Quê hương mùa tảo mộ

       “Con người có tổ có tông 
Cái cây có cội, con sông có nguồn”.
Năm nào cũng vậy cứ đến độ tháng 10 và tháng 11 dương lịch ở quê hương các gia đình và dòng họ đều đi tảo mộ.

Người ta vun những nấm mồ, chặt cây cối quanh mả, làm cỏ, quét vôi hoặc sơn.... nói chung là làm đẹp cho mộ phần ông bà tổ tiên. Mộ có ngôi lớn, ngôi nhỏ, cao thấp khác nhau. Nhà có điều kiện kinh tế thì xây đắp công phu hơn. Với tình cảm của mình, người sống biểu lộ bằng hình thức cúng giỗ hay biểu lộ tình yêu thương bằng cách sửa sang thăm viếng mồ mả. 
Dù con cháu có cuộc sống không mấy sung túc cũng không được bỏ quên nấm mồ nơi hiu quạnh, nơi mà họ đã gởi thân xác ông bà cha mẹ họ. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng nằm trong tính hiếu đạo của con cái. ở quê có câu “Cao nấm thì  ấm mồ’’. Việc sửa sang cho nấm mồ không những để ấm lòng người chết mà còn ấm lòng người còn sống, cảm thấy ta làm một việc vô cùng ý nghĩa. Người sống thấy nấm mồ được vun cao sạch sẽ thì biết người nằm đấy vẫn còn được con cháu phụng thờ.
Sau khi tảo mộ thông thường các dòng họ hoặc chi, nhánh, gia đình tổ chức bữa cơm thân mật để mọi người trong dòng tộc ngồi lại chung vui, cũng là lúc để anh em ôn lại chuyện cũ về tổ tiên ông  bà, hỏi thăm tình hình sức khỏe và làm ăn trong năm của nhau, cũng là dịp để mọi người giới thiệu với con cháu về mối quan hệ trong dòng tộc.
Sau đây một số hình ảnh tảo mộ ở Quê hương






















In ra