ẤM TÌNH CỐ HƯƠNG

Căn cứ vào thần phả làng thờ tại Đình Lý Hòa và các gia phả dòng họ Hồ, Nguyễn, Hoàng, Lê, Phan…và lịch sử làng Cương Gián thì người Lý Hòa chính là người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh di cư vào . Việc người Lý Hòa rời khỏi thôn Lý Hòa, làng Cương Gián di dân vào Nam Hoành Sơn là do không chịu được sự thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến và cuộc sống đầy cơ hàn của người dân làng biển nghèo nên đã bỏ làng đi tìm đất mới định cư.




Người Lý Hòa sau khi vượt biển qua Hoành Sơn và qua dãy núi Lệ Đệ, gặp bãi cát bằng, có núi, có sông, có biển; trước cảnh sông, nước, mây, trời, núi non gần giống ở quê nhà và hợp với nghề làm biển của ông cha nên đã vào ở lại định cư. Nơi đất khách quê người, sống trong cảnh tha hương, người dân Cương Gián mới đến đã gọi con sông nơi đang ở là sông Thuận Cô. Buổi đầu họ định cư ở bờ Nam, sau thấy vùng đất bờ Bắc bằng phẳng có núi cao che chắn và cú nhiều lợi thế cho việc phát triển về lâu, về dài của con cháu nên đã dời sang bờ Bắc định cư. 

Buổi đầu dân cư chỉ có ít người, sau khi thấy vùng đất mới yên lành, dễ bề kiếm sống “đất lành, chim đậu”, những người đi trước mỡ đường đã cho người về lại quê củ Cương Gián, vận động bà con, con cháu tiếp tục vào ở đến năm 1775 “Dân đinh lên tới nghìn người”. Đến trước năm 1945, làng có 12 dòng họ, trong đó có 02 dòng họ Hồ và Nguyễn Duy là hai dũng họ lớn có danh tiếng, được xếp vào hàng thứ bậc đứng đầu các dòng họ nên dân làng có câu "Đông Hồ, Tây Nguyễn". Sau năm 1945, một số họ mới và nhiều nam thanh, nữ tú từ các nơi đến đây làm ăn, sinh sống, "lấy chồng, gả vợ" định cư nhập tịch vào làng cùng thờ chung một Thần Hoàng. Hiện nay làng Lý Hòa có 22 dòng họ. Các dòng họ có lịch sử lâu đời hay mới nhập làng, tất cả đều sống thuận hòa, đoàn kết, chung lưng đấu cật, cùng nhau vun đắp, dựng xây xóm làng ngày càng thịnh vượng như lời ông bà xưa từng nói “ Lý mà thuận bởi lý tình, lý nghĩa/ hòa có lý bởi hợp ý muôn người”.





Nhắc đến hai tiếng Cương gián, người Lý Hòa ai mà không biết, vì cái tên ấy là nguồn cội, là tình cảm máu thịt của người Lý Hòa. Cách đây 310 năm, tại làng Cương gián ấy, tổ tiên, ông cha người Lý Hòa không chịu nỗi cuộc sống bần cùng, tiêu điều, hà khắc của chế độ một vua, một chúa nên phải dong duỗi theo những cánh buồm vào nam tìm một vùng đất mới lập nghiệp, tạo dựng một làng quê sống tự do, hòa thuận và no đủ. 
Hôm nay, người Lý Hòa tuy đã có một quê hương mới, nhưng từ trong sâu thẳm của lòng mình, người Lý Hòa chẳng bao giờ quên mãnh đất ngày xưa, cũng là quê hương của mình : làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh
.

Từ Thành phố Hà Tĩnh, theo đường tỉnh lộ 22/12 theo hướng bắc đông bắc chừng 50 km bạn sẽ gặp một vùng quê “nằm trên dãi Hoàng Long cuối huyện Nghi Xuân thuộc vùng xa xôi hẻo lánh, cách sông trở đò”. Làng Cương Gián nằm ở tọa độ 18033’18’’ Bắc, 105050’3’’ Đông. Phía Bắc và Tây giáp xã Xuân Liên ( Nghi xuân ), Đông giáp biển Đông, Nam giáp các xã Thiên Lộc (Can lộc), Thịnh Lộc, Hồng Lộc (Lộc Hà). Diện tích 22,18 km2, dân số tính đến năm 2013 khoảng gần 14 ngàn người. Theo sử sách để lại thì làng Cương Gián được hình thành từ thời nhà Lý (1016) tức đã gần một ngàn năm.

               
Địa lý của làng Cương Gián có núi, có sông, có biển.Hèn chi ông cha người Lý Hòa cũng tìm chọn một vùng đất để lập nghiệp có điều kiện địa lý như quê mẹ. Dãi núi Hổng Lĩnh biêng biếc xanh chạy dài ra biển.Rào Mỹ Dương trong xanh quanh co uốn khúc theo chân núi. Núi và sông ôm ấp làng quê tạo nên một bức tranh sơn thủy hửu tình. Bờ biển dài bằng phẳng, sạch sẽ, xuất hiện ngày càng nhiều những nhà hàng đặc sản biển tươi sống. Xa xa ngoài khơi là Hòn Mắt, còn phía trên là Hòn Ngư như những bức tường thành chắn gió bấc.


Từ xa xưa, Cương Gián là một làng quê nổi tiếng của huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Sách Nghi Xuân địa chí chép “Cương Gián lắm người nhiều của”. 
Thời ấy, Cương Gián tuy là một làng vừa nông nghiệp vừa ngư nghiệp nhưng nghề buôn bán rất thịnh hành và phát triển, đã có lúc số ghe thuyền lên tới 30,40 chiếc, ra Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, rồi vượt biển khơi đến cả Ma cao, Hồng Công, Nhật Bản để buôn bán. Rồi lại theo lạch Quèn ngược lên Ngàn sâu, Ngàn phố, Hương Sơn,Hương Khê để mua các loại hàng nông lâm sản, giao thương trong vùng. Ông cha người Lý Hòa cũng đã mang dòng máu, tư duy kinh doang thương mại của người xưa để dựng xây nên một Lý Hòa trù phú, giàu có.
 Từ ngày hòa bình lập lại đến nay nhân dân 2 xã Lý Hòa và Cương Gián thường xuyên tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống xây dựng quê hương ngày càng đổi mới giàu đẹp.
Ngày hôm nay 17 tháng 6 năm 2017 đoàn cán bộ và nhân dân xã Cương Gián lại vô thăm Lý Hòa nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết máu thịt, nhắc nhở cho con cháu mai sau lúc nào cũng nhớ đến cội nguồn của mình.

Ngoài chương trình thăm hỏi động viên nhau buổi sáng,  buổi chiều gia đình bác Phan Hải tổ chức yến tiệc chiêu đãi đoàn và buổi tối có chương trình giao lưu ca nhạc " ẤM TÌNH CỐ HƯƠNG" do các ca sỹ của 2 làng biểu diễn có đông đủ các đồ chí lãnh đạo, các khách mời của 2 xã và bà con cũng đến chung vui.

Mong sao tình cảm của con em 2 làng Lý Hòa và Cương Gián mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, mong cho trong  lòng người của mọi thế hệ con cháu trong tâm khảm luôn nhớ về nhau tình ruột thịt, khi nhắc đến Lý Hòa là nhớ đến Cương Gián và khi nhắc đến Cương Gián là nhớ đến Lý Hòa.



«Tổng hợp từ nhiều nguồn»

Không có nhận xét nào: