Xin lỗi, Tôi là người Quảng Bình

Sông Lý Hòa
Thỉnh thoảng tôi có gặp lại đôi người bạn cũ trên đất Hà thành. Gặp nhau tay bắt mặt mừng. Có đứa đang từ giọng Bắc phút chốc trở lại thứ giọng đặc sệt, nằng nặng với " mô, tê, răng, rứa, nỏ" của quê nhà. Cười với nhau bảo:" Nói giọng Bắc cho người ta dễ nghe thôi chứ gặp người quen cũ với về nhà thì giọng Quảng Bình cho nó thân tình". 
Anh họ tôi theo gia đình ra Hà Nội mấy chục năm rồi. Giờ lập nghiệp cũng khấm khá, làm giám đốc hẳn hoi. Dù đi tiếp khách hay đi đâu vẫn giữ giọng như hồi còn ở nhà. Thỉnh thoảng tôi trêu, anh lại bảo:" Chửi cha không bằng pha tiếng. Giọng mình, mình cứ nói. Thay từ cho dễ nghe là được". Ấy vậy mà cũng chẳng ít người xa quê chưa được bao lâu đã đánh mất tiếng của quê mình, bảo nói chúng nó biết miền Trung,dân tỉnh lẻ lại khinh. Giờ nói tiếng Bắc thành tiếng mình luôn.
Trường Mầm Non Lý Hòa
Khinh? Ai khinh gì tôi chẳng biết. Nhưng nửa dòng máu miền Trung ba cho tôi thấy tự hào.Tôi không nói thứ giọng miền Trung đặc sệt nhưng nghe tiếng miền Trung rồi cũng thấy có nhiều cái
đáng yêu. Cô gái Bắc nũng nịu "ứ đâu" làm xiêu lòng bao chàng trai ấy nhé. Congái miền Trung e lệ "nỏ mô" cũng yêu tới lạ lùng. Người miền Trung dùng từ lạ lắm.
Bảo:" Mần chi nhiều cho mệt. Ra ngoài đàng làm mánh nác cho khỏe con ngài rồi mần" thì ai biết là chi. Nói ra các bạn ở những nơi xa được trận cười thích thú vì sự lạ kì. Nhưng những người đi xa mà hồn gửi lại quê nhà miền Trung nắng gió nghe những lời ấy thấy thân thương ấm lòng nơi xứ lạ vô cùng. Tôi nhớ mãi mấy câu ba thường mang ra trêu mẹ và em gái:
"Gái đất Bắc xấu như tranh
Chồng gọi thì "dạ,rằng anh bảo gì?"
Gái Quảng Bình đẹp như chì
Chồng gọi thì "hử? chi chi rứa hề?"
Tôi vẫn xin nhận người miền Trung vụng về ăn nói, chẳng dịu dàng, khéo léo như nơi khác được đâu. Nhưng sau vẻ lấm lem thô kệch bởi vất vả đời thường,người miền Trung cũng nặng tình, nặngnghĩa, khát khao yêu thương và mộng mơ nhiều lắmAi đó bảo người miền Trung "gừng cay muối mặn" cũng phải. Đôi khi tôi thoáng nghĩ có phải bởi dải đất miền Trung dài quanh năm rì rào gió biển. Chất mặn mòi trong muối biển thấm hồn người miền Trung? Hay tại cát trắng, gió Lào khắc nghiệt nuôi con người khôn lớn nên cái mộc mạc, chân thành mà rắn rỏi sẵn có từ lâu?

Sông Lý Hòa

Ừ, người miền Trung nghèo chứ, mùa mưa bão lụt, mùa khô nắng nóng kéo dài. Bốn mùa bão lụt, thiên tai. Con người còn bươn chải, mưu sinh khốn khó. Ngày tôi còn đi học, cô giáo chủ nhiệm thường trò chuyện tâm tình: "Cố lên các con ạ.
Phải giỏi dang để trước nhất thoát nghèo. Nuôi thân mình rồi báo đáp mẹ cha". Tôi không dám nói chỉ người miền Trung hiếu học nhưng vẫn tự hào ý chí muốn bằng bàn tay khối óc của mình để
"sỏi đá nở thành hoa" của những người con trên mảnh đất khô cằn sỏi đá.Tôi biết, có nhiều bạn xa mảnh đất miền Trung đi ra chốn Kinh kì muốn giới thiệu mình là người Hà Nội bởi "Không thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Được là đứa con của Thủ đô cũng đáng để tự hào nhiều lắm. Hay sinh ra nơi chốn phồn hoa Sài Gòn cũng là điều để nhiều
người mơ ước bởi thoát cái lấm lem của mảnh đất khốn khó, nhọc nhằn miền Trung. Nhưng liệu có nên vì thế mà chối bỏ quê mình nơi mẹ cha chắt chiu nuôi mình khôn lớn. Nơi bè bạn, họ hàng với kỉ niệm thời ấu thơ đã thành một thời để nhớ?Sợ người ta khinh thì hãy cứ sống là mình, cứ giữ ngang nhiên, đường hoàng mà sống không làm gì hổ thẹn với lương tâm và ý xấu với mọi người. Thế liệu có tốt hơn là tạo những vỏ bọc hư ảo hay
không? Một giọng nói, một miền quê đâu phải làm người ta "sang" lên được, đâu hẳn là sẽ khỏi bị khinh. Nếu ai hỏi, dẫu
rằng nửa dòng máu là miền Trung thôi nhưng tôi vẫn sẵn lòng nói: Xin lỗi, tôi là người Quảng Bình.
*Sưu tầm*



Liên hệ với Admin

Không có nhận xét nào: