Lý Hòa - Phong trào yêu nước giai đoạn 1930 - 1946


PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG, CHI BỘ ĐẢNG THÀNH LẬP,  LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN, XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG  (1930
– 12/1946)


I-  PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở LÀNG LÝ HÒA
             1- Tình hình Lý Hòa trước năm 1945.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, biến nước ta từ một nước Phong kiến thành một nước thuộc địa nữa phong kiến. Để phục vụ lợi ích chính quốc và âm mưu xâm lược, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách khai thác thuộc địa. Nhằm thực hiện có hiệu qủa mưu đồ khai thác thuộc địa, chúng đã áp dụng chính sách chuyên chế về chính trị, bóc lột tàn bạo về kinh tế và xã hội. Về chính trị chúng chia nước ta thành ba kỳ: Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam kỳ với mỗi kỳ có một chế độ và chính sách cai trị khác nhau. Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là xứ tự trị, Nam Kỳ là xứ thuộc địa nhưng thực chất tất cả ba kỳ đều là thuộc địa của Pháp. Đây chỉ là âm mưu chia để trị và phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc chống lại thực dân Pháp của nhân dân ta. Bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp lập ra có 6 cấp: Trung ương – Kỳ - Tỉnh – Huyện ( Phủ ) – Tổng – Xã.. Đứng đầu mỗi Kỳ là quan Khâm sứ người Pháp, ở cp tỉnh đứng  đầu có quan  công sứ người Pháp, đến quan Tuần vũ ( tỉnh trưởng) người Việt.  Ở cấp huyện ( Phủ) đứng đầu có quan Tri huyện ( tri phủ). Cấp Tổng có quan Chánh tổng, phó chánh tổng. Cấp xã có quan Lý trưng, phó lý trưng. Ở mi cấp ngoài quan đứng đầu, còn có một bộ máy giúp việc người Việt, như cấp xã có Hội đồng hương mục. Tuy mỗi cấp đều có bộ máy hành chính riêng với danh nghĩa do người Việt quản lý nhưng trông thực tế lại do người Pháp quản lý và  điều hành và thực hiện các chính sách do người Pháp đặt ra. Các viên quan lại tay sai được người Pháp tuyển dụng, do đó rất trung thành, tận tụy phục vụ cho chủ Pháp. Ngoài hệ thống bộ máy hành chính, thực dân Pháp tăng cường xây dựng một quân đội tay sai và mật thám người bản xứ. Mỗi sắc lính tùy theo nhiệm vụ mà hành động nhưng vẫn không ngoài mục đích đàn áp, khủng bố nhân dân ta, phục vụ mưu đồ thống trị của thực dân Pháp.

Về kinh tế, thực đân Pháp thi hành chính sách khai thác thuộc địa, chúng nắm tất cả các ngành kinh tế hiện có của ta nhất là nông nghiệp, thương mại, vận tải , tài chính, ngân hàng...không quan tâm đến việc đầu tư phát triển công nghiệp nặng, chỉ xây dựng một số nhà máy công nghiệp nhẹ như bia, rượu, dệt, diêm...phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại chổ của bọn quan lại thực dân và tay sai bản xứ...
             Về xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu  dân để trị. Chúng rất hạn chế việc mở các trường, lớp dạy văn hóa cho con em ngưới Việt. Ở mỗi tỉnh chỉ có thị xã, trung tâm các huyện mới có trường tiểu học toàn cấp, mãi đến năm 1941 mới có thêm trường trung học nhưng chỉ học đến năm thứ hai. Nội dung dạy học ngoài một số môn học văn hóa về đạo đức chúng tập trung giáo dục lòng trung thành với “ mẫu quốc”, đào tạo nên một lớp người bản xứ làm tay sai tận tụy phục vụ cho chế độ thực dân. Trường lớp học mở ra đã ít, lại giành cho con em nhà giàu có vào học, vì vậy con em lao động, nhà nghèo ít người được đến trường đi học. Do đó trông xã hội có đến hơn 90% người Việt Nam phải chịu cảnh mù chữ. Việc chăm sóc sức khỏe người dân không bao giờ được chính quyền thực dân chú ý, quan tâm, mỗi tỉnh, thành phố chỉ có một nhà thương. Sức khỏe, tính mạng con người  bị coi rẻ, phó mặc cho số phận, trời đất và các thầy lang nhà.                                 


                  Về văn hóa, thực dân Pháp không những không làm gì để “ khai hóa văn minh” như chúng từng rêu rao mà ngược lại chúng còn reo rắc, truyền bá văn hóa, lối sống phương Tây, khuyến khích, bảo trợ, dung túng các lối hư, tật xấu của xã hội phong kiến như rượu chè, cờ bạc, ma chay, đồng bóng., đĩ điếm...nhằm làm lu mờ đi đến xóa bỏ bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta; đưa con người đi đến chổ an phận, thủ thường, can tâm làm kiếp nô lệ cho chúng.
                Tại Bố Trạch, thực dân Pháp đã thiết lập một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ huyện đến xã, thôn. Chúng chia Bố Trạch thành 5 tổng: Cao Lao, Hà Bạc, Hoàn Lão, Hoàn Phúc, tổng Sen.* Đứng đầu huyện là quan Tri huyện, ở tổng có Chánh tổng, phó chánh tổng, ở xã có lý trưởng, phó lý. Mỗi làng, thôn ngoài vị quan đứng đầu làng còn có bộ máy giúp việc hương lý còn gọi là “ Ngũ hương” gồm:
                - Hương kiểm trông coi việc tuần phòng trị an thôn, xóm, tuần canh bảo vệ đồi, núi rừng cây , sông suối, ao hồ...thuộc quyền quản lý.
                - Hương bản trông coi việc quản lý tài sản , công quỷ.
                - Hương bộ trông coi việc quản lý hộ khẩu, khai sinh, khai tử hoặc chuyển đến, chuyển đi.
                - Hương mục trông coi, quản lý đường sá, cầu cống.
                - Hương dịch trông coi việc bắt phu, bắt lính
Bên cạnh các chức sắc ngũ hương còn có có các chức vị khác như: ông cai Xạ coi quản lý phân cấp điền thổ, ngư phủ; ông Đoàn coi việc tuần canh; ông Trùm lo việc phục dịch và ông Xâu ( mõ) làm công việc thông báo, loan báo tin tức việc trong làng, ngoài xã. Đây là bộ máy hành chính cấp cuối cùng nhưng lại có một vị tri hết sức quan trọng trong bộ máy nhà nước, nó trực tiếp quản lý, điều hành mọi hoạt động chính trị - kinh tế - xã hội, an ninh làng, xã theo chính sách  cai trị của nhà nước thực dân, phong kiến.
Nằm trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước của huyện Bố Trạch,  thôn Lý Hòa cùng  với các thôn Thanh Hà ( xã Thanh Trạch), thôn Quy Đức ( Đức Trạch), phường Hiền Sơn ( xã Phú Trạch), thôn Lý Nhơn Nam và Lý Nhơn Bắc ( xã Nhân Trạch và Đai Trạch)* ( Lương – Duy – Tâm TỰ - HỌC  Lecon de Gesographie du QUẢNG BÌNH  1937 IMPRIMERIE AN – THINH  HA NỌI, tài liệu photocoppi, lưu trử tại Ban Tuyên giáo huyện ủy Bố Trạch)chuyên sống dựa vào “sông nước”... đều nằm trong tổng Hà Bạc. Các làng của tổng Hà Bạc tuy mang tính đặc thù riêng về nghề nghiệp nhưng đều chịu chung chính sách cai trị của thực dân pháp,  mọi quyền lợi dân sinh, dân chủ của người dân Lý Hòa bị chính quyền thực dân và phong kiến kiểm tra, kiểm soát gắt gao.
Làng Lý Hòa – Hải Trạch là một làng thuần biển, người dân lấy nghề đánh bắt cá biển và nghề vận tải đường biển, nghề buôn bán làm nghề chính ngoài ra có một số nghề phụ như đóng thuyền, chế biến nước mắm, làm ruốc, làm mắm, cá khô....Tuy rằng “ biển cả, mạ chung”, ai cũng có quyền thụ hưởng, được ra biển đánh cá nhưng thực tế, ngư dân Lý Hòa có tới trên 90% là nghèo khó, không có tiền bạc, tài sản để mua sắm thuyền câu, ngư lưới cụ, ghe bầu để đi biển đánh cá và buôn bán...nên phải đi làm thuê cho các Vạn chài và các ông chủ ghe bầu. xét về thực chất biển cả bao la vẫn thuộc về những người lắm tiền, nhiều của giàu có. Người ngư dân muốn đi biển,ra khơi đánh bắt con cá, con mực...về  “nuôi vợ, đợ con” thì phải đi xin, cầu cạnh các chủ thuyền mới được nhận cho đi biển, đối với những người không có hoặc ít có kinh nghiệm nghề biển lại càng khó khăn hơn  trong việc tìm kiếm việc làm, do đó đưa đến cuộc sống gia đình đã cùng cực, càng cùng cực hơn. Sống trông điều kiện xã hội  một làng biển như vậy, người có thuyền câu, ghe bầu càng nhanh giàu có, họ không chỉ đủ sức để mua sắm thuyền to, ghe lớn mà còn có người giàu bỏ ra hàng ngàn quan tiền mua hàng trăm mẩu đất, ruộng lúa ở Đồng Cao, Hỷ Duyệt, Hoàn Phúc, Vạn lộc, Trung Nẫm (Cự Nẫm) thuê người cày cấy, gặt hái mỗi năm thu về hàng ngàn thúng lúa. Cũng như tình  hình chung  của cả nước ta, ở làng Lý Hòa sự phân hóa giữa người giàu, kẻ nghèo rất rõ ràng, ai giàu cứ giàu, ai nghèo cứ nghèo, đời sống của người nghèo chỉ có ngày một bần hàn, cơ cực hơn mà thôi
Sống dưới chế độ phong kiến, thực dân, người dân Lý Hòa không chỉ bị bóc lột lao động hết sức nặng nề, quanh năm đầu tắt mặt tối “bán mặt cho biển, bán lưng cho trời”, mạng sống phó thác cho biển cả mà làm vẫn  nghèo không nghèo nghèo. Vậy mà,  còn phải chịu thêm cảnh thuế khóa, phu phen tạp dịch hết sức nặng nề, chính vì thế cuộc sống càng thêm cơ cực...Hàng năm, người dân phải đóng rất nhiều loại thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế điền thổ, thuế đò, thuế thuyền sách ( thuế biển)...Thuế “ Đảm phụ quốc phòng” 100 đồng/ người; “ Bảo hiểm chiến tranh” 100 đồng/ người; “ Thuế tản cư” 20 đồng/ người; “thuế thuyền sách” 200 đồng/ thuyền. Tàn nhẫn nhất trong các loại thuế có thuế đinh, đánh vào dân đinh từ 18 đến 60 tuổi. Mỗi xuất thuế đinh được chúng quy định 3,6 đồng cộng với các khoản phụ thu khác thành 4 đồng...ngoài ra lợi dụng việc thu thuế cho nhà nước, bọn quan lại hương lý, địa phương nhân cơ “đục nước, béo cò” tự ý đặt ra các loại lệ phí riêng, bắt dân đóng góp tiền của để chúng ăn chơi trong các dịp hội hè, lễ, tết.


Sống dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến; Người dân Lý Hòa luôn bị kiểm soát, kiểm tra gắt gao. Mọi quyền lợi dân chủ, tự do đi lại, hội họp, làm ăn... đều bị chúng kiểm soát chắt chẽ, thậm chí  còn bị cấm đoán triệt để. Những lễ giáo, tập tục có từ lâu đời nay đều bị chúng lợi dụng, triêt để khai thác phục vụ cho mưu đồ xâm lược và chính sách khai thác thuộc địa. Biển cả là của chung nhưng chúng dùng quan hệ chủ, tớ để chi phối, điều hành, phân phối quyền lợi và luôn đảm bảo lợi ích phần nhiều cho chủ vạn, chủ ghe bầu. thuế khóa thu được chúng tìm cách xà xẻo, tham nhũng cho đầy túi tham.
              Song song với các thủ đoạn chuyên chế về chính trị, bóc lột tàn bạo về kinh tế.  Thực dân Pháp và phong kiến tay sai còn ra sức kìm hãm nhân dân Lý Hòa trong vòng ngu dốt, bệnh tật. Trông gần 100 năm thống trị của thực dân Pháp, mãi đến năm 1941 chúng mới xây dựng ở Lý Hòa một trường tiểu học, từ lớp 1 đến lớp 5, đây là một trong 3 trường tiểu học trên địa bàn huyện Bố Trạch. Trường học này chúng chỉ thu nạp số con em các gia đình quan lại, địa chủ  giàu có. Bên cạnh duy trì chính sách ngu dân, thực dân Pháp còn duy trì và khuyến khích các hủ tục  mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, ma chay đồng bóng nhằm kìm hảm người dân Lý Hòa trong vòng ngu dốt và lạc hậu...
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp: chuyên chế về chính trị, tàn bạo và thâm độc trong kinh tế - xã hội đã làm cho nền kinh tế tiểu nông làng Lý Hòa vốn nghèo nàn, lạc hậu thêm điêu đứng và càng đẩy nhanh cuộc sống của người dân đi vào con đường cơ cực, đói khổ, bần cùng. Hàng năm có hàng chục lao động nam giới phải rời bỏ quê hương, bản quán phiêu bạt đi vào Mũi Né, Nam bộ tìm việc làm, kiếm đồng tiền, bát gạo nuôi sống bản thân và gữi về phụ giúp gia đình...
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và tình hình chính trị, kinh tế – xã hội trên đã dẫn đến sự phân hóa giai tầng xã hội trong làng Lý Hòa khá sâu sắc và nhanh chóng
Ngư dân Lý Hòa chiến trên 90% dân số của làng. Họ cần cù lao động, đêm ngày bám biển đánh bắt cá, tôm...làm ra một lượng lớn thực phẩm cung cấp cho xã hội và trao đổi, buôn bán đưa về một lượng lớn lương thực nuôi sống gia đình và cộng đồng dân cư ở địa phương. Nhưng  người dân chỉ là người làm thuê, không có tài sản, công cụ lao động, cuộc sống luôn trong cảnh đói nghèo khổ, lại bị thực dân, phong kiến thống trị và bốc lột tàn bạo. Chính vì vậy, nhân dân Lý Hòa hết sức căm thù chế độ thực dân, phong kiến tận xương tủy và mong ước được đổi đời, họ chỉ chờ có cơ hội là  đứng lên đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến để giãi phóng cuộc đời nô lệ. Vì vậy, khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, người dân Lý Hòa một lòng đi theo Đảng làm cách mạng đến cùng.
              Tầng lớp công chức, giáo viên, tiểu thương, chủ ghe bầu....chiếm số lượng không lớn, họ là quan lại nhà nước, làm nghề dạy học, buôn bán nhỏ, vận tải thuê... Tuy vậy đây là lực lượng có một trình độ văn hóa nhất định và do gắn với nghề nên họ có tính linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén trong tiếp cận và tiếp thu cái mới, vượt qua những tồn tại, hạn chế của xã hội để đạt được điều đặt ra. Mặt khác họ là những người nhận thấy rõ bộ mặt thật và những chính sách thống trị đầy tàn bạo của của chế độ thực dân, phong kiến.
                   Dưới chế độ thực dân nữa phong kiến,  xã hội Việt Nam nỗi lên  các mâu thuẫn lớn giữa dân tộc ta với thục dân Pháp xâm lược và  mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến phát triển đến mức gay gắt.. Thực tế lịch sử đó đã làm cho nhân dân ta nhanh chóng chấp nhận chủ nghĩa Mác –Lê nin và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản cùng nhau đoàn kết đứng lên làm cách mạng đánh đổ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập dân tộc,tiến lên xây dựng một xã hội mới xã hội, xã hội chủ nghĩa.
            Nằm trong bối cảnh chung của đất nước và dân tộc, người dân Lý Hòa dù ở giai tầng xã hội nào họ vẫn là người lao động, cuộc sống chịu nhiều áp bức bất công vì vậy khi được tiếp thu những tư tưởng mới, tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê Nin, họ nhiệt tình, tích cực tham gia đi theo Đảng công sản làm cách mạng đến cùng.



2- Phong trào yêu nước và cách mạng ở Lý Hòa trước năm 1945.

Trong những năm giữa thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX, không can tâm chịu cảnh nước mất, nhà tan, sống cuộc đời nô lệ. một lần nữa tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại trỗi dậy mạnh mẽ. Các trào lưu yêu nước chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng: tư tưởng dân tộc quốc gia theo chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên ( Trung Quốc ), tư tưởng dân chủ tư sản của cách mạng Pháp, tư tưởng dân chủ lập hiến kiểu Nhật Bản
             Tiêu biểu cho phong trào yêu nước ấy là phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi khởi xướng và lãnh đạo. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần Vương vạch tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi văn thân yêu nước đứng lên chống Pháp. Trong phong trào đó có các sỹ phu và nhân dân Quảng bình dã có nhiều đòng góp sức người, sức của và đã xuất hiện nhiều tướng lĩnh tài giỏi, dày khí phách chống Pháp như Lê Trực ( Tuyên Hóa ) Nguyễn Phạm Tuân ( Đồng Hới ). Lê Mô Khởi ( Cao Lao Hạ - Bố Trạch ) và tướng Hoàng Phúc ( Lý Hòa – Bố Trạch ). Tại hậu duệ họ Hoàng Phúc còn lưu giữ một bản “ Mật kế đồ” và “ một nghiên đựng bút” của tướng  Tôn Thất Thuyết, lãnh tụ của phong trào Cần Vương dưới thời vua Hàm Nghi. Trong đó “ Mật kế đồ “ ghi rõ giao cho tướng Hoàng Phúc quan phòng sứ : “ Lập căn cứ thủy binh tại làng Lý Hòa để chống Pháp”, chiếu theo lệnh của chủ tướng, tướng Hoàng Phúc đã cùng nhân dân Lý Hòa lập phòng tuyến đánh giặc và chọn đình Lý Hòa đặt đại bản doanh chỉ huy. Tuy phong trào Cần Vương bị thực dân Pháp dập tắt nhưng ngọn lữa yêu nước trong lòng nhân dân ta vẫn âm ỷ cháy.                                                                                                                                               
Trong những năm đầu của thế kỷ XX, khi cụ Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông Du, đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật du học, sau đó trỡ về nước đánh Pháp. Năm 1903, luật sư Nguyễn Duy Sán người làng Lý Hòa đã được cụ Phan Bội Châu trực tiếp thuyết giáo, ông đã hưởng ứng tích cực tham gia hoạt động trong phong trào Đông Du. Tuy vậy, do hạn chế về lịch sử và thời đại nên các phong trào yêu nước lúc bấy giờ vẫn không tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn mà vẫn bế tắc không có đường ra.
Giữa lúc tình hình cách mạng nước ta “ đen tối không có đường ra” thì ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài đã lan truyền về trong nước, ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong một bộ phận trí thức, học sinh sinh viên, công nhân...
Tháng 6 – 1925, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triễn của phong trào cách mạng Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu( Trung Quốc) sáng lập tổ chức: “ Hội cách mạng thanh niên Việt nam”. Từ đây chủ nghĩa Mác – Lê nin được đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tổ chức  “  Hội Thanh niên Việt Nam cách mạng ” truyền vào Việt Nam, làm cho phong trào cách mạng trong nước có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất. Hàng nghìn cuộc đấu tranh của thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công...nỗ ra khắp nơi trong các  trong các đô thị và một số vùng ở nông thôn. Đặc biệt nỗi lên có phong trào đấu tranh đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu (1925), truy điệu cụ Phan Chu Trinh (1927) đã diễn ra mạnh mẽ trong các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên ở các đô thị lớn Hà Nội, Sài Gòn, Huế và nhiều nơi khác. Chính từ trong các cuộc đấu tranh này, một số thanh niên, học sinh người Bố Trạch như các anh Quách Tuân, Quách Vĩnh ( Hoàn Lão) học tại trường Trương Minh Sanh Hà Nội và trường Kỷ Nghệ Huế đã sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ và tinh thần cách mạnh của phong trào đấu tranh.
Sau khi tổ chức “ Thanh niên cách mạng đồng chí hội” ra đời ở Bắc Kỳ, tại Trung Kỳ, tổ chức “ Tân Việt cách mạng Đảng” ( đảng Tân Việt) được thành lập và ở Nam Kỳ, tổ chức “ An Nam cộng sản Đảng” cũng được hình thành.
Năn 1928, trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của phong trào cách mạng ở các địa phương, tổ chức đảng Tân Việt đã cử cán bộ và thông qua các cơ sở cách mạng trong hệ thống đường sắt đến ga Bố Trạch mốc nối, xây dựng cơ sở Đảng trong một số công nhân nhà ga và thầy giáo dạy học ở làng Hòa Duyệt*. Các anh Nguyễn Trọng Di ( Ga – xếp ga) và thầy giáo Dương Đình Dư (giáo Duyệt - người làng Hòa Duyệt) đã trỡ thành cơ sở cách mạng của đảng Tân Việt. Giữa năm 1929, các anh Quách Tuân và Quách Vĩnh về quê nghĩ hè với tình bạn học củ đã tìm gặp các anh Nguyễn Trọng Di và Dương Đình Dư thành lập “ Nhóm đọc sách báo” và quyết định lấy các báo có tư tưởng tiến bộ như “ Việt Nam hồn”, “ Phong Hóa”, “ Hà Thành thời báo” làm tài liệu học tập và tuyên truyền trong quần chúng, nhất là trong thanh niên, học sinh, thợ thuyền, nông dân.. vận động quần chúng đấu tranh chống lại sự bóc lột và các hủ tục phong kiến lạc hậu ở địa phương.
Sau khi thành lập “ Nhóm đọc sách báo”, theo sự phân công của Nhóm, đồng chí Quách Tuân với mối quen biết bạn bè đã tìm bắt liên lạc với các đồng chí Nguyễn Hữu Chuyên, Trịnh Quang Xuân, Dương Văn Lan, đồng chí Quốc Hoa ( Tân) những cán bộ, đảng viên của tổ chức  “ Hội thanh niên Việt Nam cách mạng” hoạt động trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tour ran ( Quảng Nam – Đà Nẵng) anh Ngô Sỹ Khả ở Huế để nhận truyền đơn, cờ đỏ búa liềm đưa về Quảng Bình. Qua đường dây liên lạc trên, nhóm đọc sách báo cũng đã bắt được liên lạc với chị Tôn Nữ Thị Cháu, Tôn Thất Đãi ( Nghè Đãi), Nguyễn Kinh Chi là cơ sở đảng Tân Việt ở thị xã Đồng Hới.
Tháng 7 năm 1929, đồng chí Lê Viết Lượng (  * quê Đức Thọ Hà tỉnh) được đảng Tân Việt giao phụ trách 3 tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên từ Nghệ An vào Quảng Bình đã đến ga Bố Trạch bắt liên lạc với các anh Nguyễn Trọng Di và Dương Đình Dư cơ sở của Tân Việt*. Trong những lần gặp gỡ, tiếp xúc đã trao đổi về tình hình chính trị, phong trào đấu tranh cách mạng trong nước, trong tỉnh và  hoạt động của các đảng viên Tân Việt Quảng Bình, bàn phương hướng và các biện pháp  đẩy mạnh các hoạt động..Qua nắm bắt tình hình cơ sở Tân Việt ở Quảng Bình đồng chí Lê Viết Lượng đã giới thiệu đồng chí Điện ở Đồng Hới với các cơ sở Tân Việt ở Bố Trạch và quyết địng thành lập chi bộ Tân Việt gồm có 3 đồng chí: Điện, Nguyễn Trọng Di, Dương Đình Dư do đồng chí Điện làm Bí thư*.
Năm 1929, đứng trước yêu cầu mới của cách mạng Việt Nam và trong tình hình hoạt động ngày càng mạnh mẽ của hai tổ chức Đảng: Đông Dương cộng sản đảng ở Bắc Kỳ  và An Nam cộng sản đảng ở Nam Kỳ. Nội bộ đảng Tân Việt có sự phân hóa sâu sắc, các đảng viên có tư tưởng cách mạng đã đấu tranh đòi chuyển hóa đảng Tân Việt thành Đông Dương cộng sản liên đoàn. Cuối tháng 12 năn 1929, đồng chí Lê Viết Lượng vào Quảng Bình đã đến Bố Trạch gặp các đảng viên chi bộ “ ga Bố Trạch” thông báo tình hình vận động, chuyển hóa của đảng Tân Việt. Tháng 1 năm 1930, đồng chí Lê Viết Lượng trở  lại Bố Trạch, chuyển chi bộ đảng Tân Việt  thành Chi bộ Đông Dương cộng sản liên đoàn gồm có ba đồng chí: Điện, Nguyễn Trọng Di, Dương Đình Dư do đồng chí Điện làm Bí thư*. Trong thời gian về chỉ đạo hoạt động của Chi bộ Tân Việt ở ga Bố Trạch, đồng chí Lê Viết Lượng đã có những cuộc tiếp xúc với đồng chí Quách Tuân thành viên “ Nhóm đọc sách báo”và qua giới thiệu, đồng chí Lê Viết Lượng đã về làng Lý Hòa nắm tình hình, tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng trong một số ngư dân; đồng chí Nguyễn Phương chủ ghe bầu và hai ngư dân trở thành cơ sở của Chi bộ Đông Dương cộng sản liên đoàn ga Bố Trạch.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Từ đây giai cấp công nhân Việt Nam với đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam chính thức bước lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo, từng bước đưa phong trào cách mạng Việt Nam tiến lên giành nhiều thắng lợi vẽ vang.
             Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập, thực hiện nghị quyết của Trung ương, các xứ ủy Bắc Kỳ - Trung Kỳ - Nam Kỳ được thành lập làm nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng và lãnh đạo phong trào cách mạng ở các tỉnh do Kỳ bộ quản lý. Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung Kỳ, trung tuần tháng 4, đồng chí Lê Viết Lượng xứ ủy viên trực tiếp chỉ đạo thành lập Tỉnh ủy Thừa Thiên và làm bí thư tỉnh ủy; ngày 20-4-1930, đồng chí Lê Viết Lượng ra thành lập Tỉnh ủy Quảng Trị. Ngày 22-4-1930, đồng chí Lê Viết Lượng ra Quảng Bình và đến ga Bố Trạch tổ chức họp các đảng viên Chi bộ Đông Dương cộng sản Liên Đoàn. Tại cuộc họp này, chính thức chuyển Chi bộ Đông Dương cộng sản liên đoàn thành Chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam, chi bộ có 3 đồng chí: Điện, Nguyễn Trọng Di ( Ga), Dương Đình Dư (Giáo Duyệt) do đồng chí Điện làm bí thư . Chi bộ Đảng cộng sản “ ga Bố Trạch”  thành lập, đây là chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Bố Trạch và trên đất Quảng Bình* ( Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình..........và thông báo.......). Việc chi bộ Đảng cộng sản “ga Bố Trạch” thành lập đánh dấu bước trưỡng thành của những người cộng sản và phong trào cách mạng ở Bố Trạch nói riêng và của tỉnh Quảng Bình nói chung trong tiến trình phát triển chung của cách mạng cả nước.
Thực hiện chủ trương của chi bộ về việc tổ chức tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh nhân  kỷ niệm ngày Quốc tế lao động  ngày 1 tháng 5 năm 1930. Chiều 30-4-1930, chi bộ đã có cuộc họp bàn kế hoạch và phân công đảng viên trực tiếp vào thị xã Đồng Hới treo cờ Đảng và rãi truyền đơn. Tối ngày 30-4-1930, lợi dụng dòng người đi làm việc về, đồng chí Dương Đình Dư, Quách Tuân đã lọt qua sự kiểm soát của địch vào thị xã, theo ám hiệu định trước đã bắt liên lạc với các đồng chí Mai Văn Hồ, chị Tôn Nữ Thị Cháu và  các cơ sở cách mạng của  ở thị xã. Tối ngày 30-4-1930 rạng sáng ngày 1-5-1930, lợi dụng đêm tối, các đồng chí Mai Văn Hồ, đã treo cờ đỏ búa liềm lên cột cờ ở khu nhà hành cung giữa trung tâm thị xã và rãi truyền đơn dộc theo các phố. Trên một hướng khác, chị Tôn Nữ Thị Cháu làm nhiệm vụ rãi truyền đơn có nhiều khó khăn hơn. Trên các đường phố, bọn lính gác và lính tuần tra canh gác, kiểm soát gắt gao. Để tránh khỏi con mắt xoi mói của kẻ địch, chị Cháu phải đến nhà chú ruột Tôn Thất Cơ đang phụ trách lính phòng thành ở thị xã, vờ mượn cớ mời chú đến nhà đánh cờ tài bài  cùng cha mình.  Cùng Tôn Thất Cơ về nhà, ngồi sau xe đạp, chị Cháu bình tĩnh lấy từng tập truyền đơn rãi đầy đường phố nơi  đi qua từ cổng Quảng Bình quan đến trại lính khố xanh ra tận cửa Nam. Trên hướng cửa Đông, từ cầu Mụ Kề lợi dụng bóng tối của đường phố, các đồng chí Quách Tuân và Dương Đình Dư nhanh chống dán truyền đơn lên tường nhà hai bên phố. Rạng sáng ngày 1-5-1930, cờ đỏ búa liềm tung bay lồng lộng trước gió, truyền đơn kêu gọi công nhân bãi công, học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị...kêu gọi mọi người đoàn kết đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm sưu, giảm thuế, chống bắt phu ,bắt lính...xuất hiện khắp các đương phố. Nhân dân rát hân hoan, lén chuyền tay nhau cùng đọc truyền đơn, phát hiện truyền đơn cộng sản, bọn Pháp và tay sai ở Thị xã cho quân lính lùng sục khắp nơi cố tìm cho được công sản.
Hoạt động treo cờ đỏ búa liềm và rãi truyền đơn trong dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5, tại thị xã Đồng Hới do chi bộ Đảng cộng sản ở Bố Trạch tổ chức đã làm thức tỉnh tinh thần yêu nước trong mỗi người dân thị xã và một số vùng phụ cận. Đây là một đòn đánh mạnh đầu tiên của cách mạng giáng xuống đầu thực dân Pháp và tay sai ở Quảng Bình, làm cho chúng vô cùng hoang mang, lo sợ và tìm cách khủng bố, đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạnh ở tỉnh ta.                      


            Sau thắng lợi của việc rãi truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm trong ngày 1-5 ở thị xã Đồng Hới,  hoạt động của chi bộ “ga Kẻ Rấy” và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng, liên tiếp nỗ ra  ở một số địa phương trong tỉnh.
            Ngày 1-6-1930, chi bộ “ga Kẻ Rấy” lãnh đạo nhân dân xóm Rậy thôn Võ Thuận đấu tranh vạch mặt quan tri huyện Dương Tự Đề và bọn hương lý lang Võ Thuận câu kết với nhau lợi dụng cái chết của chị Lê Thị Thận để gây sự kiếm tiền...chi bộ đã vận động hàng trăm nông dân kéo về xóm Rậy đấu tranh vạch mặt hành động tàn ác, bỉ ổi, xấu xa của bọn quan lại, đồng thời viết đơn giữ lên quan công sứ ở Quảng Bình và viết bài tố cáo tội ác giữ lên báo “ Tiếng Dân”*. Vụ án mạng chị Lê Thị Thận đã được báo “ Tiếng dân” đăng tải, tội ác cử bọn quan lại địa phương phơi bày ra trước công luận. Chính quyền thực dân Pháp và bọn tay sai Nam triều không thể bưng bít được sự thật vụ án, buộc chúng phải bắt tạm giam và giáng chức quan tri huyện Dương Tự Đề. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của nông dân Bố Trạch dưới sựu lãnh đạo của chi bộ Đảng “ga Kẻ Rấy” mỡ đầu cho một phong trào đấu tranh cách mạng trong toàn huyện.                  
Ngày14-7-1930, ngày lễ quốc khánh nước cộng hòa Pháp, chính quyền thực dân và tay sai Nam triều ở Quảng Bình dự định tổ chức mít tin và các trò chơi mang tính miệt thị dân tộc như: liếm chảo lấy tiền đáy chảo, ở trần leo cột mỡ lấy tiền, nhảy bao bố... ngay tại thị xã Đồng Hới. Phát huy thắng lợi đã giành được, ngày 14-7-1930 nhân ngày quốc khánh nước cộng hòa Pháp, thực hiện chủ trương của xứ ủy, phá cuộc mít tin, vui chơi của địch tại thị xã Đồng Hới, chi bộ đã lên kế hoạch rãi truyền đởn thị xã. Tối ngày 13-7-1930, các đồng chí Quách Tuân, Mai Văn Hồ, Dương Đình Dư đã lợi dụng bóng đêm, vượt qua vòng kiểm soát gắt gao của địch, lọt vào khu vực lễ đài, nơi tổ chức các trò vui chơi và cầu Mụ Kề. Truyền đơn phản đối các trò chơi miệt thị dân tộc, kêu gọi mọi người hãy tẩy chay, không tham gia buổi lễ và các trò chơi do chính quyền thực dân đặt ra được rãi khắp nơi.
Trung tuần tháng 7-1930, hưởng ứng cuộc đấu tranh của nhân dân hai tỉnh Hà Tỉnh – Nghệ An chi bộ “ga Kẻ Rấy” vận động hơn 500 phu làm đường Hoàn Lão – Phong Nha và nông dân các làng Hoàn Lão, Hoàn Phúc, Vạn Lộc đấu tranh đòi địch phải cấp gạo, thực phẩm cho người đi làm đường, đòi bọn cai lục lộ không được đánh đạp, khủng bố công nhân. Cuộc đấu tranh kéo dài làm ngưng trệ các hoạt động của địch trên tuyến đường trong nhiều ngày.
             Cuối tháng 7-1930, đồng chí Lê Viết Lượng xứ ủy viên Trung Kỳ về lại Bố Trạch lần thứ tư để kiểm tr, bổ khuyết, uốn nắn tình hình hoạt động của chi bộ “ga Kẻ Rấy” đồng thời phổ biến tinh thần của Trung ương Đảng về việc kêu gọi nhân dân đấu tranh phản đối chiến tranh đế quốc, ủng hộ Liên Xô, ủng hộ phong trào cach mạng của các dân tộc thuộc địa và đòi quyền lợi dân sinh dân chủ. Thực hiện lời kêu gọi của Trung ương và xứ ủy nhân ngày phản đôí đế quốc chiến tranh (1 -8 -1930), chi bộ đảng nhận thấy đây cơ hội tốt để tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân lao động vè tội ác của  thực dân, đế quốc và mỡ rộng sự hiểu biết của nhân dân về nước Nga xô- viết, kêu gọi nhân dân tăng cường đoàn kết, đấu tranh bảo vệ nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Chi bộ đảng quyết định tổ chức rãi truyền đơn, treo cờ Đảng trong nhiều ngày đầu tháng 8, tại thị xã Đồng Hới. Vượt qua vòng vây kiểm soát chặt chẽ của kẻ địch, các đồng chí đảng viên vào thị xã, rãi truyền đơn và treo cờ Đảng. Việc đường phố Đồng Hới có đầy truyền đơn và cờ đỏ búa liềm của cộng sản làm cho chính quyền thực dân Pháp ở Quãng Bình vô cùng hoang mang, lo sợ. Về sự kiện này, báo “ Tiếng Dân” đã đưa tin hoạt động này: “ Tối ngày 31-7, cửa thành Đồng Hới canh phòng nghiêm ngặt, sáng 1-8 ngoài thành có nhiều truyền đơn cộng sản” và “ khỏi ngày 1-8, cửa thành mở lại như củ, hôm sau ngày 3-8 nơi nhà lục giác trước mặt trường đánh vợt trong thành treo cờ đỏ búa liềm và truyền đơn”* 
Đầu tháng 8-1930, được Lơ- Phôn khâm sứ Pháp ở Trung Kỳ, tuần vũ Quảng Bình và tri huyện Bố Trạch hậu thuẫn, bọn hương lý làng Hoàn Phúc cố ý, mưu toan đem bán 50 héc ta đất đầm phá “ Hạc Hải” vùng đất ngập mặn là đất công của làng cho tên địa chủ Bùi Huy Tín. Kiên quyết không để đất phá “ Hạc Hải”, nguồn sống của dân Hoàn Phúc mất vào tay bọn hám lợi, đồng thời vạch mặt dã tâm của bọn quan lại, chi bộ đảng “ga Kẻ Rấy” đã tuyên truyền và phát động hơn 1000 nông dân Hoàn Phúc kéo về đình làng đấu tranh. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, Bùi huy Tín và bọn hương lý làng Hoàn Phúc dỡ thủ đoạn mư chuộc, vận động người biểu tình ký vào bản khế ước bán đất, chúng sẽ trả mỡi chữ ký, điểm chỉ giá 5 đồng bạc. Nhận thấy dã tâm xảo quyệt của kẻ thù, các đồng chí đảng viên kịp thời đưa ra khẩu hiệu, được đoàn iểu tình hô vang: “ Đất Hoàn Phúc là do dân Hoàn Phúc cày, phá Hoàn Phúc là của dân Hoàn Phúc, không để một kẻ nào chiếm làm của riêng”, “ đã đảo bọn Hoang, Thấu bán đất làng mà ăn”. Dỡ đủ thủ đoạn nhưng vẫn không thu được kết quả, Bùi Huy Tín và bọn Hoang , Thấu hương lý làng Hoàn Phúc phải tư bỏ âm mưu chiếm đoạt đất đầm phá “ Hạc Hải” thành đất riêng của Bùi Huy Tín. Cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi lớn: “ Đất Hoàn Phúc vẫn là của dân Hoàn Phúc...” .
Cùng với việc tổ chức các hoạt động rãi truyền đơn, treo cờ đỏ búa liềm tại thị xã Đồng Hới và phát động công nhân, nông dân đấu tranh chống lại các chính sách thống trị hà khắc và bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và bọn tay sai Nam triều. Thực hiện chủ trương của chi bộ về việc phát triển đảng viên mới và xây dựng cơ sở cách mạng. Đảng viên của chi bộ đi về các ga Ngân Sơn, Sa lung xây dựng cơ sở Đảng trong công nhân đường sắt và về làng Lý Hòa, tuyên truyền vận động, bắt mối xây dựng cơ sở cách mạng trong nông dân, ngư dân. Tháng 5-1930, chi bộ ga “ Kẻ Rấy” kết nạp đồng chí Quách Tuân vào Đảng. Tháng 8-1930, đồng chí Lê Viết Lượng trỡ lại Bố Trạch kiểm tra tình hình, bổ khuyết cho  phong trào cách mạng và những hoạt động của chi bộ ga “ Kẻ Rấy”. Đến Bố Trạch lần này, đồng chí Lê Viết Lượng xuống Lý Hòa nắm lại tình hình các cơ sở cách mạng mà đồng chí trực tiếp xây dựng trong năm 1929; tại đây đồng chí Lê Viết Lượng quyết định thành lập ở Lý hòa một tổ Nông hội đỏ gồm đồng chí Nguyễn Phương cơ sở nồng cốt và hai cơ sở còn lại thành một tổ ba người. Đây là tổ Nông hội Đỏ đầu tiên của làng Lý Hòa, của huyện Bố Trạch và trên đất Quảng Bình. Tháng 9-1930, chi bộ “ga Kẻ Rấy” kết nạp đồng chí Nguyễn Phương vào Đảng. (* Thẻ Đảng số..............) Từ một ngư dân chủ ghe bầu yêu nước, được giác ngộ cách mạng, đồng chí Nguyễn Phương đã trỡ thành  đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Đây là hạt giống Đỏ đầu tiên của làng Lý Hòa, đưa Lý Hòa sớm trỡ thành một trong những cái nôi cách mạng  ở Quảng Bình.
Quảng Bình là tỉnh mà thực dân Pháp cho rằng “Dân tình yên ổn” thì đến lúc này đứng trước những hoạt động của chi bộ Đảng “ga Kẻ Rấy” và phong trào đấu tranh cách mạng ngày càng phát triển trong một số địa phương, chính quyền thực dân Pháp ở Quảng Bình, và bọn tay sai vô cùng hoang mang, lo sợ mất ăn, mất ngũ “ Quảng Bình nhất khoảnh địa, giai tặc cảnh, dân giai tặc binh” ( Quảng Bình một khoảnh đất, cảnh vật và con người đều là giặc) và chúng đe dọa: “ cứ lý nhi hành, tận thiêu, tận sát” ( cứ theo lý mà làm, đốt sạch, giết sạch ) . Chúng tìm mọi cách lùng bắt các đảng viên, khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng. Tháng 5-1930, thực dân Pháp ở Quảng Bình phát hiện được tổ chức cộng sản ở Bố Trạch, chúng điều một trung đội lính khố xanh do tên án sát Nguyễn Kỳ từ Đồng Hới kéo ra Bố Trạch bao vây nơi làm việc của đồng chí Nguyễn Trọng Di tại ga Kẻ Rấy và nhà ở của đồng chí Dương Đình Dư và Quách Tuân. Do được anh Tôn Thất Đãi ( Nghè Đãi) cơ sở cách mạng ở Đồng Hới báo tin trước đó nên mọi tài liệu báo chí, truyền đơn được các đồng chí đảng viên và gia đình cất dấu. Bọn địch kép ra bao vây, cho quân lính lùng soát khắp nơi từ trong nhà ra ngòai vườn nhưng không tìm thấy tài liệu. Không tìm được truyền đơn , sách báo cộng sản, kẻ địch không có đủ căn cứ để bắt các đồng chí đảng viên, tuy vậy Nguyễn Kỳ vẫn buộc các đồng chí đảng viên vào Đồng Hới trình diện. Trong lúc vây bắt các đông chí đảng viên ở Bố Trạch, tên án sát Nguyễn Kỳ biết tin đồng chí Dương Đình Dư đang dạy học ở trường Trung Thuần huyện Quảng Trạch, chúng đưa quân ra bao vây trường Trung Thuần; bọn địch ập đến bất ngờ giữa lúc đồng chí Dương Đình Dư đọc tài liệu tuyên truyền cho học sinh. Trước những tang vật sách báo, truyền đơn, chúng băt đồng chí Dương Đình Dư đưa về kết án 5 năm tù và giam tại nhà lao Đồng Hới và quản thúc 2 năm, riêng đồng chí Quách Tuân do không có bằng chứng, chúng kết án 1 năm tù giam và quản thúc 2 năm, đồng chí Nguyễn Trọng Di bị trục xuất khỏi Quảng Bình về quê Đà Nẵng.  

Tháng 8-1930, sau lần trở lại Quảng Bình kiểm tra tình hình phong trào cách mạng và về làng Lý Hòa  thành lập tổ Nông hội đỏ, đồng chí Lê Viết Lượng trở về Huế. Cuối tháng 9-1930, tại tỉnh Thừa Thiên, qua theo giõi hoạt động của các tổ chức cộng sản, trong một lần vây ráp, bọn Pháp bắt được một tỉnh ủy viên, do không chịu được những cực hình tra tấn của kẻ địch, đã khai ra các cơ sở Đảng. Thực dân Pháp tiến hành một đợt khủng bố lớn, bắt gần hết các đồng chí trong tỉnh ủy và cán bộ, đảng viên các chi bộ. Ngày 10-10-1930, đồng chí Lê Viết Lượng, Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên cũng bị địch bắt. (* lịch sử Đảng Bộ Thừa Thiên – Huế, tập 1, 1930-1954 tr 95)
Như vậy, việc đồng chí Lê Viết Lượng xứ ủy viên, người được Kỳ bộ xứ ủy Trung Kỳ giao nhiệm vụ  trực tiếp chỉ đạo thành lập các tổ chức Đảng và phat triển phong trào cách mạng ở ba tỉnh Quảng Bình – Quảng Trị - Thừa Thiên; người trực tiếp thành lập chi bộ Đảng cộng sản “ ga Kẻ Rấy” ở Quảng Bình và thành lập tổ Nông hội đỏ làng Lý Hòa đã bị địch bắt. Cùng với việc chi bộ Đảng “ ga Kẻ Rấy” bị địch khủng bố, đảng viên lần lượt sa vào tay kể thù. Đây là một tổn thất lớn đối với tổ chức Đảng, phong trào cách mạng ở ba tỉnh  nói chung và làng Lý Hòa nói riêng.


Mặc dù chi bộ Đảng “ ga Kẻ Rấy” bị đàn áp và tan rã, phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng tạm thời lắng xuống nhưng những thắng lợi giành được trong cuộc vận động cách mạng 1930-1931 tại Quảng Bình, do chi bộ Đảng “ ga Kẻ Rấy” tổ chức thực hiện đã nâng cao uy tín của Đảng cộng sản và cũng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Chính vì vậy,  trong phong trào Mặt trận dân chủ 1936 -1939 và phong trào kháng Nhật cứu nước 1939 - 1945, mặc dù thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương và xứ ủy nhưng hoạt động của các tổ chức Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân trong một số địa phương Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy... vẫn được duy trì và phát triển khá mạnh mẽ thu được nhiều thắng lợi lớn trong phong trào: vận động cử tri đi bầu cử đại biểu do Mặt trận dân chủ Đông Dương giới thiệu tham gia vào viện Dân biểu Trung Kỳ, vận động lấy chử ký toàn dân vào bản “ Dân nguyện” trong các năm 1936 và năm 1939. Tại Bố Trạch vào năm 1935 dưới áp lực đấu tranh của phong trào Bình dân ở Pháp và phong trào Mặt trận dân chủ ở Việt Nam đã buộc chính phủ Pháp phải thực hiện một số chính sách Dân chủ, trả tự do cho một số tù chính trị phạm. Cuối năm 1935, đồng chí Dương Đình Dư được trả tự do. Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc trở về quê, đồng chí Dương Đình Dư đã liên lạc với đồng chí Quách Tuân vừa ở Bồng Miêu về cùng với một số cơ sở chưa bị địch đánh phá trong năm 1930 tổ chức vận động, tập hợp quần chúng tham gia cuộc bầu cử đại biểu vào viện dân biểu Trung Kỳ. Cuộc vận động bầu cử đã thu hút hàng tăm cử tri đến nghe tuyên truyền, giải thích mục đích, ý nghĩa của cuộc vận đông bầu cử. Quần chúng đã đi bỏ phiếu với một thái đọ ủng hộ tích cực. Kết quả hai ứng cử viên Nguyễn Xuân Các và Hoàng Chánh Đống do Mặt trận dân chủ giới thiệu đã trúng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ với số phiếu cao. Thắng lợi giành được trong cuộc vận động bầu cử đại biểu vào Viện dân biểu Trung Kỳ, là một thắng lợi to lớn của Mặt trận dân chủ, là kết quả của sự lãnh đạo và chỉ đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở Quảng Bình, như báo “ Dân Chúng” cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương xuất bản ở Sài Gòn viết: “ Chính phủ phản động ấy đã sai lầm. Mặc dù họ tán thành vận động đưa người ra chống lại người của Mặt trận dân chủ, họ càng bị thiệt hại, thiệt hại một cách nhục nhã...”, “ Dân Trung Kỳ đã tỏ ra cho bọn phản động thấy trình độ giác ngộ của họ, tỏ rằng họ xứng hưởng các quyền tự do dân chủ”. ( * Báo Dân Chúng số 57 ngày 14-4-1930)

Nguyễn Sỹ Hùng
Liên hệ với Admin QRCode

Không có nhận xét nào: