Cách tính tuổi thai

Hiện tại có nhiều cách tính tuổi thai: đo bề cao tử cung, siêu âm, X-quang, tìm điểm cốt hoá xương, xét nghiệm nước ối… xong cách tính thông dụng hiện nay là:
Thai nhi phát triển trong tử cung 266 (38 tuần) là đủ cứng cáp để rời bụng mẹ. Nếu như biết chắc ngày thụ thai hoặc ngày trứng rụng, thì tuổi thai được tính từ ngày đó. Nhưng do nhiều người có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không xác định được ngày trứng rụng thì cách tính tuổi thai phải dựa vào ngày đầu kì kinh cuối hoặc qua siêu âm.

Dựa vào ngày đầu kì kinh cuối, trước khi có thai
Kể từ ngày thấy kinh lần cuối tới ngày sinh thì quá trình mang thai được tính là 280 ngày (9 tháng 10 ngày, hay 40 tuần theo tháng âm lịch 30 ngày).
Công thức Naegelée tính ngày dự sinh suy ra tuổi thai theo 280 ngày như sau:
  • Ngày: + 7
  • Tháng: - 3 (hoặc + 9)
  • Năm: + 1
  • Ví dụ: Ngày đầu kỳ kinh cuối là ngày  4 tháng 5
    • Tính ngày: 4 + 7 = 11
    • Tính tháng: 5 – 3 = 2
    • Ngày tháng sinh sẽ là ngày 11 tháng 2  năm sau.
    Nếu ngày đầu của kỳ kinh cuối là ngày 4 tháng  3 thì:
    • Ngày sinh là 4 + 7 = 11
    • Tháng sinh sẽ là 3 + 9 = 12
    • Ngày tháng sinh của bé là ngày 11 tháng 12

    Đo bề cao tử cung suy ra tuổi thai
    Điểm mốc 1: từ bờ trên khớp vệ
    Điểm mốc 2: đáy tử cung là ranh giới phần rắn của thai với phần mềm của ruột (tử cung lớn lên về phía rốn).
    • Vào tháng thứ 1: thai nấp sau xương vệ
    • Vào tháng thứ 2: nhô cao bằng ¼ đường rốn - vệ (khoảng 4cm)
    • Vào tháng thứ 3: tử cung cao bằng ½ đường rốn - vệ (khoảng 8cm)
    • Vào tháng thứ 4: tử cung cao bằng ¾ đường rốn – vệ
    • Vào tháng thứ 5: tử cung ngang rốn
    • Vào tháng thứ 6: tử cung cao khoảng 20cm
    • Vào tháng thứ 7: tử cung ngang bằng ½ đường rốn - ức (khoảng 28cm)
    • Vào tháng thứ 9: tử cung cao khoảng 32cm
    Từ cách tính trên, Bartholomen đã đưa ra công thức tính tuổi thai (luật phần tư của Bartholomen):
    Thời gian mang thai (tháng) = (bề cao tử cung/4) + 1
    Ví dụ: đo tử cung cao 20cm thì thai ở tháng thứ 6.
    Dựa vào siêu âm (Đo chiều dài xương đùi, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng… hay kết hợp cả ba cách…)
    1. Qua siêu âm đo chiều dài đầu mông (CRL: Crown Rump Length)
    Công thức: Tuổi thai (tuần) = CRL (cm) + 6,5
    Ví dụ: chiều dài đầu mông 4,5cm tuổi thai sẽ là: 4,5 + 6,5 = 11 (tuần).
    2. Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal Diameter)
    Số đo qua siêu âm nơi lớn nhất từ trán ra gáy thai nhi:
    Công thức tính tuổi thai theo bảng sau:
    BPD (cm)
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    x 4
    + 5
    x 4
    + 3
    x 4
    + 2
    x 4
    + 1
    x 4
    x 4
    x 4
    x 4
    Tuổi thai (tuần)
    13
    15
    18
    21
    24
    28
    32
    36


    Bảng trên cho thấy: số đo lưỡng đỉnh 2cm, tuổi thai nhi là: (2 x 4) + 5 = 13 tuần.
    3. Dựa theo chiều dài xương đùi (FL: Femur Length)
    FL (cm)
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    x 5
    + 6
    x 5
    + 4
    x 5
    + 3
    x 5
    + 2
    x 5
    + 1
    x 5
    x 5
    Tuổi thai (tuần)
    13
    15
    18
    21
    24
    28
    32


    Bảng trên cho thấy chiều dài xương đùi 5cm, tuổi thai nhi sẽ là: (5 x 5) + 2 = 27 tuần.
    Cách tính trọng lượng thai nhi bằng siêu âm:
    1. Dựa số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
    Trọng lượng (gam) = [BPD (mm) – 60] x 100
    Ví dụ: đường kính lưỡng đỉnh 90mm thì thai nhi cân nặng (90 – 60) x 100 = 3kg.
    2. Hoặc theo công thức sau:
    Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
    Ví dụ: BPD = 90mm, thai nhi cân nặng: 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
    3. Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
    Trọng lượng (gam) = 7971TAD (mm) – 4995
    Ví dụ: TAD = 100mm, thai nhi cân nặng: 7971 – 4995 = 2976g.
    4. Dựa cả 3 số đo (mm) lưỡng đỉnh (BPD), đường kính ngang bụng (TAD), chiều dài xương đùi (FL), trọng lượng thai nhi (Pgam), tính theo công thức:
    Pg = 13,54BPD + 42,32TAD + 30,53FL – 4213,37
    Siêu âm là phương pháp tiện lợi để tính tuổi thai và cân nặng. Tuy nhiên, không có gì tuyệt đối. Cả những số đo và công thức trên sẽ ít làm ta thoả mãn, nhất là thai nhi ở tuần thứ 34 trở đi. Ấy là chưa kể những thai nhi phát triển bất thường, chẩn đoán còn khó hơn nhiều.


In ra