1.Bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu
là một bệnh ngoài da do virus gây ra lây truyền rất nhanh. Thuỷ đậu có thể gây
những biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất
cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
2. Nguyên nhân gây bệnh.
Thuỷ đậu
là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh
là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều
nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường
nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian
các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.
3. Đường lây của
bệnh thủy đậu như thế nào
Thuỷ đậu lây truyền rất nhanh. Nó rất dễ lây lan giữa các thành viên trong gia
đình và giữa các học sinh cùng trường khi hít phải những giọt nước bọt lơ lửng
trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các mụn nước và vết lở
trên da người bệnh. Nó còn có thể lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo
hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ các vết mụn phồng giộp. Bệnh nhân
có thể truyền bệnh cho người khác 5 ngày trước và sau khi phát ban và không còn
lây lan nữa khi các mụn nước khô vảy.
4. Triệu chứng của
bệnh thủy đậu?
Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến
16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng
thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày,
cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân
có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm
đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy.
Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất),
sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã,
eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu
thường rất ngứa.
5. Những biến chứng nguy hiểm
Bội
nhiễm thứ phát tại các tổn thương da: Khi
nốt đậu bị vỡ hoặc trầy xước do bệnh nhân gãi, có thể gây viêm tấy, nhiễm khuẩn
da gây viêm mủ da, chốc lở thậm chí gây viêm cầu thận cấp...
Viêm
phổi thủy đậu: Xảy
ra trong thời kỳ đậu mọc, biểu hiện sốt cao, thở nhanh, khó thở, tím tái, đau
ngực, ho ra máu, đây là biến chứng rất nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong.
Tổn
thương thần kinh trung ương: Từ
viêm màng não vô khuẩn đến viêm não, thường gặp ở người lớn, tỷ lệ tử vong cao
nếu qua khỏi thì dễ để lại di chứng.
6. Cách chữa trị bệnh thủy đậu tại nhà
Bệnh
thủy đậu là
một căn bệnh lành tính nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng
gây nguy hiểm cho người bệnh:
Điều
trị triệu chứng: Chống
nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần; chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi. Chú ý cắt ngắn
móng tay và giữ sạch tay. Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh
metylen, có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng vết thương, và giúp cho các nốt đậu
dập vỡ nhanh khô.
- Nên
cách ly người bệnh(trẻ nhỏ) từ 5-7 ngày để tránh lây lan
- Đa số bệnh
sẽ tự khỏi trong vòng từ 7- 15 ngày tùy theo sức đề kháng của trẻ.
- Luôn mặc
quần áo thoáng, tránh nước và gió cho người bệnh
7. Phòng
Ngừa
*
Cách ly người bệnh:
- Thời
gian cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng
nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, trẻ nhỏ và học sinh phải nghỉ
học trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày).
- Để người
bệnh ở trong một phòng riêng, có cửa sổ, thoáng mát, có đủ ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng
các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng cho người bệnh (khăn mặt, ly, chén, muỗng,
đũa, chăn, gối, màn…).
* Hạn
chế tiếp xúc với người bệnh: Khi
cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng
xà phòng
* Vệ
sinh phòng ở của người bệnh: Lau
sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi… của người bệnh hàng ngày bằng nước
Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ
vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét