8-1963)
          Giữa lúc nhân dân miền Bắc hăng hái thi dua lao động sản xuất thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì ở miền Nam đồng bào ta đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ và tay sai. Trước nguy cơ sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn. Đế quốc Mỹ một mặt tăng cường chiến tranh xâm lược miền Nam, mặt khác tăng cường các hoạt động tung gián điệp, biệt kích ra phá hoaị miền Bắc thực hiện mưu đồ mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước Việt Nam.Huyện Bố Trạch là một trong những địa bàn chiến lược của tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa vì vậy đế quốc Mỹ và tay sai thường xuyên tăng cường các hoạt động trinh sát, phá hoại.
            Ngày 17-3-1964, tàu chiến Mỹ chở một toán biệt kích người nhái đổ bộ lên bờ biển Khe Nước ở bắc đèo Lý Hòa, âm mưu đánh sập cầu Khe nước trên đường quốc lộ 1a. Trong đêm tuần tra bộ đội đồn công an nhân dân vũ trang Thanh Khê và dân quân xóm Lim xã Thanh Trạch phát hiền và đã nhanh chóng triển khai lực lượng chiến đấu, diệt tại chổ 2 tên biệt kích trong tốp đi đầu. Toán còn lại chuẩn bị cập bờ, phát hiện bị ta bao vây đã quay thuyền cao su tháo chạy ra biển đến bờ biển Quang Phú xã Lộc Ninh. Dân quân Quang phú phat hiện đã bao vây tóm gọn. Trận chến đấu này ta hy sing hai đồng chí: nữ dân quân Nguyễn Thị Vững và binh nhất Trương công Thìn chiến sĩ đồn công an nhân dân vũ trang Thanh Khê. Tiếp đó vào lúc 20 giờ ngày 22-3-1964, Mỹ-ngụy lại cho tàu chiến tung một toán biệt kích người nhái gồm 4 tên xâm nhập vào cảng Gianh định gài mìn phá tàu Hải quân của ta, để gây tiếng vang trên miền Bắc. Phát hiện thấy hoạt động của địch, Ban chỉ huy công an nhân dân vũ trang Quảng Bình báo đông cho các đồng công an vũ trang Nhật Lệ, Lý Hòa, Thanh Khê và dân quân các xã vê biển trong vùng và bộ đội Hải quân trung đoàn 19 ở Khe Nước triển khai lực lượng chiến đấu đã bắt sồng 3 tên, tên còn lại hoảng hốt chạy ra biển hòng thoát thân nhưng bị sóng biển nhấn chìm chết đưối.
        Trước những âm mưu phá hoại điên cuồng của đế quốc Mỹ và tay sai ra miền Bắc nước ta. Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt để biểu thị quyết tâm cách mạng của toàn thể dân tộc Việt nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giãi phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm đánh mỹ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta: “ Nếu chúng liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ bị thất bại thảm hại”. Người kêu gọi: “ Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”.
          Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy Bố Trạch, chi ủy,chi bộ Đảng huyện đội đã xây dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn và phối hợp với cấp ủy các đơn vị và địa phương tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn lực lượng học tập lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động phong trào thi đua “ Mỗi người làm việc bằng hai”
          Mở đầu phong trào thi đua “ Mỗi người làm việc bằng hai” là cuộc vận động các gia đình đi khai hoang lập khu kinh tế mới mở rộng diện tích canh tác, giản dân và bố trí lại thế trận quốc phòng, an ninh. Tháng 6-1964, hàng trăm hộ gia đình với hàng ngàn lao động trong đó có nhiều lao đông nằm trong lực lượng dân quân của các xã Nhân Trạch, Hải Trạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Mỹ Trạch đã ly hương lên các vùng kinh tế mới ở Nhân Hồng (Nam Trạch), Sơn Lộc ( Phú Trạch), Sen Bàng, Truông Chứa ( xã Đông Trạch), Mỹ Sơn ( Cự Nẫm) và Khe Sắn..Ngoài hàng ngàn héc ta đất khai hoang, phục hóa trong những năm 1962 và 1963, năm 1964 tại các vùng kinh tế mới, lực lượng dân quân cùng các gia đình đi kinh tế mới đã khai hoang được 182 hec ta ruông đất đưa vào khai thác.
         Phong trào “ Mỗi người làm việc bằng hai” thực sự trở thành một cao trào cách mạng và nó ăn sâu vào ý thức của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Trong mỗi suy nghĩ và việc làm của mọi người đều luôn có ý thức không chỉ mình nghĩ, mình làm cho mình mà còn nghĩ và làm cho đồng bào miền Nam ruột thịt.
        Trước tình hình ngày càng gia tăng các hoạt động của Mỹ và tay sai trong việc tung  gián điệp, biệt kích ra phá hoại miền Bắc. Ngày 26-6-1964, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị số 81 CT/TW: “ Tăng cường sẵn sàng chiến đấu chống lại mọi âm mưu khiêu khích, phá hoại miền Bắc của địch”. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ cần kíp của quân và dân miền Bắc là: “Tăng cường công tác phòng thủ, phòng không sẵn sàng tiêu diệt địch xâm phạm và ra sức chi viện cho cách mạng miền Nam..”* ( Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1954-1975) tập I-NXBST, H 1990, tr 55)
           Tháng 7-1964, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ cốt cán toàn tỉnh để quán triệt chỉ thị 81 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Sau khi đánh giá tình hình chống phá các âm mưu tung gián điệp, biệt kích của Mỹ và tay sai ra phá hoại miền Bắc và Quảng Bình: Hội nghị đề ra nhiệm vụ;Quân và dân toàn tỉnh phải chấp hành đầy đủ mọi chủ trương của trung ương, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, kịp thời đối phó với mọi hành động chiến tranh của giặc Mỹ và tay sai trong bất kỳ hình thức, quy mô nào…nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân toàn quân tỉnh ta là: Tích cực đẩy manh sản xuất, ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời tích cực chuẩn bị để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của địch.
          Được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu IV, của Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy Tỉnh đội, của Huyện ủy Bố Trạch, Chi ủy, chi bộ Đảng, Ban chỉ huy huyện đội đã tổ chức nhiều tổ công tác về các địa phương kiểm tra thực địa, tiếp tục hoàn chỉnh phương án tác chiến, bố trí lại các trận địa và lực lượng chiến đấu Dựa vào các địa thế tự nhiên, các vùng kinh tế-xã hội để triển khai xây dựng các cụm vùng chiến đấu, tăng cường sự phối hợp trong công tác tuần tra bảo vệ địa bàn, bảo vệ các công trình kinh tế, quốc phòng quan trọng. Ban chỉ huy Huyện đội cũng đã tjafnh lập các đoàn công tác phối hợp cùng Tỉnh đội, Quân khu đi kiểm tra, khảo sát, xác định các địa điểm ở xã Nam Trạch, Tây Trạch dự định là nơi các cơ quan của Tỉnh, của Huyện di dời đến khi chiến tranh xảy ra, ngoài ra còn khảo sát các cụm kho hàng ở Đá Mài, Âm Tiến ( Vạn Trạch) và vùng lèn núi Phong Nha dùng để đặt các nhà máy, nơi cất giữ lương thực, thực phẩm, thưốc men, vũ khí phục vụ cho cuộc chiến đấu khi mà đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
            Trãi qua 10 năm khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, cũng cố quốc phòng, an ninh, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân khu ủy, Tỉnh ủy, Tỉnh đội và của Huyện ủy, Chi ủy, chi bộ, Ban chỉ huy Huyện đội Bố Trạch và lực lượng vũ trang địa phương đã đoàn kết một lòng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn, thử thách tham gia tích cực cùng Đảng bộ và nhân dân toàn huyện khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế-xã hội. Đồng thời tập trung thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, công tác chính trị trong quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương ngày càng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ chỉ huy và năng lực chiến đấu. Bước đầu đã xác lập được hệ thống tổ chức Đảng và hệ thống chỉ huy từ cơ quan chỉ huy Huyện đội đến cơ sở. Hệ thống chính trị và cán bộ làm công tác chính trị ở cơ quan chỉ huy và đơn vị chiến đấu được thiết lập. Hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị thống nhất từ cơ quan chỉ đạo, chỉ huy đến đơn vị chiến đấu và ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả. Đây là những cơ sở hết sức quan trọng để các cấp ủy Đảng tiếp tục thực hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối đối với lực lượng vũ trang địa phương huyện nhằm xây dựng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ ngày càng phát triển, vững mạnh toàn diện đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao.

NGUYỄN SỸ HÙNG
   



Không có nhận xét nào: