Khai báo y tế là một trong những
biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để đảm bảo an toàn cộng đồng nhằm
ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
Số ca nhiễm và tử vong vì virus
corona chủng mới tăng vọt chỉ trong vòng 24h đồng hồ. Ủy ban Y tế quốc gia
Trung Quốc xác nhận tính đến ngày 31/1 có 213 người chết, tăng 43 người so với
170 người của ngày 29/1. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều nước đã
đưa ra các biện pháp nhằm phòng chống dịch bệnh hiệu quả nhất. Trong đó, việc
khai báo tình hình dịch bệnh cũng là một trong các biện pháp bắt buộc.
Phạt 10 triệu đồng với hành vi
không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế
Về vấn đề này, theo Luật sư Đặng
Văn Cường, văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội khai báo y tế là một
trong những biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để đảm bảo an toàn cộng đồng
nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Khi chính phủ đã quyết định biện pháp hành
chính là khai báo y tế thì tất cả các công dân đều phải thực hiện theo yêu cầu
của cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn xã hội, phòng chống dịch bệnh.
Trong trường hợp công dân cố
tình không chấp hành hành vi khai báo vào y tế thì sẽ bị áp dụng các biện pháp
hành chính, trong đó có xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6, Nghị định
176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế cụ thể: Cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo
khi phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A .
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Che giấu hiện trạng bệnh
truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A ; Không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc
nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
Khi bệnh truyền nhiễm xuất hiện
và lây lan trong cộng đồng thì biện pháp phòng dịch đầu tiên là cách ly y tế,
khoanh vùng dập dịch. Bởi vậy, theo vị luật sư này người nào không tuân thủ quy
định sẽ bị cưỡng chế cách ly và bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 10
của Nghị định 176.
Theo đó, sẽ phạt tiền từ 2 đến
5 triệu đồng đối với một trong các hành vi không tổ chức thực hiện việc cách ly
y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế
theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
này; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế
cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm
b Khoản 2 Điều này; Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp
xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo
quy định của pháp luật; Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại
địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo
quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng
đối với một trong các hành vi không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với
người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng
quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế
biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Ngoài hình thức xử phạt hành
chính nêu trên thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Tung tin sai sự thật bị phạt
đến 20 triệu đồng
Đối với các trường hợp tung
tin sai sự thật, lợi dụng dịch bệnh bệnh để tung tin gây hoang mang trong xã hội
hoặc để trục lợi, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, các
trường hợp này sẽ bị xử lý nghiêm
minh theo quy định pháp luật, cụ thể điều 5 của Nghị định 176 quy định như. Cảnh
cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền
thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người lao động theo một trong các mức
từ 200.000 đồng đến 25 triệu đồng tuỳ vào quy mô lao động. Phạt tiền từ 3 đến 5
triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi cung cấp hoặc đưa tin sai về số
liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnh truyền
nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố ; Không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí
đăng tải thông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng
đối với hành vi thực hiện việc thu tiền không đúng quy định đối với chương
trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên
phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng riêng với chương
trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ. Phạt tiền
từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông
tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây
phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa
dân tộc, đạo đức xã hội .
Theo vị luật sư này, ngoài biện
pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm nêu trên theo quy định của
pháp luật người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc cải
chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn
liên tục trong 3 ngày; Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của
pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo Nguyễn Hiền/VOV.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét