Đoàn đại biểu Huyện Ủy Bố Trạch mừng thọ Thiếu tướng Phan Khắc Hy


Nhân mừng thọ Thiếu trướng Phan Khắc Hy nguyên Bí Thư Huyện Ủy Huyện Bố Trạch .  Huyện Ủy, UBND  Huyện Bố Trạch  cử đoàn đại biểu vào Thành Phố Hồ Chí Minh  thăm và mừng  Thiếu tướng thọ 85 tuổi. Dẫn đầu đoàn đại biểu là đ/c Trần Thanh Văn Tỉnh ủy viênBí Thư Huyện Ủy, đ./c Phan Văn Gòn Phó Bí thư Huyện Ủy, Chủ Tịch UBND Huyên Bố Trạch.
Theo nguồn tài liệu BTLS Việt Nam mà chúng tôi biết được  Thiếu trướng Phan Khắc Hy sinh ngày 01/01/1927  nguyên: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không Không quân, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Quảng Bình. 
Ông là Đại biểu Quốc hội khóa 8 (1987-1992). Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến công hạng nhì, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Chiến sỹ vẻ vang (hạng nhất, nhì, ba), Huân chương Quân kỳ Quyết thắng. Ông được phong Quân hàm Thiếu tướng (1/1980).

 Ông tham gia cách mạng từ tháng 4 năm 1945 khi vừa mới 18 tuổi, là cán bộ Việt Minh bí mật, tham gia Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Tháng 8 năm 1945, ông là Uỷ viên Việt Minh, tham gia Ban Chấp hành thanh niên Cứu quốc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Tháng 1 năm 1946, ông là Uỷ viên, Trưởng ban phụ trách trại kinh tế vừa tăng gia sản xuất vừa xây dựng căn cứ Ba Lùm, Ba Lòi, tham gia huấn luyện viên dân quân huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cùng với các ông Quách Xuân Quỳ (liệt sĩ), Mai Trọng Nghiêm.
Tháng 3 năm 1947, ông là Trưởng ban liên lạc chuẩn bị kháng chiến. Vốn nhiệt tình, hăng hái và dũng cảm, tháng 6 năm 1947, từ một cán bộ Việt Minh hoạt động bí mật ông được điều về làm Chính trị viên, Huyện đội trưởng, Bí thư huyện uỷ huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Cuối năm 1948, phong trào thị xa Đồng Hới gặp khó khăn, Tỉnh ủy Quảng Bình điều ông Quách xuân Kỳ vào làm Bí thư Thị ủy, ông lên thay làm bí thư huyện ủy Bố Trạch.


Tháng 6 năm 1949, ông được điều lên Tỉnh ủy Quảng Bình. Tháng 12 năm 1949, ông là Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Bình thay ông Đồng Si Nguyên. Từ năm 1950 đến tháng 3 năm 1952, ông là Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình, Phó Bí thư tỉnh uỷ Quảng Bình.
Cuối năm 1950, ông được điều vào mặt trận Bình Trị Thiên làm phái viên mặt trận. Từ tháng 4 năm 1952 đến năm 1954, ông là Chính uỷ Trung đoàn 18 Đại đoàn 325 hoạt động trên Mặt trận Bình Trị Thiên rồi Mặt trận Đường 9 và Trung Lào, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ trong chiến cuộc Đông xuân 53-54.

Từ tháng 10 năm 1963 đến năm 1965, Quân ủy Trung ương quyết định hợp nhất Phòng không Không quân, ông là Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân do ông Phùng Thế Tài là Tư lệnh, ông Đặng Tính Chính ủy và ông Lê Văn Tri là Phó Tư lệnh, sau đó ông được cử đi học lớp lý luận tại Liên Xô.
Từ năm 1965 đến tháng 2 năm 1967, không quân phát triển, Bộ Tư lệnh Không quân đựoc thành lập, ông là Chính uỷ, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Không quân, Đảng uỷ viên Quân chủng Phòng không - Không quân. KHi đó ông Nguyên Văn Tiên là Tư lệnh, ông Hoàng Ngọc Diêu và Đào Đình Luyện phó Tư lệnh, ông Đô Long phó Chính ủy. Ông đặc trách công tác chính trị và tổ chức của Không quân, tuyển chọn người đi học lái, xây dựng đội ngu cán bộ.
Từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 5 năm 1968, ông là Chính uỷ, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Không quân, Đảng uỷ viên Quân chủng Phòng không - Không quân.
Từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 9 năm 1968, ông là Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân.

Từ tháng 10 năm 1968 đến tháng 3 năm 1969, ông là Phó Chủ nhiệm chính trị, Phó chính uỷ Bộ Tư lệnh 500 là Bộ Tư lệnh tiền phương Tổng cục Hậu cần (sau này Bộ Tư lệnh 500 sát nhập với Bộ Tư lệnh đoàn 559 Bộ đội Trường Sơn). Bộ Tư lệnh 500 phụ trách 5 đoạn vượt khẩu ở các đường số 8, 10,12, 18, 20 gồm trên 800km đường chính và gần 400km đường vòng tránh. Lực lượng cầu đường thuộc Bộ Tư lệnh có 12 tiểu đoàn và 6 đại đội công binh, 12 đội thanh niên xung phong, một số đội cầu đường của Bộ Giao thông vận tải và được tăng cường 3 trung đoàn (7, 219, 83) và Đội phá bom 93 thuộc Bộ Tư lệnh Công binh. Lực lượng công binh thuộc Bộ Tư lệnh 500 lên tới trên 9.200 người, thanh niên xung phong có gần 7.500 người, trong đó có 70% là nữ.Trong thời gian này lực lượng công binh thuộc Đoàn 559 có 13.000 người, chiếm 31% quân số toàn tuyến, gồm 4 trung đoàn cầu đường (98, 4, 10, 251), 1 tiểu đoàn vượt sông và 15 tiểu đoàn bảo đảm giao thông thuộc các binh trạm.
Do yêu cầu của chiến trường, tháng 5 năm 1971, tôi được điều vào làm Chính ủy Đoàn 470-phụ trách cung đường từ Nam Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia đến Nam Bộ, với nhiệm vụ vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam. Vào đến Bộ Tư lệnh 559, ông gặp lại ông Đồng Si Nguyên và được giư lại làm Phó Tư lệnh và chuyển từ làm công tác chính trị sang công tác quân sự. Từ tháng 5 năm 1971 đến tháng 5 năm 1976, ông là Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn kiêm phụ trách Tổng cục Hậu cần Tiền phương (12/1972 - 1/1973).
Tổng tiến công và nổi dậy 1975, trong Chiến dịch Tây Nguyên ông được Bộ tư lệnh 559 phân công đi cùng Đại tướng Văn Tiến Dung vào sở chỉ huy tiền phương của bộ. Ngày 15 tháng 4 năm 1975, ông được Tư lệnh Đồng Si Nguyên giao cho nhiệm vụ nắm chắc lực lượng phía trứoc của Sư đoàn 470, 471 và lực lượng phòng không để bảo đảm các yêu cầu của mặt trận và thường xuyên báo cáo diên biến tình hình ở mặt trận về Bộ tư lệnh 559 đồng thời ông được tướng Văn Tiến Dung điện gấp vào Bộ Chỉ huy chiến dịch giúp việc cho tướng Đinh Đức Thiện-chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh bảo đảm vận chuyển hậu cần và cơ động bộ đội cho mặt trận. Ông trực tiếp kiểm tra đôn đốc khắc phục cầu Nha Bích, tổ chức đón tiếp đoàn xe Quân khu V chi viện cho mặt trận do Thiếu tướng Vo Thứ - Thiếu tướng phó Tư lệnh Quân khu trực tiếp chỉ huy.
Từ tháng 6 năm 1976 đến tháng 6 năm 1979, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng Kinh tế.
Từ tháng 7 năm 1979 đến tháng 5 năm 1986, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, được cử đi học tại Trường Nguyễn Ái Quốc.
Từ tháng 6 năm 1986 đến tháng 3 năm 1987, ông là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kinh tế.
Từ tháng 4 năm 1987 đến tháng 5 năm 1989, ông giữ cương vị Quyền Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế, Phó Bí thư Đảng uỷ Tổng cục.
Từ tháng 6 năm 1989 đến năm 1992, ông là Phó Chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng).
Thiếu tướng Phan Khắc Hy được nhà nước cho nghỉ hưu năm 1993. Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hồ Chí Minh.

 




đ/c Trần Thanh Văn Tỉnh ủy viênBí Thư Huyện Ủy Bố Trạch
















                          Ảnh do Bác Phan Hải cung cấp 

Liên hệ với Admin

Không có nhận xét nào: