CHÁO ĐỖ XANH

Mẹ cảm nặng, chẳng thấy mẹ ăn gì. Cứ loanh quanh bên giường mãi. Hỏi mẹ ăn gì. Mẹ nói chỉ thèm cháo đậu xanh.

Hàng cháo quang gánh, một bên đỗ xanh, một bên đỗ đen. Người ta đi rong chẳng biết lúc nào thì qua cửa. Nhà không có gạo nếp, cũng chẳng có đỗ xanh. Nói chạy ra chợ mua đỗ ,gạo. Mẹ bảo chỉ ăn một bát, nấu mất công lắm. Thôi mẹ chả ăn cũng được.

TRỞ VỀ NƠI BÌNH YÊN
>>MAY MÀ TÔI KHÔNG TUYỂN ANH TA
>>>ANH HAI, THỔI SẠCH ĐI RỒI MÌNH ĂN NHA 
>>>>CHUYỆN TÌNH ĐẸP XỨ HÀN
>>>>>HÃY TRỒNG MỘT BÔNG HOA KHOAN DUNG TRONG TRÁI TIM THÙ HẬN
> HAI MẶT ĐỒNG XU
>> THÁCH THỨC
> >>ĐƯỜNG VONG 
>>> >TẤM LÒNG CỦA MẸ
Thằng bé mười tuổi chạy từ giường mẹ ra cửa, ngóng xem có hàng cháo đi qua không. Trưa hè nắng chói chang, người đường vắng lặng, thảng mới có một người đạp xe đi qua. Nó bồn chồn, bứt rứt lại quay vào nhìn mẹ nằm mê mệt. Nó lay mẹ nói.
- Mẹ đưa tiền, con đi mua cháo.
Mẹ mở mắt hỏi.
- Con biết mua ở đâu, người ta đi rong biết dừng lại chỗ nào. Thôi mẹ không ăn , tối mẹ ăn cơm cũng được.
Thằng bé dứt khoát.
- Con đi ra hàng Bạc rồi quay sang hàng Buồm, thế nào cũng có. Không có thì con về, mẹ cứ đưa tiền đây.

Bà mẹ đưa tiền cho thằng bé. Nó lấy cái cà mèn nhôm cũ, quần đùi, cởi trần, chân đất nó đi qua hàng Bạc lên đến hàng Bồ, vòng qua Lãn Ông rồi về đến hàng Buồm. Đi mãi không thấy hàng cháo, có người gánh quanh gánh nó chạy theo. Nhưng người bán bún riêu, người bán chè. Chẳng thấy hàng cháo nào cả.

Trời vẫn nắng, thằng bé tạt vào vòi nước công cộng ở gần đầu phố hàng Buồm, nó lấy cà mèn hứng nước uống. Nó ngồi bậc cửa cái nhà văn hoá nghệ thuật nghĩ xem mua cháo ở đâu. Giờ chỉ còn vòng qua đoạn phố Mã Mây nữa là về đến nhà. Chỉ đoạn ngắn đó mà không có hàng cháo nào là về không. Mẹ nó nằm trên giường sẽ buồn, mẹ sẽ không buồn vì đói, mà mẹ sẽ buồn vì tiếc công nó đi không mua được cháo.

Nó nghĩ một lúc, rồi tiếp tục đi sang Đào Duy Từ sang hàng Chiếu rồi vào chợ Đồng Xuân. Đến chỗ hàng khô, gặp hàng cháo đang ngồi đó, xa xa lại có một hàng cháo nữa.

Mẹ ăn cháo với đậu phụ tẩm hành ngon lành. Mẹ hỏi con mua ở đâu. Thằng bé kể.
- Con đi một vòng từ hàng Bạc lên Lãn Ông rồi qua Hàng Buồm không thấy. Thế là con ngồi đoán xem hàng cháo ở đâu, con đi lên chợ Đồng Xuân, đúng như con đoán mẹ à. Mấy hàng cháo ở đó luôn.
Mẹ hỏi.
- Sao con đoán thế.?
Thằng bé.
- À, vì con không thích ăn cháo, nhiều người thanh niên cũng không thích ăn cháo đỗ xanh. Con tính ra là chỉ có những người như mẹ là hay muốn ăn món cháo đỗ xanh. Vậy là chỗ nào có nhiều người như mẹ thì chỗ đó bán. Mà ở chợ thì lắm người như mẹ. Nên sẽ có hàng cháo ở đó thôi.
Mẹ cười.
- Cha bố nhà anh, thông minh thế.

Cháo đỗ xanh ngày ấy hàng rong nấu để nguyên hạt gạo, hạt đỗ. Đỗ xanh xát vỏ. Hạt gạo nấu kỹ nở bung như hoa trong bát cháo. Người nấu cháo phải khuấy nhẹ đều tay liên tục để nhựa gạo ra làm bát cháo sánh sệt. Cà pháo muối nén, đậu rán tẩm hành. Có người lại thích ăn với đường, nên hàng cháo có lọ đường cho khách. Bây giờ đầu phố Lãn Ông, Lương Văn Can có hàng cháo như vậy. Cà muối thì ngon, nhưng đậu rán kiểu sợ tốn dầu, nên chỉ cháy sém hai mặt , bên trong đậu phụ còn non. Mà đậu phải rán già thì khi nhúng vào nước mắm tẩm hành mới ngấm.

Bây giờ thì thằng bé đã thành một người đàn ông, hơn 30 năm rồi từ khi đi tìm hàng cháo ở các con phố cũ kỹ Hà Nội . Người đàn ông ấy đi nhiều nơi phồn hoa trên thế giới, bước chân mỗi lúc một xa. Hôm qua là Paris ngày mai có thể là Nữu Ước. Những mỗi khi thấy ánh nắng hè rực rỡ trên con đường lát đá nào, vẫn cố tự nấu cho mình bát cháo đỗ xanh, miếng đậu rán tẩm hành, quả cà pháo. Cho dù hương vị không giống ngày xưa lắm, nhưng gắng nấu để thấy quê hương trong tim mình, thấy mẹ già trong tâm trí qua mỗi thìa cháo trôi trong miêng.

Sự nhớ thương không phải là uỷ mị. Mà nó là một phương thuốc cho kẻ giang hồ hay gặp những lối sống thực dụng, bớt đi tính lạnh lùng, chai đá. Càng sống giưã những toan tính hung hiểm của cuộc đời, càng cần phải tự làm cho mình những bài thuốc nhớ thương để giữ được một góc nào đó trong hồn. Để đôi khi đêm cô đơn xứ lạ, còn có vài giọt nước mắt nhớ người thân, nhớ quê hương.

St




Không có nhận xét nào: