Chẩn đoán và điều trị mắt đỏ do siêu vi


Viêm kết mạc do siêu vi, nguyên nhân hàng đầu của mắt đỏ, đặt trưng bởi cương tụ và phù kết mạc, chảy nước và đôi khi có những đốm xuất huyết nhỏ. Bệnh xảy ra ở một bên mắt trước và sau đó vài ngày đến mắt còn lại. Hai mí mắt có thể bị sưng phồng.

Viêm kết mạc có thể xảy ra cùng lúc hoặc sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc sau khi tiếp xúc với người bị mắc bệnh này. Chảy nước mắt có thể làm mắt bị mờ từng lúc, ngoài ra thì thị lực vẫn được bảo tồn.Hiếm khi có triệu chứng sợ ánh sáng. Hạch trước tai là một dấu hiệu chuẩn đoán giá trị nhưng đa số trường hợp lại không sờ thấy.
Trong trường hợp này không có tác nhân gây bệnh nào được phân lập bởi phòng xét nghiệm, nhưng bệnh sử vừa mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và việc không có chảy mủ cho chẩn đoán này.
Viêm kết mạc do siêu vi thường là một bệnh tự giới hạn, nhưng có bằng chứng cho thấy biện pháp kháng sinh tại chỗ rút ngắn được tiến trình của bệnh. Thường dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh phổ rộng (vd: một phối hợp giữa Trimethoprim 1mg/ml và Polymyxim B 10.000 đơn vị/ml, nhỏ 1-2 giọt ? 4 lần /ngày). Lý do gán cho biện pháp này là để ngừa bội nhiễm vi khuẩn, nhưng trong nhiều trường hợp lý do thực sự là vì BN không chấp thuận khuyến cáo chẳng cần phải điều trị gì cả. Không được dùng thuốc kháng siêu vi tại chỗ (Ward JB, et al. 1993). BN phải được báo cho biết là viêm kết mạc siêu vi là một bệnh lây nhiễm rất mạnh. Trong trường hợp viêm kết mạc do adenovirus và có lẽ cả ở những loại viêm kết mạc do siêu vi khác, 10 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, dạng siêu vi đang sao chép vẫn còn được tìm thấy ở 95% BN, nhưng đến ngày thứ 16 thì chỉ còn 5% (Roba LA, et al. 1993). Nên khuyên BN không dùng chung khăn hoặc các vật dụng có khả năng bị nhiễm khuẩn khác và tránh tiếp xúc thân cận với người khác, kể cả các tiếp xúc gián tiếp (như trong hồ bơi chẳng hạn) trong vòng 2 tuần. Cũng vậy, bác sĩ cũng phải? rửa tay thật? kỹ lưỡng và phải khử khuẩn dụng cụ khám bệnh. Sau 7-10 ngày mà bệnh không thuyên giảm cần chuyển BN đến BS nhãn khoa.
Vài lời khuyên
Trong phần lớn trường hợp, các BS tổng quát cũng có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của một mắt đỏ, đề ra một liệu pháp thích hợp hoặc chuyển đến BS nhãn khoa. Tuy nhiên nếu bệnh mạn tính hoặc thường tái phát thì chuyển cho BS nhãn khoa là tốt hơn.
Mắt đỏ một bên kèm theo nôn mửa nên nghĩ đến một glôcôm góc đóng cấp cho đến khi chứng minh được đều ngược lại. Viêm kết mạc do siêu vi lây nhiễm rất cao, các bác sĩ phải hết sức cẩn thận tránh lây nhiễm cho bản thân cũng như cho các BN khác không nên kê đơn cortico-steroid tại chỗ hoặc thuốc tê tại chỗ. Cơn đau mắt dữ dội, hoặc một giảm sút thị lực kèm với một mắt đỏ cần có sự can thiệp tức thì của BS nhãn khoa, một thâm nhiễm giác mạc hoặc mủ tiền phòng cũng thế.
NGUỒN TỔNG HỢP

Không có nhận xét nào: